Thờ ngẫu tượng

(Đổi hướng từ Sùng bái thần tượng)

Thờ ngẫu tượng (Idolatry) là sự sùng bái, thờ phượng một hình tượng (hình được vẽ hoặc tạc) hoặc "tượng thờ" (tôn tượng) như thể đó là Đấng Tối cao, Đức Chúa trời[1][2][3], hiểu theo nghĩa đen là những bức tượng, đồ vật được tôn sùng, "thiêng hóa", nói chung là hình nhân, hình thù nào đó được tôn làm thần thánh. Vấn đề thờ ngẫu tượng là nguồn gốc của sự bất đồng giữa nhiều tôn giáo, hoặc ngay trong các giáo phái của các tôn giáo khác nhau. Sự phản đối việc sử dụng bất kỳ biểu tượng hoặc hình ảnh nào để thể hiện ý tưởng tôn kính hoặc thờ cúng được gọi là chống việc thờ tượng thần (Aniconism)[4][5], sự đập bỏ các tôn tượng và hình ảnh như là biểu tượng của sự tôn kính, sự tôn nghiêm từ lâu đã đi kèm với xung đột giữa các nhóm tôn giáo cấm thờ thần tượng và những người đã chấp nhận biểu tượng, hình ảnh và thần tượng để tôn thờ, sùng kính[6][7].

Tội lỗi của Solomon khi đang thờ một pho tượng

Trong nhiều tôn giáo ở Ấn Độ, chẳng hạn như các hình thức thần học và phi thần học của Ấn Độ giáo, Phật giáođạo Jain thì tượng thần (Murti) được coi là biểu tượng cho sự tuyệt đối nhưng không phải là sự tuyệt đối, hoặc là biểu tượng cho ý tưởng tâm linh[8][8][9], hay là hiện thân của thần linh[10]. Chúng là một phương tiện để tập trung vào việc theo đuổi và thờ phượng tôn giáo (Bhakti)[8][11][9]. Trong các tôn giáo truyền thống của Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, La Mã, châu Phi, châu Á, châu Mỹ và các nơi khác, sự tôn kính của một hình ảnh hoặc bức tượng đã là một thông lệ, và hình ảnh sùng bái mang ý nghĩa và ý nghĩa khác nhau ở những vùng tôn giáo khác nhau[1][12][13].

