Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ba tầm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
渭水生 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n sửa chính tả 3, replaced: : → : (4), removed: __TOC__ using AWB
Dòng 2:
[[Hình:Triumphant return of a civil mandarin, Doc Loi temple, Nghe An province, late 18th century, Do (poonah) paper - Vietnam National Museum of Fine Arts - Hanoi, Vietnam - DSC05111.JPG|nhỏ|phải|222px|Bức ''Văn quan vinh quy đồ'' (文官榮歸圖) hồi [[thế kỷ XVIII]] cho thấy một người đàn bà cắp [[nón]] ba tầm.]]
[[Hình:Town Dress of Women from Tonkin, Woman from Tonkin, Cult Objects, Riflemen from Tonkin.JPG|nhỏ|phải|222px|[[Họa phẩm]] của người Tây dương [[thế kỷ XIX]] mô tả người đàn bà [[Bắc Kỳ]] đội [[nón]] ba tầm.]]
'''Ba tầm'''<ref>[http://thanhnien.vn/van-hoa/di-tim-chiec-non-co-cua-nguoi-viet-717242.html Đi tìm chiếc nón cổ của người Việt] - Ngọc An // ''Báo Thanh Niên'', 27.06.2016, 06:11 (GMT+7)</ref> ([[Nôm]] : 𥶄𠀧鱘) là cách gọi một loại [[nón]] của [[người Việt Nam]] chưa rõ thời điểm xuất hiện. Đây là vật dụng tránh [[nắng]] [[mưa]] rất phổ biến trong tầng lớp bình dân [[Bắc Kỳ]] hồi trung đại, được chứng thực bởi nhiều sử ký và [[họa phẩm]]. Ở hậu kỳ hiện đại, ba tầm được xử dụng hiếm hơn và thường chỉ hiện diện trong các [[lễ hội]].
 
__TOC__
==Nguồn gốc==
Tên gọi ''ba tầm'' dựa theo đặc trưng của thứ [[nón]] này, trong các tư liệu của [[người Pháp]] cuối [[thế kỷ XIX]], ''ba tầm'' được chuyển ngữ là '''Le chapeau de trois tầm'''<ref>[http://fanfic.truongan.name/?p=6499 Nón]</ref> (3 fois 8 pouces : 1m20), trong đó, ''tầm'' là đơn vị đo chiều dài của [[người]] [[Á Đông]]. Cứ theo [[sách]] ''[[Vũ trung tùy bút]]'', [[nón]] ba tầm vốn được cách tân từ thứ [[nón]] ngoan xác đã thất truyền hồi cuối [[thế kỷ XVIII]], là sự kết hợp kiểu dáng của [[nón]] ngoan xác và [[nón]] viên cơ.
* '''Ngoan xác'''<ref name="Góc Nhìn">{{chú thích web|url=http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?88|title=Nón đội|format=HTML|first=N|last=G|publisher=Góc Nhìn}}</ref> (hoặc nôm na là ''nón mền giải'', ''nón tam giang'') nay không còn biết kiểu dáng ra sao, vốn là thứ [[nón]] dành cho [[người già]] thời [[Lê trung hưng]] về trước.
* '''Toan bì''' (hoặc ''nón vỏ bứa'') là thứ [[nón]] cách tân theo hướng giản lược từ [[nón]] ngoan xác.
* '''Viên cơ'''<ref name="Góc Nhìn">{{chú thích web|url=http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?88|title=Nón đội|format=HTML|first=N|last=G|publisher=Góc Nhìn}}</ref> là thứ [[nón]] được cho là xuất hiện ở miền [[Thanh Hóa|Thanh]] [[Nghệ An|Nghệ]] (nên còn có tên là ''nón nghệ''), khi cuộc [[Loạn kiêu binh]] dấy lên thì đã thấy nhiều [[binh sĩ]] đội [[nón]] này.
