Đường sông Việt Nam

Đường sông Việt Nam hay đường thủy nội địa Việt Nam là hệ thống các tuyến giao thông trên sôngViệt Nam, được quản lý bởi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Đường sông Việt Nam được phân ra thành đường sông do Trung ương quản lý và đường sông do địa phương quản lý với 6 cấp kỹ thuật từ cấp V đến cấp I và cấp đặc biệt.

Đường sông Tiền phía trên cầu Mỹ Thuận.
Đường sông Son tấp nập ở Quảng Bình.

Quy mô

  • Việt Nam có tới 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km, nhưng mới quản lý và khai thác được 8.036 km.
  • Mật độ sông và kênh trung bình ở Việt Nam 0,6 km/km², khu vực sông Hồng 0,45 km/km² và khu vực đồng bằng sông cửu Long là 0,68 km/km². Dọc bờ biển cứ khoảng 23 km có một cửa sông. Theo thống kê có 112 con sông đổ ra biển. Các sông lớn thường bắt nguồn từ nước ngoài chỉ có phần trung du và hạ lưu chảy trên địa phận Việt Nam.
  • Lưu lượng nước của các sông và kênh là 26.600 m³/s, trong tổng lượng nước này phần được sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%, phần từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 61,5%. Lượng nước không đồng đều giữa các hệ thống sông: hệ thống sông Mê Công chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng 15,1% và các con sông còn lại chiếm 24,5%.

Các hệ thống sông lớn

Các tuyến đường thủy chính

Việt Nam hiện có 45 tuyến giao thông đường thủy chính, trong đó Khu vực phía Bắc có 17 tuyến, Khu vực miền Trung phía có 10 tuyến, Khu vực phía Nam có 18 tuyến, cụ thể như sau:

Khu vực phía Bắc

Khu vực phía Bắc gồm 17 tuyến:

  • Tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì qua sông Đuống dài 154,5 km: Quy hoạch cấp II. Tĩnh không các cầu xây mới từ Hải Phòng đến cầu Bình tối thiểu đạt 9,5 m; từ cầu Bình lên thượng lưu tối thiểu đạt 7 m.
  • Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào Hải Phòng, sông Luộc, từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc dài 264 km): Quy hoạch cấp II (riêng đoạn từ cửa Văn Úc đến cầu Khuể là cấp đặc biệt). Tĩnh không cầu quy hoạch các đoạn tuyến như sau:
+ Sông Đào Hạ Lý (Hải Phòng) dài 3 km: Đoạn từ ngã ba Xi Măng (sông Cấm) đến ngã ba sông Rế, các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 4,75 m; đoạn từ ngã ba sông Rế đến ngã ba Niệm các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 7 m;
+ Sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Kênh Khê, sông Luộc: Các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 7 m;
+ Đoạn sông Đào Nam Định từ ngã ba sông Đáy đến cảng Nam Định phục vụ tàu pha sông biển đến 1.000 T giữ nguyên quy hoạch cấp II; đoạn hạ lưu từ ngã ba sông Đáy đến cầu Đò Quan không cầu xây mới đạt 9 m, đoạn thượng lưu từ ngã ba sông Hồng đến cầu Đò Quan tĩnh không cầu xây mới đạt 7 m;
+ Tuyến sông Đáy đoạn từ ngã ba sông Đào Nam định đến Ninh Bình, phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000 T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, quy hoạch cấp đặc biệt.
  • Tuyến từ cảng Hà Nội đến cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ), dài 196 km: Quy hoạch cấp I, đoạn cửa Lạch Giang đến kênh nối Đáy - Ninh Cơ là cấp đặc biệt.
  • Tuyến cửa Đáy - Ninh Bình (từ cửa Đáy đến cảng Ninh Phúc) dài 72 km: Phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, quy hoạch cấp đặc biệt.
  • Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua cửa Lạch Giang, kênh nối Đáy - Ninh Cơ) từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc dài 178,5 km: phục vụ tàu 3.000 T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, quy hoạch cấp đặc biệt.
  • Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai từ cảng Hà Nội đến ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai) dài 365,5 km; cụ thể:
+ Đoạn Hà Nội - cảng Việt Trì dài 74 km trên sông Hồng: Quy hoạch cấp II;
+ Đoạn từ Việt Trì - cảng Yên Bái dài 125 km: Quy hoạch cấp III;
+ Đoạn từ cảng Yên Bái - ngã ba Nậm Thi (Lào Cai) dài 166 km: Quy hoạch cấp IV; nghiên cứu xây dựng đập dâng nước, âu tầu kết hợp thủy điện để nâng lên cấp III.
  • Tuyến Việt Trì - Hòa Bình từ cảng Việt Trì đến cảng Hòa Bình dài 74 km: Quy hoạch cấp III.
  • Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang dài 186 km:
+ Đoạn từ Việt Trì - Tuyên Quang (ngã 3 Lô Gâm) dài 115 km: Quy hoạch cấp III;
+ Đoạn Tuyên Quang từ ngã 3 Lô Gâm đến hạ lưu đập thủy điện Tuyên Quang dài 71 km: Đoạn từ Tuyên Quang đến Chiêm Hóa quy hoạch cấp IV, đoạn từ Chiêm Hóa đến đập thủy điện Tuyên Quang (Na Hang) điều chỉnh đạt cấp V.
  • Tuyến Phả Lại - Đa Phúc từ cảng Phả Lại đến cảng Đa Phúc dài 86 km: Quy hoạch cấp III.
  • Tuyến Phả Lại - Á Lữ từ cảng Phả Lại đến cảng Á Lữ dài 35 km: Quy hoạch cấp III.
  • Tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa từ cảng Ninh Phúc đến cảng Lễ Môn dài 129 km:
+ Đoạn sông Đáy từ cửa Đáy đến Ninh Bình dài 72 km, phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000 T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, quy hoạch cấp đặc biệt;
+ Đoạn sông Lèn từ bến Đò Lèn ra cửa Lạch Sung: Điều chỉnh đạt cấp I;
+ Đoạn sông Vạc, sông Lèn (từ bến đò Lèn đến ngã ba Bông), sông Mã (từ ngã ba Bông đến cảng Lệ Môn): Quy hoạch cấp III;
+ Các đoạn tuyến còn lại (kênh Yên Mô, kênh Nga Sơn) quy hoạch cấp IV, các cầu xây mới tĩnh không thông thuyền tối thiểu đạt 5,0 m.
  • Tuyến Vạn Gia - Ka Long từ Vạn Gia đến bến Ka Long (thành phố Móng Cái) dài 17 km: Quy hoạch cấp III.
  • Các tuyến vùng hồ (05 tuyến) bao gồm: Tuyến vùng hồ Hòa Bình dài 203 km; Tuyến vùng hồ thủy điện Sơn La từ đập thủy điện Sơn La đến đập thủy điện Lai Châu dài 175 km; Tuyến vùng hồ thủy điện Lai Châu từ đập thủy điện Lai Châu đến thượng lưu dài 64 km; Tuyến vùng hồ thủy điện Thác Bà từ đập thủy điện Thác Bà đến Cẩm Nhân dài 50 km; Tuyến vùng hồ thủy điện Tuyên Quang từ đập Tuyên Quang lên thượng lưu theo sông Gâm cũ dài 45 km: Quy hoạch cấp III.

