Trang này cung cấp cái nhìn tổng quát về việc hình ảnh được sử dụng như thế nào trên Wikipedia; đối với thông tin chi tiết, xem Quy định sử dụng hình ảnh.

Lựa chọn hình ảnh sửa

Tính thích hợp và tính bách khoa sửa

 
Hình ảnh một máy bay trực thăng bay qua Nhà hát Opera Sydney nhưng không thể hiện được gì một cách phù hợp

Hình ảnh cần phải có ý nghĩa và liên quan đến ngữ cảnh của chủ đề, không mang tính trang trí thuần túy. Chúng thường là một phương thức minh họa giúp độc giả hiểu hơn về chủ thể. Nếu có thể, hãy tìm hình ảnh đẹp hơn và cải tiến ghi chú ảnh thay vì chỉ xóa đi ảnh kém chất lượng hoặc không phù hợp, đặc biệt là ở các trang có ít hình ảnh. Tuy nhiên, không phải bài viết nào cũng cần hình ảnh và việc sử dụng quá nhiều có thể gây mất tập trung.

Xem thêm Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Biểu tượng § Không vì mục đích bách khoa (CNBS:TRANGTRI) để biết thêm về các trường hợp sử dụng sai biểu tượng và các phần tử trực quan khác vì mục đích trang trí.

Hình ảnh nên trông giống những gì mà chúng muốn minh họa, bất kể chúng có xác thực hay không. Lấy ví dụ, một ảnh chụp tranh vẽ cupcake kiểu trompe-l'œil có thể là một hình ảnh chấp nhận được cho bài Cupcake, song một chiếc bánh cupcake thật vốn đã được trang trí để trông giống một thứ khác hoàn toàn thì sẽ ít phù hợp hơn. Tương tự, hình ảnh của một tế bào chung chung dưới kính hiển vi quang học có thể đưa được vào nhiều bài viết, miễn rằng không có sự khác biệt rõ rệt giữa tế bào trong hình và hình dạng điển hình cua tế bào được minh họa.

Khi lựa chọn hình ảnh, hãy phấn đấu đi đến sự đa dạng. Chẳng hạn, trong một bài viết có nhiều hình ảnh về người (ví dụ như bài Chạy), hãy tìm cách hướng đến mô tả nhiều tuổi tác, giới tính và sắc tộc. Nếu bài viết về một sĩ quan quân đội đã thể hiện chủ thể trong trang phục quân đội, thì hai ảnh chân dung quân phục trang trọng hơn sẽ chỉ cung cấp thêm ít thông tin hoặc mối quan tâm, nhưng bản đồ chỉ một cuộc chiến quan trọng kèm hình ảnh về kết quả của nó thì lại khác. Đừng để bài viết tràn ngập các hình ảnh có giá trị không đáng kể chỉ vì có nhiều hình ảnh có sẵn.

Bài viết về các tộc người hoặc cộng đồng người không nên được minh họa bằng ảnh ghép hoặc thư viện hình ảnh của các thành viên trong cộng đồng đó; xem thảo luận đồng thuận tại Wikipedia tiếng Anh về vấn đề này tại đâytại đây.

Chất lượng hình ảnh sửa

Hãy sử dụng hình ảnh có sẵn với chất lượng cao nhất có thể. Hình ảnh chất lượng kém—tối hoặc mờ nhòe; thể hiện chủ thể quá nhỏ, ẩn giữa mớ lộn xộn hoặc quá mơ hồ; và hơn thế nữa—không nên được sử dụng trừ trường hợp thật sự cần thiết. Hãy suy nghĩ kỹ về việc nên lựa chọn hình ảnh nào minh họa chủ thể một cách tốt nhất. Ví dụ:

  • Hình ảnh một con đại bàng đuôi trắng sẽ là vô dụng nếu nó xuất hiện như một đốm nhỏ trên bầu trời.
  • Bài tiểu sử phải mở đầu bằng ảnh chân dung của chính chủ thể đó đứng riêng lẻ, không phải ảnh chụp chung với người khác.
  • Một hình ảnh minh họa thích hợp về cá nhám búa sẽ hiện ra phần đầu đặc trưng giống cây búa của nó, để phân biệt với các loài cá mập khác.
  • Một bản đồ về Moldova cần có thêm phần biên giới của nước này với RomâniaUkraina, để mọi người có thể biết quốc gia đó nằm ở đâu so với các nước láng giềng.
  • Gạo nên được phản ánh tốt nhất bằng hình ảnh gạo thường chứ không phải cơm chiên.
  • Các khái niệm phi vật thể có thể được minh họa trực quan; chẳng hạn, hai con lợn rừng húc đầu nhau chỉ sự gây hấn.

Các trang sử dụng con dấu, cờ, biểu ngữ, logo hoặc biểu tượng khác để đại diện cho chính phủ, tổ chức và cơ quan nên sử dụng phiên bản do tổ chức đó quy định, nếu có. Chúng được ưu tiên hơn là những sản phẩm sáng tạo nghiệp dư có chất lượng tương tự, bao gồm ảnh chụp biểu tượng dưới hình thức vật lý.

