Điện ảnh âm thanh

phim điện ảnh với âm thanh đồng bộ
(Đổi hướng từ Phim nói)

Điện ảnh âm thanh (hay còn gọi phim âm thanh, hay phim có tiếng) là hình thức phim điện ảnh có âm thanh đồng bộ, hoặc âm thanh được kết hợp với hình ảnh bằng công nghệ, trái ngược với hình thức phim câm. Buổi trình chiếu triển lãm công khai đầu tiên về phim có âm thanh được diễn ra tại Paris vào năm 1900, nhưng phải trải qua nhiều thập kỷ thì hình thức này mới trở nên thiết thực về mặt thương mại. Về mặt công nghệ, rất là khó để đạt được sự đồng nhất hoàn chỉnh giữa âm thanh và hình ảnh trên những hệ thống ghi âm bằng đĩa sound-on-disc. Bên cạnh đó, chất lượng khuếch đại và thâu âm cũng không hoàn toàn đạt yêu cầu. Những tiến bộ về âm thanh cho phim về sau này mới có khả năng tạo điều kiện cho buổi chiếu phim thương mại đầu tiên sử dụng công nghệ này, diễn ra vào năm 1923. Điện ảnh âm thanh ngày xưa cũng từng được tương trợ bởi dàn nhạc, đàn organ hoặc đàn dương cầm ngay trong bộ phim để thay thế hoặc bổ trợ cho âm thanh thực các phân cảnh trong phim.

Minh hoạ một nhà hát từ phía bên của sân khấu. Phía trước của sân khấu có cánh gà được buông xuống. Ngoài ảnh nền là một chiếc máy gramophone với hai cái loa chĩa ra. Trong ảnh nền, một lượng lớn khán giả ngồi ở ngang tầm dàn nhạc và trên một số ban công. Các từ ngữ "Chronomégaphone" và "Gaumont" xuất hiện ở phía cuối của hình minh hoạ và, ngược lại, ở phía đỉnh của màn hình chiếu bóng.
Bích chương năm 1908, quảng cáo cho những bộ phim điện ảnh âm thanh của Gaumont. Chiếc máy Chronomégaphone, được thiết kế cho những khán phòng rộng lớn, sử dụng khí nén để khuếch đại âm thanh đã được ghi âm.[1]

Quá trình thương mại hóa chiếu bóng âm thanh được thực hiện lần đầu tiên là vào khoảng giữa cho đến cuối những năm 1920. Ban đầu, phim chỉ bao gồm các đoạn hội thoại đồng bộ, được gọi là "hình ảnh biết nói" (talking pictures) hoặc "phim hội thoại" (talkies), và là những bộ phim ngắn. Những bộ phim dài đầu tiên có ghi âm cũng chỉ bao gồm âm nhạc cũng như hiệu ứng âm thanh. Phim truyện đầu tiên được trình chiếu dưới hình thức phim nói chuyện sơ khai (mặc dù nó chỉ có một vài chuỗi âm thanh hạn chế) là The Jazz Singer, công chiếu vào ngày 6 tháng 10 năm 1927.[2] Bộ phim đạt thành công vang dội này được sản xuất bởi Vitaphone, thương hiệu tiên phong về công nghệ âm thanh trên đĩa vào thời điểm đó. Tuy nhiên, điện ảnh âm thanh về sau sớm trở thành một tiêu chuẩn cho những bộ phim hội thoại.

Vào đầu những năm 1930, phim hội thoại lan toả ra khắp thế giới, trở thành một hiện tượng toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, chúng giúp bảo toàn vị thế của Hollywood là một trong những trung tâm văn hóa/thương mại mang tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế giới (xem Điện ảnh Hoa Kỳ). Tại Âu châu (cũng như những nơi khác nhưng ở một mức độ thấp hơn), sự phát triển tân tiến từng bị nhiều nhà làm phim và nhà phê bình điện ảnh nghi hoặc, những người lo sợ rằng, việc chuyên chú vào lời thoại sẽ làm băng hoại những giá trị thẩm mỹ độc đáo của điện ảnh câm. Tại Nhật Bản, nơi mà truyền thống điện ảnh đại chúng tích hợp phim câm với trình diễn ca hát trực tiếp (benshi), điện ảnh âm thanh lại nháy bắt một cách chậm chạp. Ngược lại, tại Ấn Độ, âm thanh là yếu tố biến chuyển, dẫn đến sự khai mở, phảt triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện ảnh quốc gia.

Lịch sử sửa

Những bước tiến sơ khai sửa

 
Hình ảnh từ Cuộc Thí nghiệm Điện ảnh Âm thanh Dickson (1894 hoặc 1895), do W.K.L. Dickson triển khai như một cuộc thử nghiệm cho phiên bản sơ khai cỗ máy Kinetophone của Edison, kết hợp cùng Kinetoscopemáy hát phonograph.
 
Eric M. C. Tigerstedt (1887–1925) là một trong những nhà tiên phong về công nghệ âm-thanh-trên-phim. Tigerstedt năm 1915.

Ý tưởng kết hợp hình ảnh chuyển động với âm thanh ghi âm cũng gần như lâu đời như khái niệm điện ảnh chính nó. Ngày 27 tháng 2 năm 1888, chỉ vài hôm sau khi nhà tiên phong về nhiếp ảnh, Eadweard Muybridge, có một bài thuyết giảng cách không xa phòng thí nghiệm của Thomas Edison, hai nhà phát minh đã gặp riêng với nhau. Muybridge về sau đã khai nhận rằng, trong cuộc hội ngộ này, sáu năm trước cuộc triển lãm phim thương mại đầu tiên, ông đã đề xuất một kế hoạch cho rạp chiếu phim âm thanh, kết hợp với kính zoopraxiscope mang khuôn đúc hình ảnh, một công nghệ của Muybridge, với công nghệ ghi âm của Edison.[3] Giữa đôi bên không diễn ra thỏa thuận nào cả, nhưng chỉ trong vòng một năm, Edison đã ủy nhiệm việc phát triển Kinetoscope. Về cơ bản, nó là một hệ thống "chiếu ảnh qua lỗ nhòm", một bộ phận bổ sung trực quan cho máy quay đĩa dạng trụ của ông. Hai thiết bị này được tích hợp với nhau lại thành máy Kinetophone vào năm 1895. Tuy nhiên, việc xem phim riêng lẻ trong hộp chiếu đã sớm bị lỗi thời bởi những thành công trong chiếu bóng.[4]

Năm 1899, một hệ thống phim chiếu bóng âm thanh được gọi là Cinemacrophonograph hay là Phonorama, chủ yếu dựa trên công trình của nhà phát minh gốc Thụy Sĩ François Dussaud, đã được trưng bày tại Paris; tương tự như Kinetophone, hệ thống yêu cầu sử dụng tai nghe cá nhân riêng tư.[5] Một hệ thống khác, dựa trên thiết kế xi-lanh cải tiến, Phono-Cinéma-Théâtre, được phát triển bởi Clément-Maurice Gratioulet và Henri Lioret của Pháp, có khả năng trình chiếu các đoạn phim ngắn về sân khấu, opera cũng như múa ba-lê, được trình diễn tại Triển lãm Paris năm 1900. Đây dường như là những bộ phim được trưng bày một cách công khai đầu tiên có phát cả hình ảnh lẫn bản ghi âm. Phonorama cùng với một hệ thống điện ảnh âm thanh khác—Théâtroscope—cũng được trưng bày tại Triển lãm.[6]

Có ba khúc mắc lớn còn tồn dư dẫn đến sự chia rẽ trong suốt một thế hệ giữa hình ảnh chuyển động và âm thanh ghi âm. Vấn đề then chốt đó là sự đồng bộ hóa: hình ảnh và âm thanh được thâu lại và phát ra bằng các thiết bị riêng biệt, cho nên rất khó khởi động và duy trì song song.[7] Âm lượng phát ra cũng không dễ dàng đạt được một cách chính xác. Trong khi đó, máy chiếu bóng sơ khai đã cho phép chiếu phim cho lượng lớn khán giả tại rạp hát. Công nghệ âm thanh trước giai đoạn phát triển nên bộ khuếch đại điện tử đã không thể tăng âm lượng một cách thỏa đáng để lấp đầy toàn bộ không gian rộng lớn. Cuối cùng là thách thức trong việc thu âm cũng như ghi hình một cách trung thực. Các hệ thống nguyên thủy của thời đại này chỉ tạo ra được âm thanh có chất lượng rất thấp, trừ phi người biểu diễn đứng trực tiếp trước các thiết bị ghi âm cồng kềnh (phần lớn là kèn âm thanh), từ đó đặt ra những hạn chế bó buộc lớn lao đối với thể loại phim có thể được tạo ra với âm thanh thâu âm trực tiếp.[8]

 
Bức bích chương có sự tham gia của Sarah Bernhardt cũng như nêu danh của mười tám vị "nghệ sĩ nức tiếng" khác, được thể hiện với "living visions" (tầm nhìn sống động) tại Cuộc đại triển lãm Paris năm 1900, sử dụng hệ thống Gratioulet-Lioret.

Các nhà cách tân điện ảnh đã cố gắng giải quyết vấn đề đồng bộ hóa cơ bản bằng nhiều cách khác nhau. Ngày càng có nhiều hệ thống hình ảnh chuyển động dựa vào các bản ghi máy hát - được gọi là công nghệ sound-on-disc (âm thanh ghi âm trên đĩa). Bản thân các bản ghi này thường được gọi là "đĩa Berliner", thể theo tên của một trong những nhà phát minh chính yếu trong lĩnh vực này, Emile Berliner, người Mỹ gốc Đức. Năm 1902, Léon Gaumont trình diễn máy Chronophone có tích hợp sound-on-disc của mình, sử dụng một loại kết nối điện mà ông mới được cấp bằng sáng chế, cho Hiệp hội Nhiếp ảnh Pháp.[9] Bốn năm sau đó, Gaumont lại giới thiệu ra Elgéphone, một hệ thống khuếch đại khí nén dựa trên máy Auxetophone, được kiến tạo bởi các nhà phát minh người Anh Horace Short và Charles Parsons.[10] Bất chấp những kỳ vọng cao xa, các cải tiến về âm thanh của Gaumont chỉ đem lại thành công thương mại hạn chế. Mặc dù cũng có một số cải tiến nhưng chúng vẫn không thể nào giải quyết triệt để ba vấn đề cơ bản của phim âm thanh cũng như giá thành đắt đỏ. Trong vài năm liền, Cameraphone của nhà phát minh người Mỹ E. E. Norton từng là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của hệ thống Gaumont (các nguồn tư liệu cũng bất phân về việc không rõ liệu Cameraphone là dựa trên đĩa than hay trụ xi-lanh); cuối cùng nó cũng chịu thất bại bởi nhiều lý do tương tự như những điều từng cản trở Chronophone.[11]

Năm 1913, Edison cho ra mắt một thiết bị đồng bộ âm thanh mới, dựa trên trụ xi-lanh, được gọi là Kinetophone, giống như hệ thống năm 1895 của ông. Thay vì chiếu phim cho từng người một xem trong tủ Kinetoscope, giờ đây chúng đã được chiếu lên màn ảnh. Máy quay đĩa được kết nối bởi các ròng rọc được sắp xếp một cách tinh vi phức tạp với máy chiếu bóng, cho phép đồng bộ trong những điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, các điều kiện lại hiếm khi lý tưởng, kéo theo đó là máy Kinetophone tân tiến bị cho ngừng hoạt động chỉ sau hơn một năm đi vào hoạt động.[12] Vào giữa những năm 1910, làn sóng triển lãm phim ảnh thương mại có âm thanh trở nên lắng dịu đi.[11] Bắt đầu từ năm 1914, bộ phim The Photo-Drama of Creation (Kịch ảnh về đấng sáng tạo), quảng bá quan niệm của Nhân Chứng Giê-hô-va về nguồn gốc khai sinh loài người, đã được trình chiếu trên khắp Hoa Kỳ: bộ phim thời lượng tám giờ với nhiều phân cảnh trình chiếu, cả slide lẫn cảnh hành động, được đồng bộ hoá với các bài giảng giáo lý cũng như trình tấu nhạc công được thu âm một cách riêng biệt và phát lại trên phonograph.[13]

Trong khi đó, các cải tiến vẫn tiếp tục được thúc đẩy trên một phương diện quan trọng khác. Vào năm 1900, trong khuôn khổ nghiên cứu về Photophone, nhà vật lý người Đức Ernst Ruhmer đã ghi lại sự biến động của ánh sáng hồ quang viễn thông dưới dạng các dải sáng tối với nhiều sắc thái khác nhau trên một cuộn phim ảnh được quay liên tục. Ông nhận định sau đó rằng, quá trình này cũng có thể được đảo ngược lại để tái tạo âm thanh từ dải băng ghi hình bằng cách chiếu một nguồn sáng mạnh qua dải băng đang chạy. Các sắc thái ánh sáng khác nhau phản chiếu ra từ cuộn phim lên bào tử selen sẽ làm thay đổi điện trở của chính bào tử đó, làm thay đổi dòng điện chạy qua bào tử. Nhờ vậy có thể điều chỉnh âm thanh tạo ra từ ống nói của điện thoại. Ông gọi phát minh này là photographophone.[14] Ông tóm tắt lại như sau: "Nó thực là một quá trình trác tuyệt: thanh âm trở thành điện năng, trở thành quang năng, gây ra các phản ứng hoá học, lại trở thành quang năng và điện năng, và cuối cùng thành âm thanh.".[15]

Ruhmer bắt đầu trao đổi thư tín với Eugene Lauste[16], một người Pháp sống tại London, người đã làm việc tại phòng thí nghiệm của Edison giữa năm 1886 và 1892. Năm 1907, Lauste được trao bằng sáng chế đầu tiên cho công nghệ sound-on-film (âm thanh trên phim), liên quan đến việc chuyển đổi âm thanh thành sóng ánh sáng, được ghi lại dưới dạng hình ảnh trên celluloid. Theo mô tả của nhà sử học Scott Eyman,

Nó là một hệ thống kép, có nghĩa là, âm thanh nằm trên một đoạn phim khác với hình ảnh.... Về mặt bản chất, âm thanh được ống thu âm ghi lại và chuyển đổi thành sóng ánh sáng bởi một van ánh sáng, một dải ruy băng mỏng làm từ kim loại nhạy sáng thông qua một khe hở nhỏ. Âm thanh truyền tới dải băng này sẽ được chuyển thành ánh sáng do sự rung động của màng ngăn, tập trung các sóng ánh sáng thu được qua khe, tại đó nó sẽ được ghi hình lại ở một mặt bên của phim, trên một dải phim rộng khoảng 1/10 inch.[17]

Năm 1908, Lauste có mua về một chiếc máy photographophone từ Ruhmer, với ý định hoàn thiện thiết bị này thành một sản phẩm thương mại.[16] Mặc dù công nghệ thâu âm trên phim sound-on-film cuối cùng sẽ trở thành tiêu chuẩn chung toàn cầu cho điện ảnh âm thanh đồng bộ, Lauste chưa bao giờ khai thác được một cách thành công những đổi mới của mình, khiến cho ông bị nó đưa vào ngõ cụt. Năm 1914, nhà phát minh người Phần Lan Eric Tigerstedt đã được cấp bằng sáng chế số 309.536 của Đức cho tác phẩm ghi âm bằng phim của mình; cùng năm này, ông đã trình diễn một bộ phim được sản xuất với sáng chế này cho một nhóm khán giả gồm các nhà khoa học tại Berlin.[18]

Kỹ sư người Hungary, Denes Mihaly, đã đệ trình ý tưởng về máy thu âm bằng phim Projectofon của mình lên Tòa án Bằng sáng chế Hoàng gia Hungary vào năm 1918; giải thưởng bằng sáng chế được công bố bốn năm sau đó.[19] Cho dù là âm thanh được ghi lại trên ống trụ xi-lanh, trên đĩa hay cả là trên phim thì vẫn chẳng có công nghệ sẵn có nào thích hợp cho các mục đích thương mại lớn, và trong nhiều năm liền, những người đứng đầu các hãng phim lớn của Hollywood thu về rất ít lợi nhuận trong việc sản xuất phim âm thanh.[20]

Những tiến bộ trọng yếu sửa

Một số lượng các bước tiến công nghệ đã góp phần làm cho điện ảnh âm thanh trở nên khả thi về mặt thương mại vào cuối những năm 1920. Nhìn chung, có hai hướng tiếp cận tương phản liên hệ đến việc tái tạo âm thanh đồng bộ hoặc playback:

Công nghệ thu âm bằng phim Sound-on-film cấp tiến sửa

Năm 1919, nhà phát minh người Mỹ Lee De Forest đã được trao một số bằng sáng chế là tiền thân của công nghệ ghi âm bằng phim âm thanh quang học đầu tiên được ứng dụng trong thương mại. Trong hệ thống của De Forest, đoạn âm thanh được ghi lại bằng hình ảnh lên cạnh lề của dải phim điện ảnh để tạo ra một ấn bản composite tổng hợp, phương ngữ Mỹ bản địa gọi là "married". Nếu đạt được sự đồng bộ hóa thích hợp giữa âm thanh và hình ảnh trong quá trình thâu hình, thì mức độ chuẩn xác hoàn toàn có thể được tin cậy khi phát lại. Trong bốn năm tiếp theo, ông bổ túc thêm hệ thống của mình cùng với sự trợ giúp của các thiết bị và bằng sáng chế được cấp phép từ một nhà phát minh người Mỹ khác cũng thuộc lĩnh vực này, ông Theodore Case.[21]

Tại trường đại học Illinois, kỹ sư nghiên cứu gốc Ba Lan Joseph Tykociński-Tykociner đang làm việc một cách độc lập về một quy trình tương tự. Vào ngày 9 tháng 6 năm 1922, ông đã cho ra mắt buổi trình diễn đầu tiên của Hoa Kỳ về hình ảnh chuyển động có âm thanh được thâu trên phim cho các thành viên của Viện Kỹ sư Điện Hoa Kỳ.[22] Cũng giống như Lauste và Tigerstedt, hệ thống của Tykociner sẽ không bao giờ được sử dụng trong thương mại; tuy nhiên, không lâu sau hệ thống De Forest lại sớm đạt được thành tựu ấy.

 
Quảng cáo báo chỉ cho buổi trình diễn các thước phim ngắn Phonofilm năm 1925, chào mời sự khác biệt về công nghệ của họ: không hề có máy quay đĩa phonograph.

Vào ngày 15 tháng 4 năm 1923, tại nhà hát Rivoli của thành phố New York, buổi chiếu bóng thương mại đầu tiên có âm thanh được thâu bằng phim đã được diễn ra. Từ sự kiện đó, điều này sẽ trở thành một tiêu chuẩn cho ngành điện ảnh trong tương lai. Nó bao gồm một tập hợp các bộ phim ngắn có độ dài khác nhau, với sự góp mặt của một số ngôi sao danh tiếng nhất những năm 1920 (bao gồm Eddie Cantor, Harry Richman, Sophie TuckerGeorge Jessel cùng những cái tên khác) biểu diễn trên sân khấu, thí dụ như các màn vaudeville, biểu diễn âm nhạc và bài phát biểu đi kèm với buổi chiếu bộ phim câm Bella Donna.[23] Tất cả chúng đều được thể hiện dưới biểu ngữ Phonofilm của De Forest.[24] Bộ phim bao gồm tập phim ngắn 11 phút From far Seville (Seville viễn thắng) với sự tham gia của Concha Piquer. Năm 2010, một bản sao chép của cuốn băng được tìm thấy tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, nơi mà nó hiện đang được bảo quản.[25][26][27] Các nhà phê bình tham dự sự kiện đã dành những lời ngợi khen cho sự mới lạ chứ không phải chất lượng âm thanh; mà nó nhìn chung là đã nhận về những đánh giá tiêu cực.[28] Tháng 6 cùng năm, De Forest gia nhập vào cuộc tranh giành pháp lý kéo dài với một nhân viên, Freeman Harrison Owens, nhằm đạt được quyền sở hữu của một trong những bằng sáng chế quan trọng về Phonofilm. Mặc dù De Forest cuối cùng đã thắng kiện trước tòa nhưng Owens ngày nay lại được công nhận là nhà cách tân trọng tâm trong lĩnh vực này.[29] Năm kế tiếp, hãng phim của De Forest phát hành ra bộ phim kịch tính thương mại đầu tiên, được quay dưới hình thức phim biết nói — bộ phim hai cuộn Love's Old Sweet Song, do J. Searle Dawley đạo diễn với sự tham gia của Una Merkel.[30] Tuy nhiên, mặt hàng kinh doanh của phonofilm không phải là phim kịch tính drama nguyên gốc mà là phim tài liệu về người nổi tiếng, các vở nhạc kịch nổi tiếng và các buổi biểu diễn hài kịch. Tổng thống Calvin Coolidge, ca kỹ opera Abbie Mitchell và các ngôi sao vaudeville như Phil Baker, Ben Bernie, Eddie Cantor và Oscar Levant đã xuất hiện trong các bức ảnh của hãng. Trong khi đó, Hollywood vẫn còn hoài nghi, thậm chí là sợ hãi hoang mang về công nghệ mới. Như biên tập viên James Quirk của trang báo Photoplay đã bày tỏ vào tháng 3 năm 1924, "Những bức ảnh biết nói là hoàn hảo, Tiến sĩ Lee De Forest nói. Dầu thầu dầu cũng vậy.".[31] Quy trình của De Forest tiếp tục được sử dụng cho đến tận năm 1927 tại Hoa Kỳ cho hàng chục các đoạn phim Phonofilm ngắn; tại Anh Quốc, nó đã được sử dụng lâu hơn một vài năm cho cả phim ngắn lẫn phim truyện bởi British Sound Film Productions, một công ty con của British Talking Pictures, công ty đã mua những asset chính của Phonofilm. Vào cuối năm 1930, hoạt động kinh doanh Phonofilm bị giải thể.[32]

Tại châu Âu, công cuộc nghiên cứu phát triển công nghệ ghi âm trên phim cũng được tiến hành. Năm 1919, đồng niên với thời điểm De Forest được cấp bằng sáng chế đầu tiên trong lĩnh vực này, ba nhà phát minh người Đức, Josef Engl (1893–1942), Hans Vogt (1890–1979) với Joseph Massolle (1889–1957), đã đăng ký bằng sáng chế cho hệ thống âm thanh Tri-Ergon. Ngày 17 tháng 9 năm 1922, tập đoàn Tri-Ergon đã tổ chức một buổi công chiếu các tác phẩm điện ảnh ghi âm trên phim — trong đó có cả một bộ phim đàm thoại drama kịch tính, Der Brandstifter (The Arsonist) — trước một khán giả được thỉnh mời tại rạp chiếu bóng Alhambra Kino ở Berlin.[33] Dần dà cho tới cuối thập kỷ này, Tri-Ergon từng bước trở thành giàn hệ thống âm thanh chính yếu, thống trị châu Âu. Năm 1923, hai kỹ sư người Đan Mạch, Axel Petersen và Arnold Poulsen, đã đăng ký cấp bằng sáng chế cho một hệ thống thâu âm lên một dải phim tách biệt, chạy song song với cuộn phim chiếu ảnh. Gaumont đã cấp phép cho loại công nghệ này và tạm đưa nó vào hoạt động thương mại dưới thương hiệu Cinéphone.[34]