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Trung gồm 10 tuyến:

  • Tuyến sông Mã từ cửa Lạch Trào đến Hàm Rồng dài 19,5 km: Quy hoạch cấp II.
  • Tuyến sông Lèn từ cửa Lạch Sung đến bến đò Lèn dài 23,5 km: Tuyến phục vụ cho tàu 1.000 T ra vào cảng sông Lèn, quy hoạch đạt cấp I.
  • Tuyến sông Lam dài 108 km:
+ Đoạn từ cửa Hội - Bến Thủy dài 19 km: Quy hoạch cấp I;
+ Đoạn từ Bến Thủy - Đô Lương dài 89 km: Quy hoạch cấp III, các cầu xây mới tĩnh không tối thiểu đạt 5 m;
  • Tuyến sông Nghèn từ cửa Sót đến cầu Nghèn dài 34,5 km:
+ Đoạn từ cửa Sót đến cảng Hộ Độ dài 14 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III;
+ Đoạn cảng Hộ Độ - cầu Nghèn dài 20,5 km: Quy hoạch từ cấp III xuống cấp IV.
  • Tuyến sông Gianh từ cửa Gianh đến Đồng Lào dài 63,5 km;
+ Đoạn từ cửa Gianh đến cảng Gianh dài 2,5 km. Quy hoạch cấp I;
+ Đoạn từ cảng Gianh đến Lèn Bảng dài 29,5 km. Quy hoạch cấp III.
+ Đoạn từ Lèn Bảng đến Đồng Lào dài 33,5 km: Quy hoạch cấp III.
+ Đoạn từ cửa Việt đến Đông Hà trên sông Hiếu: Quy hoạch cấp III;
+ Đoạn từ ngã ba Gia Độ đến đập Tràn trên sông Thạch Hãn: Điều chỉnh xuống cấp IV.
  • Tuyến sông Hương từ cửa Thuận An đến ngã ba Tuần dài 34 km: Chủ yếu phục vụ tàu chở khách tham quan du lịch, điều chỉnh từ cấp III xuống cấp IV, tĩnh không các cầu xây mới tối thiểu đạt 2,5 m; đoạn từ cửa Thuận An đến đập Thảo Long quy hoạch cấp III.
  • Tuyến Hội An - Cù Lao Chàm: Từ cảng Hội An đến cảng Bãi Làng dài 23,5 km:
+ Đoạn Hội An - Cửa Đại trên sông Thu Bồn dài 6,5 km: Quy hoạch cấp III.
+ Đoạn Cửa Đại - cảng Bãi Làng (Cù Lao Chàm), tuyến ra đảo dài khoảng 17 km: Quy hoạch cấp I.
  • Tuyến cảng sông Hàn - cảng Kỳ Hà dài 101 km:

+ Đoạn từ cảng sông Hàn đến ngã ba Vĩnh Điện dài 29 km và đoạn từ ngã ba Vĩnh Điện đến cảng Hội An dài 14,5 km: cấp IV;+ Đoạn từ cảng Hội An đến cảng Kỳ Hà: cấp IV, các cầu được xây mới tĩnh không tối thiểu đạt 5 m.

Sông Bến Tre ở thị xã Bến Tre.