Tránh trình bày thông tin văn bản dưới dạng hình ảnh sửa

Hình ảnh chỉ quan hệ tỉ lệ sửa

Một hình ảnh đôi khi sẽ kèm thêm một vật quen thuộc để chỉ quan hệ tỉ lệ kích thước giữa chúng. Các vật dấu chuẩn như vậy cần có độ bao phủ văn hóa cao và được tiêu chuẩn hóa nhất có thể: tốt nhất nên chọn thước, diêm, pin, bút/bút chì, lon nước, quả bóng đá, người và các bộ phận cơ thể, phương tiện giao thông, cùng với các công trình nổi tiếng như tháp Eiffel, mặc dù còn có rất nhiều lựa chọn khả dĩ khác. Những vật như đồng xu, tiền giấy hay tờ giấy thì ít thỏa đáng hơn bởi chúng có tính địa phương nhất định, nhưng vẫn tốt hơn là không có gì cả vì ít nhất vẫn có sự liên hệ về mặt tỉ lệ kích thước chung.

Dữ liệu định lượng, nếu có, vẫn nên được cung cấp trong phần ghi chú ảnh hoặc trong bài viết.

Hình ảnh gây xúc phạm sửa

Wikipedia không bị kiểm duyệt: nhiệm vụ của dự án này là để trình bày thông tin, bao gồm cả thông tin mà một số người có thể thấy bị xúc phạm. Tuy nhiên, một hình ảnh có khả năng gây khó chịu—cái mà vốn sẽ bị độc giả Wikipedia điển hình[nb 1] cho là thô tục hay tục tĩu—chỉ nên được thêm vào nếu nó được xử lý theo cách bách khoa, tức là chỉ khi sự vắng mặt của nó sẽ làm giảm bớt khối lượng thông tin, tính liên quan và độ chính xác, đồng thời không có phương án thay thế phù hợp tương tự. Hình ảnh phải tôn trọng kỳ vọng thông thường của người đọc đối với một chủ đề nhất định càng nhiều càng tốt mà không làm suy giảm chất lượng bài viết. Tránh dùng hình ảnh chứa các yếu tố không liên quan hoặc xa lạ có thể gây khó chịu hoặc quấy rối cho người đọc; ví dụ, những bức ảnh được chụp trong bối cảnh khiêu dâm thường không phù hợp cho các bài viết về giải phẫu người.

Hình ảnh trong phần mở đầu sửa

Thông thường, phần mở đầu hoặc hộp thông tin của một bài viết sẽ mang hình ảnh đại diện—chẳng hạn như của một nhân vật hoặc địa điểm, một cuốn sách hoặc bìa album—để cung cấp cho người đọc xác nhận trực quan rằng họ đã đến đúng trang cần đi đến.

Đối với một số chủ đề, việc tìm kiếm hình ảnh mở đầu phù hợp có thể khó khăn. Mặc dù Wikipedia không bị kiểm duyệt, hình ảnh mở đầu vẫn nên được lựa chọn một cách kỹ càng (xem mục § Hình ảnh gây xúc phạm, phía trên). Ảnh mở đầu có lẽ chính là cái đầu tiên đập vào mắt người đọc, cho nên hãy tránh dùng những loại mà người đọc không mong muốn nhìn thấy tại đó. Không giống như các nội dung khác ngoài phần mở đầu, hình ảnh mở đầu nên được chọn dựa trên các vấn đề suy xét đã nêu.

Dưới đây là một số lời khuyên về việc lựa chọn hình ảnh cho phần mở đầu:

  • Hình ảnh mở đầu phải thể hiện chủ đề một cách tự nhiên và phù hợp; chúng không chỉ minh họa chủ đề một cách cụ thể mà còn là loại hình ảnh được sử dụng cho các mục đích tương tự trong các tác phẩm tham khảo chất lượng cao, và do đó cũng chính là những gì độc giả của chúng ta sẽ mong đợi được xem. Hình ảnh ở phần mở đầu là không bắt buộc và việc không có hình ảnh mở đầu có thể là giải pháp tốt nhất nếu không có cách nào trình bày chủ đề dễ dàng.
  • Hình ảnh mở đầu cần ít có khả năng gây sốc hoặc kích động; cần luôn luôn ưu tiên dùng ảnh đại diện chính xác cho chủ thể mà không có nguy cơ gây sốc. Ví dụ, một hình ảnh những người bị lưu đày được chọn làm hình ảnh mở đầu trong phiên bản này của bài Holocaust sẽ thích hợp hơn rất nhiều so với các hình ảnh khác thể hiện sự tra tấn tù nhân hoặc xác chết trong trại tập trung.
  • Đôi khi không thể tránh khỏi việc sử dụng hình ảnh ở phần mở đầu có khả năng gây sốc, chẳng hạn như trong bài viết về cơ quan sinh dục người. Biên tập viên có thể giả định, theo Wikipedia:Phủ nhận về nội dung, rằng độc giả đã biết các bài viết đó có thể chứa hình ảnh như vậy.
  • Theo CNBS:KHONGTHUVIENSACTOC, việc sử dụng ảnh ghép hoặc thư viện ảnh của thành viên thuộc tộc người hoặc cộng đồng người nên được tránh trong các bài viết về chúng. Tuy nhiên, hướng dẫn này không áp dụng đối với bài viết về những thứ như bộ phận cơ thể người hoặc kiểu tóc.
  • Trong một số nền tảng di động, hình ảnh đầu tiên của bài viết có thể được hiển thị ở đầu bài, ngay cả khi nó xuất hiện sâu bên trong bài viết ở chế độ xem trên máy tính để bàn. Khi đặt hình ảnh, hãy suy xét xem hiện tượng này có thể gây hiểu lầm hoặc nhầm lẫn cho độc giả sử dụng thiết bị di động hay không.