Trong một diễn biến khác, Phonofilm đã không thể bắt kịp sự cạnh tranh nội địa, theo đó dần trở nên lu mờ. Cho đến tháng 9 năm 1925, quá trình sắp xếp công việc của De Forest và Case đã tàn bại. Tháng 7 năm sau, Case gia nhập vào Fox Film, studio phim lớn thứ ba Hollywood, thành lập nên Fox-Case Corporation. Case đã cùng với trợ lý Earl Sponable của mình phát triển nên một hệ thống âm thanh hoàn toàn mới, đặt tên là Movietone. Nó trở thành công nghệ ghi âm trên phim khả dụng đầu tiên do một hãng phim Hollywood kiểm soát. Năm tiếp theo, Fox mua lại quyền hạn ở Bắc Mỹ đối với hệ thống Tri-Ergon, mặc dù công ty nhận thức được rằng nó hạ đẳng hơn hẳn Movietone và gần như là không thể tích hợp hai hệ thống khác biệt này lại với nhau để tạo ra lợi thế.[35] Cũng vào năm 1927, Fox đã thuê Freeman Owens làm chuyên viên vận hành, một người đặc biệt điệu nghệ trong việc chế tạo máy quay cho điện ảnh âm thanh đồng bộ.[36]

Công nghệ ghi âm trên đĩa tối tân sửa

Song song với những tiến bộ trong công nghệ ghi âm trên phim, một số công ty cũng đang dần đạt được những sự phát triển cùng với hệ thống thâu âm điện ảnh trên máy quay đĩa. Đối với công nghệ âm thanh sử dụng đĩa ghi âm từ thời đó, một chiếc bàn xoay của máy quay đĩa phonograph được kết nối bằng khóa cơ học liên động interlock với máy chiếu bóng được chỉnh sửa một cách đặc biệt, cho phép quá trình đồng bộ hóa. Năm 1921, hệ thống âm thanh đĩa Photokinema do Orlando Kellum phát triển đã được thiết đặt để bổ túc thêm các chuỗi âm thanh đồng bộ cho bộ phim câm thất bại Dream Street của DW Griffith. Một bài hát tình yêu do ngôi sao Ralph Graves trình diễn đã được thu âm, cũng như một chuỗi những hiệu ứng ca hát trực tiếp. Một điều khá rõ ràng là các phân cảnh đối thoại cũng đã được thâu âm lại, nhưng thành quả không đạt yêu cầu và do đó bộ phim chưa bao giờ được chiếu công khai mà có tích hợp những bản ghi âm này. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1921, Dream Street được phát hành trở lại kèm theo bản ghi âm bài tình ca tại nhà hát Tòa Thị Chính Town Hall của thành phố New York. Vô cớ tuỳ tiện thay, bộ phim mang đầy đủ yếu tố và điều kiện để trở thành tác phẩm điện ảnh dài tập đầu tiên có phân đoạn giọng hát được thâu âm trực tiếp.[37] Dẫu vậy, chất lượng âm thanh vẫn còn rất kém và chẳng có rạp chiếu bóng nào khác có thể trình chiếu phiên bản âm thanh của phim vì không ai từng lắp đặt hệ thống âm thanh Photokinema cả.[38] Ngày chủ nhật, 29 tháng 5, Dream Street được khai mạc tại nhà hát Shubert Crescent ở Brooklyn cùng với chương trình tuyển tập các bộ phim ngắn được thực hiện bằng Phonokinema. Tuy nhiên, công việc kinh doanh thất bát dẫn đến chương trình sớm bị từ bỏ.

Don Juan
 
Bích chương áp phích của Warner Bros. cho tác phẩm Don Juan (1926), bộ phim điện ảnh lớn đầu tiên được ra mắt với nhạc nền soundtrack đồng bộ toàn âm. Kỹ sư thâu âm, ngài George Groves, là người đầu tiên tại Hollywood được giữ vị trí công việc này. 44 năm sau đó, ông lại được giám sát âm thanh cho tác phẩm Woodstock sau này.

Năm 1925, Sam Warner của Warner Bros., khi đó chỉ là một hãng làm phim tiểu tốt tại Hollywood nhưng mang nhiều tham vọng lớn, đã chứng kiến màn thể hiện của hệ thống âm thanh trên đĩa ghi âm bởi Western Electric và hoàn toàn bị thuyết phục, ấn tượng đủ mạnh để chính ông lại đi thuyết phục lại anh em của mình đồng ý thử nghiệm với hệ thống mới mẻ này tại các studio làm phim Vitagraph của thành phố New York City mà họ vừa mới mua lại gần đây. Các cuộc thử nghiệm đã làm cho Warner Brothers tín phục, nếu không muốn nói là đối với các giám đốc điều hành từ một số công ty điện ảnh khác cũng từng chứng kiến chúng. Kết quả là vào tháng 4 năm 1926, Western Electric Company đã ký kết hợp đồng với Warner Brothers và W. J. Rich, một nhà tài chính, cung cấp cho họ giấy phép độc quyền ghi âm ghi hình, cũng như tái tạo hình ảnh âm thanh sử dụng hệ thống Western Electric. Để khai thác giấy phép này, công ty Vitaphone Corporation đã được thành lập với Samuel L. Warner làm chủ tịch.[39][40] Vitaphone, tên gọi hiện nay của hệ thống này, được giới thiệu rộng rãi ngày 6 tháng 8 năm 1926, với sự ra mắt của Don Juan; bộ phim dài tập đầu tiên sử dụng hệ thống âm thanh đồng bộ với mọi thông loại throughout. Nhạc nền của bộ phim bao gồm một bản nhạc với các hiệu ứng âm thanh bổ trợ. Về lời thì không có đoạn hội thoại nào được thâu lại cả—nói cách khác, bộ phim đã được dàn dựng và quay y hệt như một bộ phim câm. Tuy nhiên, đi kèm với Don Juan là tám đoạn trình diễn âm nhạc ngắn, hầu như là nhạc cổ điển, cũng như đoạn phim giới thiệu dài bốn phút của Will H. Hays, chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (Motion Picture Association of America), hoàn toàn với âm thanh thâu âm trực tiếp. Đây là những bộ phim điện ảnh âm thanh chân thực đầu tiên được triển lãm bởi một hãng phim studio của Hollywood.[41] The Better 'Ole của Warner Bros., về mặt công nghệ cũng tương đồng như tác phẩm Don Juan, kế tiếp phát hành vào tháng mười.[42]

Ghi âm trên phim rốt cuộc chiếm ưu thế thượng phong một cách tất yếu, vượt trội hơn công nghệ ghi âm trên đĩa nhờ một số những tân tiến kỹ thuật cơ bản:

  • Sự đồng bộ hoá: Không có hệ thống khóa liên động interlock nào là hoàn toàn đáng tin cậy, và chỉ cần có một sai phạm từ phía người chiếu, phim bị hỏng và không được sửa chữa một cách chính xác, hoặc là có lỗi trong đĩa nhạc nền soundtrack có thể khiến cho âm thanh trở nên mất đồng bộ nghiêm trọng và không thể khôi phục tương đồng được với hình ảnh
  • Chỉnh sửa hậu kỳ: Đĩa ghi âm không thể chỉnh sửa trực tiếp lên đó được, gây ra những hạn chế to lớn lên việc chỉnh sửa hậu kỳ cũng như hiệu ứng âm thanh trong các bộ phim mà nó đi kèm sau khi quay bản phát hành chính thức
  • Phân phối bản sao: Những chiếc đĩa quay phonograph làm tăng chi phí sản xuất cũng như gây khó khăn phức tạp cho việc phân phối phim ảnh
  • Độ bền bỉ và khả năng hư tổn: quá trình va chạm vật lý khi sử dụng đĩa để phát thanh khiến cho chúng bị xuống cấp. Người ta cần phải thay thế chúng qua khoảng 20 lần chiếu phim[43]

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên sơ khai, đĩa thu âm có nhiều mặt tốt hơn đáng kể so với ghi âm trên phim:

  • Chi phí sản xuất và tư bản: Nói chung, việc ghi âm thanh lên đĩa ít tốn kém và tiết kiệm hơn so với ghi lên phim. Các hệ thống trình chiếu—bàn xoay turntable/khóa liên động interlock/máy chiếu—được sản xuất với giá thành rẻ mạt hơn so với các máy chiếu đọc được cả pattern hình ảnh lẫn âm thanh có thiết kế vô cùng phức tạp mà công nghệ thâu âm trên phim yêu cầu
  • Chất lượng âm thanh: Những chiếc đĩa phonograph, đặc biệt là của Vitaphone, có dải dynamic range vượt trội so với hầu hết các quy trình ghi âm trên phim đương thời, ít nhất là trong một vài đoạn chiếu phim đầu tiên; trong khi công nghệ thâu âm lên đĩa thường có xu hướng đáp ứng tần số tốt hơn, điều này mặt khác lại bị ảnh hưởng bởi độ méotiếng ồn lớn hơn[44][45]

Một khi công nghệ ghi âm trên phim được cải thiện, cả hai nhược điểm này đều không còn là vấn đề nan giải.

Tập hợp cốt lõi thứ ba các phát kiến đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc thâu âm trực tiếp tại địa điểm cũng như playback phát lại âm thanh:

 
Kỹ sư của Western Electric, ngài E. B. Craft, phía bên tay trái, đang thực hiện một bài thuyết trình về hệ thống chiếu bóng Vitaphone. Một chiếc đĩa Vitaphone có thời lượng chạy là khoảng 11 phút, đủ để trùng khớp với một thước phim dài 1.000 foot (300 m) theo chuẩn 35 mm.

Ghi âm điện tử với độ trung thực cao và khuếch đại âm thanh sửa

Năm 1913, Western Electric, phân nhánh sản xuất của AT&T, đã mua lại các quyền sở hữu audion của de Forest, tiền thân của ống chân không triode. Trong vài năm tiếp theo, họ đã phát triển nó thành một thiết bị đáng tin cậy và khả năng tiên liệu cao. Kể từ đó, việc khuếch đại điện tử lần đầu tiên trở nên khả dĩ. Western Electric sau đó đã chuyển hướng sang phát triển các ứng dụng cho ống chân không, bao gồm các hệ thống phát thanh công cộng và một hệ thống ghi nhận điện tử cho ngành công nghiệp ký lục. Bắt đầu từ năm 1922, nhánh nghiên cứu của Western Electric bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ ghi âm cho cả hệ thống âm thanh đồng bộ trên đĩa lẫn trên phim dành cho điện ảnh.

Các kỹ sư làm việc trên hệ thống ghi âm trên đĩa có thể dựa trên kinh nghiệm chuyên môn mà Western Electric đã có trong việc ghi âm điện tử bằng đĩa và nhờ đó, họ đã có thể đạt được những tiến bộ ban đầu nhanh chóng hơn. Các cải biến chính cần có đó là gia tăng thời gian phát của đĩa để có thể sánh ngang với thời gian phát 1.000 ft (300 m) tiêu chuẩn của cuộn phim 35 mm. cuộn 35 phim mm. Thiết kế được lựa chọn sử dụng một chiếc đĩa có đường kính gần 16 inch (khoảng 40 cm), quay ở vận tốc 33 1/3 vòng mỗi phút. Cuộn phim có thể chơi trong 11 phút, thời gian chạy của 1.000 ft (300 m) phim là 90 ft (27 m) mỗi phút (24 khung hình/giây).[46] Do đường kính lớn hơn cho nên vận tốc rãnh tối thiểu là 70 ft (21 m) mỗi phút (14 inch hoặc 356 mm/giây), chỉ kém hơn một chút so với đĩa thương mại 10 inch tiêu chuẩn với vận tốc 78 vòng mỗi phút. Vào năm 1925, công ty đã công khai giới thiệu một hệ thống âm thanh điện tử với những cải tiến đáng kể, bao gồm microphone tụ điện nhạy cảm cùng với máy ghi âm dây cao su (được đặt danh qua việc sử dụng dây giảm chấn cao su để ghi âm với tần số đáp ứng tốt hơn lên một chiếc đĩa sáp master[47]). Tháng 5 năm ấy, công ty đã cấp phép cho doanh nhân Walter J. Rich được quyền khai thác hệ thống để sử dụng cho phim ảnh thương mại; ông thành lập nên Vitagraph, trong đó Warner Bros. sẽ nhận được một nửa số tiền lợi nhuận, chỉ một tháng sau đó.[48] Vào tháng 4 năm 1926, Warners ký hợp đồng với AT&T để sử dụng độc quyền công nghệ âm thanh điện ảnh của AT&T cho hoạt động tác nghiệp của Vitaphone (đã được cải lại tên), dẫn đến việc sản xuất phim phẩm Don Juan và các bộ phim ngắn kèm theo trong những tháng tiếp theo.[39] Trong thời kỳ này, khi Vitaphone có quyền tiếp cận một cách độc quyền vào các bằng sáng chế, mức độ trung thực của các bản ghi âm cho các bộ phim điện ảnh của Warners vượt trội rõ rệt so với các bản ghi âm dành cho các đối thủ cạnh tranh về âm thanh thâu trên phim của công ty. Trong khi đó, Bell Labs—một danh xưng mới cho bộ phận nghiên cứu của AT&T—đang làm việc trong tâm thế khẩn trương chóng mặt để làm sao hoàn thiện công nghệ khuếch đại âm thanh tinh vi, cho phép phát lại các bản ghi âm bằng loa với âm lượng đủ to để mãn lấp cả một nhà hát. Hệ thống loa cuộn dịch chuyển (moving-coil speaker system) đã được lắp đặt tại nhà hát Warners Theatre ở New York vào cuối tháng 7. Việc nộp bằng sáng chế của nó, thứ mà Western Electric gọi là Bộ thu số 555 (No. 555 Receiver), được chiểu nộp vào ngày 4 tháng 8, chỉ hai ngày trước buổi ra mắt bộ phim Don Juan.[45][49]

Cuối năm đó, AT&T/Western Electric tạo lập nên bộ phận cấp phép, Electrical Research Products Inc. (ERPI), nhằm xử lý các quyền hạn về công nghệ âm thanh liên quan đến điện ảnh của công ty. Vitaphone vẫn tiếp nhận độc quyền về mặt pháp lý, nhưng do đã hết hạn thanh toán tiền bản quyền nên quyền kiểm soát hiệu quả các quyền này thực tế lại nằm trong tay ERPI. Vào ngày 31 tháng 12 năm 1926, Warners cấp cho Fox-Case giấy phép phụ bản để sử dụng hệ thống của Western Electric; đổi lại cho việc tiếp nhận này, cả Warners lẫn ERPI đều nhận được một phần doanh thu liên quan của Fox. Bằng sáng chế của cả ba bên quan tâm đều được cấp phép chéo.[50] Công nghệ ghi âm và khuếch đại vượt trội từ đó trở nên khả dụng cho hai studio làm phim của Hollywood, theo đuổi hai phương cách tái tạo âm thanh rất chi là khác nhau. Cuối cùng, giao thừa tân niên lại được chứng kiến sự khai sinh của nền điện ảnh âm thanh trong hình thức một phương tiện thương mại quan trọng.

Di động tiện lợi sửa

Năm 1929, "hệ thống tái tạo âm thanh và hình ảnh di động tiện lợi RCA Photophone tối tân" đã được mô tả trên tập san công nghiệp Projection Engineering.[51] Tại Úc, HoytsGilby Talkies Pty., Ltd đi lưu diễn các bộ phim điện ảnh hội thoại tại những thị trấn nông thôn.[52][53] Cùng năm này, White Star Line đã lắp đặt thiết bị hình ảnh hội thoại trên tàu s.s. Majestic. Những thước phim dài tập được trình chiếu trong chuyến đi đầu tiên đó là Show BoatBroadway.[54]

Thắng lợi vinh quang của thể loại phim đàm thoại "talkies" sửa

The Jazz Singer (1927)

Tháng 2 năm 1927, năm công ty studio điện ảnh hàng đầu của Hollywood cùng nhau đi đến ký kết một bản thoả thuận: Famous Players–Lasky (sắp sửa trở thành một phần của Paramount), Metro-Goldwyn-Mayer, Universal, First National, với một nhà sản xuất quy mô nhỏ nhưng khá có uy tín của Cecil B. DeMille, Producers Distributing Corporation (PDC). Năm hãng phim này đã đồng thuận với nhau để chọn ra một nhà cung cấp duy nhất cho toàn bộ quá trình chuyển đổi âm thanh. Sau đó chờ xem, rốt cục thì các nhà tiên phong trong lĩnh vực sẽ có phát kiến giải pháp ra làm sao.[55] Tới tháng 5, Warner Bros. bán lại các quyền hạn độc tôn của họ sang cho ERPI (cùng với giấy phép phụ bản Fox-Case) và ký kết một hợp đồng bản quyền mới, tương tự như của Fox để sử dụng công nghệ Western Electric. FoxWarners vẫn tiếp tục phát triển điện ảnh âm thanh, nhưng họ lại có thiên hướng và cách tiếp cận khác nhau cả về công nghệ lẫn thương mại: Fox chuyên chú vào mảng phim thời sự và mảng phim truyền hình scored drama, trong khi Warners tập trung vào các bộ phim hội thoại dài tập. Cùng lúc này, ERPI tìm kiếm vị trí thống lĩnh thị trường qua việc ký kết với liên minh 5 hãng phim.[56]

 
Bích chương quảng bá từ một rạp hát được lắp đặt hoàn thiện ở Tacoma, Washington, quảng bá tác phẩm điện ảnh The Jazz Singer trên Vitaphone, kèm theo một đoạn bản tin Fox newsreel trên hệ thống Movietone, cả hai cùng trên một quảng cáo.

Những bộ phim điện ảnh âm thanh gây kinh thiên động địa trong năm đều tận dụng được danh tiếng nổi cồn từ trước đó. Ngày 20 tháng 5 năm 1927, tại nhà hát Roxy Theater của thành phố New York City, Fox Movietone đã trình chiếu một đoạn phim âm thanh về chuyến bay trứ danh của Charles Lindbergh cất cánh đến Paris, được quay phim không lâu cũng vào ngày hôm đó. Vào tháng 6, một đoạn bản tin có âm thanh của Fox mô tả màn chào đón sự trở lại của Charles tại thành phố New York City và Washington, D.C. cũng được phát. Đây là hai bộ phim có âm thanh được đánh giá cao nhất cho tới tận ngày nay.[57] Cũng vào tháng 5 năm đó, Fox đã phát hành bộ phim viễn tưởng Hollywood đầu tiên có lời thoại đồng bộ: tác phẩm phim ngắn They're Coming to Get Me, với sự tham gia của diễn viên hài Chic Sale.[58] Sau khi phát hành lại một số bộ phim câm ăn khách, chẳng hạn như Seventh Heaven, Fox đã cho ra mắt bộ phim Movietone nguyên bản đầu tiên vào ngày 23 tháng 9 có sử dụng âm nhạc thu âm: Sunrise: A Song of Two Humans của đạo diễn nổi tiếng người Đức F. W. Murnau. Cũng như với Don Juan, nhạc nền của bộ phim bao gồm một bản nhạc và các hiệu ứng âm thanh (trong đó bao gồm một số cảnh đám đông, cảnh quay "hoang dã", và các màn ca hát không cụ thể).[59]

Sau đó, vào ngày 6 tháng 10 năm 1927, tác phẩm The Jazz Singer của Warner Bros. được cho ra mắt. Đây là một thành công vang dội về doanh thu phòng vé đối với một hãng phim tầm trung, thu về tổng cộng 2.625 triệu USD ở Hoa Kỳ và nước ngoài, nhiều hơn gần một triệu USD so với kỷ lục trước đó, cũng của một bộ phim từ Warner Bros..[60] Được sản xuất bằng hệ thống Vitaphone, bộ phim hầu như là không chứa đựng âm thanh thu âm trực tiếp; mà cũng giống như bộ phim SunriseDon Juan, chỉ bao gồm các đoạn nhạc phẩm và hiệu ứng âm thanh. Tuy nhiên, khi ngôi sao của bộ phim, Al Jolson, bắt đầu cất tiếng hát ca, âm thanh của bộ phim chuyển sang bản thu thanh được ghi trên trường quay, bao gồm cả màn thể hiện âm nhạc của Jolson và hai cảnh quay có bài phát biểu ad-lib—một trong số những nhân vật của Jolson, Jakie Rabinowitz (Jack Robin), nói chuyện cho khán giả cabaret nghe; một cuộc trao đổi khác giữa ông và mẹ mình. Âm thanh "tự nhiên" của phần chỉnh sửa hậu kỳ cũng có thể được nghe thấy.[61] Mặc dầu thành công của The Jazz Singer phần lớn là dựa vào Jolson, một ca sĩ đã có tiếng tăm ảnh hưởng sâu rộng trong giới khán giả Hoa Kỳ lúc đó, cùng với việc hạn chế sử dụng âm thanh đồng bộ, hầu như là không đạt tiêu chuẩn để xếp tác phẩm vào loại phim có âm thanh tân tiến (chứ đừng nói là "đầu tiên"), doanh thu khổng lồ của bộ phim đã là một minh chứng đủ đầy, cho thấy công nghệ âm thanh điện ảnh là một lĩnh vực xứng đáng đầu tư và kỳ vọng.[62]

Sự phát triển của điện ảnh âm thanh thương mại đã diễn ra một cách phù hợp và khởi sinh từ trước The Jazz Singer, tuy nhiên, thành công của bộ phim cũng chẳng thay đổi mọi thứ chỉ sau một đêm. Phản ứng của Louella Parsons, tác giả chuyên mục tin đồn cho báo chí có ảnh hưởng tầm cỡ, đối với The Jazz Singer là không mấy tích cực: "Tôi chẳng lo sợ rằng bộ phim có âm thanh réo rít ấy sẽ gây phiền toái cho các rạp chiếu phim của chúng ta,"; trong khi giám đốc sản xuất của MGM, Irving Thalberg, đã gọi bộ phim là "một mánh lới quảng cáo hay ho, nhưng vị tất cũng chỉ thế thôi.".[63] Mãi cho đến tháng 5 năm 1928, tập hợp bốn hãng phim lớn (PDC đã rút chân ra khỏi liên minh), cùng với United Artists và các studio khác, mới ký kết với ERPI để thực hiện việc chuyển biến các cơ sở sản xuất và rạp chiếu phim, mở đường cho điện ảnh âm thanh. Đây là một cam kết rất khó khăn; chỉ riêng việc tân trang lại một rạp chiếu phim đã đội chi phí lên tới 15.000 USD (tương đương với 220.000 USD tại niên 2019) và có đến hơn 20.000 rạp chiếu phim ở Hoa Kỳ. Tính đến năm 1930, mới chỉ có một nửa số rạp hát trong đó được kết nối âm thanh.[63]

Ban đầu, tất cả các rạp có gắn hệ thống ERPI đều tương thích với Vitaphone; hầu hết đều được trang bị để chiếu các cuộn phim Movietone.[64] Tuy nhiên, ngay cả khi tiếp cận được cả hai công nghệ, hầu hết các công ty Hollywood vẫn còn trì trệ trong việc sản xuất các bộ phim âm thanh của riêng họ. Không có một hãng phim nào ngoài Warner Bros. từng phát hành phim âm thanh, kể cả là chỉ có một phân đoạn hội thoại ngắn, cho tới khi bộ phim The Perfect Crime kinh phí thấp của Film Booking Offices of America (FBO) được ra mắt ngày 17 tháng 6 năm 1928, tám tháng sau màn công chiếu The Jazz Singer.[65] FBO đã nằm dưới sự kiểm soát hiệu quả của một đối thủ cạnh tranh với Western Electric, phân nhánh RCA của General Electric, một công ty đang tìm kiếm tiếp thị hệ thống ghi âm trên phim của họ, Photophone. Không giống như Movietone của Fox-CasePhonofilm của De Forest, những hệ thống có mật độ biến thiên, Photophone là một hệ thống có tiết diện biến thiên—một sự tinh chỉnh về cách mà tín hiệu âm thanh được khắc ghi lên cuộn phim, mà về sau sẽ trở thành tiêu chuẩn mới cho công nghệ thu âm. (Trong cả hai loại hệ thống này, một chiếc đèn được thiết kế đặc biệt với độ phơi sáng của tấm phim được chỉ định bởi đầu vào âm thanh, ghi lại âm thanh dưới dạng hình ảnh theo một loại các vạch li ti cực nhỏ. Đối với quy trình có mật độ biến thiên, các vạch có độ sáng tối khác nhau; Đối với quy trình có tiết diện biến thiên, các vạch có độ rộng khác nhau.). Đến tháng 10, liên minh FBO-RCA cùng nhau sáng lập nên hãng phim hùng cường tối tân nhất Hollywood, RKO Pictures.