Khu vực phía Nam

Khu vực phía Nam gồm 18 tuyến:

  • Tuyến cửa Tiểu - biên giới Campuchia dài 218 km: Đây là tuyến đường thủy nội địa song hành với tuyến hàng hải cho tàu 10.000 T hành thủy nên quy hoạch cấp đặc biệt.
  • Tuyến cửa Định An - biên giới Campuchia dài 211 km: toàn tuyến cấp đặc biệt gồm:
+ Đoạn từ cửa Định An đến ngã ba sông Vàm Nao dài khoảng 164 km: quy hoạch cấp đặc biệt, đồng thời đáp ứng cho tàu biển trọng tải đến 10.000T; đoạn từ ngã ba sông Vàm Nao đến thượng lưu cảng Bình Long (An Giang) quy hoạch cấp đặc biệt cho tàu đến 3.000 T;
+ Đoạn từ thượng lưu cảng Bình Long (An Giang) đến biên giới Campuchia dài khoảng 47 km: Quy hoạch cấp I.
  • Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No) từ ngã ba kênh Tẻ (giao với sông Sài Gòn đến cảng Cà Mau dài 336 km: Toàn tuyến là cấp II, tĩnh không các cầu xây mới đạt tối thiểu 7 m. Riêng một số đoạn khác cấp đồng thời thuộc các tuyến vận tải khác (sông Vàm Cỏ, Cổ Chiên, Hàm Luông, sông Hậu) là cấp đặc biệt; đoạn từ rạch Quang Trung - kênh Xà No đến Cà Mau quy hoạch đạt cấp III.
  • Tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ từ cảng Bến Đình đến cảng Cần Thơ dài 242,5 km:
+ Đoạn Vũng Tàu - Thị Vải dài 28,5 km: Quy hoạch cấp đặc biệt;
+ Đoạn Thị Vải - Sài Gòn dài 65 km: Quy hoạch cấp II;
+ Đoạn Sài Gòn - Mỹ Tho dài 38,5 km: Quy hoạch cấp II;
+ Đoạn Mỹ Tho - Cần Thơ (qua sông Măng Thít) dài 110,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp II. Riêng đoạn sông Cổ Chiên quy hoạch cấp đặc biệt.
  • Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương qua kênh Lấp Vò Sa Đéc từ ngã ba kênh Tẻ qua Kiên Lương đến đầm Hà Tiên dài 320 km: Quy hoạch cấp III.
  • Tuyến duyên hải Sài Gòn - Cà Mau dài 367 km (gồm đoạn tuyến Sài Gòn - Đại Ngãi dài 179 km và đoạn Đại Ngãi - Cà Mau dài 188 km): Quy hoạch cấp III.
  • Tuyến kênh Sài Gòn - Bến Súc (sông Sài Gòn) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Súc dài 90 km: Điều chỉnh từ cấp III lên cấp II, các cầu khi xây dựng mới trên tuyến tĩnh không tối thiểu đạt 7 m.
  • Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo dài 142,9 km: Quy hoạch cấp III.
  • Tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Mộc Hóa dài khoảng 143,4 km: Quy hoạch cấp III.
  • Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1) từ ngã ba kênh Tẻ đến Ba Hòn dài 288 km: Quy hoạch cấp III. Các cầu khi xây dựng mới có tĩnh không tối thiểu đạt 5 m.
  • Tuyến Mộc Hóa - Hà Tiên từ cảng Mộc Hóa đến Hà Tiên dài 214 km: Đoạn trên kênh Tân Châu là cấp đặc biệt; các đoạn còn lại điều chỉnh đạt cấp IV.
  • Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Hiếu Liêm dài khoảng 90 km: Quy hoạch cấp III. Đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến hạ lưu cầu Đồng Nai quy hoạch cấp đặc biệt.
  • Tuyến kênh 28 - kênh Phước Xuyên từ thị trấn Cái Bè đến thị trấn Sa Rài (Tân Hồng, Đồng Tháp) dài 76 km: Đoạn ngã ba kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng đến ngã 6 Mỹ Trung - Kênh 28 dài 54,5 km cấp III; Đoạn ngã 6 Mỹ Trung - Kênh 28 đến sông Tiền (nhánh cù lao Tân Phong) dài 21,3 km cấp IV, tĩnh không các cầu xây mới tối thiểu đạt 5 m.
  • Tuyến Rạch Giá - Cà Mau (từ cảng Tắc Cậu - cảng Cà Mau) dài 109 km: Quy hoạch cấp III.
  • Tuyến Sài Gòn - Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2) dài khoảng 277,6 km: Quy hoạch cấp III. Các cầu xây dựng mới trên tuyến tĩnh không tối thiểu 6 m.
  • Tuyến Cần Thơ - Cà Mau (kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp) từ cảng Cần Thơ đến cảng Cà Mau dài 102 km (không bao gồm đoạn sông Hậu thuộc luồng hàng hải): Đoạn từ Vàm Cái Côn đến trước cổng ngăn mặn quy hoạch cấp III, tĩnh không tối thiểu 6 m. Đoạn từ cống ngăn mặn đến cảng Cà Mau điều chỉnh từ cấp III xuống cấp IV, tĩnh không các cầu xây mới tối thiểu đạt 3,5 m.
  • Tuyến sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông dài khoảng 90 km: Quy hoạch cấp đặc biệt.
  • Tuyến sông Cổ Chiên từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba sông Tiền dài 109 km.
+ Đoạn từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba kênh Trà Vinh dài 46 km: cấp đặc biệt;
+ Đoạn từ ngã ba kênh Trà Vinh đến ngã ba Cổ Chiên dài 63 km: cấp đặc biệt.