{{cquote|Khi ta lên tám chín tuổi, thấy các ông già đội nón ''ngoan xác'', tục gọi là nón "mền giải" hay là nón "tam giang"; con nhà quan và học trò các học hiệu thì đội nón ''phương đẩu đại'', tục gọi là "nón lá"; họ hàng nhà quan và các ông già thì đội nón ''cổ châu'', tục gọi là "nón dâu"; người lớn và trẻ con đội nón ''liên diệp'', tục gọi là "nón lá sen"; con trai con gái, đàn ông đàn bà ở chỗ kinh kỳ đội nón cổ châu, trẻ con đội nón ''tiểu liên diệp'', tục gọi là "nón nhỡ khuôn"; đàn ông đàn bà thôn quê, đội nón ''xuân lôi tiểu lạp'', tục gọi là "nón sọ nhỏ"; lính tráng đội nón ''trạo lạp'', tục gọi là "nón chèo vành"; người hầu hạ và vợ con lính tráng đội nón ''viên đẩu'', tục gọi là "nón khua"; nhà sư và thầy tu đội nón ''cẩu diện'', tục gọi là "nón mặt lờ"; người có tang đội nón ''xuân lôi đại'', tục gọi là "nón cạp"; người có chở một năm trở xuống đội nón cổ châu, quai mây, chỉ có nhà quan và nhà quyền thế có tang thì đội nón cẩu diện để phân biệt. Người trong Thanh Nghệ đội nón ''viên cơ'', tục gọi là "nón nghệ". Người Mán Mường ở ngoại trấn đội nón ''tiêm quang đẩu nhược'', hình như nón khua, đầu nhọn, làm bằng vỏ măng nứa, khác với người mọi nơi. Đến khoảng năm Nhâm Dần - Quý Mão, quân Tam phủ biến loạn, cậy công làm càn, nhiều người đội nón viên cơ, để lẫn với quân lính. Đến năm Bính Ngọ trong nước có biến, lại bỏ nón viên cơ, đội nón cẩu diện, người có tang một năm trở xuống, buộc quai sợi trắng để phân biệt. Ở thôn quê, theo dáng nón ngoan xác mà làm thấp đi, gọi là nón ''toan bì'', tục gọi là "nón vỏ bứa", thỉnh thoảng lại có người đội nón xuân lôi tiểu; còn những thứ nón tam giang, ngoan xác, phương đẩu, viên đẩu, cổ châu, liên diệp và trạo lạp thì không thấy nữa.|||[[Phạm Đình Hổ]], ''[[Vũ trung tùy bút]]''<ref>Đông Châu [[Nguyễn Hữu Tiến (nhà nghiên cứu)|Nguyễn Hữu Tiến]] dịch, [[Nguyễn Quảng Tuân]] khảo đính và chú thích, [[Nhà xuất bản Trẻ]], [[Sài Gòn]], 1989.</ref>}}
==Đặc điểm==
[[Nón]] ba tầm được lợp bằng [[lá]] [[cọ]] hoặc [[gồi]], có hình dạng như cái [[lọng]] hoặc [[tai]] [[nấm]], đỉnh phẳng, đường kính [[nón]] khoảng 70-80cm70–80&nbsp;cm, vành cao 10-12cm10–12&nbsp;cm hoặc hơn. Lại có quai bằng [[thao]] nên thảng hoặc được gọi là ''nón quai thao'' ([[Nôm]] : 𥶄𠱅綢). Lòng [[nón]] còn đính một cái vành hình [[phễu]] gọi là ''khùa'' hoặc ''khua'' ([[Nôm]] : 摳) để cố định [[nón]] trên đầu người xử dụng. Ngoài ra, người ta thường kết vào vành [[nón]] đôi chùm [[chỉ]] sặc sỡ để làm duyên.
==Nghệ thuật hóa==
{|class="wikitable sortable"
Dòng 60:
{{tham khảo|4}}
* [http://queviet.eu/van-hoc/binh-luan/92320-non-ba-tam-em-xoay-tron-thang-gieng Nón ba tầm, em xoay tròn tháng Giêng]
 
[[Thể loại:Nón]]
[[Thể loại:Trang phục Việt Nam]]