Đạm Phương

Đạm Phương (1881–1947) tên thật là Công Nữ Đồng Canh,[1] thường gọi là Đạm Phương nữ sử, là nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa, xã hội nổi tiếng, một nhà báo nữ ở giai đoạn đầu tiên của nền báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX, một trong những cây bút hàng đầu của làng báo Việt Nam thuở ấy; bà là cháu nội của Vua Minh Mạng, con của Hoằng Hóa quận vương Nguyễn Phúc Miên Triện.

Tranh vẽ Đạm Phương nữ sử

Bà sinh ngày 3 tháng 6 năm 1881 tại Huế, mất ngày 10 tháng 12 năm 1947 tại Thanh Hóa. Năm 1901, lúc 20 tuổi, bà được mời vào cung vua để dạy các công chúa và cung nữ học tập. Bài báo đầu tiên của bà được đăng trên Nam Phong tạp chí vào tháng 7 năm 1918; từ năm 1918 tới 1929, bà đã viết hơn 200 bài báo cho những tờ báo hiếm hoi lúc đó như Trung Bắc tân văn, Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh, Lục tỉnh tân văn.[2]

Năm 1926, bà tham gia thành lập và làm Hội trưởng Nữ công học Hội Huế, tổ chức giáo dục tư nhân đầu tiên ở Việt Nam dành cho các em gái. Năm 1928, bà bị thực dân Pháp bắt giam vì bị nghi bà có liên quan đến Đảng Tân Việt. Từ cuối năm 1930 trở đi bà giã từ báo chí, vắng hẳn bút danh Đạm Phương trên các phương tiện truyền thông, tập trung vào việc làm sách.

Con trai thứ của bà là Hải Triều (1908–1954), một nhà báo, nhà lý luận Marxist, nhà phê bình văn học Việt Nam.[2]

Tác phẩm

  • Kim tú cầu (1928)
  • Hồng phấn tương tri (1929)
  • "Năm mươi năm về trước" (1940)
  • Giáo dục nhi đồng (1942)[2]

Quan điểm

Thay đổi "quan niệm hủ lậu"
Công, dung, ngôn, hạnh[3]

Đánh giá

Tháng 12 năm 2020, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định gắn biển "Phố Đạm Phương" cho một con phố ở Quận Hoàng Mai.[4]

Tham khảo

Liên kết ngoài