Danh sách các tuyến đường sông quốc gia

Danh mục đường thủy nội địa quốc gia đã được Ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:[1]

STTTên sông kênhĐiểm đầuĐiểm cuốiChiều dài (Km)Ghi chú
1Sông HồngNgã ba Nậm ThiPhao số 0 Ba Lạt544Bắc Bộ
2Sông Đà (bao gồm Hồ Hòa Bình và Hồ Sơn La)Cảng Nậm NhùmNgã ba Hồng Đà436Tây Bắc Bộ
3Sông Lô - GâmChiêm HóaNgã ba Việt Trì151Đông Bắc Bộ
4Hồ Thác Bà (qua cảng Hương Lý)Cẩm NhânĐập Thác Bà50Tây Bắc Bộ
5Sông ĐuốngNgã ba Cửa DâuNgã ba Mỹ Lộc68Đông Bắc Bộ
6Sông LuộcNgã ba Cửa LuộcQuý Cao72Đồng bằng sông Hồng
7Sông ĐáyCảng Vân ĐìnhPhao số 0 Cửa Đáy163Đồng bằng sông Hồng
8Sông Hoàng LongCầu Nho QuanNgã ba Gián Khẩu28Ninh Bình
9Sông Nam ĐịnhNgã Ba Hưng LongNgã ba Độc Bộ33,5Nam Định
10Sông Ninh CơNgã ba Mom RôThượng lưu Cảng Hải Thịnh 800m50Nam Định
11Kênh Quần LiêuNgã ba sông ĐáyNgã ba sông Ninh Cơ3,5Nam Định
12Sông VạcNgã ba sông VânNgã ba Kim Đài28,5Ninh Bình
13Kênh Yên MôNgã ba Chính ĐạiNgã ba Đức Hậu14Ninh Bình
14Sông Thái BìnhQuý CaoCửa Thái Bình36Đồng bằng sông Hồng
15Sông Thái BìnhNgã ba LácNgã ba Mía64Đồng bằng sông Hồng
16Sông CầuHà ChâuNgã ba Lác104Đông Bắc Bộ
17Sông Bằng GiangThị xã Cao BằngThủy Khẩu56
18Sông Lục NamChũNgã ba Nhãn56Đông Bắc Bộ
19Sông ThươngBố HạNgã ba Lác62Đông Bắc Bộ
20Sông CôngCải ĐanNgã ba Sông Cầu - Sông Công19Thái Nguyên
21Sông Kinh ThầyNgã ba Nấu KhêNgã ba Trại Sơn44,5Hải Dương
22Sông Kinh MônNgã ba KèoNgã ba Nống45Hải Dương
23Sông Kênh KhêNgã ba Văn úcNgã ba Thái Bình3Hải Phòng
24Sông Lai VuNgã ba Vũ XáNgã ba Cửa Dưa26Hải Dương
25Sông Mạo KhêNgã ba Bến TriềuNgã ba Bến Đụn18Quảng Ninh
26Sông Cầu Xe - MíaÂu Cầu XeNgã ba Văn Úc6
27Sông Gùa - Văn ÚcNgã Mũi GươmCửa Văn Úc61
28Sông HoáNgã ba Ninh GiangCửa Ba Giai36,5
29Sông Trà LýNgã ba Phạm LỗCửa Trà Lý70Thái Bình
30Sông Hàn - CấmNgã ba Trại SơnHạ lưu cầu Kiền 200m16
31Sông Phi Liệt - Đá BạchNgã ba ĐụnNgã ba sông Giá - sông Bạch đằng30,3
32Sông Đào Hạ LýNgã ba NiệmNgã ba Xi măng3
33Sông Lạch TrayNgã ba Kênh ĐồngCửa Lạch Tray49
34Sông Ruột LợnNgã ba Đông Vàng ChấuNgã ba Tây Vàng Chấu7
35Sông UôngCầu đường bộ 1Ngã ba Điền Công14
36Luồng Hạ Long - Yên HưngBến khách Hòn GaiĐèn Quả Xoài24,5
37Luồng Bái Tử Long - Lạch SâuHòn ĐũaHòn Vụng Dại25Quảng Ninh
45Luồng Hạ Long-Cát Bà (bao gồm Lạch Tùng gấu cửa Đông ; Lạch Bãi Bèo)Hòn Mười NamVịnh Cát Bà30,5
48Lạch Cẩm Phả - Hạ LongVũng ĐụcHòn Tôm29,5
49Luồng Móng Cái - Vân Đồn - Cẩm PhảVạn TâmHòn Buộm96
Luồng Vân Đồn - Cô TôCảng Cái RồngCảng Cô Tô55
42Luồng Sậu Động - Tiên YênThị trấn Tiên YênCửa Sậu Động41
43Luồng Nhánh Vạ Ráy ngoàiVạ Ráy ngoàiĐông Bìa12
44Sông ChanhNgã ba sông Chanh- Bạch ĐằngHạ lưu cầu Mới 200 m6Hải Phòng
45Luồng Bài Thơ - Đầu MốiNúi Bài ThơHòn Đầu Mới46,6
53Luồng Lạch Ngăn - Lạch Giải (qua Hòn Một)Ghềnh Đầu PhướnHòn Sãi Cóc22Quảng Ninh
