Thể thao tại Việt Nam

Tổng quan về thể dục thể thao tại Việt Nam
(Đổi hướng từ Thể thao Việt Nam)

Danh sách sau đây liệt kê những bộ môn thể thao phổ biến ở Việt Nam.

Hình ảnh cổ động viên Việt Nam Đi bão 28 tháng 12


Thể thao đồng đội sửa

Bóng đá sửa


Bóng đá tại Việt Nam được điều hành bởi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Liên đoàn chịu trách nhiệm quản lý Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamĐội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam cùng với các đội tuyển trẻ khác của nước này. Ngoài ra, VFF cũng cùng với Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) tổ chức, quản lý và điều hành các giải vô địch quốc gia của Việt Nam, gồm có Giải bóng đá vô địch quốc gia (V. League 1), Giải bóng đá hạng nhất quốc gia (V. League 2), Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia (V. League 3) và Giải bóng đá Hạng Ba Quốc gia (V. League 4).

Bóng đá là một trong những môn thể thao phổ biến nhất ở Việt Nam. Giải vô địch quốc gia thường niên của nước này, V. League 1, đã được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 (ngoại trừ năm 1988 và 1989).

Trước khi hai miền Bắc-Nam của Việt Nam thống nhất vào năm 1975 sau cuộc Chiến tranh Việt Nam (Kháng chiến chống Mỹ), ở cả hai miền đã từng tồn tại hai đội tuyển quốc gia khác nhau. Đội tuyển quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thi đấu nhiều, họ chủ yếu thi đấu các trận đấu giao hữu hay các giải đấu của các nước xã hội chủ nghĩa. Họ cũng không phải là thành viên của AFC hay FIFA, trong khi đó Đội tuyển quốc gia Việt Nam Cộng hòa đã từng tham dự 2 kì Asian Cup đầu tiên, vào các năm 1956 và 1960. Cả hai lần, họ đều về thứ tư.

Bóng đá trong nhà sửa

Bộ môn bóng đá trong nhà (futsal) du nhập vào Việt Nam những năm 1990 và bây giờ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây. Đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt Nam đã có được thành tích đáng chú ý nhất vào năm 2016, khi họ đứng thứ tư tại Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á 2016 sau khi vượt qua Nhật Bản ở tứ kết. Họ cũng giành vé tới Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2016, nơi mà họ đã vào đến vòng 16 đội và chỉ phải chịu thua trước Nga. Năm 2021, đội cầm hòa Lebanon sau hai lượt trận đi và về với tổng tỷ số là 1-1 (Việt Nam giành chiến thắng nhờ luật bàn thắng sân khách của FIFA) trong khuôn khổ vòng Play-off FIFA Futsal World Cup 2021 khu vực châu Á. Nhờ có chiến thắng này, đội bóng mới có lần thứ hai liên tiếp tham dự một kỳ Futsal World Cup, lần này giải đấu được tổ chức ở Lithuania (FIFA Futsal World Cup 2021).

Việt Nam cũng có giải đấu quốc nội cho bộ môn này, đó là Futsal V. League. Giải đấu này được tổ chức chính thức vào năm 2007. Đội bóng thành công nhất của giải là Thái Sơn Nam với 10 chức vô địch giải đấu quốc gia, vào các năm: 2008, 2009, 2012, 2013, 2014, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. Đội cũng là một trong những đội bóng mạnh nhất của futsal châu Á, khi đã từng vào đến trận chung kết của Giải vô địch bóng đá trong nhà các câu lạc bộ châu Á năm 2018, và từng đứng thứ ba tại đấu trường châu lục vào những năm: 2015, 2017 và 2019.

Bóng rổ sửa

Bóng rổ đang từng bước trở thành một bộ môn thể thao đồng đội phố biến ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà NộiSóc Trăng[1].

Đội tuyển bóng rổ quốc gia Việt Nam có thành tích cao nhất là ở SEA Games 2019, khi họ giành được huy chương đồng ở cả hai nội dung 5x5 và 3x3 của bộ môn này[2].

Bóng chuyền sửa

Bóng chuyền cũng là một môn thể thao phổ biến ở Việt Nam. Đội tuyển bóng chuyền nam và nữ quốc gia Việt Nam nhiều lần giành huy chương bạc ở các kỳ SEA Games.

Cầu lông sửa

Thể thao cá nhân sửa

Cầu lông sửa

Quần vợt sửa

Chạy sửa

Điền kinh sửa

Điền kinh là một môn thể thao có sức phổ biến khá lớn ở Việt Nam, mà tiêu biểu là những vận động viên Bùi Thị Nhung, Phạm Đình Khánh Đoan, Vũ Thị Hương,.... Những VĐV này cũng đã từng mang nhiều vinh quang về cho đất nước ở các đấu trường như SEA Games, ASIAD,....

Cờ vua sửa

Việt Nam là quê hương của nhiều danh thủ bộ môn cờ vua, ví dụ như César Boutteville, Hoàng Thanh Trang, Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, hay Paul Truong.

sửa

VovinamNhất Nam là hai bộ môn nổi tiếng nhất ở Việt Nam.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Vietnam basketball Vietnam Online. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ Richard Dy (ngày 10 tháng 12 năm 2019). “Vietnam beats Indonesia in bronze medal game for historic medal”. ESPN. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)