 
Dorothy MackaillMilton Sills trong tác phầm The Barker, bộ phim hội thoại talkie khai mạc đầu tiên của First National. Bộ phim được phát hành vào tháng 12 năm 1928, hai tháng sau khi Warner Bros. giành được quyền kiểm soát hãng phim.

Trong khi đó, Warner Bros. đã phát hành thêm ba bộ phim hội thoại đều lời lãi, nếu như không muốn nói là ngang ngửa với The Jazz Singer: Vào tháng 3, Tenderloin cũng góp mặt xuất hiện; bộ phim được Warners quảng cáo là phim truyện dài tập đầu tiên có diễn viên tự mình nói chuyện trong các phân cảnh của họ. Dẫu vậy chỉ có 15 trong tổng số 88 phút phim truyện là các đoạn hội thoại. Glorious Betsy kế tục theo sau vào tháng tư, The Lion and the Mouse (31 phút hội thoại) vào tháng 5.[66] Ngày 6 tháng 7 năm 1928, bộ phim hội thoại hoàn toàn đầu tiên, Lights of New York, được công chiếu. Tác phẩm dày công này tốn hết $23.000 để sản xuất nhưng đã thu về con số khủng $1.252.000, tỷ suất lợi nhuận đạt kỷ lục vượt ngưỡng 5.000%. Vào tháng 9, studio hãng phim phát hành thêm một bộ phim khác, có một phần hội thoại của Al Jolson, The Singing Fool, tăng hơn gấp đôi kỷ lục lợi nhuận từ The Jazz Singer cho một bộ phim của Warner Bros..[67] Cú đột phá thứ hai này của Jolson trên màn ảnh đã chứng tỏ năng lực của âm nhạc điện ảnh trong việc biến một bài hát thành một hiện tượng quốc gia: chỉ trong vòng chín tháng, số lượng kinh doanh bán ra của "Sonny Boy" bởi Jolson đã đạt 2 triệu bản thu âm cùng với 1,25 triệu bản phổ nhạc.[68] Tháng 9 năm 1928 cũng chứng kiến sự ra mắt của Dinner Time bởi Paul Terry, một trong những bộ phim hoạt hình đầu tiên được sản xuất với âm thanh đồng bộ. Ngay sau khi thưởng lãm tác phẩm, Walt Disney đã cho phát hành bộ phim điện ảnh đầu tiên của mình, phim ngắn Steamboat Willie có nhân vật Chuột Mickey.[69]

Trong suốt năm 1928, khi Warner Bros. bắt đầu thu được lợi nhuận khổng lồ nhờ sự hoan nghênh đông đảo cho các bộ phim âm thanh của hãng, các hãng phim khác nhanh chóng tiếp thu, chuyển đổi sang công nghệ mới. Paramount, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệp này, tung ra bộ phim hội thoại "talkie" đầu tiên của mình vào cuối tháng 9, Beggars of Life; mặc dù chỉ có vài câu thoại nhưng nó bày tỏ sự công nhận từ hãng phim đối với tiềm lực của phương tiện mới mẻ này. Interference, bộ phim toàn hội thoại đầu tiên của Paramount, công chiếu ra mắt vào tháng 11.[70] Tại Hoa Kỳ, quá trình này được gọi là "goat glanding", chỉ trong một thời gian ngắn trở nên quảng thông rộng rãi: các bản soundtrack trong phim, thỉnh thoảng kèm theo một câu thoại được dub vào, hoặc có thể là một bài hát, được thêm vào các bộ phim đã quay, và trong một vài trường hợp còn phát hành dưới dạng phim câm.[71] Chỉ cần có vài phút ca hát, một bộ phim mới đã được người ta ưu ái như thể là một "bộ phim âm nhạc thứ thiệt". (Dream Street của Griffith về cơ bản là một bộ phim "goat glanding" như vậy). Thế nhưng mọi kỳ vọng đều nhanh chóng đổi thay, "Mốt" âm thanh thời thượng của năm 1927 đã trở thành quy chuẩn cho tất cả các bộ phim vào năm 1929. Tháng 2 năm 1929, mười sáu tháng kể từ khi The Jazz Singer ra mắt, Columbia Pictures trở thành hãng phim cuối cùng trong số tám studio làm phim được xem là "chuyên chính" trong thời kỳ hoàng kim Golden Age của Hollywood phát hành phim truyện hội thoại tiểu phần của họ, The Lone Wolf's Daughter.[72] Cuối tháng 5 cùng năm, phim truyện toàn hội thoại cũng như toàn màu đầu tiên, On with the Show!, của Warner Bros được khởi chiếu.[73]

Tuy nhiên, hầu hết các rạp chiếu phim ở Mỹ, đặc biệt là ngoài khu vực đô thị, vẫn chưa được trang bị âm thanh: trong khi số lượng rạp chiếu phim có âm thanh gia tăng từ 100 lên 800 trong khoảng thời gian từ 1928 đến 1929, chúng vẫn bị áp đảo rất nhiều bởi các rạp chiếu phim câm, vốn thực sự cũng đã gia tăng về số lượng tương ứng, từ 22.204 lên 22.544.[74] Cùng với thực trạng đó, các studio làm phim vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục về sức hấp dẫn đại chúng của phim nói—mãi cho tới giữa năm 1930, đại đa số các bộ phim Hollywood được sản xuất làm phiên bản kép, phim câm cũng như phim hội thoại talkie.[75] Mặc dù chỉ có rất ít người trong ngành dự đoán được điều này, nhưng phim câm, dưới tư cách là một phương tiện thương mại khả dĩ tại Mỹ, sẽ sớm chỉ còn là ký ức. Points West, một bộ phim Hoot Gibson viễn Tây do Universal Pictures phát hành vào tháng 8 năm 1929, là bộ phim câm chính thống cuối cùng do một studio hãng phim lớn của Hollywood sản xuất.[76]

Chuyển giao công nghệ: Châu Âu sửa

The Jazz Singer có buổi ra mắt điện ảnh âm thanh Châu Âu tại nhà hát Piccadilly ở London vào ngày 27 tháng 9 năm 1928.[77] Theo nhà sử học điện ảnh Rachael Low, "Nhiều người trong ngành ngay lập tức nhận ra rằng, việc thay đổi sản xuất sang hình thức âm thanh là điều không thể tránh khỏi.".[78] Ngày 16 tháng 1 năm 1929, bộ phim châu Âu đầu tiên với một màn trình diễn giọng hát đồng bộ cũng như bản thu thanh đã được khởi chiếu ra mắt: Ich küsse Ihre Hand, Madame (Tôi hôn lên tay nàng, thưa Madame), một bộ phim của Đức không có lời thoại cũng như chỉ bao gồm một số bài hát do Richard Tauber trình bày.[79] Thước phim được làm ra bởi hệ thống ghi âm trên phim, kiểm soát bởi công ty liên doanh Đức-Hà Lan, Tobis, những doanh nghiệp kế thừa từ Tri-Ergon. Với mục tiêu dẫn đầu thị trường điện ảnh âm thanh mới nổi ở Châu Âu, Tobis đã ký kết hợp tác với đối thủ cạnh tranh của chính nó, Klangfilm, một công ty con liên hiệp của hai nhà sản xuất điện lực hàng đầu nước Đức. Đầu năm 1929, Tobis và Klangfilm bắt đầu đồng hợp tác tiếp thị các công nghệ thâu âm và phát lại của họ. Khi ERPI bắt đầu tích hợp âm thanh cho các rạp chiếu bóng trên khắp châu Âu, Tobis-Klangfilm tuyên bố rằng, hệ thống Western Electric đã vi phạm bản quyền sáng chế của Tri-Ergon, gây cản trở việc thiết lập công nghệ của Mỹ ở nhiều nơi.[80] Y chang như RCA khi họ bước vào lĩnh vực kinh doanh điện ảnh để tối đa hoá giá trị của hệ thống thâu âm, Tobis cũng tự thành lập các hoạt động sản xuất của riêng mình.[81]

Trong năm 1929, hầu hết các quốc gia làm phim lớn ở châu Âu bắt đầu tham gia cùng Hollywood trong quá trình chuyển đổi sang âm thanh. Nhiều bộ phim hội thoại talkie tạo trend được quay tại nước ngoài khi các công ty sản xuất thuê lại nhiều studio làm phim, trong khi studio của chính họ lại đang thực hiện việc chuyển đổi. Hoặc là họ cố tình nhằm mục tiêu vào các thị trường ngôn ngữ khác. Một trong hai bộ phim hội thoại kịch tính dài tập đầu tiên của Châu Âu đã được tạo ra nhưng vẫn theo một đường lối khác trong giới làm phim đa quốc gia: The Crimson Circle là sản phẩm đồng sản xuất giữa công ty Efzet-Film của đạo diễn Friedrich ZelnikBritish Sound Film Productions (BSFP). Năm 1928, bộ phim phát hành dưới dạng phim câm với tên gọi Der Rote Kreis tại Đức, nơi bộ phim được quay; Đoạn hội thoại bằng tiếng Anh dường như đã được lồng tiếng rất lâu sau, sử dụng quy trình Phonofilm của De Forest do công ty mẹ của BSFP kiểm soát. Nó được chiếu thương mại tại Anh Quốc vào tháng 3 năm 1929, cũng như một bộ phim hội thoại tiểu phần được sản xuất hoàn toàn tại Vương quốc Anh: The Clue of the New Pin, một sản phẩm của British Lion sử dụng hệ thống ghi âm trên đĩa Photophone của Anh. Vào tháng 5, Black Waters, bộ phim mà British and Dominions Film Corporation quảng bá là tác phẩm điện ảnh toàn hội thoại đầu tiên của Anh Quốc, đã được chấp thuận công chiếu thương mại lần đầu tiên; nó được quay hoàn toàn ở Hollywood bằng hệ thống thâu âm trên phim của Western Electric. Không có tác phẩm nào trong số này gây được nhiều ảnh hưởng.[82]

 
Ngôi sao điện ảnh lớn lên tại Praha của bộ phim Blackmail (1929), Anny Ondra, là một đứa con cưng của ngành công nghiệp, tuy nhiên giọng nói nặng tiếng địa phương của cô đã trở thành một vấn đề khi bộ phim được quay lại với âm thanh. Không có năng lực lồng tiếng hậu kỳ dubbing, đoạn hội thoại của cô đã được thu âm ngoài màn ảnh cùng lúc đó bởi nữ diễn viên Joan Barry. Sự nghiệp điện ảnh Anh Quốc của Ondra trở nên lụi tàn.[83]

Bộ phim drama thành công đầu tiên ở châu Âu là Blackmail, sản xuất hoàn toàn bởi Anh Quốc. Được đạo diễn bởi Alfred Hitchcock, lúc đó 29 tuổi, bộ phim ra mắt ở London vào ngày 21 tháng 6 năm 1929. Ban đầu chỉ được quay dưới dạng phim câm, Blackmail được dàn dựng lại để bao gồm thêm các đoạn hội thoại, cùng với nhạc tấu và hiệu ứng âm thanh trước khi khởi chiếu. Là sản phẩm của British International Pictures (BIP), nó được thâu âm bằng hệ thống Photophone của RCA, General Electric đã mua lại một phần của AEG để họ có thể tiếp cận thị trường Tobis-Klangfilm. Blackmail là một tác phẩm thành công vang dội; Phản hồi của giới phê bình cũng tích cực—chẳng hạn như Hugh Castle, một người khét tiếng là nghiêm khắc, đã gọi bộ phim là "có chăng là sự kết hợp thông minh nhất giữa âm thanh và yên lặng mà chúng ta từng thấy".[84]

Ngày 23 tháng 8, ngành công nghiệp điện ảnh với quy mô khiêm tốn của Áo đã cho ra mắt một bộ phim hội thoại: G'schichten aus der Steiermark (Chuyện kể từ xứ Styria), một sản phẩm của Eagle Film–Ottoton Film.[85] Ngày 30 tháng 9, phim truyện drama dài tập hội thoại đầu tiên do Đức sản xuất, Das Land ohne Frauen (Đất không phụ nữ), đã được công chiếu. Một sản phẩm của Tobis Filmkunst, trong đó có tới khoảng một phần tư bộ phim là có đoạn hội thoại, được tách biệt hoàn toàn với các hiệu ứng đặc biệt và âm nhạc. Phản hồi về bộ phim là đáng thất vọng.[86] Bộ phim hội thoại đầu tiên của Thuỵ Điển, Konstgjorda Svensson (Svensson nhân tạo), khai trương vào ngày 14 tháng 10. Tám ngày sau đó, Aubert Franco-Film đã cho ra mắt bộ phim Le Collier de la reine (Vòng cổ của nữ hoàng), quay tại trường quay Épinay gần Paris. Được dàn dựng như một bộ phim câm, tác phẩm được cung ứng bởi một khúc nhạc phổ do Tobis thâu âm lại cùng với một đoạn nói chuyện duy nhất—phân cảnh đối thoại đầu tiên trong một bộ phim điện ảnh Pháp. Ngày 31 tháng 10, Les Trois masques (Ba chiếc mặt nạ) được ra mắt; là một phim phẩm của Pathé-Natan, nó được công chúng đón nhận như là phim truyện đầu tiên của nước Pháp, mặc dù được ghi hình, cũng như Blackmail, tại trường quay Elstree, ngay ngoại ô London. Công ty sản xuất đã ký hợp đồng với RCA Photophone và Anh Quốc, khi ấy có cơ sở gần nhất sở hữu hệ thống này. Bộ phim hội thoại talkie La Route est belle (Con đường này vẫn ổn), cũng được quay tại Elstree, chỉ sau đó một vài tuần.[87]

Trước khi các hãng phim ở Paris được trang bị đầy đủ âm thanh—một quá trình kéo dài cho đến tận năm 1930—một số bộ phim nói đầu tiên của Pháp đã được quay tại Đức.[88] Phim hội thoại tiếng Đức đầu tiên, Atlantik, đã được công chiếu ở Berlin vào ngày 28 tháng 10. Lại là một bộ phim khác do Elstree sản xuất, nó ít mang chất Đức hơn so với Les Trois masquesLa Route est belle là những tác phẩm của Pháp; là sản phẩm do BIP cùng với kịch bản gia người Anh và đạo diễn người Đức làm ra, nó cũng được quay bằng tiếng Anh qua tên gọi Atlantic.[89] Bộ phim do Aafa-Film sản xuất hoàn toàn của Đức, It's You I Have Loved (Dich hab ich geliebt) khởi chiếu ba tuần rưỡi sau đó. Đây không phải là "bộ phim nói đầu tiên của Đức", như cách tiếp thị đã mô tả, thế nhưng đây lại là bộ phim đầu tiên được phát hành tại Hoa Kỳ.[90]

 
Bộ phim hội thoại Liên Xô đầu tiên, Putevka v zhizn (Đường tới sự sống; 1931), đặt lên vấn đề về những người vô gia cư trẻ tuổi. Như Marcel Carné nói rằng, "trong những hình ảnh khó quên của câu chuyện giản dị và trong sáng này, chúng ta có thể thấy rõ sự nỗ lực của cả một dân tộc."[91]

Năm 1930, bộ phim điện ảnh âm thanh đầu tiên của Ba Lan được ra mắt, sử dụng hệ thống âm thanh thu âm trên đĩa: Moralność pani Dulskiej (Đạo đức của bà Dulska) vào tháng 3 và Niebezpieczny romans (Cuộc tình ái nguy hiểm) vào tháng 10.[92] Tại Ý, nơi mà ngành công nghiệp điện ảnh sôi động một thời đã trở nên suy yếu vào cuối những năm 1920, bộ phim nói đầu tiên, La Canzone dell'amore (Bài hát tình yêu), cũng được ra mắt vào tháng 10; và chỉ trong vòng hai năm nữa, điện ảnh Ý sẽ tái hồi sinh.[93] Bộ phim đầu tiên bằng tiếng Séc cũng được ra mắt vào năm 1930, Tonka Šibenice (Tonka của những chiếc giá treo cổ).[94] Một số quốc gia châu Âu có vị trí thứ yếu trong lĩnh vực này cũng phát hành những bộ phim điện ảnh âm thanh đầu tiên của họ—Bỉ (bằng tiếng Pháp), Đan Mạch, Hy Lạp và Romania.[95] Ngành công nghiệp điện ảnh phát triển mạnh mẽ của Liên Xô ra đời với những tác phẩm âm thanh đầu tiên vào tháng 12 năm 1930: bộ phim Sự nhiệt tình phi hư cấu của Dziga Vertov có nhạc nền mang tính chất thử nghiệm cũng như không có lời thoại; Phim tài liệu Plan velikikh rabot (Kế hoạch của những tuyệt tác) của Abram Room có nhạc và lời thuyết minh.[96] Cả hai đều được sản xuất bằng hệ thống thu thanh trên phim, được phát triển tại địa bàn, hai trong số khoảng hai trăm hệ thống âm thanh điện ảnh có mặt ở đâu đó trên thế giới.[97] Vào tháng 6 năm 1931, bộ phim truyền hình của tác giả Nikolai Ekk, Putevka v zhizn (Đường đến sự sống hay Khởi đầu cuộc sống), được công chiếu là bộ phim hội thoại chân thực đầu tiên của Liên Xô.[98] Trên khắp châu Âu, việc chuyển đổi các địa điểm công chiếu vẫn còn bị thụt lùi so với năng lực sản xuất, đòi hỏi các bộ phim hội thoại phải được sản xuất về phiên bản phim câm để trình chiếu song song. Hoặc đơn giản là vẫn trình chiếu mà không có âm thanh ở nhiều nơi. Trong khi tốc độ chuyển biến diễn ra tương đối nhanh chóng ở Anh Quốc—với hơn 60% rạp chiếu được trang bị công nghệ âm thanh vào cuối năm 1930, tương đồng với số liệu tại Mỹ—trái lại thì ở Pháp, hơn một nửa số rạp trên toàn quốc vẫn đang phải chiếu phim trong sự câm lặng vào cuối năm 1932.[99] Theo nhà học giả Colin G. Crisp, "Sự lo toan về việc hồi sinh dòng phim câm thường được thể hiện trên báo chí công nghiệp [Pháp], cũng như một bộ phận đa số trong ngành vẫn xem phim câm là một triển vọng thương mại và nghệ thuật khả thi cho tới khoảng năm 1935.".[100] Tình hình này còn đặc biệt gay gắt hơn ở Liên Xô; Tính đến tháng 5 năm 1933, cứ một trăm máy chiếu phim trong nước thì có chưa đến một máy được trang bị âm thanh.[101]

Chuyển giao công nghệ: Châu Á sửa

 
Tác phẩm Madamu to nyobo của đạo diễn Heinosuke Gosho (Vợ láng giềng với vợ tôi; 1931), một sản phẩm của studio phim Shochiku, là thành công vang dội đầu tiên về thương mại cũng như trong giới phê bình của điện ảnh âm thanh Nhật Bản.[102]

Trong những thập niên 1920 và 1930, Nhật Bản là một trong hai quốc gia sản xuất phim ảnh lớn nhất thế giới, tương ứng với Hoa Kỳ. Mặc dù ngành công nghiệp điện ảnh của Nhật là một trong những lãnh địa đầu tiên sản xuất cả điện ảnh âm thanh lẫn điện ảnh hội thoại, thế nhưng quá trình chuyển biến hoàn toàn sang âm thanh lại tiến hành chậm hơn nhiều so với các nước phương Tây. Có vẻ như bộ phim âm thanh đầu tiên của Nhật Bản, Reimai (Bình minh), được thực hiện vào năm 1926 bởi hệ thống Phonofilm của De Forest.[103] Sử dụng hệ thống thâu âm trên đĩa Minatoki, hãng phim tiên phong Nikkatsu đã cho sản xuất bộ đôi tác phẩm điện ảnh hội thoại năm 1929: Taii no Musume (Con Gái của Thuyền Trưởng) và Furusato (Quê hương), trong đó bộ phim thứ hai là do Kenji Mizoguchi đạo diễn. Hãng phim đối thủ, Shochiku, cũng bắt đầu ra mắt thành công bộ phim nói sử dụng công nghệ ghi âm trên phim năm 1931, ứng dụng một quy trình có mật độ biến thiên được gọi là Tsuchibashi.[104] Tuy nhiên, hai năm sau đó, có tới hơn 80% bộ phim sản xuất trong nội địa vẫn là phim câm.[105] Hai trong số những đạo diễn hàng đầu của Nhật, Mikio NaruseYasujirō Ozu, đã không thực hiện bộ phim điện ảnh âm thanh đầu tiên của họ cho đến tận năm 1935 và 1936 một cách tương ứng.[106] Cuối năm 1938, hơn một phần ba tổng số phim ảnh sản xuất tại Nhật Bản được quay không có lời thoại.[105]

Sự phổ dụng trường tồn của điện ảnh chiếu bóng câm tại Nhật Bản phần lớn nhờ vào truyền thống benshi, một loại nghề thuyết minh đệm, bổ trợ cho buổi chiếu phim. Như đạo diễn Akira Kurosawa sau này đã mô tả, benshi "không chỉ kể lại cốt truyện của bộ phim mà thôi, họ còn nâng cao tình tiết cảm xúc qua việc thể hiện giọng nói ngữ điệu cũng như hiệu ứng âm thanh và cung cấp biểu đạt gợi tưởng về các sự kiện và hình ảnh diễn ra trên màn hình.... Những anh tài thuyết minh danh tiếng nhất đều là những ngôi sao có tiếng tăm, chịu trách nhiệm bảo trợ cho một rạp hát cụ thể nào đó.".[107] Nhà sử học điện ảnh Mariann Lewinsky lập luận,

Sự lụi tàn của phim câm ở phương Tây và Nhật Bản là do ngành công nghiệp và thị trường áp đặt, chứ không phải bởi bất kỳ nhu cầu nội tại hay tiến hóa tự nhiên nào.... Điện ảnh câm là một hình thức mang lại khoái cảm hưng mãn và đã hoàn toàn trưởng thành. Nó không thiếu bất cứ thứ gì cả, ít nhất là tại Nhật Bản, nơi vẫn từng luôn có tiếng nói con người thực hiện phân cảnh lời thoại và bình luận. Điện ảnh âm thanh không phải là tốt hơn, mà chỉ tiết kiệm hơn. Làm ông chủ của một rạp chiếu bóng, bạn không còn phải trả lương bổng cho nhạc công và benshi nữa. Và một nghệ nhân benshi giỏi là một ngôi sao đòi hỏi thù lao ngôi sao.[108]

Tương tự như vậy, sức tồn tại của hệ thống benshi đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xúc tiến chuyển đổi dần dần sang âm thanh—cho phép các studio làm phim dàn trải chi phí vốn liếng cho việc chuyển đổi, cộng thêm việc giám đốc cũng như đội ngũ kỹ thuật của họ có thời gian để làm quen với công nghệ mới.[109]

 
Alam Ara khởi chiếu ngày 14 tháng 3 năm 1931 tại Bombay. Bộ phim hội thoại Ấn Độ đầu tiên đã đạt thành công danh tiếng tới mức "lực lượng cảnh sát hỗ trợ đã được điều động để kiểm soát những đám đông."[110]. Tác phẩm được quay bởi hệ thống camera đơn Tanar, thu lại âm thanh một cách trực tiếp lên cuộn phim.