62Sông Móng CáiThị xã Móng CáiVạn Tâm17Quảng Ninh
63Luồng Hòn Đũa - Cửa ĐốiHòn ĐũaCửa Đối46,6Quảng Ninh
49Luồng Tài Xá - Mũi ChùaTài XáMũi Chùa31,5
70Kênh Nga SơnNgã ba Chế ThônĐiện Hộ27Thanh Hóa
71Sông LènNgã ba BôngNgã ba Yên Lương31Thanh Hóa
72Kênh DeNgã ba Yên LươngNgã ba Trường Xá6,5Thanh Hóa
73Sông Trường (Tào)Ngã ba Trường XáNgã ba Hoằng Hà6,5Thanh Hóa
74Kênh ChoánNgã ba Hoằng HàNgã ba Hoằng Phụ15Thanh Hóa
75Sông MãNgã ba Vĩnh NinhCách cầu Hoàng Long 200m về phía hạ lưu36Thanh Hóa
76Sông BưởiKim TânNgã ba Vĩnh Ninh25,5Thanh Hóa
77Sông LamĐô LươngTHượng lưu cách bến thủy 200 m96,5Nghệ An
78Sông Hoàng MaiCầu TâyCửa Lạch Cờn18Nghệ An
79Sông LaNgã ba Linh CảmNgã ba Núi Thành13Hà Tĩnh
80Sông NghènCầu NghènCửa Sót38,5Hà Tĩnh
81Sông Rào CáiThị trấn Cẩm XuyênNgã ba Sơn37Hà Tĩnh
82Sông GianhĐồng LàoThượng lưu cảng xăng dầu sông Gianh 200m63Quảng Bình
83Sông SonHang TốiNgã ba Văn Phú36Quảng Bình
84Sông Nhật LệCầu Long ĐạiThượng lưu cảng Nhật Lệ 200m19Quảng Bình
85Sông HiếuBến ĐuồiThượng lưu cảng Cửa Việt 200m27Quảng Trị
86Sông Thạch HãnBa LòngNgã ba Gia Độ46Quảng Trị
87Sông HươngNgã ba TuầnThượng lưu cảng xăng dầu Thuận An 200m34Thừa Thiên Huế
88Phá Tam Giang và Đầm Thủy TúVân TrìnhCửa Tư Hiền74Thừa Thiên Huế
89Sông Trường GiangNgã ba An LạcCảng Kỳ Hà67
90Sông Thu BồnPhà Nông SơnCửa Đại65Quảng Nam
91Hồ Trị AnCầu La NgàThượng lưu đập Trị An40
92Sông Đồng NaiNgã ba sông BéNgã ba sông Sâu84,5
93Nhánh cù lao ông Cồn1
94Sông Sài GònHạ lưu đập Dầu Tiếng 2 kmCầu Sài Gòn129,5
95Sông Vàm Cỏ ĐôngCảng Bến KéoNgã ba sôngVàm Cỏ Đông - Tây131
96Sông Vàm Cỏ TâyVĩnh HưngNgã ba sông Vàm Cỏ Đông - Tây158,5Long An, Tiền Giang
97Sông Vàm CỏNgã ba sông Vàm Cỏ Đông-TâyNgã ba sông Soài Rạp35,5Long An, Tiền Giang
98Kênh TẻNgã ba sông Sài GònNgã ba Kênh Đôi4,5
99Kênh ĐôiNgã ba Kênh TẻNgã ba sôngChợ Đệm Bến Lức8,5
100Sông Chợ Đệm Bến LứcNgã ba Kênh ĐôiNgã ba sông Vàm Cỏ Đông20
101Kênh Thủ ThừaNgã ba sôngVàm Cỏ ĐôngNgã ba sông Vàm Cỏ Tây10,5
102Rạch Ông LớnNgã ba Kênh TẻNgã ba Kênh cây Khô5
103Kênh Cây KhôNgã ba sông Cần GiuộcNgã ba rạchÔng Lớn3,5
104Sông Cần GiuộcNgã ba kênhCây KhôNgã ba sông Soài Rạp35,5
105Kênh Nước MặnNgã ba kênh Nước Mặn - Cần GiuộcNgã ba kênh NướcMặn-Vàm Cỏ2
106Rạch ông TrúcSông Thị VảiTắt Nha Phương1,6
107Tắt Nha PhươngRạch Ông TrúcSông Đồng Kho1,7
108Sông Đồng KhoTắt Nha phươngTắt ông Trung7
109Tắt ông TrungSông Đồng KhoSông Đồng Tranh3,4
110Sông Đồng TranhNgã ba sông Lòng TàuNgã ba sông Ngã Bảy25,3
111Tắt ông Cu - Tắt BàiNgã ba Sông Gò GiaNgã ba sông Đồng Tranh7,5
112Tắt ông NghĩaNgã ba Sông Lòng tàuKênh Bà Tống3,3
113Kênh Bà TốngNgã ba kênh Tắt ông NghĩaNgã ba sông Soài rạp3,2
114Sông Dần XâyNgã ba Sông Lòng TàuNgã ba Sông Dinh Bà4,4
