Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: Cả 3 → Cả ba using AWB
n replaced: → (2) using AWB
Dòng 76:
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái [[Phật giáo]] nhưng ảnh hưởng của [[Nho giáo]] cũng rất cao với việc mở các [[trường đại học]] đầu tiên là [[Văn miếu]] ([[1070]]) và [[Quốc Tử giám]] ([[1076]]) và tổ chức các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là [[quý tộc]] ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm [[1075]], và [[Trạng nguyên]] đầu tiên là [[Lê Văn Thịnh]]. Về thể chế [[chính trị]], đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào [[luật pháp|pháp luật]] hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành [[Hà Nội|Đại La]] làm [[kinh đô]], đổi tên thành '''Thăng Long''' (昇龍) đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh [[kinh tế]] và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như [[Lê Văn Thịnh]], [[Bùi Quốc Khái]], [[Doãn Tử Tư]], [[Đoàn Văn Khâm]], [[Lý Đạo Thành]], [[Tô Hiến Thành]],... đã góp sức lớn về văn trị và [[chính trị]], tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.
 
[[Quân sự nhà Lý|Quân đội nhà Lý]] được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính sách [[Ngụ binh ư nông]], các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực lượng [[thủy binh]], [[kỵ binh]], [[bộ binh]], [[tượng binh]],... cùng số lượng lớn vũ khí [[giáo]], [[mác]], [[cung (vũ khí)|cung]], [[nỏ]], [[khiên]] và sự hỗ trợ công cụ công thành như [[máy bắn đá]], những [[kỹ thuật]] tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự [[Nhà Tống]]. Việc trang bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các [[bộ tộc]] man di ở [[biên giới]], cũng như [[quốc gia]] kình địch [[Hướng Nam|phía Nam]] là [[Chiêm Thành]] hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công [[lãnh thổ]] và thậm chí mở rộng hơn vào năm [[1069]], khi [[Lý Thánh Tông]] chinh phạt Chiêm Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ. Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi đánh bại quân đội của [[Vương quốc Đại Lý]], [[Đế quốc Khmer]] và đặc biệt là sự kiện danh tướng [[Lý Thường Kiệt]] dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ [[Nhà Tống]] vào năm [[1075]], dẫn đến [[Trận Như Nguyệt]] xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
 
Bên cạnh [[quân sự]], nhà Lý còn nổi tiếng về [[nghệ thuật]] với kinh đô Thăng Long phỏng theo mô hình kinh thành [[Trường An]] của [[nhà Đường]] và [[Khai Phong]] của [[nhà Tống]], tạo nên một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về mái ngói, linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các [[nghệ nhân]] thời Lý. [[Rồng Việt Nam|Con Rồng thời Lý]] được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là rất lớn. 3 trong 4 bảo vật của [[An Nam tứ đại khí]] là [[Tháp Báo Thiên]], [[Chuông Quy Điền]] và Tượng phật [[Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều|Chùa Quỳnh Lâm]] được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Cùng với sự sùng đạo Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, [[Chùa|chùa chiền]], phản ánh sự xa hoa tột độ của Phật giáo thời Lý.
Dòng 165:
Năm [[1138]], Lý Thần Tông qua đời khi mới 23 tuổi, trị vì được 10 năm. Trước đây Thần Tông đã lập con trưởng là '''Lý Thiên Lộc''' (李天禄) làm Thái tử. Nhưng [[Linh Chiếu Thái hậu|Cảm Thánh phu nhân]] (感聖夫人) cùng [[Phụng Thánh phu nhân]] (奉聖夫人), [[Nhật Phụng phu nhân]] (日奉夫人) đã dùng tiền [[hối lộ]] hoạn quan [[Từ Văn Thông]] (徐文通) mà cho vào gặp Thần Tông, xui vua bỏ thái tử Thiên Lộc. Thần Tông nghe theo, bèn lập con nhỏ là Thiên Tộ làm Hoàng thái tử, giáng Thiên Lộc xuống làm '''Minh Đạo vương'''. Lý Thiên Tộ (李天祚) khi đó mới 3 tuổi lên ngôi, tức là [[Lý Anh Tông]].
 
Cảm Thánh phu nhân Lê thị trở thành [[Hoàng thái hậu]]. Bà trọng dụng [[Đỗ Anh Vũ]] người tình của vua Lý Thần Tông(vì có tướng mạo đẹp nên Anh Vũ được vua cho vào hầu trong màn trướng) (杜英武) - người em ruột của Đỗ thái hậu và là cháu gọi [[Lý Thường Kiệt]] bằng cậu và Anh Vũ cũng là con nuôi của Thái sư Trương Bá Ngọc, cho làm nhiếp chính. Vì những điều đó nên Thái Hậu chỉ tin tưởng Anh Vũ. Việc đó khiến nhiều đại thần, gồm Điện tiền Chỉ huy sứ [[Vũ Đái]] (武戴), Phò mã [[Dương Tự Minh]] (杨字明) cùng một số thân vương nhà Lý bất bình và làm binh biến bắt Anh Vũ, nhưng không quyết đoán giết ông. Vì vậy Anh Vũ chỉ bị đày làm '''Cảo điền nhi''' - cày ruộng cho nhà nước. Không lâu sau, Thái hậu cố nghĩ làm thế nào để phục hồi chức nhiệm cho Anh Vũ, mới nhiều lần mở hội lớn để xá cho tội nhân. Anh Vũ được mấy lần xá tội, lại làm [[Thái úy]] [[Phụ chính]] như cũ, càng được yêu dùng hơn. Đỗ Anh Vũ tìm cách trả thù. Anh Tông còn nhỏ, chuẩn tâu theo Anh Vũ, do đó những người tham gia binh biến đều bị giết hoặc đi đày.
 
Năm [[1158]], Đỗ Anh Vũ qua đời. [[Tô Hiến Thành]] (蘇憲誠), có họ hàng là Tô thị vợ của Anh Vũ, được thăng làm [[Thái úy]]. Hiến Thành giỏi việc dụng binh, lại là người chính trực, chuyên tâm tuyển chọn quân lính, biên giới nhiều lần bình định [[Chiêm Thành]], [[Ai Lao]].