Tác phẩm điện ảnh tiếng Quan Thoại Gēnǚ hóng mǔdān (, Ca nữ hồng mẫu đan), với sự tham gia của Butterfly Wu, ra mắt dưới dạng phim truyện hội thoại đầu tiên của Trung Quốc năm 1930. Đến tháng 2 cùng năm, quá trình sản xuất dường như đã hoàn thành đối với phiên bản âm thanh cho tác phẩm Sân chơi của quỷ, được cho là mang đủ những điều kiện để trở thành bộ phim điện ảnh hội thoại đầu tiên của Úc; tuy nhiên, buổi công chiếu báo chí tháng 5 của tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Điện ảnh Khối thịnh vượng chung (Commonwealth Film Contest), bộ phim Fellers, là cuộc triển lãm công khai đầu tiên có thể kiểm chứng được đối với một bộ phim nói của Úc.[111] Tháng 9 năm 1930, một bài hát do ngôi sao Ấn Độ, Sulochana, thể hiện, trích xuất từ bộ phim câm Madhuri (1928), được ấn hành dưới dạng phim ngắn có âm thanh đồng bộ, tác phẩm đầu tiên của quốc gia.[112] Năm sau đó, Ardeshir Irani đạo diễn phim truyện hội thoại Ấn Độ đầu tiên bằng tiếng Hindi-Urdu, Alam Ara, đồng thời sản xuất nên tác phẩm Kalidas, chủ yếu bằng tiếng Tamil với một chút tiếng Telugu. Năm 1931 cũng đã chứng kiến sự ra đời của bộ phim nói đầu tiên bằng tiếng Bengali, Jamai Sasthi, và bộ phim hội thoại hoàn toàn bằng tiếng Telugu đầu tiên, Bhakta Prahlada.[113][114] Năm 1932, Ayodhyecha Raja trở thành bộ phim đầu tiên sử dụng ngôn ngữ Marathi, được cho là sẽ phát hành (mặc dù Sant Tukaram là tác phẩm đầu tiên trải qua quá trình kiểm duyệt chính thức); bộ phim nói tiếng Gujarat đầu tiên, Narsimha Mehta, và bộ đàm thoại hoàn toàn bằng tiếng Tamil, Kalava, cũng được khởi chiếu. Năm tiếp theo, Ardeshir Irani sản xuất phim truyện hội thoại bằng tiếng Ba Tư đầu tiên, Dukhtar-e-loor.[115] Cũng trong năm 1933, những bộ phim dùng tiếng Quảng Đông đầu tiên được sản xuất tại Hồng Kông— Sha zai dongfang (Đêm tân hôn của gã ngốc) và Liang xing (Lương tâm); trong vòng hai năm, ngành công nghiệp điện ảnh địa phương đã chuyển đổi hoàn toàn sang định dạng âm thanh.[116]Hàn Quốc, nơi mà pyonsa (hoặc byun-sa) giữ vai trò và địa vị tương tự như benshi của Nhật Bản[117], từ năm 1935 đã trở thành quốc gia cuối cùng có ngành công nghiệp điện ảnh hùng mạnh sản xuất nên bộ phim nói đầu tiên: Chunhyangjeon (春香傳/춘향전), dựa trên truyện kể dân gian pansori thế kỷ thứ 17 mang tựa đề "Chunhyangga", theo đó có tới 15 phiên bản điện ảnh đã được thực hiện cho đến thời điểm năm 2009[118].

Kết cục hậu sự sửa

Công nghệ sửa

 
Show Girl in Hollywood (1930), một trong những bộ phim nói đầu tiên liên quan đến đề tài quá trình sản xuất điện ảnh âm thanh, mô tả những chiếc microphone treo lủng lẳng trên xà nhà với nhiều máy quay đồng thời từ các gian cách âm. Bức bích hoạ cho thấy một máy quay không có khung và không có đèn chớp, giống như khi thực hiện một vở nhạc kịch với nhạc nền đã được ghi âm sẵn.

Trước mắt, việc cho ra đời bản ghi âm trực tiếp đã gây ra nhiều bài toán nan giải lớn cho quá trình sản xuất. Các máy quay hoạt động rất ồn ào, vì thế một chiếc tủ cách âm đã được sử dụng trong nhiều bộ phim điện ảnh âm thanh đầu tiên, nhằm cách ly thiết bị với diễn viên, khiến cho khả năng di động của máy quay bị giảm sút đáng kể. Có một giai đoạn, việc quay chụp bằng nhiều chiếc camera đã được áp dụng để bù đắp cho sự thiếu thốn khả năng di chuyển và các kỹ thuật viên studio nhanh trí thường có thể tìm ra cách giải phóng máy ảnh cho một số cảnh quay cụ thể. Sự cần thiết phải đứng trong phạm vi của microphone tĩnh đồng nghĩa với việc các diễn viên cũng thường bị hạn chế cử động một cách thiếu tự nhiên. Show Girl in Hollywood (năm 1930), của nhà sản xuất First National Pictures (mà Warner Bros. đã nắm quyền kiểm soát nhờ cuộc phiêu lưu thương mại đầy lợi nhuận vào lĩnh vực âm thanh), cung cấp một cái nhìn sau hậu trường về một số kỹ thuật liên quan đến việc quay phim nói thời kỳ sơ khai. Một số vấn đề cơ bản do quá trình chuyển đổi sang âm thanh gây ra đã sớm được giải quyết bằng vỏ casing máy quay đời mới, được gọi là "blimps", được thiết kế để triệt tiêu tiếng ồn và boom microphones, có thể được đặt ngay bên ngoài khung hình và dịch chuyển theo các diễn viên. Năm 1931, một cải tiến lớn về độ trung thực khi playback phát lại đã được giới thiệu ra công chúng: Hệ thống loa ba chiều, trong đó âm thanh được phân tách thành các dải tần số thấp, trung bình và cao. Chúng được truyền đi một cách tương ứng đến một chiếc "loa woofer" âm trầm cỡ lớn, một bộ driver điều khiển dải midrange tầm trung và một "loa tweeter" âm bổng.[119]

Cũng có những tác động đối với các khía cạnh công nghệ khác của điện ảnh. Việc ghi và phát lại âm thanh đúng cách đòi hỏi phải chuẩn hóa chính xác tốc độ của máy quay và máy chiếu. Trước khi có âm thanh, 16 khung hình trên giây (fps) là tiêu chuẩn mà mọi người đều cho là đã đồng thuận với nhau cả, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Máy ảnh thường được quay chậm hoặc quay nhanh quá mức để cải thiện độ phơi sáng hoặc để tạo ra hiệu ứng ấn tượng. Máy chiếu thường được cho chạy quá nhanh để rút ngắn thời gian chiếu và thu được nhiều buổi diễn với tiền vé hơn. Tuy nhiên, tốc độ khung hình biến thiên khiến cho âm thanh không thể nghe ra được. Do đó, một tiêu chuẩn mới nghiêm ngặt hơn với 24 khung hình/giây đã sớm được thiết lập.[120] Âm thanh cũng buộc phải loại bỏ các đèn hồ quang gây nhiễu, từng được sử dụng để quay trong nội thất của studio. Việc chuyển sang sử dụng hệ thống chiếu sáng sợi đốt yên tĩnh đòi hỏi phải cải biến phương pháp lưu trữ phim đắt tiền hơn. Độ nhạy của phim panchromatic tân tiến đã mang lại chất lượng hình ảnh cũng như tông màu vượt trội và giúp đạo diễn tự do quay các phân cảnh ở mức sáng thấp hơn mức thực tế trước đấy.[120]

Như David Bordwell từng mô tả, những cải tiến công nghệ tiếp tục diễn ra với tốc độ thần tốc: "Từ năm 1932 đến năm 1935, [Western ElectricRCA] đã tạo ra các microphone định hướng, gia tăng dải tần ghi âm trên phim, giảm tiếng ồn mặt đất ... và khai mở phạm vi âm lượng." Những cách tân kỹ thuật này thường đồng nghĩa với những kiến quan thẩm mỹ mới: "Tăng cường độ trung thực của bản ghi ... nâng cao khả năng ấn tượng của âm sắc, cao độ và âm lượng của giọng hát.".[121] Một vấn đề cơ bản khác—bị người ta giả mạo một cách nổi tiếng trong tác phẩm Singin' in the Rain năm 1952—đó là một số diễn viên thời kỳ phim câm đơn giản là không có giọng nói hấp dẫn; mặc dù vấn đề này thường xuyên bị cường điệu hóa, nhưng vẫn có những lo ngại liên quan về chất lượng âm giọng nói chung và việc chọn lựa diễn viên cho kỹ năng diễn kịch của họ trong các vai cũng đòi hỏi tài năng ca hát ngoài khả năng của họ. Đến năm 1935, việc thâu âm lại giọng của các diễn viên gốc hoặc các diễn viên khác trong quá trình sản xuất hậu kỳ, một quá trình được gọi là "looping", đã trở nên thực tế. Hệ thống ghi âm bằng tia cực tím được RCA giới thiệu vào năm 1936 đã cải thiện khả năng tái tạo các âm trầm và nốt cao.[122]

 
Một ví dụ về rãnh âm thanh có diện tích-biến thiên—độ rộng của vùng màu trắng tỷ lệ với biên độ của tín hiệu âm thanh tại mỗi thời điểm.

Với việc Hollywood áp dụng triển khai rộng rãi phim nói, sự cạnh tranh giữa hai phương pháp tiếp cận cơ bản để sản xuất điện ảnh âm thanh đã sớm được giải quyết. Trong suốt những năm 1930–1931, những công ty lớn duy nhất sử dụng công nghệ ghi âm trên đĩa là Warner Bros.First National đã chuyển sang ghi âm trên phim. Tuy nhiên, sự hiện diện thống trị của Vitaphone tại các rạp chiếu bóng được trang bị âm thanh có nghĩa là trong nhiều năm tới, tất cả các hãng phim Hollywood đều cưỡng ép và phân phối phiên bản thâu âm trên đĩa các bộ phim của họ cùng với phiên bản phim ghi âm trên phim.[123] Fox Movietone nhanh chóng nối bước Vitaphone trong việc từ bỏ sử dụng làm phương pháp ghi âm và tái sản xuất, để lại còn mỗi hai hệ thống lớn của Hoa Kỳ: quy trình RCA Photophone với tiết diện biến thiên và quy trình mật độ biến thiên của chính Western Electric, một bước cải tiến đáng kể trên công nghệ đã cấp phép chéo Movietone.[124] Theo sự xúi giục của RCA, hai công ty mẹ đã làm cho thiết bị chiếu bóng của họ trở nên tương thích, nghĩa là bộ phim nào quay bằng một hệ thống vẫn có thể được chiếu lên tại các rạp được trang bị cho hệ thống kia.[125] Điều này để lại một bài toán lớn—thử thách Tobis-Klangfilm. Tháng 5 năm 1930, Western Electric đã thắng kiện ở Áo, tước bỏ hiệu lực bảo vệ đối với một số bằng sáng chế của Tri-Ergon, đưa Tobis-Klangfilm đến bàn đàm phán.[126] Tháng sau đó, một thỏa thuận đã được ký kết về cấp phép chéo bằng sáng chế, khả năng tương thích playback toàn vẹn và việc phân chia thế giới thành ba phần trong việc cung ứng thiết bị. Như một báo cáo đương thời mô tả:

Tobis-Klangfilm có độc quyền cung cấp thiết bị cho: Đức, Danzig, Áo, Hungary, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Hà Lan, Ấn Độ thuộc Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Bulgaria, Romania, Nam Tư, và Phần Lan. Người Mỹ có độc quyền đối với Hoa Kỳ, Canada, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, và Nga. Tất cả các quốc gia khác, trong đó có Ý, Pháp, và Anh, đều mở cửa cho cả hai bên.[127]

Thỏa thuận này vẫn chẳng giải quyết được tất cả các tranh chấp về bằng sáng chế. Các cuộc đàm phán sâu rộng hơn đã được tiến hành và nhiều hiệp định được ký kết trong suốt những năm 1930. Cũng trong những năm này, các hãng phim Mỹ bắt đầu từ bỏ hệ thống Western Electric để chuyển sang phương pháp tiếp cận diện tích biến thiên của RCA Photophone—đến cuối năm 1936, chỉ có Paramount, MGMUnited Artists là vẫn còn hợp đồng với ERPI.[128]

Nhân công sửa

 
Bìa của tác phẩm Photoplay trông không hề tử tế, tháng mười hai năm 1929, có sự tham gia của Norma Talmadge. Như nhà sử học điện ảnh David Thomson đã nói một cách cô đọng, "âm thanh đã chứng tỏ sự không phù hợp giữa vẻ đẹp trong tiệm salon và giọng nói vay mượn của [cô ta]."[129]

Trong khi sự ra đời của âm thanh đã dẫn đến sự bùng nổ trong ngành công nghiệp điện ảnh, nó lại có tác động tiêu cực đến khả năng tuyển dụng của nhiều diễn viên Hollywood vào thời điểm đó. Đột nhiên, những người không có kinh nghiệm sân khấu bị hãng phim xem là khả nghi; như đã đề xuất ở trên, những người có giọng âm nặng, khó nghe hoặc giọng nói không bắt tai từng được che giấu trước đây sẽ đặc biệt lâm phải nguy cơ. Sự nghiệp của ngôi sao điện ảnh câm nức tiếng Norma Talmadge đã héo úa theo cách này. Nam diễn viên nổi tiếng người Đức Emil Jannings đã phải khăn gói về lại châu Âu. Những khán thính giả xem phim nhận thấy giọng nói của John Gilbert chẳng hề phù hợp với tính cách hào hoa của ông, và danh tiếng sự nghiệp của ông theo đó cũng mờ nhạt đi.[130] Khán thính giả giờ đây dường như coi một số ngôi sao thời kỳ điện ảnh câm là lỗi thời, ngay cả những người có cả tài năng để thành công trong thời đại âm thanh. Sự nghiệp của Harold Lloyd, một trong những diễn viên hài màn ảnh hàng đầu những năm 1920, bị sa sút nhanh chóng.[131] Lillian Gish rời bỏ đi, không lâu sau lại quay trở lại sân khấu, và những nhân vật hàng đầu khác sớm từ biệt hoàn toàn sự nghiệp diễn xuất như: Colleen Moore, Gloria Swanson, cặp đôi biểu diễn nổi tiếng nhất Hollywood, Douglas FairbanksMary Pickford.[132] Sau khi sự nghiệp điện ảnh sụp đổ vì nói giọng Đan Mạch, Karl Dane đã tuẫn tiết. Tuy nhiên, không nên quá phóng đại về tác động của điện ảnh âm thanh lên sự nghiệp các diễn viên, ngôi sao điện ảnh. Một phân tích thống kê về độ dài sự nghiệp của nữ diễn viên phim câm cho thấy "tỷ lệ sống sót" trong 5 năm của các nữ diễn viên hoạt động vào năm 1922 chỉ cao hơn 10% so với những nữ diễn viên hoạt động sau năm 1927.[133] Như nữ diễn viên Louise Brooks đã đề xuất rằng, ngoài chuyện đó ra còn có những vấn đề khác:

Những kẻ đứng đầu hãng phim, giờ đây bị dồn vào thế phải ban ra những quyết định chưa từng có, đã quyết định bắt đầu tiến hành với các diễn viên, bộ phận kém hấp dẫn nhất và dễ bị tổn thương nhất trong quá trình sản xuất phim. Dù sao chăng nữa thì đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để phá vỡ hợp đồng, cắt giảm thu nhập hậu hĩnh và đồng thời thuần hóa các ngôi sao.... Đối với tôi, họ đã đánh vào lương bổng. Tôi có thể tiếp tục tham gia làm việc mà không cần tăng lương theo yêu cầu của hợp đồng, hoặc là lựa chọn nghỉ việc, tay [giám đốc hãng phim Paramount B. P.] Schulberg đã nói, sử dụng cách né tránh đáng nghi vấn đó là liệu tôi có phù hợp cho các bộ phim điện ảnh hội thoại hay không. Điều đó thực sự khả nghi, như tôi nói, là bởi chính tôi đây có thể nói tiếng Anh một cách đàng hoàng với giọng điệu tử tế và tôi cũng xuất thân ra từ nhà hát. Thế là tôi bỏ cuộc không chút hoang mang do dự.[134]

Buster Keaton từng háo hức khám phá thứ phương tiện mới lạ này, nhưng khi studio của anh, MGM, thực hiện việc chuyển đổi sang âm thanh, anh đã nhanh chóng bị tước quyền kiểm soát sáng tạo. Mặc dù một số tác phẩm phim hội thoại đời đầu của Keaton mang về lợi nhuận khủng đáng ấn tượng nhưng chúng lại rất ảm đạm về mặt nghệ thuật.[135]

Một số điểm cuốn hút lớn nhất của thứ công nghệ cách tân này bắt nguồn từ nghề tạp kỹ vaudeville và sân khấu nhạc kịch, nơi các nghệ sĩ biểu diễn như Al Jolson, Eddie Cantor, Jeanette MacDonaldanh em nhà Marx đã quá quen thuộc với nhu cầu về cả lời thoại lẫn bài hát.[136] James CagneyJoan Blondell, những người từng tham gia hợp tác ở Broadway, đã được Warner Bros. chung tựu, cùng đưa về miền Tây năm 1930.[137] Một số diễn viên đã là ngôi sao lớn kỳ cựu trong cả kỷ nguyên phim câm lẫn âm thanh như: John Barrymore, Ronald Colman, Myrna Loy, William Powell, Norma Shearer, nhóm hài kịch của Stan LaurelOliver Hardy, cùng với Charlie Chaplin, người có hai tác phẩm City Lights (1931) và Modern Times (1936) hầu như chỉ sử dụng âm thanh cho nhạc nền và hiệu ứng.[138] Janet Gaynor nổi lên hàng ngũ ngôi sao top ten với công nghệ âm thanh đồng bộ nhưng không có lời thoại qua các bộ phim Seventh Heaven (Thiên đường Thứ bảy)Sunrise (Bình minh), cũng như Joan Crawford với bộ phim Our Dancing Daughters (1928) (Đứa Con gái Khiêu vũ của Chúng ta), tương tự về mặt công nghệ.[139] Greta Garbo là người nói tiếng Anh phi bản xứ duy nhất giữ được danh hiệu ngôi sao Hollywood ở cả hai phía của cuộc phân chia định dạng âm thanh lớn.[140] Nhân vật phụ của các bộ phim câm, Clark Gable, người từng được đào tạo chuyên sâu về lồng tiếng trong sự nghiệp sân khấu trước đó của mình, đã tiếp tục thống trị phương tiện truyền thông hiện đại trong nhiều thập kỷ liền; tương tự như vậy, nam diễn viên người Anh Boris Karloff, từng xuất hiện trong hàng chục bộ phim câm kể từ năm 1919, đã nhận thấy danh vọng của mình càng được thăng hoa trong kỷ nguyên âm thanh (mặc dù, trớ trêu thay, chính vai diễn không lời thoại trong tác phẩm Frankenstein năm 1931 đã khiến điều này xảy ra, mặc dù mắc chứng nói ngọng, về sau ông vẫn nhận thấy mình được săn đón rất nhiều). Sự nhấn mạnh mới vào những đoạn hội thoại cũng khiến các nhà sản xuất phải thuê nhiều tiểu thuyết gia, nhà báo và nhà viết kịch có kinh nghiệm viết lời thoại hay. Trong số những người trở thành nhà viết kịch bản Hollywood trong thập niên 1930 có Nathanael West, William Faulkner, Robert Sherwood, Aldous HuxleyDorothy Parker.[141]

Khi nghệ thuật điện ảnh âm thanh xuất hiện, với những bản nhạc được thu âm từ trước, ngày càng có nhiều nhạc sĩ của dàn nhạc rạp chiếu bóng đứng trước thực trạng thất nghiệp.[142] Không chỉ đơn thuần là vị trí đệm âm cho phim của họ bị soán ngôi; theo nhà sử học Preston J. Hubbard, "Trong suốt những năm 1920, các buổi biểu diễn nhạc sống tại các rạp chiếu phim sơ khai thuở đầu tiên từng trở thành một khía cạnh cực kỳ quan trọng của điện ảnh Mỹ.".[143] Với sự xuất hiện của phim truyện âm thanh, những màn trình diễn nổi bật đó—thường được dàn dựng như những màn prelude dạo đầu—phần lớn cũng bị trừ bỏ. Liên đoàn Nhạc sĩ Hoa Kỳ cũng cho đăng bức quảng cáo báo chí nhằm biểu tình phản đối việc thay thế các nhạc sĩ biểu diễn trực tiếp bằng các thiết bị playback phát lại cơ khí. Một bản quảng cáo năm 1929 xuất hiện trên tờ Pittsburgh Press có hình ảnh một chiếc lon có nhãn "Canned Music / Big Noise Brand / Guaranteed to Produce No Intellectual or Emotional Reaction Whatever" (Nhạc đóng hộp / Thương hiệu ồn ào lớn tiếng / Đảm bảo không Tạo ra Bất kỳ Phản ứng Trí tuệ hoặc Cảm xúc Nào cả" và một phần còn có nội dung:

Nhạc Đóng Hộp Trước Vành Móng Ngựa
Đây là một ca trường hợp giữa Nghệ Thuật và Nhạc Cơ Khí đối chọi nhau trong các rạp hát. Bị cáo bị lên án trước người dân Mỹ về tội cố gắng làm băng hoại sự tôn trọng dành cho âm nhạc và ngăn cản giáo dục âm nhạc. Các rạp chiếu bóng ở nhiều thành phố đang chào mời nhạc cơ học đồng bộ để thay thế cho Âm Nhạc Đích Thực. Nếu công chúng đến rạp chấp nhận sự sa sút này của chương trình giải trí thì Nghệ Thuật Âm Nhạc trở nên tàn bại một cách nghiêm trọng là điều không thể tránh khỏi. Các nhà chức trách ngành âm nhạc biết rằng, linh hồn của Nghệ Thuật bị rơi vào quên lãng trong sự lấn lướt của cơ giới hóa. Không thể là khác được vì chất lượng của âm nhạc phụ thuộc vào tâm trạng người nghệ sĩ, vào sự tiếp xúc giữa con người, nếu thiếu vắng điều đó thì tinh tuý của sự kích thích trí tuệ và cảm xúc hoan lạc sẽ mất đi.[144]

Cho tới năm sau, theo báo cáo, có 22.000 nhạc sĩ điện ảnh Hoa Kỳ đã bị mất việc.[145]

Doanh thương sửa

 
Khởi chiếu ngày 1 tháng 2 năm 1929, MGM cho ra mắt tác phẩm điện ảnh The Broadway Melody, bộ phim hội thoại ăn khách đầu tiên từ một studio sản xuất không phải là Warner Bros. và là phim truyện âm thanh đầu tiên đoạt được Giải Oscar cho Phim hay nhất.