Hướng dẫn đặt hình ảnh sửa

Cú pháp sửa

 
Một con chó Husky Sibir làm động vật thồ

Ví dụ cơ bản (cho ra hình ảnh bên phải):

[[Tập tin:Siberian Husky pho.jpg|nhỏ|thế=Một chú chó trắng đeo dây nịt tinh nghịch rúc vào một cậu bé |Một con [[chó Husky Sibir]] làm động vật thồ]]

  • Tập tin:Siberian Husky pho.jpg Tên tập tin (hình ảnh) phải chính xác (kể cả viết hoa, dấu câu và khoảng trắng) và phải kèm theo .jpg, .png hoặc bất kỳ phần mở rộng tập tin nào khác. (Hình:Tập tin: dùng giống nhau.) Nếu cả Wikipedia và Wikimedia Commons đều có hình ảnh với tên chỉ định, phiên bản Wikipedia sẽ là hình ảnh xuất hiện trong bài viết.
  • nhỏ (hoặc thumb) yêu cầu phải có đối với đa số trường hợp
  • thế=Một chú chó trắng đeo dây nịt tinh nghịch rúc vào một cậu bé Văn bản thay thế là dành cho những ai không thể xem được hình ảnh; không giống với ghi chú ảnh, nó tóm tắt lại vẻ ngoài của hình ảnh đó. Văn bản thay thế này cần tuân thủ Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Khả năng tiếp cận/Văn bản thay thế cho hình ảnh và phải gọi tên các sự kiện nổi tiếng, nhân vật và sự vật.
  • Một con [[chó Husky Sibir]] làm động vật thồ Ghi chú ảnh đứng sau cùng, cung cấp ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của hình ảnh.

Xem WP:Cú pháp hình ảnh mở rộng đối với các tính năng và tùy chọn khác. Nếu hình ảnh không hiển thị sau khi bạn đã kiểm tra kỹ cú pháp, nó có thể đã bị liệt vào danh sách đen.

Ảnh VR sửa

Để hiển thị ảnh VR (ảnh thực tế ảo hoặc toàn cảnh 360 độ), hãy sử dụng {{PanoViewer}}.

Kích thước sửa

  • Kích thước của một hình ảnh được kiểm soát bằng cách thay đổi chiều rộng của nó – sau đó phần mềm sẽ tự động điều chỉnh chiều cao theo tỷ lệ. (Hầu như khi nói về "kích thước" của một hình ảnh thì thực chất đang nói về chiều rộng của nó.)
  • Trừ khi có lý do rất chính đáng, không nên chỉ định chiều rộng cố định của hình ảnh tính bằng điểm ảnh (ví dụ như 17px). Việc chỉ định như vậy sẽ bỏ qua cấu hình chiều rộng cơ sở của người dùng, do đó cần ưu tiên sử dụng upright=hệ số phóng to bất cứ khi nào cần trình bày hình ảnh theo kích thước khác với mặc định.[nb 2] Theo nguyên tắc chung, chiều rộng hình ảnh không nên được đặt cố định ở giá trị lớn hơn 220px (chiều rộng cơ sở ban đầu), và trong trường hợp ngoại lệ cần thiết, hình ảnh thu được thường không nên có kích thước vượt quá 400px chiều rộng (300px đối với ảnh trong phần mở đầu) và 500px chiều cao, nhằm mục đích hiển thị tốt nhất trong các thiết bị nhỏ nhất "được sử dụng phổ biến" (mặc dù điều này vẫn có thể dẫn đến khó theo dõi khi xem trên màn hình hoặc chế độ hiển thị khác thường).
  • Để chuyển đổi giá trị px về upright, hãy chia nó cho 220 và làm tròn kết quả như mong muốn. Ví dụ, |150px gần tương đương với |upright=0.7150 / 220 ≃ 0,682.
    • Trường hợp có thể sử dụng kích thước ảnh cố định là khi cần tiêu chuẩn hóa kích thước qua bản mẫu (chẳng hạn như bên trong bản mẫu hộp thông tin hoặc hiển thị biểu tượng quốc kỳ), hoặc hiển thị hình ảnh với kích thước giảm xuống do hạn chế không gian (chẳng hạn như hình ảnh sử dụng trong mục Bạn có biết hoặc Ngày này năm xưa trên Trang Chính, hoặc bên trong các bảng lớn như Danh sách người đoạt giải Nobel Hòa bình), hoặc khi cần thiết căn chỉnh hình ảnh trong các cột hoặc dòng. Một số bản mẫu như {{nhiều hình}} có thể tự động so khớp chiều cao hoặc chiều rộng của hình ảnh với các tỉ lệ khung hình khác nhau, mặc dù giá trị chiều cao hoặc chiều rộng này cần được đặt thành một giá trị điểm ảnh cố định do bản mẫu không thể thu phóng hình ảnh sao cho tương ứng với tùy chọn người dùng.
  • Mỗi người dùng sẽ có một giá trị chiều rộng ảnh "cơ sở", áp dụng cho hình ảnh dạng |thumb (|nhỏ) và |frameless; đối với người dùng chưa đăng ký (đại đa số độc giả) giá trị này luôn luôn là 220 điểm ảnh; đối với người dùng đã đăng ký (hay đã đăng nhập), chiều rộng cơ sở là 220px khi tài khoản được tạo, nhưng có thể được thay đổi trong mục Tùy chọn.[nb 3] Hình ảnh về chó Husky Sibir ở trên được hiển thị với kích thước chính là kích thước cơ sở của bạn.
 