115Sông Dinh BàNgã ba Sông Dần XâyNgã ba sông Lò Rèn6,1
116Sông Lò RènNgã ba Sông Dinh BàNgã ba sông Vàm Sát4,1
117Sông Vàm SátNgã ba Sông Lò RènNgã ba sông Soài Rạp9,7
118Rạch LáNgã ba sôngVàm CỏNgã kênh Chợ Gạo10
119Kênh Chợ GạoNgã ba Rạch LáNgã ba Rạch Kỳ Hôn11,5
120Rạch Kỳ HônNgã ba kênh Chợ GạoNgã ba sông Tiền7
121Sông TiềnBiên giới CampuchiaThượng lưu cảng Mỹ Tho 500m176,7
122Nhánh cù lao Bình ThànhBình Hàng Trung - Cao LãnhBình Hàng Tây - Cao Lãnh4
123Nhánh cù lao Tây, Cù lao MaPhú Thuận B - Hồng NgựTân Long - Huyện Thanh Bình27
124Nhánh cù lao Long KhánhLong Khánh A -Hồng NgựLong Khánh B -Hồng Ngự10
125Kênh Hồng Ngự - Vĩnh HưngVĩnh HưngNgã ba sông Tiền42
126Kênh Tháp Mười số 1Ngã ba sôngTiềnNgã ba sôngVàm Cỏ Tây90,5
127Kênh Tháp Mười số 2Ngã ba sông TiềnNgã ba sông Vàm Cỏ Tây93,5
128Kênh Phước XuyênNgã ba kênh Hồng NgựNgã ba kênh 4 Bis28
129Kênh 4 bisNgã ba kênh Đồng TiếnNgã ba kênh Nguyễn Văn Tiếp16,5
130Kênh Tư MớiNgã ba kênh 4 BisNgã ba kênh 2810
131Kênh 28Ngã ba kênh Tư MớiNhã ba sông Tiền20
132Kênh Xáng Long ĐịnhNgã ba sông TiềnNgã ba kênh Tháp Mười số 218,5
133SôngVàm NaoNgã ba sông TiềnNgã ba sông Hậu6,5
134Kênh Tân ChâuNgã ba sông TiềnNgã ba sông Hậu9,5
135Kênh Lấp Vò Sa ĐécNgã ba sông TiềnNgã ba sông Hậu50
136Rạch ông ChưởngNgã ba sông Tiền (Chợ Mới)Ngã ba sông Hậu23
137Kênh Chẹt SậyNgã ba sông Tiền (Vàm Gia Hòa)Ngã ba sông Bến Tre9
138Sông Bến TreNgã ba sông Bến Tre Hàm LuôngNgã ba kênh Chẹt Sậy7,5
139Sông Hàm LuôngNgã ba sông TiềnCửa Hàm Luông86
140Rạch và Kênh Mỏ CàyNgã ba sông Hàm LuôngNgã ba sông Cổ Chiên16
141Kênh Chợ LáchNgã ba Chợ Lách-Sông TiềnNgã ba Chợ Lách - Cổ Chiên10,7
142Sông Cổ ChiênNgã ba Sông Cổ Chiên - Sông TiềnCửa Cổ Chiên109
143Nhánh Cung HầuNgã ba sông Cổ ChiênNgã ba kênh Trà Vinh4
144Kênh Trà VinhNgã ba sông Cổ ChiênCầu Trà Vinh4,5
145Sông và Kênh Măng ThítNgã ba Măng Thít - Cổ ChiênNgã ba rạch Trà Ôn42
146Rạch Trà ÔnNgã ba sông Măng ThítNgã ba sông Hậu5
147Sông HậuNgã ba kênh Tân ChâuThượng lưu cảng Cần Thơ 300m107,5
148Nhánh cù lao Ông HổThị trấn An Châu - Châu ThànhMỹ Hoà Hưng - Thành phố Long Xuyên7,5
149Nhánh Năng Gù - Thị HoàBình Mỹ - Huyện Châu PhúAn Hoà - Châu Thành16
150Sông Châu ĐốcNgã ba sông HậuNgã ba kênh Vĩnh Tế1,5
151Kênh Vĩnh TếNgã ba sông Châu ĐốcBến Đá8,5An Giang, Kiên Giang
152Kênh Tri Tôn Hậu GiangNgã ba kênh Rạch Giá Hà TiênNgã ba sông Hậu57,5An Giang, Kiên Giang
153Kênh Ba ThêNgã ba sông HậuNgã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên57An Giang, Kiên Giang
154Kênh Rạch Giá Long XuyênNgã ba sông HậuCửa Rạch Giá63,5Kiên Giang, An Giang
155Kênh Rạch Sỏi Hậu GiangNgã ba sông HậuNgã ba kênh Ông Hiển Tà Niên59An Giang, Kiên Giang
156Kênh Mặc Cần DưngNgã ba kênh Ba ThêNgã ba kênh Tám Ngàn12,5An Giang
