Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Lịch sử
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 115:
=== Thời trung đại ===
[[Tập tin:VietNam(1009-1945).gif|nhỏ|333x333px|Thay đổi lãnh thổ từ triều Lý năm [[1009]] đến hết [[Nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] năm [[1945]] cùng cuộc [[Nam tiến]] ([[1069]]–[[1757]]).|thế=|trái]]
Từ [[Thế kỷ 2 TCN|thế kỷ II TCN]], các triều đại phong kiến [[Trung Quốc]] cai trị người Việt [[Bắc thuộc|hơn 1000 năm]].<ref>[https://web.archive.org/web/20070825192025/http://www.asia.msu.edu/seasia/Vietnam/History/chinesecolonization.html "History of Vietnam: Chinese Colonization"]. Windows on Asia (Asian Studies). Lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2007.</ref> Sau các lần khởi nghĩa không thành của những [[Chỉ huy quân sự|tướng lĩnh]] như [[Bà Triệu]], [[Mai Hắc Đế|Mai Thúc Loan]] hoặc giành [[độc lập]] trong thời gian ngắn như [[Hai Bà Trưng]], [[Lý Nam Đế|Lý Bí]]. Đến năm [[905]], [[Khúc Thừa Dụ]] giành quyền tự chủ, song chưa hẳn là độc lập vì Dụ tự nhận mình là quan triều đình phương Bắc.<ref>Hà Anh Thư 2000, tr. 29</ref> Đến năm [[938]], sau khi chỉ huy [[trận Bạch Đằng (938)|trận sông Bạch Đằng]] đánh bại quân [[Nam Hán]],<ref>[https://web.archive.org/web/20090304011202/http://vietnamnews.vnagency.com.vn/showarticle.php?num=04SUN220106 "Spears offer insight into early military strategy"]. [[Thông tấn xã Việt Nam]] (tiếng Anh), 22 tháng 1 năm 2006. Lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009.</ref> [[Ngô Quyền]] lập triều xưng vương, đánh dấu độc lập khỏi các triều đình phương Bắc vào năm [[939]].
 
Sau [[nhà Ngô]], lần lượt các triều [[nhà Đinh|Đinh]], [[nhà Tiền Lê|Tiền Lê]], [[nhà Lý|Lý]] và [[nhà Trần|Trần]] tổ chức chính quyền tương tự các triều đại [[Trung Hoa]], lấy [[Phật giáo]] làm [[tôn giáo]] chính của [[quốc gia]] và cho truyền bá cả [[Nho giáo]] và [[Đạo giáo]]. Nhà Tiền Lê, Lý và Trần đã chống trả các cuộc tấn công của [[nhà Tống]] và nhà [[nhàNhà Nguyên|Mông - Nguyên]], đều thắng lợi và bảo vệ được [[Đại Việt]]. Năm [[1400]], [[Hồ Quý Ly]] cướp ngôi [[nhà Trần]], lập [[nhà Hồ]], đổi tên nước là [[Đại Ngu]], tiến hành cải cách. Năm [[1407]], Đại Ngu bị [[Nhà Minh]] thôn tính. Một số thành viên hoàng tộc nhà Trần khởi nghĩa, lập [[nhà Hậu Trần]] và bị quân Minh đánh bại sau 7 năm. Năm [[1427]], [[Lê Lợi]] đánh đuổi quân Minh, lập nhà [[Nhà Hậu Lê|Hậu Lê]], giành lại độc lập. Đây là [[triều đại]] mà phong kiến Việt Nam đạt đỉnh cao, đặc biệt là đời vua [[Lê Thánh Tông]] ([[1460]]–[[1497]]).<ref>''[[Việt Nam sử lược]]'' (越南史略), [[Trần Trọng Kim]] tr. 99.</ref>
 
Vào đầu [[thế kỷ XVI]], [[Nhà Lê sơ]] suy yếu, bị [[Nhà Mạc]] cướp ngôi nên 1 bộ phận quan trung thành đã lập người khác trong dòng dõi vua Lê lên làm vua, tái lập Nhà Lê. [[Nhà Lê trung hưng]] sau 60 năm giao tranh đã chiến thắng, diệt [[Nhà Mạc]]. Vua Lê khi đó là bù nhìn, hai tập đoàn phong kiến [[Chúa Trịnh]] và [[Chúa Nguyễn]] tranh chấp nhau, gây [[Trịnh-Nguyễn phân tranh|nội chiến]] kéo dài hơn 100 năm, chia cắt Đại Việt thành [[đàng Ngoài]] và [[đàng Trong]] trong 200 năm. Cuối [[thế kỷ XVIII]], tướng khởi nghĩa [[Nguyễn Huệ]] trong 15 năm đã đánh bại cả [[Chúa Trịnh]] và [[Chúa Nguyễn]] cùng các [[Trận Rạch Gầm – Xoài Mút|cuộc xâm chiếm của Xiêm]] và [[Trận Ngọc Hồi – Đống Đa|Thanh]] để lập [[Nhà Tây Sơn]], tái thống nhất [[Đại Việt]]. Nguyễn Huệ mất, với người kế vị [[Nguyễn Quang Toản|Cảnh Thịnh]], Tây Sơn bị [[Nguyễn Ánh]], một thành viên dòng họ Chúa Nguyễn cùng với viện trợ từ [[Pháp]] lật đổ, lập [[Nhà Nguyễn]], triều đại cuối cùng ở Việt Nam.<ref>Eugene Page & M. Sonnenburg, tr. 723</ref> Suốt thời phong kiến, các triều [[Nhà Lý|Lý]], [[Nhà Trần|Trần]], [[Nhà Lê sơ|Hậu Lê]] và [[chúa Nguyễn]] thu phục [[Chiêm Thành]], [[Chân Lạp]] và [[Tây Nguyên]] ở phía Nam, mở mang bờ cõi.<ref>''Đại Việt sử lược'', tr. 52</ref> [[Tập tin:ExpositionHanoi1902 GrandPalais.jpg|nhỏ|[[Nhà Đấu xảo Hà Nội]] năm 1902.]]