Tháng 9 năm 1926, Jack L. Warner, người đứng đầu Warner Bros., từng nói rằng điện ảnh hội thoại sẽ không bao giờ khả thi: "Họ đã thất bại khi không màng tính đến những biểu đạt mang tầm quốc tế của thế giới điện ảnh câm, và sự san sẻ trong tâm thức của mỗi người xem khi tự mình tạo ra màn kịch, hành động, bối cảnh cốt truyện và cuộc đối thoại tưởng tượng cho chính họ.".[146] Nhưng nhờ có lợi nhuận từ công ty của mình, quan điểm mà ông vẽ vời ra đã bị chứng minh là vô cùng sai lầm—giữa các năm tài chính 1927–1928 cũng như 1928–1929, doanh thu của Warners đã vọt tăng từ $2.000.000 USD lên $14.000.000 USD. Trên thực tế, không thể phủ nhận được rằng điện ảnh âm thanh là một cái bánh màu mỡ cho tất cả các công ty đại gia trong ngành. Cùng khoảng thời gian 12 tháng đó, hãng phim Paramount đã kiếm chác được thêm $7.000.000 USD, đối với Fox là $3.500.000 USD và của Loew/MGM là $3.000.000 USD.[147] RKO, thậm chí còn chưa tồn tại vào tháng 9 năm 1928 và có công ty sản xuất mẹ là FBO, cũng chỉ tham gia các dự án quy mô nhỏ ở Hollywood, đến cuối năm 1929 đã được thành lập như một trong những doanh nghiệp giải trí hàng đầu Hoa Kỳ.[148] Đốc thúc cho sự bùng nổ vượt trội là sự xuất hiện của một thể loại điện ảnh cách tân và hiệu trọng, phát huy được nhờ âm thanh: đó là nhạc kịch. Hơn 60 vở nhạc kịch Hollywood được cho ra mắt năm 1929 và hơn 80 vở nữa vào năm sau.[149]

Ngay cả khi sự sụp đổ của Phố Wall tháng 10 năm 1929 đã đẩy nước Mỹ và cuối cùng là nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái, mức độ phổ biến đại chúng của những bộ phim điện ảnh hội thoại lúc đầu tưởng chừng như đã giúp Hollywood miễn nhiễm. Mùa khai trương giai đoạn 1929–1930 thậm chí còn rực rỡ hơn cho ngành điện ảnh so với mùa trước, doanh thu bán vé và lợi nhuận tổng thể đạt mức cao mới. Hoàn cảnh thực tại cuối cùng đã vướng vào họ không lâu sau đó vào năm 1930, nhưng âm thanh rõ ràng là đã thắt chặt vị thế của Hollywood như một trong những lĩnh vực công nghiệp trọng yếu hàng đầu, cả về mặt thương mại và văn hóa ở Hoa Kỳ. Năm 1929, doanh thu phòng vé chiếu bóng chiếm tới 16,6% tổng chi tiêu của người Mỹ cho hoạt động giải trí; đến năm 1931, con số này đã lên tới 21,8%. Ngành kinh doanh phim ảnh sẽ còn có những con số tương tự trong thập kỷ rưỡi tới.[150] Hollywood cũng thống lãnh trên khán đài còn lớn hơn. Nền công nghiệp điện ảnh Mỹ—vốn đã hùng cường nhất thế giới—đã lập kỷ lục xuất khẩu vào năm 1929, theo thước đo áp dụng là tổng chiều dài số feet phim đã phơi sáng, cao hơn 27% so với năm trước.[151] Những lo ngại rằng sự khác biệt về ngôn ngữ sẽ cản trở việc xuất khẩu phim của Mỹ phần lớn đều vô căn cứ. Trên thực tế, kinh phí chuyển đổi âm thanh là một trở ngại lớn đối với nhiều nhà sản xuất ngoại quốc, vốn còn tương đối thấp so với tiêu chuẩn của Hollywood. Việc sản xuất nhiều phiên bản dành cho việc xuất khẩu bằng các ngôn ngữ khác nhau (được gọi là "Phiên bản tiếng nước ngoài"), cũng như việc sản xuất "Phiên bản âm thanh quốc tế" có chi phí thấp hơn, một cách tiếp cận khá phổ biến thời kỳ đầu, hầu như đã chấm dứt vào giữa năm 1931, được thay thế bằng lồng tiếng hậu kỳ cùng với phụ đề. Bất chấp những trở ngại thương mại bị áp đặt ở hầu hết các thị trường nước ngoài, cho đến năm 1937, phim Mỹ vẫn chiếm khoảng 70% thời lượng chiếu trên toàn cầu.[152]

 
Áp phích cho tác phẩm Acabaram-se os otários (1929), trình diễn bằng tiếng Bồ Đào Nha. Bộ phim nói đầu tiên của Brazil cũng như phim truyện hội thoại đầu tiên sử dụng ngôn ngữ Iberia.

Cũng như khi các studio phim hàng đầu của Hollywood hưởng sái lợi ích từ âm thanh và vượt mặt các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, họ cũng hành xử như vậy ngay tại quê nhà. Như nhà sử học Richard B. Jewell mô tả, "Cuộc cách mạng âm thanh đã đè bẹp nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất phim nhỏ lẻ, không thể đáp ứng nhu cầu tài chính cho việc chuyển đổi âm thanh.".[153] Sự đồng hợp ứng phối giữa công nghệ âm thanh và cuộc Đại Suy Thoái đã dẫn đến rung chuyển shakeout toàn diện trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến sự phân cấp địa vị của năm đại doanh nghiệp liên hiệp Big Five (MGM, Paramount, Fox, Warner Bros., RKO) với ba hãng phim nhỏ hơn, còn được gọi là các "majors" (Columbia, Universal, United Artists), những công ty tư bản sẽ chiếm ưu thế chủ đạo trong suốt những năm 1950. Nhà sử học Thomas Schatz mô tả các tác động phụ:

Bởi vì các hãng phim buộc phải hợp lý hóa hoạt động và dựa vào nguồn lực của chính họ, phong cách riêng lẻ và tính chất doanh nghiệp của họ trở nên chuyên biệt hơn nhiều. Do đó, giai đoạn đầu nguồn từ sự xuất hiện của âm thanh cho đến thời kỳ đầu của Cuộc Đại Suy Thoái đã chứng kiến hệ thống phòng thu cuối cùng đã hợp nhất, với các studio riêng lẻ phải đối mặt với bản sắc riêng và vị trí tương ứng của họ trong ngành.[154]

Có một quốc gia khác mà điện ảnh âm thanh có tác động thương mại lớn ngay lập tức đó là Ấn Độ. Như một nhà phân phối thời đó đã từng nói: "Với sự ra đời của phim nói, điện ảnh Ấn Độ đã nâng tầm thành một sự sáng tạo rõ ràng và đặc biệt. Điều này đã đạt được nhờ âm nhạc.".[155] Ngay từ những buổi đầu tiên, điện ảnh âm thanh Ấn Độ đã được định nghĩa bằng vở nhạc kịch—Alam Ara bao gồm bảy bài hát; một năm sau, Indrasabha sẽ còn có tận bảy mươi bài. Trong khi ngành công nghiệp điện ảnh châu Âu đang đấu tranh trong một cuộc chiến bất tận chống lại sự nổi tiếng và cơ bắp kinh tế của Hollywood, mười năm sau khi Alam Ara ra mắt, hơn 90% phim chiếu bóng trên màn ảnh Ấn Độ được sản xuất trong nước.[156]

Hầu hết những bộ phim hội thoại đầu tiên của Ấn Độ đều được quay ở Bombay, nơi vẫn luôn là trung tâm sản xuất tiên phong hàng đầu, nhưng việc làm phim có âm thanh nhanh chóng lan rộng ra khắp quốc gia đa ngôn ngữ này. Chỉ trong vòng vài tuần kể từ buổi ra mắt tháng 3 năm 1931 của Alam Ara, Madan Pictures có trụ sở tại Calcutta đã phát hành cả Shirin Farhad tiếng Hindi và Jamai Sasthi bằng tiếng Bengali.[157] Bộ phim bằng tiếng Hindustani, Heer Ranjha, được sản xuất tại Lahore, Punjab vào năm sau. Năm 1934, Sati Sulochana, tác phẩm điện ảnh Kannada đầu tiên được phát hành, được quay ở Kolhapur, Maharashtra; Srinivasa Kalyanam trở thành bộ phim tiếng Tamil đầu tiên thực sự được quay ở Tamil Nadu.[114][158] Khi phim truyện điện ảnh hội thoại đầu tiên xuất hiện, việc chuyển đổi sang sản xuất âm thanh hoàn chỉnh đã diễn ra nhanh chóng ở Ấn Độ tương tự như ở Hoa Kỳ. Đến năm 1932, phần lớn các tác phẩm đều có âm thanh cả; hai năm sau đó, 164 trong tổng số 172 phim truyện Ấn Độ là phim hội thoại.[159] Kể từ năm 1934, ngoại trừ năm 1952, Ấn Độ luôn nằm trong số ba quốc gia sản xuất phim hàng đầu thế giới mỗi năm.[160]

Chất lượng thẩm mỹ sửa

Trong ấn bản đầu tiên năm 1930 của cuộc khảo sát toàn cầu The Film Till Now, chuyên gia điện ảnh người Anh Paul Rotha đã tuyên bố: "Một bộ phim mà trong đó lời thoại và hiệu ứng âm thanh được đồng bộ hóa một cách hoàn hảo và trùng khớp với hình ảnh trực quan của chúng trên màn chiếu bóng là hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu của điện ảnh. Đó là một nỗ lực suy đồi và lầm lạc nhằm phá hủy công dụng thực sự của bộ phim và không thể được chấp nhận nằm trong ranh giới thực sự của điện ảnh.".[161] Những ý kiến như vậy không hề hiếm hoi ở những cá nhân quan tâm đến điện ảnh như một loại hình nghệ thuật; Alfred Hitchcock, mặc dù đã đạo diễn tác phẩm điện ảnh hội thoại thành công về mặt thương mại đầu tiên được sản xuất ở châu Âu, nhưng ông vẫn cho rằng "hình thức phim câm là hình thức thuần túy nhất của điện ảnh" và chế giễu kha khá những bộ phim âm thanh thời kỳ đầu đó là không mang lại nhiều nhặn gì ngoài "những bức ảnh chụp người đang nói chuyện".[162] Ở Đức, Max Reinhardt, một nhà sản xuất sân khấu và đạo diễn phim, bày tỏ niềm tin rằng điện ảnh hội thoại "đưa các vở kịch sân khấu lên màn ảnh ... có xu hướng biến thứ nghệ thuật độc lập này thành một nhánh con của sân khấu và thực sự biến nó thành chỉ là một sự thay thế cho sân khấu thay vì là một hình thức nghệ thuật trên chính bản thân nó ... giống như sự sao chép các bức tranh.".[163]

 
Westfront 1918 (1930) được tôn vinh cho khả năng tái tạo đầy biểu cảm của âm thanh chiến trường, giống như tiếng xéo rít đầy chết chóc của một quả lựu đạn vô hình đang tung bay.[164]

Theo thiên kiến của nhiều nhà sử học điện ảnh và những người đam mê điện ảnh, cả vào thời điểm đó và sau đó nữa, phim câm đã đạt đến đỉnh cao về mặt thẩm mỹ vào cuối những năm 1920. Những năm đầu của nền điện ảnh âm thanh chỉ đem lại rất ít các giá trị có thể so sánh được với những tác phẩm điện ảnh câm trác tuyệt nhất.[165] Ví dụ, mặc dù dần chìm vào quên lãng sau khi thời đại của nó trôi qua, điện ảnh câm vẫn còn được đại diện bởi 11 bộ phim trong cuộc bình chọn Centenary of Cinema Top One Hundred (Top 100 Kỷ niệm Trăm năm Điện ảnh) của tạp chí Time Out, được tổ chức vào năm 1995. Năm đầu tiên mà nền sản xuất phim âm thanh chiếm được ưu thế hơn phim câm—không chỉ tại Hoa Kỳ mà thôi, mà còn ở toàn bộ phương Tây—là năm 1929; tuy nhiên, những năm 1929 đến 1933 được đại diện bởi ba tác phẩm điện ảnh không lời thoại (Pandora's Box (1929), Zemlya (1930), City Lights (1931)) và không có bất kỳ phim truyện hội thoại nào cả, theo như thăm dò của Time Out. (City Lights, cũng giống như Sunrise, được cho phát hành với bản nhạc nền và hiệu ứng âm thanh được thâu lại từ trước, nhưng hiện nay thường được các nhà sử học và chuyên gia trong ngành gọi là một "bộ phim câm"—các phân cảnh hội thoại giữa các nhân vật được xem là yếu tố phân biệt tiên quyết giữa kịch điện ảnh câm và âm thanh.) Bộ phim điện ảnh âm thanh lâu đời nhất từng ra mắt là L'Atalante (1934) của Pháp, do Jean Vigo đạo diễn; tác phẩm âm thanh sớm nhất của Hollywood mang đủ các điều kiện là Bringing Up Baby (1938), do Howard Hawks đạo diễn.[166]

Phim truyện có âm thanh đầu tiên từng nhận về sự tôn vinh tán thưởng gần như toàn cầu của giới phê bình là Der Blaue Engel (Thiên thần xanh); công chiếu ngày 1 tháng 4 năm 1930, do Josef von Sternberg đạo diễn cho cả hai phiên bản tiếng Đức và tiếng Anh cho hãng phim UFA ở Berlin.[167] Bộ phim nói đầu tiên của Mỹ được ngưỡng vọng một cách rộng rãi là tác phẩm All Quiet on the Western Front (Phía Tây không có gì lạ), do Lewis Milestone đạo diễn, khởi chiếu ngày 21 tháng 4. Một bộ phim drama âm thanh khác được quốc tế ca ngợi cũng trong năm này là Westfront 1918 (Mặt trận phía tây 1918), do G. W. Pabst đạo diễn cho Nero-Film của Berlin.[168] Nhà sử học Anton Kaes chỉ ra rằng, đây là một ví dụ về "tính chân thực mới mẻ [đã] thể hiện sự nhấn mạnh khẳng khái trước đây của điện ảnh câm vào cái nhìn thôi miên và hình tượng của ánh sáng và bóng tối, cũng như sự ưa chuộng của nó đối với các nhân vật ngụ ngôn tỷ dụ, lỗi thời.".[164] Các nhà sử học văn hóa đánh giá tác phẩm L'Âge d'Or của Pháp, do Luis Buñuel đạo diễn, ra đời vào cuối năm 1930, có giá trị thẩm mỹ cực lớn; tại thời điểm đó, tính khiêu dâm, báng bổ, phản tư sản của nó đã gây nên một vụ scandal bê bối. Bị cảnh sát trưởng Paris Jean Chiappe nhanh chóng cấm đoán, nó không được phân phối khả dụng suốt 50 năm liền.[169] Bộ phim có âm thanh sớm nhất mà giờ đây được hầu hết các nhà sử học điện ảnh thừa nhận đó là kiệt tác M của Nero-Film, do Fritz Lang đạo diễn, công chiếu vào ngày 11 tháng 5 năm 1931.[170] Theo mô tả từ Roger Ebert, "Nhiều tác phẩm điện ảnh hội thoại thời kỳ sơ khai cảm thấy rằng, họ phải nói chuyện mọi nơi mọi lúc, nhưng Lang đã cho máy quay của mình lảng vảng trên khắp các lối phố và ngõ hẻm, mang lại góc nhìn tựa như từ mắt chuột.".[171]

Dạng thức điện ảnh sửa

"Phim hội thoại cũng ít cần đến như là một cuốn sách biết hát vậy.".[172] Đó là lời tuyên bố thẳng thừng năm 1927 của nhà phê bình Viktor Shklovsky, một trong những người lãnh đạo phong trào hình thức Nga. Trong khi một số nhận định rằng âm thanh là không thể dung hòa được với nghệ thuật điện ảnh, thì những người khác lại coi nó như cánh cổng mở ra một thế giới cơ hội sáng tạo mới. Năm tiếp theo, một nhóm các nhà làm phim Liên Xô, trong đó có Sergei Eisenstein, tuyên bố rằng việc sử dụng hình ảnh và âm thanh cạnh nhau, cái gọi là phương pháp đối âm contrapuntal, sẽ nâng đỡ điện ảnh lên "...sức mạnh và tầm cao văn hóa chưa từng có. Phương pháp xây dựng bố trí điện ảnh âm thanh như vậy sẽ không bó buộc nó trong thị trường quốc gia nội địa, như điều phải xảy ra qua việc chụp ảnh các vở kịch, mà sẽ mang lại khả năng lớn hơn bao giờ hết cho việc lưu hành khắp thế giới một ý tưởng được thể hiện bằng phim.".[173] Tuy nhiên, đối với một bộ phận những khán giả đoái hoài, sự ra đời của âm thanh đã đặt dấu chấm hết ảo cho sự quảng bá phổ biến đó: Elizabeth C. Hamilton viết lại, "Điện ảnh câm mang đến cho những người khiếm thính một cơ hội hiếm có để tham gia vào một sự kiện công chúng, ví dụ như trong rạp chiếu phim, đồng đẳng với người hữu thính. Sự ra đời của phim âm thanh một lần nữa đã tách biệt khán giả khiếm thính ra khỏi cộng đồng một cách hiệu quả.".[174]

 
Hình ảnh những đấu sĩ Sumo từ tác phẩm Melodie der Welt (1929) (Giai điệu của Thế giới), "một trong những thành công ban đầu của loại hình nghệ thuật mới", theo như mô tả của André Bazin. "Nó ném cả trái đất lên màn hình bằng trò chơi jigsaw ghép hình gồm hình ảnh và âm thanh."[175]

Ngày 12 tháng 3 năm 1929, bộ phim hội thoại dài tập đầu tiên sản xuất tại Đức được cho khởi chiếu ra mắt. Sản phẩm đầu tiên do Tobis Filmkunst sản xuất, nó không phải là một bộ phim drama mà là phim tài liệu, tài trợ bởi một doanh nghiệp tàu thuyền: Melodie der Welt (Giai điệu của thế giới ), do Walter Ruttmann đạo diễn.[176] Đây có lẽ cũng là tác phẩm phim truyện đầu tiên khám phá một cách đáng kể những năng lực nghệ thuật của việc phối hợp hình ảnh chuyển động cùng với âm thanh được thâu lại. Theo như mô tả của học giả William Moritz, bộ phim "phức tạp, năng động, tiết tấu nhịp độ nhanh ... bên cạnh đó còn hoà quyện những thói quen văn hóa tương đồng từ các quốc gia trên thế giới, cộng thêm phần hòa âm dàn nhạc thật tuyệt vời ... kèm theo nhiều hiệu ứng âm thanh đồng bộ.".[177] Nhà soạn nhạc Lou Lichtveld là một trong số những nghệ sĩ đương đại bị bộ phim gây ấn tượng mạnh: "Melodie der Welt trở thành tác phẩm điện ảnh tài liệu âm thanh quan trọng đầu tiên, bộ phim đầu tiên mà trong đó âm thanh của âm nhạc và âm thanh phi âm nhạc được phối tác thành một đơn vị duy nhất. Theo đó mà hình ảnh và âm thanh được điều khiển bởi một và chỉ một nhịp độ thúc đẩy.".[178] Melodie der Welt có ảnh hưởng trực tiếp đến tác phẩm điện ảnh công nghiệp Philips Radio (1931), do nhà làm phim tiên phong người Hà Lan Joris Ivens đạo diễn và Lichtveld viết phần âm thanh, người đã mô tả mục tiêu nghe nhìn của nó:

Để thể hiện những ấn tượng nửa mang tính âm nhạc của âm thanh nhà máy trong một thế giới âm thanh phức tạp, chuyển dịch từ âm nhạc tuyệt đối sang những tiếng động thuần túy mang tính tư liệu của thiên nhiên. Trong bộ phim này, mọi giai đoạn trung gian đều có thể được tìm thấy: chẳng hạn như chuyển động của máy được diễn giải bằng âm nhạc, tiếng ồn của máy chiếm ưu thế thượng phong trên nền nhạc, bản thân âm nhạc chính nó là một dạng tư liệu và những cảnh quay mà âm thanh thuần khiết của máy vang lên solo đơn điệu.[179]

Nhiều cuộc thử nghiệm tương tự đã được Dziga Vertov theo đuổi trong bộ phim Entuziazm năm 1931 và bởi Chaplin trong tác phẩm Modern Times nửa thập kỷ sau.

