Đại sự (tiếng Phạn: Mahāvastu) là một tài liệu của bộ phái Lokottaravāda,[1] được mô tả chính nó như là một tài liệu lịch sử cho các giới luật Phật giáo (vinaya).[2] Hơn một nửa nội dung của tài liệu này bao gồm các câu chuyện JātakaAvadāna, những câu chuyện kể về những tiền kiếp của Đức Phật và các vị Bồ tát khác.[3]

Mahāvastu bao gồm các đoạn văn xuôi và thơ được viết bằng tiếng Phạn, Pali và Prakrit hỗn hợp,[4] được cho là đã được biên soạn giữa thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.[3][5][6]

Những tương đồng với kinh điển Pali sửa

Các câu chuyện Jātaka của Mahāvastu tương tự như các câu chuyện trong Kinh điển Pali mặc dù tồn tại những khác biệt đáng kể về chi tiết. Các phần khác của Mahāvastu có nhiều điểm tương đồng trực tiếp hơn với kinh điển Pali bao gồm từ Digha Nikaya (Kinh Đại Điển-tôn, Mahāgovinda Sutta, DN 19), Majjhima Nikaya (Kinh Thánh cầu, Ariyapariyesana Sutta, MN 26, và Ðại kinh Saccaka, Mahasaccaka Sutta. MN 36), Kinh Tiểu tụng (Khuddakapātha), Kinh Pháp cú (Dhammapada; ch. 8, Phẩm Ngàn Sahassa Vagga ; và, ch. 25, Phẩm Tỳ-kheo Bhikkhu Vagga), Kinh Tập (Sutta Nipata; Sn 1.3, Kinh Tê giác Khaggavisāṇa Sutta; Sn 3.1, Kinh Xuất gia Pabbajjā Sutta; và, Sn 3.2, Kinh Tinh tấn Padhāna Sutta), Chuyện Thiên cung (Vimanavatthu) và Phật sử (Buddhavaṃsa).[7]

Đề tài Đại thừa sửa

Mahāvastu được coi là nguồn chính cho khái niệm về một vị Phật siêu việt (sa. lokottara), chung cho tất cả các trường phái Mahāsāṃghika. Theo Mahāvastu, trải qua nhiều kiếp Đức Phật từng sinh ra, nhưng dẫn đã phát triển những khả năng siêu phàm như không cần ngủ, thức ăn, thuốc men hay tắm rửa, mặc dù vẫn tham gia vào việc "phù hợp với thế giới"; toàn tri; và khả năng "triệt tiêu nghiệp chướng".[8]

Chú thích sửa

  1. ^ Keown 2013, tr. 117.
  2. ^ Tournier 2012, tr. 89–90.
  3. ^ a b The Editors of Encyclopaedia Britannica 1998.
  4. ^ Jones (1949), pp. x–xi.
  5. ^ "Mahāvastu" (2008).
  6. ^ Jones (1949), p. xi, writes: ""... the Mahāvastu is not the composition of a single author written in a well-defined period of time. Rather, it is a compilation which may have been begun in the second century B.C., but which was not completed until the third or fourth century A.D."
  7. ^ Regarding the Dhammapada parallels, see Ānandajoti (2007), "Introduction," where Ānandajoti writes:
  8. ^ Williams 2007, tr. 18–19.

Nguồn sửa

  • Jones, J.J. (trans.) (1949–56). The Mahāvastu (3 vols.) in Sacred Books of the Buddhists. London: Luzac & Co. volume1 volume 2 volume 3
  • Keown, Damien (2013), The Encyclopedia of Buddhism, Routledge, ISBN 9781136985881
  • The Editors of Encyclopaedia Britannica (1998), Mahāvastu, Encyclopædia Britannica
  • Ānandajoti Bhikkhu (2007). A Comparative Edition of the Dhammapada. U. of Peradeniya. Retrieved 25 Nov 2008 from "Ancient Buddhist Texts"
  • J.K. Nariman (1923), Literary History of Sanskrit Buddhism, Bombay: Indian Book Depot; pp. 11–18
  • Tournier, Vincent (2012), “The Mahāvastu and the Vinayapiṭaka of the Mahāsāṃghika-Lokottaravādins” (PDF), Annual Report of the International Research Institute for Advanced Buddhology at Soka University (ARIRIAB) (15)
  • Williams, Paul (2007), Mahāyāna Buddhism: The Doctrinal Foundations, London: Routledge, ISBN 978-0-415-02537-9

Liên kết ngoài sửa