Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung

Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung (tiếng Anh: Commonwealth Games), trước đây gọi là Đại hội Thể thao Đế quốc Anh (British Empire Games, 1930-1950), Đại hội Thể thao Đế quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung (British Empire and Commonwealth Games, 1954-1966), và Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung Anh (British Commonwealth Games, 1970-1974)[1] là một sự kiện thể thao tổng hợp quốc tế với sự tham gia của các vận động viên đến từ các quốc gia khối Thịnh vượng chung. Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1930, và từ đó được tổ chức 4 năm một lần (ngoại trừ các năm 1942 và 1946 do chiến tranh). Đây được cho là sự kiện thể thao tổng hợp lớn thứ ba trên thế giới, sau Thế vận hộiÁ vận hội.

Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung
Con dấu của Liên đoàn thể thao Thịnh vượng chung


Tập tin:Commonwealth Games Federation Logo.png

Hiệu kỳ của Liên đoàn thể thao Thịnh vượng chung

Gọi tắtCG
Khẩu hiệuNhân đạo—Bình đẳng—Vận mệnh
Đại hội lần đầu1930
Chu kỳ tổ chức4 năm
Mục đíchthể thao Thịnh vượng chung
Trụ sởLuân Đôn, Anh
Chủ tịchVương tử Tunku Imran Điện hạ
Websitewww.thecgf.com

Liên đoàn Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung (CGF) giám sát các đại hội, thể chế này cũng kiểm soát chương trình thi đấu và lựa chọn thành phố đăng cai. Mỗi kỳ đại hội có một thành phố đăng cai được lựa chọn, và có 18 thành phố tại bảy quốc gia từng tổ chức sự kiện này.

Bên cạnh nhiều môn thể thao Thế vận hội, đại hội cũng bao gồm một số môn thể thao được chơi phần lớn tại các quốc gia Thịnh vượng chung, như bóng gỗ trên cỏ và bóng lưới.[2] Có sáu đội tuyển tham dự tất cả các kỳ Đại hội là Anh, Canada, New Zealand, Scotland, Úc và Wales.

Mặc dù Khối Thịnh vượng chung có 53 thành viên, song có 70 đội tuyển tham gia Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung do một số lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, thuộc địa vương thất, và các đảo quốc tham gia dưới quốc kỳ riêng của họ. Bốn quốc gia thuộc Anh QuốcAnh, Scotland, Wales, và Bắc Ireland cũng cử các đội tuyển riêng tham dự.

Lịch sử

Năm 1891, Nam tước Astley Cooper là người đầu tiên đề xuất một cuộc tranh tài thể thao giữa các thành viên của Đế quốc Anh, ông viết một bài trên The Times đề nghị một cuộc thi và liên hoan liên Anh Quốc liên Anh giáo tổ chức mỗi bốn năm như một cách để tăng cường thiện chí và thông hiểu tốt đẹp trong Đế quốc Anh. Năm 1911, Lễ hội Đế quốc được tổ chức tại Cung điện Thủy tinh tại Luân Đông nhằm chào mứng lễ đăng quang của Quốc vương George V. Trong thành phần của lễ hội, một giải vộ địch toàn đế quốc được tổ chức với các đội tuyển đến từ Anh Quốc, Canada, Nam Phi, Úc, trong các cuộc thi quyền Anh, đấu vật, bơi và điền kinh.

Năm 1928, một người Canada là Melville Marks Robinson thỉnh cầu tổ chức Đại hội Thể thao Đế quốc Anh đầu tiên; và nó đã được tổ chức vào năm 1930 tại Hamilton, Ontario,[1] nữ giới chỉ tham gia trong các cuộc thi bơi.[3] Từ năm 1934, nữ giới cũng được tham gia một số cuộc thi điền kinh.

      Quốc gia đã hoặc dự kiến sẽ tổ chức sự kiện
      Các quốc gia khác tham dự sự kiện
      Các quốc gia từng tham gia sự kiện song nay không còn tham dự
00 Các thành phố và năm đăng cai

Kỳ Đại hội Thể thao Đế quốc Anh đầu tiên có 11 đội tuyển tham dự. Chu kỳ bốn năm tổ chức một lần của đại hội bị gián đoạn do Chiến tranh thế giới thứ hai khi các kỳ đại hội vào năm 1942 và 1946 bị bãi bỏ.[4] Đại hội phục hồi vào năm 1950 và trong kỳ năm 1954 thì bắt đầu mang tên Đại hội Thể thao Đế quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung.[1] Trên 1000 vận động viên tham gia kỳ đại hội năm 1958 với hơn 30 đội tuyển lần đầu tiên tham dự.[5]

Nigeria là quốc gia đầu tiên tẩy chay Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung vào năm 1978 để phản đối New Zealand có tiếp xúc thể thao với Nam Phi. Kỳ đại hội năm 1986 bị 32 quốc gia châu Phi và Caribe tẩy chay để phản đối Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher từ chối lên án các tiếp xúc thể thao đối với Nam Phi vào năm 1985, sau Đại hội phục hồi và tiếp tục phát triển sau đó. Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung 1998 tại Kuala Lumpur, Malaysia chứng kiến số môn thể thao tăng từ 10 lên 15 khi các môn thể thao đồng đội được cho phép lần đầu tiên.[1] Sự tham gia cũng lập kỷ lục mới với trên 3500 vận động viên đại diện cho 70 đội tuyển. Tại Đại hội tổ chức tại Melbourne vào năm 2006, trên 4000 vận động viên tham gia thi đấu.[5]