Một số giám đốc thương mại nhạy bén đã ngay lập tức nhận ra những cách mà âm thanh có thể được sử dụng như một phần tích hợp không thể thiếu trong phương thức kể chuyện điện ảnh, ngoài chức năng nhãn tiền của nó là ghi lại lời nói. Trong Blackmail, Hitchcock đã điều khiển lợi dụng công đoạn tái sản xuất đoạn độc thoại của một nhân vật để chữ "knife" (con dao) được phát ra từ một luồng âm thanh mờ ảo, phản ánh ấn tượng chủ quan của nhân vật chính, người đang che giấu một cách tuyệt vọng việc bản thân bị dính líu đến một vụ đâm chết người.[180] Trong bộ phim đầu tiên của Rouben Mamoulian thuộc Paramount với tác phẩm Applause (1929), ông đã tạo ra ảo giác về chiều sâu âm thanh bằng cách thay đổi âm lượng của thanh âm chung quanh sao cho tỷ lệ với độ dài khoảng cách của các cảnh quay. Tại một thời điểm nhất định, Mamoulian muốn cho khán giả nghe thấy tiếng nhân vật hát cùng lúc với một nhân vật khác đang cầu nguyện; theo đạo diễn, "Họ nói rằng chúng tôi không thể ghi âm hai thứ—bài hát và lời cầu nguyện—trên cùng một microphone và một kênh channel duy nhất. Vì vậy, tôi đã nói với người phụ trách âm thanh, 'Tại sao lại không sử dụng hai microphone và hai kênh khác nhau, sau đó kết hợp để hoà hai bản nhạc lại trong quá trình in ấn?'".[181] Những phương pháp như vậy về sau cuối cùng sẽ trở thành quy trình tiêu chuẩn trong việc làm phim phổ cập.

Một trong những bộ phim thương mại đầu tiên đã tận dụng được tối đa những cơ hội mới mẻ do âm thanh được thâu lại gây nên chính là bộ phim Le Million, do René Clair đạo diễn cùng với chi nhánh của tập đoàn Tobis tại nước Pháp sản xuất. Ra mắt lần đầu ở Paris vào tháng 4 năm 1931 và New York một tháng sau đó, tác phẩm đã đạt được thành công cả về mặt phê bình lẫn danh tiếng. Là một vở hài kịch âm nhạc với cốt truyện trần trụi, bộ phim đáng nhớ vì những thành tựu chính thống, nổi bật nhất là lối xử lý âm thanh một cách nhân tạo nhưng lại ấn tượng rành mạch. Theo như mô tả lại bởi học giả Donald Crafton,

Le Million không bao giờ khiến chúng ta quên được rằng, bộ phận âm thanh cũng được xây dựng giống như những phân cảnh được quét vôi trắng. [Nó] thay thế cho lời thoại qua việc các diễn viên ca hát và trò chuyện bằng những câu đối nhau có vần điệu. Clair đã tạo ra sự nhầm lẫn trêu đùa giữa âm thanh trên và ngoài màn hình. Ông cũng đã thử nghiệm các thủ thuật âm thanh không đồng bộ, như trong cảnh quay nổi tiếng có cuộc rượt đuổi một chiếc áo khoác được đồng bộ với tiếng cổ vũ của một đám đông hâm mộ bóng bầu dục (hoặc rugby) vô hình.[182]

Những kỹ thuật này và những thủ thuật tương tự đã trở thành một ngón nghề khéo léo trong tự điển của giới làm phim hài âm thanh, mặc dù chỉ là các hiệu ứng đặc biệt và những thứ "màu mè đặc sắc", không giống như cơ sở cho kiểu bố trí thiết kế toàn diện, phi tự nhiên mà Clair đã đạt được. Ngoài lĩnh vực hài kịch, kiểu làm việc táo bạo với âm thanh được thể hiện bởi Melodie der WeltLe Million sẽ rất hiếm khi được theo đuổi trong ngành sản xuất thương mại. Đặc biệt hơn, Hollywood đã kết hợp âm thanh vào một hệ thống làm phim đáng tin cậy, dựa trên thể loại, theo đó khả năng chuẩn mực của hình thức mới phải phụ thuộc vào các mục tiêu truyền thống, đó là khẳng định vị thế ngôi sao và lối kể chuyện giản đơn, bộc trực. Như Frank Woods, thư ký của Academy of Motion Picture Arts and Sciences (Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh), đã dự đoán chính xác vào năm 1928, "Những bộ phim biết nói trong tương lai sẽ đi theo hướng xử lý chủ đạo trước kia, từng được phát triển bởi kịch câm.... Những cảnh quay hội thoại sẽ cần phải cân nhắc cách xử lý khác nhau, thế nhưng phương pháp xây dựng chung của câu chuyện sẽ phần nhiều là tương đồng nhau.".[183]

Đọc thêm sửa

  • Cameron, E.W. (1980). Sound and Cinema: The Coming of Sound to American Film (Âm thanh và Điện ảnh: Sự xuất hiện của âm thanh trong phim truyện Mỹ). New York and Uxon, UK: Routledge. ISBN 091317856X
  • Lastra, James (2000). Sound Technology and the American Cinema (Công nghệ âm thanh và điện ảnh Mỹ). New York: Columbia University Press. ISBN 0231115164
  • Walker, Alexander (1979). The Shattered Silents: How the Talkies Came to Stay (Sự câm lặng tan vỡ:Làm thế nào mà những bộ phim hội thoại trụ lại được). New York: William Morrow and Company. ISBN 0-688-03544-2

Xem thêm sửa

Chú thích và Tham khảo sửa

  1. ^ Wierzbicki (2009), tr. 74; "Representative Kinematograph Shows" (Show trình diễn đại diện Kinematograph)(1907).The Auxetophone and Other Compressed-Air Gramophones (Máy Auxetophone và các loại máy Gramophone sử dụng khí nén khác) Lưu trữ tháng 9 18, 2010 tại Wayback Machine giải thích về cơ chế khuếch đại khí nén cũng như bao gồm một số bức ảnh chi tiết về Elgéphone của Gaumont, rõ ràng là một phiên bản muộn màng và phức tạp hơn của Chronomégaphone.
  2. ^ The first talkie - "The Jazz Singer" (Bộ phim hội thoại đầu tiên - "The Jazz Singer"), Jolsonville, ngày 9 tháng 10 năm 2013
  3. ^ Robinson (1997), tr. 23.
  4. ^ Robertson (2001) tuyên bố rằng, nhà phát minh và làm phim người Đức, Oskar Messter, đã bắt đầu chiếu các bộ phim âm thanh tại nhà số 21 phố Unter den Linden vào tháng 9 năm 1896 (tr. 168), nhưng điều này có vẻ như là một sai sót. Koerber (1996) ghi nhận rằng, sau khi Messter sở hữu được rạp Cinema ở phố Unter den Linden (toạ vị ngay phòng phía sau của một nhà hàng), nó đã khai trương lại dưới sự quản lý của ông vào ngày 21 tháng 9 năm 1896 (tr. 53), tuy nhiên không có nguồn tư liệu nào ngoài Robertson từng mô tả Messter như là người thực hiện chiếu bóng phim có âm thanh trước năm 1903 cả.
  5. ^ Altman (2005), tr. 158; Cosandey (1996).
  6. ^ Lloyd và Robinson (1986), tr. 91; Barnier (2002), tr. 25, 29; Robertson (2001), tr. 168. Gratioulet đã làm và công khai mọi thứ dưới tên được đặt cho chính ông, Clément-Maurice, và nó được đề cập đến trong nhiều nguồn tư liệu, bao gồm cả của Robertson và Barnier. Robertson đã tuyên bố một cách sai lầm rằng, rạp hát Phono-Cinéma-Théâtre từng là một màn trình diễn của công ty Gaumont Co.; trên thực tế, nó đã được trình diễn dưới sự bảo trợ của Paul Decauville (Barnier, trong cùng một nguồn tư liệu).
  7. ^ Kỹ sư âm thanh Mark Ulano, trong bài tiểu luận "The Movies Are Born a Child of the Phonograph" ("Những bộ phim được sinh ra là đứa con của máy quay đĩa phonograph", phần thứ 2 của bài bình luận cũng của ông, mang tựa đề "Moving Pictures That Talk" - "Hình ảnh chuyển động biết nói"), có mô tả phiên bản rạp hát Phono-Cinéma-Théâtre của điện ảnh chiếu bóng âm thanh đồng bộ:

    Hệ thống này sử dụng một hình thức đồng bộ hóa nguyên thủy, sử dụng một bộ vận hành không liên kết, được điều chỉnh bởi người sử dụng. Các phân cảnh phát ra được quay trước tiên, sau đó người trình diễn sẽ thâu âm lại đoạn hội thoại hoặc bài ca của họ trên máy Lioretograph (thường là máy quay đĩa phonograph dạng hình trụ theo kiểu hoà nhạc Le Éclat), cố gắng ăn khớp nhịp độ tempo với màn trình diễn được dự kiến quay chụp. Khi chiếu bộ phim, ta có thể đạt được một sự đồng bộ hóa nhất định nào đó bằng cách điều chỉnh tốc độ tay quay của máy chiếu phim để trùng hợp với máy quay đĩa âm thanh. Người điều khiển máy chiếu được trang bị điện thoại để anh ta nghe được tiếng của máy quay đĩa đặt trong hố dàn nhạc.