Hình ảnh sử dụng chiều rộng upright=1.8, dẫn đến nó rộng hơn 80% so với ảnh chó Husky Sibir ở trên (với chiều rộng mặc định upright=1)
 
Hình ảnh sử dụng upright=0.5; hệ số phóng to nhỏ hơn 1 làm giảm chiều rộng của hình ảnh.
  • Khi cần thiết dùng hình ảnh dạng thu nhỏ hoặc phóng to, hãy sử dụng |upright=hệ số phóng to để phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh theo một hệ số tương đối so với chiều rộng cơ sở của người dùng.
    • Ví dụ:
      • upright=1.3 áp dụng đối với hình ảnh có độ chi tiết cao (ví dụ như bản đồ hoặc sơ đồ) để kết xuất nó "lớn hơn 30% so với kích thước mong muốn thông thường của người dùng". (Đối với độc giả với cấu hình chiều rộng cơ sở 220px, giá trị kết xuất là 285px).
      • upright=0.6 áp dụng đối với hình ảnh có độ chi tiết thấp (ví dụ như hình vẽ đơn giản hoặc lá cờ) để kết xuất nó "nhỏ hơn 40% so với kích thước mong muốn thông thường của người dùng". (Đối với độc giả với cấu hình chiều rộng cơ sở 220px, giá trị kết xuất là 130px).
    • Ảnh thấp và rộng thường yêu cầu giá trị upright là 1 trở lên; ảnh cao và hẹp có thể sẽ trông tốt nhất với upright là 1 trở xuống.
    • Khi chỉ định giá trị upright lớn hơn 1, hãy chú ý cân bằng nhu cầu tăng độ chi tiết hình ảnh và khả năng gây tràn qua văn bản bài viết xung quanh.
      • Hình mà trong đó chỉ có một vùng chi tiết quan trọng (mặc dù việc cắt ảnh đến vùng đó là không chấp nhận được) có thể cần phải to hơn bình thường, nhưng upright=1.8 nên là giá trị lớn nhất đối hình ảnh nổi bên cạnh văn bản.
      • Hình ảnh ở phần mở đầu nên đặt giá trị không quá upright=1.35.
    • Các hình ảnh trong một bài viết, đặc biệt là hình ảnh gần nhau và ở cùng một phía, có khả năng sẽ trông hấp dẫn hơn nếu được đặt tại cùng chiều rộng.
    •   Cảnh báo: Trường hợp upright hoàn toàn không có thì tương đương với upright=1. Nhưng upright đứng riêng, không có =hệ số phóng to (ví dụ, [[Tập tin:Dog.jpg|nhỏ|upright|Một con chó lớn]]) thì tương đương với upright=0.75. Cách dùng này gây nhầm lẫn và do đó không còn được sử dụng.
  • Để hiển thị hình ảnh lớn hơn so với hướng dẫn nêu trên (ví dụ như ảnh toàn cảnh), hãy sử dụng |nhỏ|giữa hoặc |nhỏ|không để hình ảnh đứng riêng rẽ; hoặc sử dụng {{toàn cảnh}} hoặc {{hình ảnh cao}} để trình bày một hình ảnh rất lớn trong hộp cuộn.
 
Hình ảnh này sử dụng |nhỏ|giữa|upright=2.5 để mở rộng hình ảnh, đặt vào chính giữa và dọn dẹp đi vùng nằm ở hai bên của nó.

Vị trí sửa

 
Một con chó Husky Sibir làm động vật thồ

Hầu hết hình ảnh nên được đặt ở bên phải trang; đó cũng chính là vị trí đặt ảnh mặc định.[nb 4] Hình ảnh đặt bên trái trang có thể làm xáo trộn bố cục của danh sách có dấu đầu dòng và các cấu trúc tương tự vốn phụ thuộc vào tính đồng nhất trực quan, chẳng hạn như đẩy một số mục trong các danh sách như vậy vào sâu hơn. Do đó, cần tránh đặt hình ảnh ở bên trái trang gần với các cấu trúc như vậy. Trong trường hợp ngoại lệ cần thiết, hãy chỉ định |trái trong liên kết hình ảnh: [[Tập tin:Siberian Husky pho.jpg|nhỏ|trái|thế=Một chú chó trắng đeo dây nịt tinh nghịch rúc vào một cậu bé |Một con [[chó Husky Sibir]] làm động vật thồ]].