KỳNămThành phố đăng caiQuốc gia đăng caiNgày bắt đầuNgày kết thúcMôn thể thaoCuộc thiQuốc giaVận động viênĐội thắng cuộc
Đại hội Thể thao Đế quốc Anh
Đại hội thể thao Toàn Đế quốc1911 Luân ĐônAnh12 tháng 5tháng 6?494?Canada
I1930 HamiltonCanada16 tháng 823 tháng 865911400Anh
II1934 Luân ĐônAnh4 tháng 811 tháng 866816500Anh
III1938 SydneyÚc5 tháng 212 tháng 277115464Úc
IV1950 AucklandNew Zealand4 tháng 211 tháng 298812590Úc
Đại hội Thể thao Đế quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung
V1954 VancouverCanada30 tháng 77 tháng 899124662Anh
VI1958 CardiffWales18 tháng 726 tháng 7994361122Anh
VII1962 PerthÚc22 tháng 111 tháng 12910435863Úc
VIII1966 KingstonJamaica4 tháng 813 tháng 89110341050Anh
Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung Anh
IX1970 EdinburghScotland16 tháng 725 tháng 79121421383Úc
X1974 ChristchurchNew Zealand24 tháng 12 tháng 29121381276Úc
Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung
XI1978 EdmontonCanada3 tháng 812 tháng 810128461474Canada
XII1982 BrisbaneÚc30 tháng 99 tháng 1010142461583Úc
XIII1986 EdinburghScotland24 tháng 72 tháng 810163261662Anh
XIV1990 AucklandNew Zealand24 tháng 13 tháng 210204552073Úc
XV1994 VictoriaCanada18 tháng 828 tháng 810217632557Úc
XVI1998 Kuala LumpurMalaysia11 tháng 921 tháng 915213703633Úc
XVII2002 ManchesterAnh25 tháng 74 tháng 817281723679Úc
XVIII2006 MelbourneÚc15 tháng 326 tháng 316245714049Úc
XIX2010 DelhiIndia3 tháng 1014 tháng 1017272716700Úc
XX2014 GlasgowScotland23 tháng 73 tháng 8171261714947Anh
XXI2018 Gold CoastÚc4 tháng 415 tháng 4

Kỳ đại hội theo quốc gia đăng cai

HạngQuốc giaSố kỳ tổ chứcNăm tổ chức
1  Úc51938, 1962, 1982, 2006, 2018
2  Canada41930, 1954, 1978, 1994
3  New Zealand31950, 1974, 1990
 Scotland31970, 1986, 2014
 Anh31911, 1934, 2002
6  Ấn Độ12010
 Malaysia11998
 Jamaica11966
 Wales11958

Môn thể thao được chấp thuận

Liên đoàn Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung chấp thuận tổng cộng 21 môn thể thao và thêm 7 môn thể thao người khuyết tật. Chúng được phân vào ba thể loại, các môn thể thao cốt yếu phải có mặt ở mỗi kỳ đại hội. Một số môn thể thao tùy chọn có thể được nước đăng cai lựa chọn. Các môn thể thao được công nhận là những môn được Liên đoàn chấp thuận song được xem là cần mở rộng; các nước đăng cai có thể không lựa chọn các môn này cho cho đến khi các yêu cầu của Liên đoàn được đáp ứng.[6]

MônThể loạiNăm
Bắn cungTùy chọn1982, 2010
Điền kinhCốt yếu1911-nay
Cầu lôngCốt yếu1966-nay
Bóng rổTùy chọn2006, 2018
Bi-aCông nhậnchưa từng
Quyền AnhCốt yếu1911-nay
Bơi xuồngCông nhậnchưa từng[7]
CricketCông nhận1998
Đua xe đạpTùy chọn1934-nay
Nhảy cầuTùy chọn1930-nay
Đấu kiếmCông nhận1950–1970
Bóng đáCông nhậnchưa từng
GolfCông nhậnchưa từng
Thể dục dụng cụTùy chọn1978, 1990-nay
Bóng némCông nhận1930
Khúc côn cầuCốt yếu1998-nay
JudoTùy chọn1990, 2002, 2014
Bóng gỗ trên cỏCốt yếu1930-nay (trừ 1966)
Cứu sinhCông nhậnchưa từng
MônThể loạiNăm
Bóng lướiCốt yếu1998-nay
Chèo thuyềnTùy chọn1930, 1938–1962, 1986
Bóng bầu dục kiểu liên minhCông nhậnchưa từng
Bóng bầu dục bảy ngườiCốt yếu1998-nay
Thuyền buồmCông nhậnchưa từng
Bắn súngTùy chọn1966, 1974-nay
Bóng mềmCông nhậnchưa từng
Bóng quầnCốt yếu1998-nay
BơiCốt yếu1911-nay
Bơi đồng diễnTùy chọn1986, 2006
Bóng bànTùy chọn2002-nay
TaekwondoTùy chọnchưa từng
Quần vợtTùy chọn2010
Bowling 10 pinCông nhận1998
Ba môn phối hợpTùy chọn2002, 2006, 2014
Bóng chuyềnCông nhậnchưa từng
Bóng nướcCông nhận1950
Cử tạCốt yếu1950-nay
Đấu vậtTùy chọn1911-nay (trừ 1990, 1998 và 2006)

Tham gia

Chỉ sáu đội tuyển tham gia mọi kỳ Đại hội: Úc, Canada, Anh, New Zealand, Scotland và Wales. Úc giành vị trí cao nhất trong 11 kỳ đại hội, Anh bảy kỳ và Canada một kỳ.

Tham khảo

Liên kết ngoài