157Kênh Tám NgànNgã ba kênh Mạc Cần DưngNgã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên36An Giang, Kiên Giang
158Kênh Rạch Giá Hà TiênNgã ba kênh Rạch Giá Long XuyênCửa biển84,5Kiên Giang
159Kênh Ba HònNgã ba kênh Rạch Giá Hà TiênCống Ba Hòn5(Kiên Lương) Kiên Giang
160Kênh Vành đai - Rạch GiáKênh Rạch Sỏi Hậu GiangKênh Rạch Gía Hà Tiên8
161Kênh Đòn GiôngKênh Vành ĐaiKênh ông Hiển Tà Niên5Kiên Giang
162Kênh Ông Hiển Tà NiênNgã ba sông Cái BéNgã ba kênh Tắc Ráng8,5
163Rạch Cần ThơNgã ba sông HậuNgã ba kênh Xà No16
164Kênh Xà NoNgã ba rạch Cần ThơNgã ba rạch Cái Nhứt39,5
165Rạch Cái NhứtNgã ba kênh Xà NoNgã ba rạch Cái Tư3
166Rạch Cái TưNgã ba rạch Cái NhứtNgã ba sông Cái Lớn12,5
167Rạch Ngã Ba ĐìnhNgã ba rạch Cái TàuNgã ba kênh Sông Trẹm Cạnh Đền11,5
168Kênh Sông Trẹm Cạnh ĐềnNgã ba rạchNgã Ba ĐìnhNgã ba kênh sông Trẹm33,5
169Kênh Tắt Cây TrâmNgã ba sông Cái LớnNgã ba rạch Cái Tàu5
170Rạch Cái TàuNgã ba Kênh Tắt Cây TrâmNgã ba sông Cái Lớn18
171Sông Cái BéNgã ba kênh Thốt NốtRạch Khe Luông54
172Rạch Khe LuôngNgã ba sông Cái BéNgã ba sông Cái Lớn1,5
173Sông Cái LớnNgã ba Tắt Cây TrâmCửa Cái Lớn56Kiên Giang, Hậu Giang
174Kênh Tắc CậuNgã ba sông Cái LớnNgã ba sông Cái Bé1,5(Châu Thành) Kiên Giang
175Rạch Cái CônNgã ba sông HậuNgã bảy Phụng Hiệp16,5
176Kênh Quản Lộ Phụng HiệpNgã 7 Phụng HiệpCà Mau105
177Rạch Ô MônNgã ba Sông HậuNgã ba Kênh Thị Đội15,2
178Kênh Thị Đội Ô MônNgã ba Rạch Ô MônNgã ba Kênh Thốt Nốt27,5
179Kênh Thốt NốtNgã ba kênh Thị Đội Ô MônNgã ba Sông Cái Bé4,8
180Sông Trèm TrẹmNgã ba sông Ông ĐốcNgã ba kênhTân Bằng Cán Gáo40
181Kênh Tân Bằng Cán GáoNgã ba sôngTrèm TrẹmNgã ba sông Cái Lớn40
182Sông Tắt ThủNgã ba sông Ông ĐốcNgã ba sông Gành Hào4,5
183Sông Ông ĐốcNgã ba sông Trèm TrẹmCửa Ông Đốc49,5
184Kênh Tắt Cù Lao MâySông Hậu (phía Trà Ôn)Sông Hậu (phía Cái Côn)3,5
185Rạch Đại NgảiNgã ba sông HậuNgã ba kênh Phú Hữu Bãi Xàu4,5
186Kênh Phú Hữu Bãi XàuNgã ba rạch Đại NgảiNgã ba rạch Thạnh Lợi15,5
187Rạch Thạnh LợiNgã ba kênh Phú Hữu Bãi XàuNgã bakênh Ba Xuyên Dừa Tho1,5
188Rạch Ba Xuyên Dừa ThoNgã ba sông Cổ CòNgã ba rạchThạnh Lợi20
189Sông Cổ còNgã ba kênh Ba Xuyên Dừa ThoNgã ba kênh Bạc Liêu Vàm Lẻo19
190Kênh Bạc Liêu - Vàm LẽoNgã ba sông Cổ CòNgã ba kênh Bạc Liêu Cà Mau18
191Kênh Bạc Liêu Cà MauNgã ba kênh Bạc Liêu Vàm LẻoNgã ba sông Gành Hào67
192Sông Gành HàoNgã ba sông Tắt ThủPhao số 0 Gành Hào62,5
193Kênh Cái NhápNgã ba sông Bảy HạpNgã ba sông Cửa Lớn11
194Kênh Lương Thế TrânNgã ba sông Ông ĐốcNgã ba sông Gành Hào10
195Kênh Hộ Phòng Gành HàoHộ PhòngNgã ba kênh Gành Hào18
196Kênh Bảy Hạp Gành HàoNgã ba sông Gành HàoNgã ba sông Bảy Hạp9
197Sông Bảy HạpNgã ba kênh Bảy Hạp Gành HàoNgã ba kênh Năm Căn Bảy Hạp25
198Kênh Tắt Năm CănNgã ba sông Bảy HạpNăm Căn11,5