Một hình ảnh nên được đặt tại mục liên quan nhất trong bài viết; nếu không được, hãy cố gắng không đặt một hình ảnh quá sớm, tức là ở quá xa phía trước phần văn bản bàn về cái mà hình ảnh đó minh họa, để tránh làm đánh đố người đọc. Hình ảnh đầu tiên của một mục bất kỳ phải được đặt dưới bất kỳ bản mẫu đầu mục nào (điển hình là bản mẫu đầu mục điều hướng ở dạng {{Chính}}, {{Xem thêm thông tin}}{{Xem thêm}}). Không đặt hình ảnh ở cuối mục liền trước do nó sẽ không hiển thị được tại mục phù hợp trong các thiết bị di động. Một hình ảnh sẽ làm ngắt đoạn văn (tức là đoạn văn hiện tại kết thúc và một đoạn văn mới bắt đầu) nên bạn không thể đặt một hình ảnh bên trong đoạn văn. Chỉ có hình ảnh nhỏ bị ảnh hưởng; hình ảnh trong hàng thì không (xem mục Hình ảnh trong hàng).

 
... có thể tạo nên một "bánh kẹp" văn bản khó chịu (tùy thuộc vào nền tảng và kích thước cửa sổ).
 
Hai hình ảnh rộng đặt đối diện nhau ...

Một tập hợp nhiều hình ảnh có thể được đặt so le bên phải và bên trái. Tuy nhiên, hãy tránh kẹp văn bản giữa hai hình ảnh đối diện nhau; hoặc giữa một hình ảnh và hộp thông tin, bản mẫu điều hướng, hoặc tương tự. Thay vào đó, một cách khác là sử dụng bản mẫu {{nhiều hình}} để đặt hai hình ảnh cạnh nhau ở bên phải (mặc dù bản mẫu sẽ bỏ qua kích thước hình ảnh thiết lập bởi người dùng đã đăng nhập).

Ảnh chân dung sửa

Trong các bài viết (đặc biệt là tiểu sử), cách tốt nhất là đặt một ảnh chân dung (ảnh hoặc hình đại diện của một người) sao cho chủ thể "nhìn" về phía văn bản, nhưng không nên cố đạt điều này bằng cách lật ngược ảnh lại vì nó sẽ dẫn đến sự trình bày sai lầm. (Khuôn mặt người không bao giờ thực sự đối xứng ngay cả khi không có vết sẹo hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác).

Đề cập từ văn bản bài viết sửa

Không đề cập đến vị trí tương đối của hình ảnh như bên trái, bên phải, bên trên hoặc bên dưới. Lý do là bởi vị trí hình ảnh khác nhau tùy theo nền tảng và kích thước màn hình, đặc biệt là nền tảng di động, đồng thời cũng không mang ý nghĩa gì đối với trình đọc màn hình. Thay vào đó, hãy sử dụng ghi chú ảnh để xác định hình ảnh.

Hình ảnh trong hàng sửa

  • Thay nhỏ bằng không khung sẽ cho ra một hình ảnh "trong hàng". Ví dụ,
       Đây [[Tập tin:Flag of Japan.svg|không khung|x20px]] là một hình ảnh trong hàng.
    sẽ cho ra
       Đây   là một hình ảnh trong hàng.
  • Bạn có thể thêm đường viền một điểm ảnh qua |viền. Ví dụ,
       Đây [[Tập tin:Flag of Japan.svg|không khung|x20px|viền]] là một hình ảnh trong hàng có đường viền.
    sẽ cho ra
       Đây   là một hình ảnh trong hàng có đường viền.
  • Hình ảnh trong hàng không có phần ghi chú ảnh.
  • Lưu ý cú pháp x20px: trong khi 20px chỉ chiều rộng 20 điểm ảnh, thì x20px chỉ chiều cao 20 điểm ảnh. Thường thì chiều cao nằm giữa x18pxx22px sẽ ăn khớp tốt với văn bản xung quanh. (upright thường không được sử dụng đối với hình ảnh trong hàng.)

Làm cho hình ảnh có sẵn sửa

Tất cả hình ảnh sử dụng trong Wikipedia phải được tải lên Wikipedia hoặc Wikimedia Commons. Điều này đồng nghĩa với việc liên kết trong hàng (tiếng Anh: hotlinking) không được hỗ trợ.

Hình ảnh tải lên Wikipedia sẽ tự động được đặt trong không gian tên Tập tin (trước đây gọi là không gian tên Hình), tức là tên của các trang hình ảnh sẽ bắt đầu bằng tiền tố Tập tin:.

Lấy hình ảnh sửa

Tất cả hình ảnh phải tuân theo quy định sử dụng hình ảnh của Wikipedia: nói chung, chúng phải được tự do tái sử dụng, bao gồm sử dụng thương mại và sử dụng sau chỉnh sửa, mặc dù cũng cho phép "sử dụng hợp lý" nội dung không tự do trong một số trường hợp hạn chế—xem Wikipedia:Nội dung không tự do.

Tìm kiếm hình ảnh đã tải lên sửa

Tìm kiếm tập tin có sẵn qua:

  • Đặc biệt:Tìm kiếm – Sử dụng cấu hình "Tập tin và hình ảnh" để tìm kiếm hình ảnh và các tập tin khác được tải lên Wikipedia tiếng Việt theo từ khóa hoặc tiêu đề. Phần lớn hình ảnh sử dụng hợp lý nằm ở đây.
  • commons:Special:Search – Vào Wikimedia Commons để tìm kiếm hình ảnh và các tập tin phương tiện khác theo miêu tả, tiêu đề hoặc thể loại.
  • Nếu bài viết có liên kết đến các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt, hãy nhấn vào các bài viết ngôn ngữ đó để xem chúng đang sử dụng hình ảnh nào.