  8. ^ Crafton (1997), tr. 37.
  9. ^ Barnier (2002), tr. 29.
  10. ^ Altman (2005), tr. 158. Nếu như có một nhược điểm có thể kể đến về hệ thống Elgéphone, thì rõ ràng đó không phải là vấn đề thiếu âm lượng. Dan Gilmore mô tả công nghệ tiền thân của nó trong bài nghị luận năm 2004 của mình, "What's Louder than Loud? The Auxetophone" ("Có thứ gì còn Lớn Tiếng hơn cả Lớn Tiếng? Đó là Auxetophone"): "Máy Auxetophone từng kêu to ư? Nó to đến đinh tai nhức óc.". Để đọc báo cáo chi tiết về sự bất tiện do máy Auxetophone mang lại, hãy xem The Auxetophone and Other Compressed-Air Gramophones (Máy Auxetophone và các loại máy Gramophone sử dụng khí nén khác) Lưu trữ tháng 9 18, 2010 tại Wayback Machine.
  11. ^ a b Altman (2005), tr. 158–65; Altman (1995).
  12. ^ Gomery (1985), tr. 54–55.
  13. ^ Lindvall (2007), tr. 118–25; Carey (1999), tr. 322–23.
  14. ^ Ruhmer (1901), tr. 36.
  15. ^ Ruhmer (1908), tr. 39.
  16. ^ a b Crawford (1931), tr. 638.
  17. ^ Eyman (1997), tr. 30–31.
  18. ^ Sipilä, Kari (tháng 4 năm 2004). “A Country That Innovates”. Ministry for Foreign Affairs of Finland (Bộ Ngoại giao Phần Lan). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009. “Eric Tigerstedt”. Film Sound Sweden. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009. Xem thêm A. M. Pertti Kuusela, E.M.C Tigerstedt "Suomen Edison" (Insinööritieto Oy: 1981).
  19. ^ Bognár (2000), tr. 197.
  20. ^ Gomery (1985), tr. 55–56.
  21. ^ Sponable (1947), phần thứ 2.
  22. ^ Crafton (1997), tr. 51–52; Moone (2004); Łotysz (2006). Crafton và Łotysz mô tả buổi trình diễn khi tham dự tại một hội nghị AIEE. Moone, người viết bài cho tập san của Đại học Illinois tại khoa Kỹ thuật Điện tử và Máy tính Urbana–Champaign, nói rằng các khán thính giả là "những thành viên của phân nhánh Urbana thuộc Viện Kỹ sư Điện tử Hoa Kỳ.".
  23. ^ MacDonald, Laurence E. (1998). The Invisible Art of Film Music: A Comprehensive History. Lanham, MD: Ardsley House. tr. 5. ISBN 978-1-880157-56-5.
  24. ^ Gomery (2005), tr. 30; Eyman (1997), tr. 49.
  25. ^ “12 mentiras de la historia que nos tragamos sin rechistar (4)”. MSN (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2019.
  26. ^ EFE (3 tháng 11 năm 2010). “La primera película sonora era española”. El País (bằng tiếng Tây Ban Nha). ISSN 1134-6582. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2019.
  27. ^ López, Alfred (15 tháng 4 năm 2016). “¿Sabías que 'El cantor de jazz' no fue realmente la primera película sonora de la historia del cine?”. 20 minutos (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
  28. ^ Crafton, Donald (1999). The Talkies: American Cinema's Transition to Sound, 1926-1931. Berkeley, CA: University of California Press. tr. 65. ISBN 0-520-22128-1.
  29. ^ Hall, Brenda J. (28 tháng 7 năm 2008). “Freeman Harrison Owens (1890–1979)”. Encyclopedia of Arkansas History and Culture (Bách khoa toàn thư Lịch sử và Văn hoá Arkansas). Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2009.
  30. ^ Một số nguồn tư liệu chỉ ra rằng, bộ phim đã được phát hành vào năm 1923, nhưng có hai nguồn tư liệu lịch sử có mức độ tín dụng cao gần đây nhất đã thảo luận về bộ phim—Crafton (1997), tr. 66; Hijiya (1992), tr. 103—cả hai đều ghi là năm 1924. Có những tuyên bố rằng, De Forest đã cho thâu âm một bản nhạc nền đồng bộ cho tác phẩm Siegfried (1924) của đạo diễn Fritz Lang khi nó cập bến tiếp cận Hoa Kỳ chỉ một năm sau mốc năm mà nó ra mắt tại Đức—Geduld (1975), tr. 100; Crafton (1997), tr. 66, 564—điều này khiến cho nó trở thành bộ phim truyện điện ảnh đầu tiên với âm thanh đồng bộ xuyên suốt. Tuy nhiên, vẫn không có sự đồng thuận chung về việc bộ phim đã được thâu âm vào thời điểm nào, hoặc là bộ phim có thực sự từng được công chiếu với âm thanh đồng bộ. Đối với một sự kiện rất có khả năng diễn ra với một bản thu âm như vậy, hãy xem bài viết ngày 24 tháng 8 năm 1925 với tựa đề, New York Times review of Siegfried (Bình luận đánh giá của thời báo New York Times về Siegfried) Lưu trữ tháng 4 5, 2016 tại Wayback Machine, ngay sau buổi ra mắt ở Hoa Kỳ tại Nhà hát Thế kỷ (Century Theater) của thành phố New York vào đêm hôm trước, trong đó mô tả phần trình diễn bản nhạc của một dàn nhạc sống.
  31. ^ Được trích dẫn trong Lasky (1989), tr. 20.
  32. ^ Low (1997a), tr. 203; Low (1997b), tr. 183.
  33. ^ Robertson (2001), tr. 168.
  34. ^ Crisp (1997), tr. 97–98; Crafton (1997), tr. 419–20.
  35. ^ Sponable (1947), phần thứ 4.
  36. ^ Xem Freeman Harrison Owens (1890–1979), op. cit. Một số nguồn tư liệu đã tuyên bố một cách sai lầm rằng, các bằng sáng chế của Owens và/hoặc bằng sáng chế Tri-Ergon là thiết yếu cho sự khai sinh nên hệ thống Fox-Case Movietone.
  37. ^ Bradley (1996), tr. 4; Gomery (2005), tr. 29. Crafton (1997) ngụ ý một cách sai lầm rằng, phim của Griffith trước đây chưa từng được triển lãm với mục đích thương mại trước khi màn công chiếu ra mắt của nó với âm thanh bổ trợ tăng cường. Ông cũng xác định nhầm tên tuổi Ralph Graves là Richard Grace (tr. 58).
  38. ^ Scott Eyman, The Speed of Sound (Tốc độ của âm thanh - năm 1997), trang 43
  39. ^ a b Crafton (1997), tr. 71–72.
  40. ^ Historical Development of Sound Films (Lịch sử Phát triển của Điện ảnh Âm thanh), E.I.Sponable, Journal of the SMPTE Vol. 48 tháng 4 năm 1947
  41. ^ Tám khúc nhạc ngắn bao gồm Caro Nome, An Evening on the Don, La Fiesta, His Pastimes, The Kreutzer Sonata, Mischa Elman, khúc Overture "Tannhäuser"Vesti La Giubba.
  42. ^ Crafton (1997), tr. 76–87; Gomery (2005), tr. 38–40.
  43. ^ Liebman (2003), tr. 398.
  44. ^ Schoenherr, Steven E. (24 tháng 3 năm 2002). “Dynamic Range”. Recording Technology History (Lịch sử Công nghệ Thâu âm). History Department at the University of San Diego (Khoa Lịch sử tại trường đại học San Diego). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2009.
  45. ^ a b Schoenherr, Steven E. (6 tháng 10 năm 1999). “Motion Picture Sound 1910–1929”. Recording Technology History (Lịch sử Công nghệ Thâu âm). History Department at the University of San Diego (Khoa Lịch sử tại trường đại học San Diego). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2009.
  46. ^ History of Sound Motion Pictures (Lịch sử Điện ảnh Âm thanh) bởi tác giả Edward W. Kellogg, Journal of the SMPTE Vol. 64 tháng 6 năm 1955
  47. ^ The Bell "Rubber Line" Recorder Lưu trữ tháng 1 17, 2013 tại Wayback Machine.
  48. ^ Crafton (1997), tr. 70.
  49. ^ Schoenherr, Steven E. (9 tháng 1 năm 2000). “Sound Recording Research at Bell Labs”. Recording Technology History. History Department at the University of San Diego (Khoa Lịch sử tại trường đại học San Diego). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2009.
  50. ^ Gomery (2005), tr. 42, 50. Xem thêm Motion Picture Sound 1910–1929 (Âm thanh Điện ảnh 1910–1929) Lưu trữ tháng 5 13, 2008 tại Wayback Machine, có lẽ là nguồn tư liệu trực tuyến tốt nhất để biết thêm thông tin chi tiết về những công cuộc phát triển này, mặc dầu tại đây nó đã thất bại trong việc lưu tâm đến thỏa thuận ban đầu của Fox đối với công nghệ của Western Electric, liên quan đến một thỏa thuận cấp phép phụ.
  51. ^ Danson, H. L. (tháng 9 năm 1929). “The Portable Model RCA Photophone (Mô-đen di động tiện lợi của RCA Photophone)”. Projection Engineering. Bryan Davis Publishing Co., inc. tháng 11 năm 1929: 32. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021 – qua InternetArchive.
  52. ^ “LOCAL & GENERAL”. Geraldton Guardian and Express. I (170). Phía Tây nước Úc. 8 tháng 8 năm 1929. tr. 2. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021 – qua National Library of Australia (thư viện quốc gia Úc).
  53. ^ Smith, Nathan (tháng 4 năm 2020). “TOURING SOUND EQUIPMENT TO REGIONAL AREAS”. National Film and Sound Archive of Australia (Cục bảo tồn điện ảnh và âm thanh quốc gia Úc). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021.
  54. ^ “TALKIES AT SEA”. The Daily News. XLVIII (16, 950). Western Australia. 30 tháng 8 năm 1929. tr. 10 (HOME FINAL EDITION). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2021 – qua National Library of Australia (thư viện quốc gia Úc).
  55. ^ Crafton (1997), tr. 129–30.
  56. ^ Gomery (1985), tr. 60; Crafton (1997), tr. 131.
  57. ^ Gomery (2005), tr. 51.
  58. ^ Lasky (1989), tr. 21–22.
  59. ^ Eyman (1997), tr. 149–50.
  60. ^ Glancy (1995), tr. 4 [online]. Bộ phim từng có doanh thu lớn nhất của Warner Bros. đó là Don Juan, theo đó Glancy ghi nhận rằng nó đã thu về $1,693 triệu USD từ cả thị trường hải ngoại và nội địa. Sử gia Douglas Crafton (1997) đã tìm cách hạ tôn vị trí "tổng doanh thu quốc nội" của bộ phim The Jazz Singer, $1,97 triệu USD (p. 528), thế nhưng chỉ riêng con số này đã đặt ra một kỷ lục cho studio. Tuyên bố của Crafton rằng The Jazz Singer "rõ ràng là nằm ở mức độ hấp dẫn chỉ đứng thứ hai hoặc thứ ba so với những bộ phim nổi tiếng nhất trong khoảng thời gian này, và kể cả các bộ phim hội thoại Vitaphone talkies khác" (p. 529) cung ứng một quan điểm thiên lệch. Mặc dù bộ phim không sánh được với nửa tá bộ phim ăn khách nhất cùng thập kỷ, những chứng cứ sẵn có gợi ý rằng, nó từng là một trong ba bộ phim thu về nhiều lợi nhuận nhất từng được phát hành trong năm 1927 và tổng quan mà nói, màn thể hiện của nó có thể so sánh với hai tác phẩm điện ảnh khác, The King of KingsWings. Không còn tranh cãi gì nữa, tổng doanh thu của nó đã gấp hơn hai lần các bộ phim hội thoại Vitaphone talkies tiếp đó; ba bộ phim đầu tiên trong số đó, theo như phân tích của Glancy về thống kê nội bộ của Warner Bros., "chỉ đạt dưới $1.000.000 mỗi phim", và bộ phim thứ tư, Lights of New York, nhiều hơn một phần tư triệu đô-la.
  61. ^ Allen, Bob (Mùa thu 1997). “Why The Jazz Singer?”. AMPS Newsletter. Association of Motion Picture Sound (Hiệp hội Âm thanh Điện ảnh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 1999. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2009. Allen, cũng như nhiều bên khác, đã phóng đại thành công thương mại của The Jazz Singer's; nó từng là một cú hit lớn, nhưng không phải là "một trong số các bộ phim ăn khách nhất phòng vé mọi thời đại".
  62. ^ Geduld (1975), tr. 166.
  63. ^ a b Fleming, E.J., The Fixers, McFarland & Co., 2005, pg. 78
  64. ^ Crafton (1997), tr. 148.
  65. ^ Crafton (1997), tr. 140.
  66. ^ Hirschhorn (1979), tr. 59, 60.
  67. ^ Glancy (1995), tr. 4–5. Schatz (1998) nói rằng, chi phí sản xuất của Lights of New York tổng cộng là $75.000 (p. 64). Kể cả nếu con số này chính xác, tỷ suất thu về vẫn đạt trên 1.600%.
  68. ^ Robertson (2001), tr. 180.
  69. ^ Crafton (1997), tr. 390.
  70. ^ Eames (1985), tr. 36.
  71. ^ Crafton (1997) mô tả nguồn gốc của thuật ngữ: "Báo chí hoài nghi đã chê bai những [bộ phim nhái theo] này là 'goat glands' ... từ những phương pháp chữa bệnh kỳ cục và vô hiệu được thực hiện vào những năm 1920, bao gồm thuốc bổ, linh dược và các thủ thuật giải phẫu. Nó ngụ ý rằng, các nhà sản xuất đang cố gắng thổi sức sống mới vào những bộ phim cũ kỹ của họ." (pp. 168–69).
  72. ^ Các bản phát hành chính thức đầu tiên từ RKO, vốn chỉ sản xuất ra các bộ phim toàn hội thoại, đã xuất hiện vào cuối năm đó, nhưng sau quá trình sát nhập để khai sinh ra công ty này vào tháng 10 năm 1928, công ty cũng cho ra mắt vài ấn bản phim hội thoại, được sản xuất bởi một trong các công ty cấu thành tiền thân, FBO, của họ.
  73. ^ Robertson (2001), tr. 63.
  74. ^ Block và Wilson (2010), tr. 56.
  75. ^ Crafton (1997), tr. 169–71, 253–54.
  76. ^ Năm 1931, hai studio của Hollywood đã khai trương các dự án đặc biệt mà không có sự góp mặt của hội thoại nói chuyện (ngày nay được phân loại là "phim câm"): tác phẩm City Lights của Charles Chaplin (United Artists) và Tabu của F. W. MurnauRobert Flaherty (Paramount). Phim truyện hoàn toàn không có tiếng cuối cùng được sản xuất lưu hành phổ thông tại Hoa Kỳ là phim The Poor Millionaire, được phát hành bởi Biltmore Pictures vào tháng 4 năm 1930. Bốn bộ phim câm khác, tất cả đều thuộc thể loại viễn Tây có kinh phí thấp, cũng đã được phát hành vào đầu năm 1930 (Robertson [2001], tr. 173).
  77. ^ Như Thomas J. Saunders (1994) báo cáo, bộ phim đã khởi chiếu vào cùng một tháng tại Berlin, nhưng dưới hình thức phim câm. "Mãi cho tới tháng 6 năm 1929, Berlin mới trải nghiệm sự vi diệu của âm thanh như New York đã từng vào năm 1927—một buổi ra mắt trọng đại cho hội thoại và ca hát": The Singing Fool (p. 224). Tại Paris, The Jazz Singer đã trình diễn công nghệ âm thanh của nó vào tháng 1 năm 1929 (Crisp [1997], tr. 101).
  78. ^ Low (1997a), tr. 191.
  79. ^ “How the Pictures Learned to Talk: The Emergence of German Sound Film”. Weimar Cinema. filmportal.de. Bản gốc lưu trữ 9 Tháng Một năm 2010. Truy cập 7 Tháng mười hai năm 2009.
  80. ^ Gomery (1980), tr. 28–30.
  81. ^ See, e.g., Crisp (1997), tr. 103–4.
  82. ^ Low (1997a), tr. 178, 203–5; Low (1997b), tr. 183; Crafton (1997), tr. 432; Der Rote Kreis. Deutsches Filminstitut. Bản gốc lưu trữ 24 Tháng sáu năm 2011. Truy cập 8 Tháng mười hai năm 2009. IMDb.com đã nói về Der Rote Kreis/The Crimson Circle một cách sai lệch như là đồng sản phẩm của British International Pictures (BIP) (Nó cũng đánh vần tên riêng của Zelnik là "Frederic"). Bộ phim Kitty chính thống của BIP thỉnh thoảng được bao gồm trong số các ứng cử viên cho "bộ phim nói đầu tiên của Anh Quốc". Trên thực tế, bộ phim được sản xuất và khởi chiếu như một bộ phim câm vào thời điểm phát hành khởi nguyên của nó vào năm 1928. Các ngôi sao điện ảnh về sau đã tới New York để ghi âm đoạn hội thoại, theo đó bộ phim cũng được phát hành lại vào tháng 6 năm 1929, đứng sau nhiều ứng cử viên tốt hơn được chứng nhận. Xem nguồn tư liệu bên trên.
  83. ^ Spoto (1984), tr. 131–32, 136.
  84. ^ Được trích dẫn trong Spoto (1984), tr. 136.
  85. ^ Wagenleitner (1994), tr. 253; Robertson (2001), tr. 10.
  86. ^ Jelavich (2006), tr. 215–16; Crafton (1997), tr. 595, n. 59.
  87. ^ Crisp (1997), tr. 103; “Epinay ville du cinéma”. Epinay-sur-Seine.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009. Erickson, Hal. Le Collier de la reine (1929)”. Movies & TV Dept. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009. Chiffaut-Moliard, Philippe (2005). “Le cinéma français en 1930”. Chronologie du cinéma français (1930–1939). Cine-studies. Bản gốc lưu trữ 16 Tháng Ba năm 2009. Truy cập 8 Tháng mười hai năm 2009. Trong cuốn sách năm 2002, Genre, Myth, and Convention in the French Cinema, 1929–1939 (Bloomington: Indiana University Press), Crisp nói rằng, Le Collier de la reine chỉ đơn giản là phát ra âm thanh, chứ không phải hội thoại" (p. 381), tuy nhiên toàn bộ các mô tả chi tiết khác (bao gồm cũng của chính ông từ năm 1997) đều đề cập đến một phân cảnh nói chuyện. Crisp cho rằng ngày 31 tháng 10 là ngày debut công bố của tác phẩm Les Trois masques và ngày 2 tháng 11 ("sortie") của tác phẩm Cine-studies. Ghi chú cuối cùng mà Crisp định nghĩa trong Genre, Myth, and Convention đó là một bộ phim chỉ được xem là phim truyện khi nó có độ dài ít nhất là 60 phút, bài viết này lại chỉ tuân thủ theo tiêu chuẩn đồng nhất thông thường cũng như thường trực của Wikipedia là 40 phút hoặc dài hơn.
  88. ^ Crisp (1997), tr. 103.
  89. ^ Chapman (2003), tr. 82; Fisher, David (22 tháng 7 năm 2009). “Chronomedia: 1929”. Chronomedia. Terra Media. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  90. ^ Hall (1930).
  91. ^ Carné (1932), tr. 105.
  92. ^ Haltof (2002), tr. 24.
  93. ^ Xem Nichols và Bazzoni (1995), tr. 98, để biết thêm mô tả về tác phẩm La Canzone dell'amore cũng như lần ra mắt của nó.
  94. ^ Stojanova (2006), tr. 97. Theo như Il Cinema Ritrovato, chương trình của XXI Mostra Internazionale del Cinema Libero (Bologna; từ ngày 22 đến ngày 29, tháng 11, năm 1992), bộ phim được quay tại Paris. theo như đầu mục của IMDb về bộ phim, nó là một đồng sản phẩm của Đức và Séc. Hai lời tuyên bố không nhất thiết là phải trái ngược nhau. Theo như Cơ sở dữ liệu phim Czech-Slovak, nó được quay như một bộ phim câm tại Đức; cùng với nhạc nền phiên bản tiếng Đức, Séc và Pháp được ghi âm tại trường quay studio Gaumont của vùng đô thị thuộc Paris, Joinville.
  95. ^ Xem Robertson (2001), tr. 10–14. Robertson tuyên bố rằng, Thuỵ Sĩ đã sản xuất bộ phim hội thoại đầu tiên của mình vào năm 1930, nhưng vẫn chưa thể chứng thực được điều này. Những bộ phim hội thoại đầu tiên từ Phần Lan, Hungary, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, và Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện vào năm 1931, những bộ phim hội thoại đầu tiên từ Ái Nhĩ Lan (tiếng Anh) và Tây Ban Nha cũng như bộ phim đầu tiên bằng tiếng Slovak vào năm 1932, bộ phim đầu tiên bằng tiếng Hà Lan vào năm 1933, bộ phim đầu tiên bằng tiếng Bulgaria vào năm 1934. Tại châu Mỹ, phim truyện hội thoại đầu tiên của Canada ra đời vào năm 1929—North of '49 là một bản remake làm lại từ bộ phim câm đã sản xuất từ năm trước đó, His Destiny. Bộ phim hội thoại đầu tiên của Brazil, Acabaram-se os otários (kết cục của nhà Simpletons), cũng xuất hiện năm 1929. Cùng năm đó, bộ phim bằng tiếng Yiddish đầu tiên đã được sản xuất tại New York: East Side Sadie (nguyên bản là phim câm), theo sau là Ad Mosay (lời cầu nguyện vĩnh hằng) (Crafton [1997], tr. 414). Các nguồn tin không đồng thuận với nhau về việc liệu Más fuerte que el deber, bộ phim hội thoại Mexico (và tiếng Tây Ban Nha), đã ra đời vào năm 1930 hay là 1931. Bộ phim hội thoại Argentina đầu tiên đã ra đời vào năm 1931 và Chile năm 1934. Robertson đánh giá rằng, phim truyền hình Cuba đầu tiên là một sản phẩm năm 1930 mang tên gọi El Caballero de Max; mọi nguồn thông tin được công bố khác đã tham vấn nguồn tư liệu La Serpiente roja (1937). Năm 1931 chứng kiến sự ra đời của phim truyện hội thoại đầu tiên trên lục địa châu Phi: Mocdetjie của Nam Phi, bằng tiếng Afrikaan. Onchoudet el Fouad (1932) của Ai Cập bằng tiếng Ả-rập và Itto (1934) của Morocco bằng tiếng Pháp là những bộ phim kế tiếp.
  96. ^ Rollberg (2008), tr. xxvii, 9, 174, 585, 669–70, 679, 733. Nhiều nguồn tin đã nêu danh Zemlya zhazhdet (Trái đất đang lên cơn khát), đạo diễn bởi Yuli Raizman, là phim truyện âm thanh xô-viết đầu tiên. Nguyên được sản xuất và khởi chiếu như một bộ phim câm vào năm 1930, nó đã được phát hành lại với một bản nhạc nền không lời thoại, âm-nhạc-và-hiệu-ứng vào năm tiếp theo (Rollberg [2008], tr. 562).
  97. ^ Morton (2006), tr. 76.
  98. ^ Rollberg (2008), tr. xxvii, 210–11, 450, 665–66.
  99. ^ Crisp (1997), tr. 101; Crafton (1997), tr. 155.
  100. ^ Crisp (1997), tr. 101–2.
  101. ^ Kenez (2001), tr. 123.
  102. ^ Nolletti (2005), tr. 18; Richie (2005), tr. 48–49.
  103. ^ Burch (1979), tr. 145–46. Burch đã định niên cho tác phẩm Madamu to nyobo là vào năm 1932 (tr. 146; xem bên trên để tham khảo các nguồn tư liệu cho ngày tháng đúng đắn là năm 1931). Ông cũng thừa nhận một cách sai lầm rằng, Mikio Naruse chẳng làm bộ phim âm thanh nào cả trước thời điểm 1936 (tr. 146; xem bên dưới để tham khảo các bộ phim nói của Naruse năm 1935).
  104. ^ Anderson và Richie (1982), tr. 77.
  105. ^ a b Freiberg (1987), tr. 76.
  106. ^ Tác phẩm phim nói đầu tiên của Naruse, Otome-gokoro sannin shimai (Ba chị em với trái tim trinh hạnh), cũng như tác phẩm được hoan nghênh rộng rãi của ông, Tsuma yo bara no yo ni (Phu nhân! Hãy làm một đoá hoa hồng!), cũng là một bộ phim hội thoại, đều tưng được sản xuất và phát hành vào năm 1935. Phu nhân! Hãy làm một đoá hoa hồng! là tác phẩm phim truyện dài tập đầu tiên được cho phân phối thương mại tại Hoa Kỳ. Xem Russell (2008), tr. 4, 89, 91–94; Richie (2005), tr. 60–63; “Mikio Naruse—A Modern Classic”. Midnight Eye. 11 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2009. Jacoby, Alexander (tháng 4 năm 2003). “Mikio Naruse”. Senses of Cinema. Bản gốc lưu trữ 14 Tháng Một năm 2010. Truy cập 12 Tháng mười hai năm 2009. Phim truyện hội thoại đầu tiên của Ozu, ra mắt vào năm sau đó, là tác phẩm Hitori musuko (Đứa con duy nhất). Xem Richie (1977), tr. 222–24; Leahy, James (tháng 6 năm 2004). The Only Son (Hitori Musuko)”. Senses of Cinema. Bản gốc lưu trữ 3 tháng Mười năm 2009. Truy cập 12 Tháng mười hai năm 2009.
  107. ^ Trích dẫn trong Freiberg (1987), tr. 76.
  108. ^ Trích dẫn trong Sharp, Jasper (7 tháng 3 năm 2002). A Page of Madness (1927)”. Nhà xuất bản Midnight Eye. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2009.
  109. ^ Xem Freiberg (2000), "The Film Industry." ("Nền công nghiệp điện ảnh")
  110. ^ Trích dẫn trong Chatterji (1999), "The History of Sound."
  111. ^ Reade (1981), tr. 79–80.
  112. ^ Ranade (2006), tr. 106.
  113. ^ Pradeep (2006); Narasimham (2006); Rajadhyaksha và Willemen (2002), tr. 254.
  114. ^ a b Anandan, "Kalaimaamani". “Tamil Cinema History—The Early Days: 1916–1936 (Lịch sử Điện ảnh Tamil—Những ngày đầu tiên: 1916–1936)”. Nhà xuất bản INDOlink Tamil Cinema. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Bảy năm 2000. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  115. ^ Chapman (2003), tr. 328; Rajadhyaksha và Willemen (2002), tr. 255; Chatterji (1999), "The First Sound Films"; Bhuyan (2006), "Alam Ara: Platinum Jubilee of Sound in Indian Cinema." Tháng 3 năm 1934 chứng kiến sự ra đời của bộ phim điện ảnh hội thoại Kannada đầu tiên, Sathi Sulochana (Guy [2004]); Bhakta Dhruva (hay còn gọi Dhruva Kumar) đã được ra mắt không lâu sau đó, mặc dù thực ra nó được hoàn thành trước tiên (Rajadhyaksha và Willemen [2002], tr. 258, 260). Một số trang web đề cập tới phiên bản năm 1932 của bộ phim Heer Ranjha như là tác phẩm điện ảnh âm thanh Punjabi đầu tiên; các nguồn tin đáng tin cậy nhất đều đồng thuận rằng, dù sao chăng nữa, tác phẩm đã được thể hiện bằng tiếng Hindustan. Bộ phim ngôn ngữ Punjabi đầu tiên là tác phẩm Pind di Kuri (hay còn gọi Sheila; 1935). Bộ phim nói tiếng Assamese đầu tiên, Joymati, cũng đã được ra mắt năm 1935. Nhiều trang web còn đồng tình lẫn nhau trong việc định niên tác phẩm phim nói bằng tiếng Oriya đầu tiên, Sita Bibaha, là được sản xuất năm 1934, tuy nhiên nguồn tin có thẩm quyền nhất đối với ngày tháng phát hành của nó—Chapman (2003)—đã đinh ninh là 1936 (tr. 328). Thư mục Rajadhyaksha và Willemen (2002) lại cho rằng đó là năm "1934?" (tr. 260).
  116. ^ Lai (2000), "The Cantonese Arena." (Đấu trường Quảng Đông)
  117. ^ Ris (2004), tr. 35–36; Maliangkay, Roald H (Tháng ba 2005). “Classifying Performances: The Art of Korean Film Narrators (Phân cấp các buổi biểu diễn: Nghệ thuật Thuyết minh của Điện ảnh Hàn Quốc)”. Image & Narrative. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2008. Truy cập Ngày 9 tháng 12 năm 2009.
  118. ^ Lee (2000), tr. 72–74; “What Is Korea's First Sound Film ("Talkie")?”. The Truth of Korean Movies. Korean Film Archive. Bản gốc lưu trữ 13 Tháng Một năm 2010. Truy cập 9 Tháng mười hai năm 2009.
  119. ^ Millard (2005), tr. 189.
  120. ^ a b Allen, Bob (Mùa xuân 1995). “Let's Hear It For Sound”. AMPS Newsletter. Nhà xuất bản Association of Motion Picture Sound. Bản gốc lưu trữ 8 Tháng Một năm 2000. Truy cập Ngày 13 tháng 12 năm 2009.
  121. ^ Bordwell (1985), tr. 300–1, 302.
  122. ^ Bordwell và Thompson (1995), tr. 124; Bordwell (1985), tr. 301, 302. Đánh giá của Bordwell trong các văn bản trước đó, "Cho tới cuối thập niên 1930, việc lồng tiếng hậu kỳ chỉ cho ra các bản ghi có độ trung thực kém, do đó hầu hết các khúc hội thoại từng được thâu âm trực tiếp" (tr. 302), liên hệ tới một nguồn tư liệu vào năm 1932. Mô tả về sau của ông (đồng tác giả), liên quan đến khả năng tồn tại của kỹ thuật looping năm 1935, dường như có thể thay thế công nghệ trước đó, như nó phải nên vậy: thực tế là, từ xưa tới nay, hầu hết các phân cảnh hội thoại được ghi âm một cách trực tiếp.
  123. ^ Crafton (1997), tr. 147–48.
  124. ^ Xem Bernds (1999), phần 1.
  125. ^ Xem Crafton (1997), tr. 142–45.
  126. ^ Crafton (1997), tr. 435.
  127. ^ "Outcome of Paris" ("Kết cục của Paris", năm 1930).
  128. ^ Crafton (1997), tr. 160.
  129. ^ Thomson (1998), tr. 732.
  130. ^ Crafton (1997), tr. 480, 498, 501–9; Thomson (1998), tr. 732–33, 285–87; Wlaschin (1979), tr. 34, 22, 20.
  131. ^ Crafton (1997), tr. 480; Wlaschin (1979), tr. 26.
  132. ^ Thomson (1998), tr. 288–89, 526–27, 728–29, 229, 585–86: Wlaschin (1979), tr. 20–21, 28–29, 33–34, 18–19, 32–33.
  133. ^ Baxter, Mike, Myths and Misses, Academia.com, tr. 15–16, truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021
  134. ^ Brooks (1956).
  135. ^ Xem Dardis (1980), tr. 190–91, về phân tích lợi nhuận của những bộ phim có âm thanh đầu tiên của Keaton.
  136. ^ Thomson (1998), tr. 376–77, 463–64, 487–89; Wlaschin (1979), tr. 57, 103, 118, 121–22.
  137. ^ Thomson (1998), tr. 69, 103–5, 487–89; Wlaschin (1979), tr. 50–51, 56–57.
  138. ^ Thomson (1998), tr. 45–46, 90, 167, 689–90, 425–26, 122–24; Wlaschin (1979), tr. 45–46, 54, 67, 148, 113, 16–17.
  139. ^ Thomson (1998), tr. 281, 154–56; Wlaschin (1979), tr. 87, 65–66.
  140. ^ Thomson (1998), tr. 274–76; Wlaschin (1979), tr. 84.
  141. ^ Friedrich, Otto (1997). City of Nets: A Portrait of Hollywood in 1940s . tại Berkeley và Los Angeles: University of California Press (nhà xuất bản trường đại học California). tr. 9. ISBN 0-520-20949-4.
  142. ^ “1920–1929”. Our History. American Federation of Musicians (Hiệp hội Nhạc sĩ Hoa Kỳ). Bản gốc lưu trữ 6 Tháng sáu năm 2012. Truy cập 9 Tháng mười hai năm 2009. "1927 – Cùng với sự ra đời của 'tác phẩm điện ảnh hội thoại' đầu tiên, The Jazz Singer, các dàn nhạc trong rạp chiếu phim đã bị đào thải. Tổ chức AFM lần đầu tiên trải nghiệm tình trạng thất nghiệp toàn diện do công nghệ mang lại. Chỉ trong vòng ba năm, 22.000 việc làm liên quan đến rạp hát cho các nhạc sĩ, bộ phận đóng vai trò bổ trợ cho những bộ phim câm, đã bị mất việc, trong khi đó chỉ có vài trăm việc làm cho những nghệ sĩ trình tấu các bản nhạc nền được tạo ra bằng công nghệ tân tiến. Năm 1928 – Trong khi tiếp tục biểu tình về nạn thất nghiệp do sử dụng "nhạc đóng lon" cho phim ảnh, hội AFM đã đặt ra thang lương tối thiểu để áp chế lên Vitaphone, Movietone cũng như tác phẩm thâu âm phonograph. Bởi việc đồng bộ hoá âm nhạc với hình ảnh cho các bộ phim là đặc biệt khó khăn, tổ chức AFM đã có thể đặt ra các mức giá đắt đỏ cho thù lao thực hiện điều này.".
  143. ^ Hubbard (1985), tr. 429.
  144. ^ “Canned Music on Trial (Nhạc Đóng Hộp trước Vành Móng Ngựa)”. Ad*Access. Duke University Libraries (Các thư viện trường đại học Duke). Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2009. Văn bản của bức quảng cáo còn tiếp tục:

    Âm Nhạc Có Xứng Đáng Được Cứu Rỗi Hay Không?
    Không cần có lượng bằng chứng lớn lao để có thể trả lời câu hỏi này. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật gần như ai cũng yêu thích trên toàn cầu. Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử, con người đã tìm đến cách biểu đạt âm nhạc để giảm bớt gánh nặng cuộc sống, để họ được hạnh phúc hơn. Thổ dân, mức độ trên thang man rợ thấp đến cực điểm, ngân nga các bài ca của họ cho những vị thần bộ lạc, chơi sáo ống kèm trống da cá mập. Sự phát triển của âm nhạc đã bắt kịp với gu thẩm mỹ và các tiêu chuẩn đạo đức qua mọi thời đại, và có lẽ đã ảnh hưởng đến bản chất hiền hậu của con người một cách mạnh mẽ, hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Có chăng Thời Đại Khoa Học Quảng Vĩ phải sỉ nhục lên Nghệ Thuật bằng cách đặt vào vị trí của Nghệ Thuật một cái bóng nhợt nhạt và yếu ớt của chính nó?