Cảng sông Việt Nam

Cảng sông Việt Nam được quản lý bởi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam trong khi các cảng biển Việt Nam được quản lý bởi Cục Hàng Hải Việt Nam. Cảng sông Việt Nam được phân loại theo quy mô (cảng đầu mối, cảng địa phương, cảng chuyên dùng) hoặc chức năng (cảng hàng hóa là cảng tổng hợp và cảng hành khách là cảng du lịch)

Lịch sử ngành đường sông Việt Nam

Ngày 11-8-1956, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định số 70/NĐ thành lập Cục Vận tải Đường thủy do ông Lý Văn Sâm làm Cục trưởng, trụ sở đóng tại số nhà 54 phố Hàng Chuối - Hà Nội.

Ngày 5-5-1965 Bộ GTVT ra Quyết định số 1046/QĐ giải thể Cục Vận tải Đường thủy để thành lập Cục Vận tải Đường biển và Cục Vận tải Đường sông.

Từ tháng 4-1966, máy bay Mỹ tăng cường đánh phá các trọng điểm GTVT ở Việt Nam trong đó có Long Đại, sông Gianh, Hoàng Mai, Bến Thủy, Hàm Rồng, kênh đào Nhà Lê (Kênh Gâm, Kênh Than), các đoạn sông thuộc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Bộ GTVT có chủ trương đào và khai thác kênh Nhà Lê với chiều dài 500 km từ Ninh Bình xuyên qua Thanh Hóa, Nghệ An vào tậm Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Các đội khảo sát được huy động khẩn trương đo đạc. Các công trường nạo vét thủ công phân chia theo địa giới tỉnh được đồng loạt mở ra ở 4 tỉnh (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Bộ GTVT thành lập Ban Chỉ đạo nạo vét toàn tuyến kênh, gọi tắt là Ban KT65 do ông Quang Tuần làm Trưởng ban.

Đến hết năm 1965, toàn tuyến kênh Nhà Lê đã nạo vét được 365.000m3. Những đoạn cạn nhất đã được đào sâu 0.5-0.6m. Khi thủy triều lên độ sâu đạt 1-1.2m. Các loại thuyền có trọng tải 10 tấn đã có thể đi lại thông suốt từ Thanh Hóa đến Vinh theo hai con nước triều trong tháng. Năm 1966, Bộ GTVT đã điều động 3 đại đội thanh niên xung phong tổng số gần 1.000 đội viên nam nữ chốt tại các khúc kênh quan trọng như kênh Son, kênh Ma Đa, kênh Cấm, kênh Sắt. Do nhu cầu vận chuyển hàng từ ngoài Bắc vào Nghệ An, Hà Tĩnh rất cấp bách, Cục Đường sông đã cho huy động các thuyền có trọng tải từ 15 tấn trở xuống đi làm nghĩa vụ vận tải trên tuyến kênh Nhà Lê từ Thanh Hóa vào Vinh. Ban khai thác kênh Nhà Lê năm 1966 gọi tắt là "Ban KT66" được Bộ GTVT thành lập, chịu trách nhiệm chủ huy các lực lượng vừa nạo vét kênh, vừa vận tải, vừa trực tiếp bắn máy bay địch, vừa rà phá bom từ trường.

Sau khi giải thể Ban KT66 ngày 28/3/1969, Cục Đường sông đã thành lập Công ty vận tải 208. Quý IV năm 1969, Bộ GTVT quyết định thành lập 2 nhà máy CK69 và CK71 nhằm tăng năng lực sửa chữa phương tiện cho Cục Đường sông. Ty Quản lý đường sông (QLĐS) được thành lập theo Quyết định số 641/QĐ-TC ngày 28/3/1969, là một tổ chức quản lý giúp việc cho Cục về chuyên môn kỹ thuật, về đào tạo, về nhân sự, chính trị tư tưởng, về tài chính đối với các Đoạn QLĐS của toàn miền Bắc. Trụ sở Ty đặt tại ngoại thành Hà Nội (Liên Mạc, Cổ Nhuế, Tương Mai). Do yêu cầu thời chiến, Cục đã thành lập thêm Đoạn QLĐS số 10 (Nghệ An), sau đó thành lập thêm các Đoạn QLĐS Hải Phòng, Hải Hưng và Hà Nội. Đến năm 1973 thành lập thêm Đoạn QLĐS Quảng Bình. Riêng kênh đào Nhà Lê có các trạm: KT601, KT603, KT605, KT607 và KT609. Các trạm này quản lý 346 km từ ngã ba Chính Đại vào đến Bến Thủy.

Ngày 11-8-1976 là mốc ra đời Phân Cục Đường sông miền Nam trực thuộc Cục Vận tải Đường sông, chính thức thống nhất Ngành Đường sông Việt Nam. Tính đến đầu năm 1978, các địa phương có đường sông, kênh đã làm xong việc điều tra cơ bản, xác định số lượng phương tiện vận tải thủy của tư nhân với 636 tàu, thuyền tổng trọng tải 43.282 tấn phương tiện; thành lập được 12 hợp tác xã vận tải đường sông. Đến hết năm 1980, Ngành Đường sông vẫn là ngành thực hiện khối lượng vận tải lớn trong toàn ngành GTVT (chiếm 38% về tấn và 40% về TKm). Hình thức đại lý liên hiệp vận chuyển ở một số mặt hàng trên một số tuyến đã đem lại kết quả bước đầu.

Sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới; đường lối đổi mới cơ bản là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCCN. Ngày 30/01/1993, thành lập Cục Đường sông Việt Nam (ĐSVN) trực thuộc Bộ GTVT trên cơ sở sáp nhập Tổng Công ty vận tải đường sông I và Khu Quản lý đường sông. Cục ĐSVN là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường sông trong phạm vi cả nước bao gồm sông hồ, kênh rạch, đường ven vịnh, đường từ bờ ra đảo và giữa các đảo.

Thông tin cần xem thêm

Tham khảo

  • Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam năm 2000. Bộ giao thông Vận tải. Hà Nội. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải - 2001. Tập 1,2,3.

Tham khảo