Tự tạo hình ảnh sửa

Bạn có thể tải lên ảnh chụp, bản vẽ hoặc bất kỳ đồ họa nào khác tạo bởi máy ảnh, máy quét, phần mềm đồ họa và hơn thế nữa. Khi chụp ảnh hoặc quét các tác phẩm có khả năng có bản quyền, hoặc tạo ra nội dung mô tả người khác không phải chính mình, hãy đảm bảo tôn trọng bản quyền và các giới hạn về quyền riêng tư. Xem Wikipedia:Nội dung không tự do để biết thêm thông tin.

Để tối đa hóa độ hữu dụng của hình ảnh ở tất cả các ngôn ngữ, hãy tránh thêm văn bản vào bên trong chúng. Thay vào đó, hãy thêm văn bản, liên kết, chú thích, v.v. vào hình ảnh thông qua bản mẫu {{Annotated image}} hoặc {{Annotated image 4}}, vốn cũng có thể sử dụng để mở rộng vùng xung quanh hình ảnh hoặc cắt và phóng to một phần hình ảnh—mà không cần phải tải lên một hình ảnh mới, đã qua chỉnh sửa.

Tìm kiếm hình ảnh trên Internet sửa

Một danh sách các nguồn tài nguyên hình ảnh tự do theo chủ đề có thể được tìm thấy tại trang Tài nguyên hình ảnh công cộng. Ngoài Wikimedia Commons, nền tảng Wikimedia Toolserver còn có công cụ Free Image Search Tool (FIST) tự động chọn lọc hình ảnh tự do từ các dự án Wikimedia, Flickr và một vài trang web khác. Ngoài ra còn có một số công cụ tìm kiếm hình ảnh hữu ích khác như Google Images, Picsearch và Pixsta. Hình ảnh có giấy phép Creative Commons loại AttributionAttribution-ShareAlike thì có thể được sử dụng trên Wikipedia. Hình ảnh có bất kỳ giấy phép nào hạn chế sử dụng thương mại hoặc sáng tạo tác phẩm phái sinh thì không thể được sử dụng trên Wikipedia.

Trên trang Creative Commons có một trang tìm kiếm vốn có thể làm điểm khởi đầu để bạn tìm hình ảnh với giấy phép phù hợp.

Nếu bạn tìm thấy một hình ảnh trên Internet không phải ảnh tự do, bạn có thể gửi thư điện tử (tuân theo đúng mẫu yêu cầu) đến chủ sở hữu bản quyền và yêu cầu được sự cho phép của họ để phát hành nó dưới giấy phép thích hợp. Nếu bạn không thể tìm kiếm được hình ảnh nào phù hợp, bạn có thể thêm một yêu cầu tại trang Ảnh thỉnh cầu để một người đóng góp khác có thể hỗ trợ tìm hoặc tạo ra hình ảnh phù hợp.

Xin hình ảnh từ người khác sửa

Xem:

Chỉnh sửa hình ảnh sửa

 
Trong bức ảnh màu giả này về Mặt Trăng, tông màu đỏ chỉ độ cao cao nhất, màu tím là thấp nhất; để tránh làm người đọc bị hiểu lầm, ghi chú ảnh nên làm rõ rằng đây không phải là màu mà một người xem Mặt Trăng sẽ thực sự nhìn thấy.

Chất lượng của một hình ảnh có thể được cải tiến qua việc cắt ảnh (để tập trung vào phần liên quan nhất), dọn dẹp thành phần lạ, hiệu chỉnh cân bằng màu, loại bỏ hiệu ứng mắt đỏ, hoặc bất kỳ chỉnh sửa nào khác.

Phần ghi chú của một hình ảnh cần nêu rõ các chỉnh sửa như vậy (ví dụ, giới thiệu về màu giả) nếu độc giả cần biết về chúng để diễn giải hình ảnh một cách chính xác.

Các chỉnh sửa làm cải thiện phần trình bày mà không làm thay đổi nội dung đáng kể thì không cần phải được đề cập trong chú thích, ví dụ như xoay để sửa hình ảnh hơi cong, nâng cao độ tương phản của bản quét hoặc làm mờ hậu cảnh để làm cho đối tượng chính nổi bật hơn. (Tuy nhiên, tất cả các thay đổi đối với hình ảnh được lấy từ các nguồn bên ngoài cần được ghi chú trên trang miêu tả của hình ảnh đó. Đối với hình ảnh do chính người chỉnh sửa tạo ra, những thay đổi vốn có thể là một phần của bố cục ban đầu của hình ảnh—chẳng hạn như xoay hoặc cắt xén nhỏ—không cần được đề cập trên trang miêu tả.)

Không nên thay đổi hình ảnh theo cách gây hiểu lầm nghiêm trọng cho người xem. Chẳng hạn, không được lật ngược hình ảnh hiển thị tác phẩm nghệ thuật, khuôn mặt, địa điểm hoặc công trình có thể nhận dạng hoặc văn bản (mặc dù việc này đối với hình ảnh hiển thị bong bóng xà phòng hoặc vi khuẩn thì chấp nhận được). Không chỉnh sửa màu nếu màu đó là cần thiết đối với chủ thể, chẳng hạn như trong hình ảnh động vật. Làm mờ hoặc xóa các vết trầy xước khỏi hình ảnh thường là việc thích hợp, mặc dù việc đó có thể không phù hợp đối với các bức ảnh lịch sử.