  145. ^ Oderman (2000), tr. 188.
  146. ^ "Talking Movies" ("Những bộ phim biết nói", năm 1926).
  147. ^ Gomery (1985), tr. 66–67. Gomery mô tả lại sự khác biệt giữa doanh thu một cách đơn giản trong giai đoạn từ năm 1928 cho tới 1929, nhưng có vẻ như rõ ràng từ những số liệu được trích dẫn, Gomery đang đề cập đến các năm tài chính kết thúc vào ngày 30 tháng 9. Năm tài chính gần như song song (nhưng vẫn cách xa tận gần một tháng) so với năm chương trình, được tính theo cách truyền thống, của Hollywood—Mùa khai trương thường bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 9 với Ngày Lao động và kéo dài đến Ngày Tưởng niệm vào cuối tháng 5; Kế tiếp là "open season", kéo dài mười bốn tuần, khi những bộ phim mang kỳ vọng tối thiểu từ khán giả được phát hành và nhiều rạp chiếu đóng cửa trong những tháng hè oi bức. Xem Crafton (1997), tr. 183, 268.
  148. ^ Lasky (1989), tr. 51.
  149. ^ Bradley (1996), tr. 279.
  150. ^ Finler (2003), tr. 376.
  151. ^ Segrave (1997) đưa ra con số 282 triệu feet năm 1929 so với 222 triệu feet của năm trước đó (tr. 79). Crafton (1997) báo cáo một cột mốc mới theo cách dị thường như sau: "Mức xuất khẩu năm 1929 đặt ra một kỷ lục mới: 282.215.480 feet (so với kỷ lục cũ là 9.000.000 foot (2.700.000 m) năm 1919)" (tr. 418). Nhưng trong năm 1923, lấy ví dụ, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 32 triệu feet thước phim phơi sáng (Segrave [1997], tr. 65). Crafton nói về mức xuất khẩu năm 1929, "Tất nhiên, hầu hết các cảnh quay này đều là phim câm", mặc dù ông không hề cung cấp số liệu (tr. 418). Ngược lại, nếu không hẳn là mâu thuẫn, Segrave chỉ ra điều sau: "Vào tận cuối năm 1929, tờ New York Times loan tin rằng, hầu hết các bộ phim hội thoại của Hoa Kỳ đều được đưa ra nước ngoài y như lúc ban đầu, khi chúng được làm ra để chiếu trong nước". (tr. 77)
  152. ^ Eckes và Zeiler (2003), tr. 102.
  153. ^ Jewell (1982), tr. 9.
  154. ^ Schatz (1998), tr. 70.
  155. ^ Trích dẫn trong Ganti (2004), tr. 11.
  156. ^ Ganti (2004), tr. 11.
  157. ^ Rajadhyaksha và Willemen (2002), tr. 254; Joshi (2003), tr. 14.
  158. ^ Guy (2004).
  159. ^ Rajadhyaksha và Willemen (2002), tr. 30, 32.
  160. ^ Robertson (2001), tr. 16–17; “Analysis of the UIS International Survey on Feature Film Statistics (Phân tích của "Khảo sát quốc tế UIS về thống kê phim truyện")” (PDF). UNESCO Institute for Statistics (Viện UNESCO về Thống kê). 5 tháng 5 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2009.
  161. ^ Được trích dẫn trong Agate (1972), tr. 82.
  162. ^ Được trích dẫn trong Chapman (2003), tr. 93.
  163. ^ Được trích dẫn trong Crafton (1997), tr. 166.
  164. ^ a b Kaes (2009), tr. 212.
  165. ^ Xem, ví dụ, Crafton (1997), tr. 448–49; Brownlow (1968), tr. 577.
  166. ^ Time Out Film Guide (2000), tr. x–xi.
  167. ^ Kemp (1987), tr. 1045–46.
  168. ^ Arnold, Jeremy. Westfront 1918. Turner Classic Movies. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2009.
  169. ^ Rosen (1987), tr. 74–76.
  170. ^ M, ví dụ, là tác phẩm điện ảnh âm thanh sớm nhất từng xuất hiện trong cuộc khảo sát Village Voice: 100 Best Films of the 20th Century (Village Voice: 100 bộ phim hay nhất của thế kỷ 20) năm 2001. Lưu trữ tháng 3 31, 2014 tại Wayback Machine và danh sách năm 2002, Sight and Sound Top Ten (Top 10 về hình ảnh và âm thanh, trong tổng số 60 bộ phim nhận về năm lượt đánh giá hoặc nhiều hơn). Xem thêm, ví dụ, Ebert (2002), tr. 274–78.
  171. ^ Ebert (2002), tr. 277.
  172. ^ Được trích dẫn trong Kenez (2001), tr. 123.
  173. ^ Eisenstein (1928), tr. 259.
  174. ^ Hamilton (2004), tr. 140.
  175. ^ Bazin (1967), tr. 155.
  176. ^ Có sự bất đồng thuận về thời lượng chiếu của bộ phim. Trang web về bộ phim của Deutsches Filminstitut (Viện điện ảnh Đức) Lưu trữ tháng 3 11, 2007 tại Wayback Machine ghi là 48 phút; Thư mục trang web của 35 Millimeter lại cho là 40 phút. Theo như filmportal.de Lưu trữ tháng 1 9, 2010 tại Wayback Machine, nó là "40 phút gì đó".
  177. ^ Moritz (2003), tr. 25.
  178. ^ Quoted in Dibbets (1999), tr. 85–86.
  179. ^ Được trích dẫn từ trong Dibbets (1999), tr. 85.
  180. ^ Xem Spoto (1984), tr. 132–33; Truffaut (1984), tr. 63–65.
  181. ^ Milne (1980), tr. 659. Xem thêm Crafton (1997), tr. 334–38.
  182. ^ Crafton (1997), tr. 377.
  183. ^ Được trích dẫn trong Bordwell (1985), tr. 298. Xem thêm Bordwell và Thompson (1995), tr. 125.

Nguồn tư liệu sửa

  • Altman, Rick (1995). "The Sound of Sound", Cineaste, vol. 21, ngày 1 tháng 1 (đã lưu trữ online trực tuyến).
  • Altman, Rick (2005). Silent Film Sound, New York: Columbia University Press. ISBN 0-231-11662-4
  • Anderson, Joseph L., và Donald Richie (1982). The Japanese Film: Art and Industry, hiệu đính mở rộng Princeton, N.J.: Princeton University Press. ISBN 0-691-05351-0
  • Barnier, Martin (2002). En route vers le parlant: histoire d'une évolution technologique, économique et esthétique du cinéma (1926–1934). Liège: Editions du Céfal. ISBN 2-87130-133-6
  • Bazin, André (1967 [1958–65]). "Cinema and Exploration", trong tác phẩm What Is Cinema? của mình, dịch thuật và hiệu đính bởi Hugh Gray, tr. 154–163. Berkeley và Los Angeles: University of California Press.
  • Bernds, Edward (1999). Mr. Bernds Goes to Hollywood: My Early Life and Career in Sound Recording at Columbia With Frank Capra and Others. Lanham, Maryland: Scarecrow Press (được trích dẫn online trực tuyến). ISBN 0-8108-3602-5
  • Bhuyan, Avantika (2006). "Going, Going, Gone...", Screen Weekly, ngày 31 tháng 3 (khả dụng online trực tuyến).
  • Block, Alex Ben, và Lucy Autrey Wilson, cũng như những người hiệu đính khác (2010). George Lucas's Blockbusting: A Decade-by-Decade Survey of Timeless Movies Including Untold Secrets of Their Financial and Cultural Success. New York: HarperCollins. ISBN 978-0-06-177889-6
  • Bognár, Desi Kégl (2000). International Dictionary of Broadcasting and Film, ấn bản thứ 2, Burlington, Massachusetts: Focal Press. ISBN 0-240-80376-0
  • Bordwell, David (1985). "The Introduction of Sound", chương trong Bordwell, Janet Staiger, và Kristin Thompson, The Classical Hollywood Cinema: Film Style & Mode of Production to 1960, tr. 298–308. New York: Columbia University Press. ISBN 0-231-06054-8
  • Bordwell, David, và Kristin Thompson (1995 [1993]). "Technological Change and Classical Film Style", chương trong Balio, Tino, Grand Design: Hollywood as a Modern Business Enterprise, 1930–1939, tr. 109–41. Berkeley, Los Angeles và London: University of California Press. ISBN 0-520-20334-8
  • Bradley, Edwin M. (1996). The First Hollywood Musicals: A Critical Filmography of 171 Features, 1927 Through 1932. Jefferson, N.C.: McFarland. ISBN 0-7864-2029-4
  • Bradley, Edwin M. (2005). The First Hollywood Sound Shorts, 1926–1931. Jefferson, N.C.: McFarland. ISBN 0-7864-1030-2
  • Brooks, Louise (1956). "Mr. Pabst", Image, no. 5, ngày 7 tháng 9.
  • Brownlow, Kevin (1968). The Parade's Gone By ... Berkeley and Los Angeles: University of California Press. ISBN 0-520-03068-0
  • Burch, Noël (1979). To the Distant Observer: Form and Meaning in the Japanese Cinema. Berkeley và Los Angeles: University of California Press. ISBN 0-520-03877-0
  • Carey, Frances (1999). The Apocalypse and the Shape of Things to Come. Toronto: University of Toronto Press. ISBN 0-8020-8325-0
  • Carné, Marcel (1932). "Cinema and the World", Claudia Gorbman dịch thuật, trong French Film Theory and Criticism: A History/Anthology, 1907–1939. Volume 2: 1929–1939, hiệu đính bởi Richard Abel, tr. 102–5. Princeton, N.J.: Princeton University Press. ISBN 0-691-05518-1
  • Chapman, James (2003). Cinemas of the World: Film and Society from 1895 to the Present. London: Reaktion Books. ISBN 1-86189-162-8
  • Chatterji, Shoma A. (1999). "The Culture-specific Use of Sound in Indian Cinema", bài viết được trình bày tại International Symposium on Sound in Cinema, London, 15–18 tháng tư (khả dụng online trực tuyến).
  • Cosandey, Roland (1996). "François (hoặc là Franz) Dussaud (1870–1953)", trong Who's Who of Victorian Cinema: A Worldwide Survey, hiệu đính bởi Stephen Herbert và Luke McKernan. London: BFI Publishing (khả dụng online trực tuyến). ISBN 0-85170-539-1
  • Crafton, Donald (1997). The Talkies: American Cinema's Transition to Sound, 1926–1931. New York: Charles Scribner's Sons. ISBN 0-684-19585-2
  • Crawford, Merritt (1931). "Pioneer Experiments of Eugene Lauste in Recording Sound", Journal of the Society of Motion Picture Engineers, vol. 17, no. 4, tháng mười năm 1931, tr. 632–644. (khả dụng online trực tuyến).
  • Crisp, Colin G. (1997). The Classic French Cinema, 1930–1960. Bloomington/London: Indiana University Press/I. B. Tauris. ISBN 0-253-21115-8
  • Dardis, Tom (1980 [1979]). Keaton: The Man Who Wouldn't Lie Down. Middlesex, England, và New York: Penguin. ISBN 0-14-005701-3
  • Dibbets, Karel (1999). "High-tech Avant-garde: Philips Radio," trong Joris Ivens and the Documentary Context, hiệu đính bởi Kees Bakker, tr. 72–86. Amsterdam: Amsterdam University Press. ISBN 90-5356-425-X
  • Eames, John Douglas (1985). The Paramount Story. New York: Crown. 0-517-55348-1
  • Ebert, Roger (2002). The Great Movies. New York: Broadway Books. ISBN 0-7679-1038-9
  • Eckes, Alfred E. và Thomas W. Zeiler (2003). Globalization and the American Century. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-80409-4
  • Eisenstein, Sergei và những người khác (1928). "A Statement", trong tác phẩm của chính mình Film Form: Essays in Film Theory (1957 [1949]), dịch thuật bởi Jay Leyda, tr. 257–60. New York: Meridian (khả dụng online trực tuyến).
  • Eyman, Scott (1997). The Speed of Sound: Hollywood and the Talkie Revolution 1926–1930. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-684-81162-6
  • Finler, Joel W. (2003). The Hollywood Story, ấn bản thứ 3, London và New York: Wallflower. ISBN 1-903364-66-3
  • Freiberg, Freda (1987). "The Transition to Sound in Japan", trong History on/and/in Film, hiệu đính bởi Tom O'Regan và Brian Shoesmith, tr. 76–80. Perth: History & Film Association of Australia (khả dụng online trực tuyến Lưu trữ tháng 8 21, 2006 tại Wayback Machine).
  • Freiberg, Freda (2000). "Comprehensive Connections: The Film Industry, the Theatre and the State in the Early Japanese Cinema", Screening the Past, no. 11, ngày 1 tháng 11 (khả dụng online trực tuyến).
  • Geduld, Harry M. (1975). The Birth of the Talkies: From Edison to Jolson. Bloomington: Indiana University Press. ISBN 0-253-10743-1
  • Glancy, H. Mark (1995). "Warner Bros. Film Grosses, 1921–51: The William Schaefer Ledger", Historical Journal of Film, Radio and Television, tháng ba.
  • Gomery, Douglas (1980). "Economic Struggle and Hollywood Imperialism: Europe Converts to Sound", trong Film Sound: Theory and Practice (1985), hiệu đính bởi Elisabeth Weis và John Belton, tr. 25–36. New York: Columbia University Press. ISBN 0-231-05637-0
  • Gomery, Douglas (1985). "The Coming of Sound: Technological Change in the American Film Industry", trong Technology and Culture—The Film Reader (2005), hiệu đính bởi Andrew Utterson, tr. 53–67. Oxford và New York: Routledge/Taylor & Francis. ISBN 0-415-31984-6
  • Gomery, Douglas (2005). The Coming of Sound: A History. New York và Oxon, UK: Routledge. ISBN 0-415-96900-X
  • Guy, Randor (2004). "First Film to Talk in Kannada", The Hindu, ngày 31 tháng 12 (khả dụng online[Bị chiếm đoạt!]).
  • Hall, Mordaunt (1930). "Because I Loved You—Germany's First Talking Film", The New York Times, ngày 25 tháng 1 (khả dụng online trực tuyến).[liên kết hỏng]
  • Haltof, Marek (2002). Polish National Cinema. New York và Oxford: Berghahn Books. ISBN 1-57181-275-X
  • Hamilton, Elizabeth C. (2004). "Deafening Sound and Troubling Silence in Volker Schlöndorff's Die Blechtrommel", trong Sound Matters: Essays on the Acoustics of German Culture (2004), hiệu đính bởi Nora M. Alter và Lutz Koepnick, tr. 130–41. New York và Oxford: Berghahn Books. ISBN 1-57181-436-1
  • Hijiya, James A. (1992). Lee De Forest and the Fatherhood of Radio. Cranbury, N.J., và London: Associated University Presses. ISBN 0-934223-23-8
  • Hirschhorn, Clive (1979). The Warner Bros. Story. New York: Crown. ISBN 0-517-53834-2
  • Hubbard, Preston J. (1985). "Synchronized Sound and Movie-House Musicians, 1926–29", American Music, vol. 3, no. 4, mùa đông.
  • Jelavich, Peter (2006). Berlin Alexanderplatz: Radio, Film, and the Death of Weimar Culture. Berkeley, Los Angeles, và London: University of California Press. ISBN 0-520-24363-3
  • Jewell, Richard B., với Vernon Harbin (1982). The RKO Story. New York: Arlington House/Crown. ISBN 0-517-54656-6
  • Joshi, Lalit Mohan (2003). Bollywood: Popular Indian Cinema. London: Dakini. ISBN 0-9537032-2-3
  • Kaes, Anton (2009). Shell Shock Cinema: Weimar Culture and the Wounds of War. Princeton, N.J.: Princeton University Press. ISBN 0-691-03136-3
  • Kemp, Philip (1987). "Josef Von Sternberg", trong World Film Directors, Volume I: 1890–1945, hiệu đính bởi John Wakeman, tr. 1041–51. New York: H. W. Wilson. ISBN 0-8242-0757-2
  • Kenez, Peter (2001). Cinema and Soviet Society from the Revolution to the Death of Stalin. London và New York: I.B. Tauris. ISBN 1-86064-632-8
  • Koerber, Martin (1996). "Oskar Messter, Film Pioneer: Early Cinema Between Science, Spectacle, and Commerce", in A Second Life: German Cinema's First Decades, hiệu đính bởi Thomas Elsaesser, tr. 51–61. Amsterdam: Amsterdam University Press. ISBN 90-5356-172-2
  • Lai, Linda (2000). "Hong Kong Cinema in the 1930s: Docility, Social Hygiene, Pleasure-Seeking & the Consolidation of the Film Industry", Screening the Past, no. 11, ngày 1 tháng 11 (khả dụng online trực tuyến).
  • Lasky, Betty (1989). RKO: The Biggest Little Major of Them All. Santa Monica, California: Roundtable. ISBN 0-915677-41-5
  • Lee, Hyangjin (2000). Contemporary Korean Cinema: Identity, Culture, and Politics. Manchester, UK: Manchester University Press. ISBN 0-7190-6008-7
  • Liebman, Roy (2003). Vitaphone Films: A Catalogue of the Features and Shorts. Jefferson, N.C.: McFarland. ISBN 0-7864-1279-8
  • Lindvall, Terry (2007). Sanctuary Cinema: Origins of the Christian Film Industry. New York: New York University Press. ISBN 0-8147-5210-1
  • Lloyd, Ann, và David Robinson (1986). The Illustrated History of the Cinema. London: Orbis. ISBN 0-85613-754-5
  • Łotysz, Sławomir (2006). "Contributions of Polish Jews: Joseph Tykociński–Tykociner (1877–1969), Pioneer of Sound on Film", Gazeta, vol. 13, no. 3, mùa đông–mùa xuân (khả dụng online trực tuyến).
  • Low, Rachael (1997a [1971]). The History of the British Film 1918–1929 (The History of British Film, Volume IV). Oxford và New York: Routledge/Taylor & Francis. ISBN 0-415-15649-1
  • Low, Rachael (1997b [1985]). The History of the British Film 1929–1939: Film Making in 1930s Britain (The History of British Film, Volume VII). Oxford và New York: Routledge/Taylor & Francis. ISBN 0-415-15451-0
  • Millard, Andre J. (2005). America on Record: A History of Recorded Sound, ấn bản thứ 2, Cambridge và các cộng sự: Cambridge University Press. ISBN 0-521-83515-1
  • Milne, Tom (1980). "Rouben Mamoulian", in Cinema: A Critical Dictionary, hiệu đính bởi Richard Roud, tr. 658–663. New York: Viking. ISBN 0-670-22257-7
  • Moone, Tom (2004). "Joseph Tykociner: Pioneer of Sound on Film", Ingenuity, vol. 9, no. 1, tháng 3 (đã lưu trữ online trực tuyến).
  • Moritz, William (2003). Optical Poetry: The Life and Work of Oskar Fischinger. Bloomington và Indianapolis: Indiana University Press. ISBN 0-86196-634-1
  • Morton, David (2006). Sound Recording: The Life Story of a Technology. Baltimore: Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-8398-9.
  • Narasimham, M. L. (2006). "A Leader and a Visionary", The Hindu, ngày 8 tháng 9 (khả dụng online[Bị chiếm đoạt!]).
  • Nichols, Nina Da Vinci, và Jana O'Keefe Bazzoni (1995). Pirandello and Film. Lincoln và London: University of Nebraska Press. ISBN 0-8032-3336-1
  • Nolletti, Arthur (2005). The Cinema of Gosho Heinosuke: Laughter through Tears. Bloomington: Indiana University Press. ISBN 0-253-34484-0
  • Oderman, Stuart (2000). Lillian Gish: A Life on Stage and Screen. Jefferson, N.C.: McFarland. ISBN 0-7864-0644-5
  • "Outcome of Paris: Accord Signed/Total Interchangeability—Globe Divided into Three Patent Zones—Patent Exchange" (1930), Film-Kurier, ngày 22 tháng 7 (khả dụng online trực tuyến).
  • Pradeep, K. (2006). "When the Stars Talked", The Hindu, ngày 17 tháng 3 (khả dụng online[Bị chiếm đoạt!]).
  • Rajadhyaksha, Ashish, và Paul Willemen (2002 [1999]). BFI Encyclopedia of Indian Cinema, xem xét và hiệu đính, Oxford và New York: BFI/Oxford University Press. ISBN 0-85170-669-X
  • Ranade, Ashok Da. (2006). Hindi Film Song: Music Beyond Boundaries. New Delhi: Promilla/Bibliophile South Asia. ISBN 81-85002-64-9
  • Reade, Eric (1981 [1979]). History and Heartburn: The Saga of Australian Film, 1896–1978. East Brunswick, N.J.: Associated University Presses. ISBN 0-8386-3082-0
  • "Representative Kinematograph Shows: Singing Pictures at the Hippodrome" (1907), Kinematograph and Lantern Weekly, ngày 5 tháng 9.
  • Richie, Donald (1977). Ozu. Berkeley, Los Angeles, và London: University of California Press. ISBN 0-520-03277-2
  • Richie, Donald (2005). A Hundred Years of Japanese Film: A Concise History, ấn bản thứ 2, Tokyo: Kodansha. ISBN 4-7700-2995-0
  • Ris, Peter Harry (2004). "Jayu Manse/Hurrah! for Freedom", in The Cinema of Japan & Korea, hiệu đính bởi Justin Bowyer, tr. 33–40. London: Wallflower Press. ISBN 1-904764-11-8
  • Robertson, Patrick (2001). Film Facts. New York: Billboard Books. ISBN 0-8230-7943-0
  • Robinson, David (1997). From Peepshow to Palace: The Birth of American Film. New York: Columbia University Press. ISBN 0-231-10338-7
  • Rollberg, Peter (2008). Historical Dictionary of Russian and Soviet Cinema. Lanham, Maryland: Scarecrow Press. ISBN 0-8108-6072-4
  • Rosen, Miriam (1987). "Luis Buñuel", trong World Film Directors, Volume I: 1890–1945, hiệu đính bởi John Wakeman, tr. 71–92. New York: H. W. Wilson. ISBN 0-8242-0757-2
  • Ruhmer, Ernst (1901). "The Photographophone", Scientific American, ngày 20 tháng 7 năm 1901, vol. 85, no. 3, tr. 36. (khả dụng online trực tuyến).
  • Ruhmer, Ernst (1908). Wireless Telephony In Theory and Practice (dịch từ bản tiếng Đức bởi James Erskine-Murray), New York: C. Van Nostrand Company. (khả dụng online trực tuyến).
  • Russell, Catherine (2008). The Cinema of Naruse Mikio: Women and Japanese Modernity. Durham, North Carolina: Duke University Press. ISBN 0-8223-4312-6
  • Saunders, Thomas J. (1994). Hollywood in Berlin: American Cinema and Weimar Germany. Berkeley, Los Angeles, và London: University of California Press. ISBN 0-520-08354-7
  • Schatz, Thomas (1998). The Genius of the System: Hollywood Filmmaking in the Studio Era. London: Faber và Faber. ISBN 0-571-19596-2
  • Segrave, Kerry (1997). American Films Abroad: Hollywood's Domination of the World's Movie Screens from the 1890s to the Present. Jefferson, N.C.: McFarland. ISBN 0-7864-0346-2
  • Sponable, E. I. (1947). "Historical Development of Sound Films", Journal of the Society of Motion Picture Engineers, vol. 48, nos. 4–5, tháng tư/tháng năm (khả dụng online trực tuyến Lưu trữ tháng 12 22, 2009 tại Wayback Machine).
  • Spoto, Donald (1984 [1983]). The Dark Side of Genius: The Life of Alfred Hitchcock. New York: Ballantine. ISBN 0-345-31462-X
  • Stojanova, Christina (2006). "Post-Communist Cinema", in Traditions in World Cinema, hiệu đính bởi Linda Badley, R. Barton Palmer, và Steven Jay Schneider, tr. 95–114. New Brunswick, N.J.: Rutgers University Press. ISBN 978-0-8135-3873-0
  • "Talking Movies: They'll Never Take, Asserts Film Company's Head" (1926), Associated Press, ngày 3 tháng 9 (khả dụng online trực tuyến).
  • Thomson, David (1998). A Biographical Dictionary of Film, ấn bản thứ 3, New York: Knopf. ISBN 0-679-75564-0
  • Time Out Film Guide (2000). ấn bản thứ 8, hiệu đính bởi John Pym. London và New York: Penguin. ISBN 0-14-028365-X
  • Truffaut, François (1984 [1983]). Hitchcock, xem xét và hiệu đính lại, New York: Simon & Schuster. ISBN 0-671-52601-4
  • Wagenleitner, Reinhold (1994). Coca-Colonization and the Cold War: The Cultural Mission of the United States in Austria After the Second World War, dịch thuật bởi Diana M. Wolf. Chapel Hill và London: University of North Carolina Press. ISBN 0-8078-2149-7
  • Wierzbicki, James (2009). Film Music: A History. New York và Oxon, UK: Routledge. ISBN 0-415-99198-6
  • Wlaschin, Ken (1979). The Illustrated Encyclopedia of the World's Greatest Movie Stars and Their Films. New York và London: Salamander/Harmony. ISBN 0-517-53714-1

Liên kết ngoài sửa

Những ghi chép lịch sử sửa

Những thước phim lịch sử sửa