Trong các tôn giáo Áp-ra-ham như là Cơ đốc giáo, Hồi giáoDo Thái giáo thì việc thờ hình tượng có nghĩa là tôn thờ một cái gì đó hoặc một ai đó không phải là Thiên Chúa như thể đó là Thiên Chúa[14]. Trong những tôn giáo này và một số tôn giáo độc thần khác, việc thờ hình tượng đã được coi là "sự thờ phụng các vị thần giả" (עֲבוֹדה זֶרֶה) và bị cấm chỉ nhưng trong những điều răn của Thiên Chúa[15], bị coi là dị giáo, ngoại đạo. Cách cắt nghĩa về sự thờ ngẫu tượng là một chủ đề gây tranh cãi trong các tôn giáo Áp-ra-ham, với một số người Hồi giáo coi việc sử dụng thánh giá của Kitô giáo như một biểu tượng của Chúa Kitô và của Maria trong một số nhà thờ, như một hình thức thờ hình tượng, các Cơ đốc nhân theo đạo Tin lành lên án việc Công giáoChính Thống giáo phương Đông tôn kính Đức Trinh Nữ Maria trong nhiều nhà thờ, vì riêng theo cách lý luận của họ thì đó cũng chính là thờ ngẫu tượng[16][17] nhưng một số cho rằng khi Giáo hội Công giáo làm phép các ảnh tượng để tôn kính thì chỉ nhằm mục đích giúp các tín hữu, qua các ảnh tượng đó, hướng lòng lên tôn thờ Thiên Chúa và tôn kính các thánh, chứ không phải tôn thờ chính các ảnh tượng đó.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Moshe Halbertal; Avishai Margalit; Naomi Goldblum (1992). Idolatry. Harvard University Press. tr. 1–8, 85–86, 146–148. ISBN 978-0-674-44313-6.
  2. ^ DiBernardo, Sabatino (2008). “American Idol(atry): A Religious Profanation”. The Journal of Religion and Popular Culture. 19 (1): 1–2. doi:10.3138/jrpc.19.1.001., Quote: "Idolatry (...) in the first commandment denotes the notion of worship, adoration, or reverence of an image of God."
  3. ^ Poorthuis, Marcel (2007). “6. Idolatry and the Mirror: Iconoclasm as a Prerequisite for Inter-Human Relations”. Iconoclasm and Iconoclash, Chapter 6. Idolatry and the Mirror: Iconoclasm As A Prerequisite For Inter-Human Relations. BRILL Academic. tr. 125–140. doi:10.1163/ej.9789004161955.i-538.53. ISBN 9789004161955.
  4. ^ Aniconism, Encyclopædia Britannica
  5. ^ Marina Prusac; Kristine Kolrud (2014). Iconoclasm from Antiquity to Modernity. Ashgate. tr. 1–3. ISBN 978-1-4094-7033-5.
  6. ^ Willem J. van Asselt; Paul Van Geest; Daniela Muller (2007). Iconoclasm and Iconoclash: Struggle for Religious Identity. BRILL Academic. tr. 8–9, 52–60. ISBN 978-90-04-16195-5.
  7. ^ André Wink (1997). Al-Hind the Making of the Indo-Islamic World. BRILL Academic. tr. 317–324. ISBN 978-90-04-10236-1.
  8. ^ a b c Jeaneane D. Fowler (1996), Hinduism: Beliefs and Practices, Sussex Academic Press, ISBN 978-1-898723-60-8, pages 41–45
  9. ^ a b Karel Werner (1995), Love Divine: Studies in Bhakti and Devotional Mysticism, Routledge, ISBN 978-0700702350, pages 45-46;
    John Cort (2011), Jains in the World, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-979664-9, pages 80–85
  10. ^ Klaus Klostermaier (2010), A Survey of Hinduism, State University of New York Press, ISBN 978-0-7914-7082-4, pages 264–267
  11. ^ Lindsay Jones biên tập (2005). Gale Encyclopedia of Religion. 11. Thompson Gale. tr. 7493–7495. ISBN 978-0-02-865980-0.
  12. ^ Frohn, Elke Sophie; Lützenkirchen, H.-Georg (2007). “Idol”. Trong von Stuckrad, Kocku (biên tập). The Brill Dictionary of Religion. Leiden and Boston: Brill Publishers. doi:10.1163/1872-5287_bdr_SIM_00041. ISBN 9789004124332.
  13. ^ Smart, Ninian (10 tháng 11 năm 2020) [26 July 1999]. “Polytheism”. Encyclopædia Britannica. Edinburgh: Encyclopædia Britannica, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ Leone, Massimo (Spring 2016). Asif, Agha (biên tập). “Smashing Idols: A Paradoxical Semiotics” (PDF). Signs and Society. Chicago: University of Chicago Press on behalf of the Semiosis Research Center at Hankuk University of Foreign Studies. 4 (1): 30–56. doi:10.1086/684586. eISSN 2326-4497. hdl:2318/1561609. ISSN 2326-4489. S2CID 53408911. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ Wendy Doniger (1999). Merriam-Webster's Encyclopedia of World Religions. Merriam-Webster. tr. 497. ISBN 978-0-87779-044-0.
  16. ^ Barbara Roggema (2009). The Legend of Sergius Bahira: Eastern Christian Apologetics and Apocalyptic in Response to Islam. BRILL Academic. tr. 204–205. ISBN 978-90-04-16730-8.
  17. ^ Erich Kolig (2012). Conservative Islam: A Cultural Anthropology. Rowman & Littlefield. tr. 71 with footnote 2. ISBN 978-0-7391-7424-1.

Tham khảo sửa