Không nên thêm màu đối với hình ảnh ban đầu được xuất bản dưới dạng đơn sắc, ví dụ như ảnh trắng đen, vì việc này cấu thành nên nghiên cứu chưa công bố. Tuy nhiên, ảnh được thêm màu bởi tác giả, chuyên gia hoặc nguồn đáng tin cậy đôi khi có thể chấp nhận được.

Tải lên hình ảnh sửa

Người dùng đã đăng nhập với tài khoản tự động xác nhận (ít nhất 4 ngày và 10 sửa đổi tại Wikipedia tiếng Việt) có thể tải phương tiện lên Wikipedia tiếng Việt. Chỉ phương tiện có giấy phép tự do, không phải phương tiện sử dụng hợp lý, có thể tải lên Wikimedia Commons. Có thể liên kết đến phương tiện trên Wikimedia Commons theo cách giống như với phương tiện cùng tên trên Wikipedia. Để tải phương tiện lên Wikipedia tiếng Việt, hãy vào trang Đặc biệt:Tải lên, và đối với Wikimedia Commons, vào trang commons:Special:Upload. Đối với các định dạng tệp được khuyến khích, xem: Chuẩn bị hình ảnh để tải lên.

Trang miêu tả hình ảnh sửa

Mỗi hình ảnh sẽ có một trang miêu tả tương ứng trong đó ghi lại nguồn gốc, tác giả và tình trạng bản quyền của hình ảnh; thông tin mô tả (ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao); và dữ liệu kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, v.v.) hữu ích cho độc giả và những người biên tập sau này.

Để tối đa hóa lợi ích và giá trị giáo dục của một hình ảnh, vui lòng mô tả nội dung của nó đầy đủ nhất có thể trên trang miêu tả hình ảnh. Ví dụ, ảnh chụp tác phẩm nghệ thuật sẽ được hưởng lợi từ tài liệu về tác giả, tiêu đề, địa điểm, ngày tháng, số định danh bảo tàng, v.v. Những hình ảnh vốn chỉ được mô tả bằng những thuật ngữ mơ hồ (ví dụ như "bảng chữ hình nêm" hoặc "bản thảo thời Trung cổ") thường ít hữu ích hơn cho Wikipedia và ít mang lại thông tin hơn cho độc giả của chúng ta.

Các nguồn đáng tin cậy, nếu có, có thể được liệt kê trên trang miêu tả hình ảnh. Nói chung, Wikipedia giả định một cách thiện chí rằng tác giả hình ảnh đang xác định chính xác nội dung của các bức ảnh mà họ đã chụp. Nếu những nguồn như vậy có sẵn, sẽ rất có lợi nếu bạn cung cấp chúng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bản vẽ kỹ thuật, vì ai đó có thể muốn xác minh rằng hình ảnh là chính xác.

Trang miêu tả hình ảnh được các biên tập viên khám phá lại bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm và các thể loại. Để giúp biên tập viên tìm thấy hình ảnh chính xác, hãy nhớ ghi lại trang miêu tả hình ảnh tương ứng. Hình ảnh được phân loại tốt và được miêu tả tốt sẽ có khả năng được sử dụng cao hơn.

Vấn đề về kích thước tải xuống hình ảnh sửa

Hình ảnh có thể làm tăng đáng kể chi phí băng thông khi xem một bài viết – một vấn đề đáng cân nhắc đối với người đọc kết nối chậm. Các bài viết thường mang hình nhỏ với kích thước giảm xuống thay vì hình ảnh đầy đủ (mà người dùng có thể xem bằng cách "nhấp qua" hình nhỏ) nhưng trong một số định dạng tệp, sự giảm xuống kích thước của hình nhỏ không đồng nghĩa với việc giảm kích thước tệp. (Trong hầu hết các trình duyệt, bạn có thể thấy kích thước của hình thu nhỏ bằng cách nhấp chuột phải để tìm mục "Thuộc tính".)

Nếu kích thước tệp của một hình ảnh không tương xứng với các hình ảnh khác trong cùng một bài viết, bạn có thể giảm nó xuống bằng cách chọn một định dạng tệp khác:

  • Hình ảnh GIF có kích thước khung hình lớn hơn 100 triệu điểm ảnh (được đo bằng chiều cao điểm ảnh × chiều rộng điểm ảnh × số khung hình trong hoạt ảnh) hiện không thể hiển thị ở dạng hình nhỏ trong các bài viết Wikipedia. Dạng hình nhỏ của ảnh GIF có thể lớn hơn đáng kể tính bằng kilobyte so với tệp ảnh gốc.
  • Định dạng PNG là có lợi để lưu trữ đồ họa chứa văn bản, đường vẽ hoặc các hình ảnh khác có hiệu ứng chuyển tiếp sắc nét. Nó có thể đạt được kết quả đồ họa giống như tệp GIF, và trong nhiều trường hợp, có khả năng làm được như vậy với tốc độ nén tệp cao hơn. Vì lý do này, tệp định dạng PNG thường được ưu tiên hơn định dạng GIF. Đối với những hình ảnh chỉnh sửa nhiều, hoặc cần chỉnh sửa thêm, việc tải lên PNG cũng như JPEG là một cách phổ biến (PNG là dạng nén không tổn hao, do đó, việc lưu lại các chỉnh sửa trên PNG nhiều lần sẽ không làm giảm chất lượng).
  • Ảnh GIF động có một vài hạn chế bổ sung. Hình ảnh lớn hơn 100 triệu pixel (được đo bằng chiều cao pixel × chiều rộng pixel × số khung hình trong hoạt ảnh) hiện sẽ chỉ hiển thị khung hình đầu tiên của hoạt ảnh trong hình nhỏ. Khi không sử dụng hoạt ảnh GIF ở kích thước khung hình ban đầu, hãy cân nhắc tạo phim Ogg Theora cho hoạt ảnh đó.
  • Ảnh PNG động với kích thước khung hình lớn hơn 12,5 triệu pixel hiện không thể hiển thị ở dạng hình nhỏ trong các bài viết trên Wikipedia, một giới hạn thấp hơn đáng kể so với định dạng GIF, đồng thời không được hỗ trợ đầy đủ trên tất cả các trình duyệt.
  • Một tệp JPEG hoặc định dạng hình ảnh nén khác có thể nhỏ hơn nhiều so với tệp định dạng GIF hoặc PNG tương đương. Khi không có sự khác biệt rõ ràng về chất lượng, chẳng hạn như với một bức ảnh không có chuyển tiếp đồ họa sắc nét, một định dạng hình ảnh nén như JPEG có thể thích hợp hơn vì lý do hiệu suất tải xuống. Tại Wikipedia, thường có thể đạt được khả năng nén hình thu nhỏ của ảnh JPEG tốt hơn nhiều so với ảnh PNG tương đương, đồng thời ít bị giảm chất lượng. Tuy nhiên, việc tải và lưu lại nhiều lần một hình ảnh dưới dạng JPEG, cũng như việc sử dụng cài đặt thấp cho ảnh JPEG, sẽ làm giảm chất lượng; do đó, nếu bạn đã thực hiện các chỉnh sửa, bạn nên lưu bản sao PNG hoặc TIFF trước khi đóng trình chỉnh sửa hình ảnh và cùng lúc tải bản sao đó lên; bản sao này sau đó có thể được sử dụng để tạo một ảnh JPEG mới sau khi chỉnh sửa thêm.
  • Khi hình ảnh chỉ bao gồm đường kẻ, văn bản biểu đồ và đồ họa đơn giản, tệp SVG có thể nhỏ hơn đáng kể so với các định dạng đồ họa khác. Đó là do dữ liệu được mã hóa dưới dạng một loạt các lệnh vẽ chứ không phải dưới dạng đồ họa raster. Hiện có các ứng dụng nguồn mở để kết xuất đồ họa ở định dạng SVG. Tuy nhiên, hình nhỏ SVG được kết xuất dưới dạng PNG.
  • Thay vì đưa một thư viện hình ảnh vào bài viết, vốn có thể làm tăng đáng kể kích thước tải xuống, hãy xem xét việc tạo một thư viện/thể loại trên Wikimedia Commons.

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Ở đây, một "độc giả Wikipedia điển hình" được xác định bởi tư tưởng văn hóa của phần lớn người đọc trang web (không phải biên tập viên tích cực) biết chữ trong ngôn ngữ của bài viết. Làm rõ quan điểm này có thể cần nhiều ý kiến đóng góp và thảo luận, vì các quan điểm văn hóa có thể rất khác nhau.
  2. ^ px hoạt động giống với upright đối với người dùng có cài đặt chiều rộng cơ sở thông thường là 220px, nhưng hoạt động khác đi đối với những người đọc có chiều rộng cơ sở được đặt thành một giá trị khác (xem Trợ giúp:Tùy chọn). Chẳng hạn, một hình ảnh được cố định chiều rộng 275px—có lẽ để làm cho nó rộng hơn hầu hết các hình ảnh khác trên một trang cụ thể—thực chất sẽ được kết xuất nhỏ hơn hầu hết các hình ảnh khác nếu người dùng đã thay đổi chiều rộng cơ sở của mình thành 300px. Ngược lại, upright phản ứng một cách phong nhã với những thay đổi về chiều rộng cơ sở của người dùng, duy trì kích thước tương đối của hình ảnh trong bất kỳ bài viết cụ thể nào bằng cách phóng to hoặc thu nhỏ tất cả chúng theo tỷ lệ.

    Tuy nhiên, hình nhỏ không thể hiển thị lớn hơn hình ảnh đã tải lên ban đầu. Chẳng hạn, nếu bạn viết mã |nhỏ|330px hoặc |nhỏ|upright=1.5 (đối với người đọc có chiều rộng cơ sở thông thường là 220px), nhưng tệp tải lên ban đầu chỉ rộng 200px, thì hình nhỏ của bài viết vẫn sẽ chỉ được hiển thị ở chiều rộng 200px.

  3. ^ Nếu bạn làm việc nhiều với bố cục hình ảnh, hãy cân nhắc để tùy chọn của bạn ở 220px để phù hợp với "trải nghiệm đọc" của hầu hết người đọc.
  4. ^ Lề trái nhất quán tạo ra một neo ổn định để theo dõi xuyên suốt các dòng văn bản khiến nó dễ đọc / dễ tiếp cận hơn.