Chính đề Việt Nam là tác phẩm về các vấn đề của Việt Nam của một tác giả lấy bút danh là Tùng Phong được nhà xuất bản Đồng Nai, Sài Gòn xuất bản lần đầu tiên năm 1964.

Trong tác phẩm này Tùng Phong phân tích thực trạng chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đương thời. Từ những phân tích đó ông đề xuất đường lối phát triển cho Việt Nam cũng như dự báo tình hình thế giới và những thách thức mà Việt Nam sẽ gặp trong tương lai.

Tác phẩm trình bày quan điểm của tác giả về vấn đề dân chủ và phát triển đất nước trong bối cảnh thế giới vào thời điểm những năm 1960. Đây là một thiên chính luận giống một cương lĩnh chính trị cho chính quyền miền Nam Việt Nam.

Có người cho Tùng Phong là Ngô Đình Nhu,[1] cũng có người cho Tùng Phong là Lê Văn Đồng.[2] Hiện nay, ai là tác giả thật sự của Chính đề Việt Nam vẫn chưa được xác định thống nhất.[3]

Mục đích biên soạn sửa

Cuốn sách được ông Ngô Đình Nhu chủ biên với mục đích xây dựng “học thuyết” của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Trước khi xuất bản 1964, Miền Bắc Cộng sản có chủ thuyết rõ ràng, miền Nam Cộng hòa thì không. Tư tưởng Cần lao Nhân vị chưa đủ sức tạo nên một hệ tư tưởng, một nền tảng chính trị đủ mạnh cho Nam Việt Nam tồn tại và phát triển[4].

Tham khảo sửa

  1. ^ Ngọc Lễ (24 tháng 10 năm 2019). 'Nên tham khảo Trần Trọng Kim' cho cách dạy và học sử”. VOA Tiếng Việt. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Thích, Nhật Từ; Nguyễn, Kha (2013). Pháp nạn Phật giáo 1963: Nguyên nhân, bản chất và tiến trình. Nhà xuất bản Hồng Đức. tr. 159.
  3. ^ Khách SJ - Thử xác định tác giả của Chính Đề Việt Nam qua chính nội dung của cuốn sách này Dân Luận 06/01/2014
  4. ^ “Chính trị và tình báo”. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.