Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 241:
 
=== Nhận định ===
Đời sau xem sử 3 đời vua [[Lý Thái Tổ]], [[Lý Thái Tông]], [[Lý Thánh Tông]] kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ với phương bắcBắc, ra uy với phương Nam – những việc làm đó đều đặn thu được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước [[Đại Cồ Việt]] trở thành [[Đại Việt]] tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý. Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. 3 vị vua Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là [[triều đại]] đầu tiên truyền nối được lâu dài trong [[lịch sử Việt Nam]], chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế kỷ X. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định.
 
[[Lý Nhân Tông]] là vua trị vì lâu nhất trong [[lịch sử Việt Nam]] (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của [[nhà Tống]] trên [[sông Cầu|sông Như Nguyệt]] thời [[Lý Nhân Tông]] thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời [[Lý Thánh Tông|Thánh Tông]], do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của [[Phật giáo|đạo Phật]] có thể cho rằng việc làm thất đức của Thái hậu [[Ỷ Lan]] (sát hại Hoàng thái hậu [[Thượng Dương hoàng hậu|Thượng Dương]] và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.