Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Hoa Kỳ

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Hoa Kỳ (tiếng Anh Mỹ: United States women's national soccer team) là đại diện Hoa Kỳ tham gia thi đấu tại các giải bóng đá nữ quốc tế. Đội do Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ quản lý và thi đấu tại khu vực CONCACAF.

Hoa Kỳ
Huy hiệu áo/Huy hiệu liên đoàn
Biệt danhUSWNT
Team USA
The Stars and Stripes
The Yanks
Hiệp hộiLiên đoàn bóng đá Hoa Kỳ
Liên đoàn châu lụcCONCACAF
(Bắc, Trung Mỹ và Caribe)
Liên đoàn khu vựcNAFU (Bắc Mỹ)
Huấn luyện viênTwila Kilgore (tạm quyền)
Đội trưởngBecky Sauerbrunn
Thi đấu nhiều nhấtKristine Lilly (352)
Vua phá lướiAbby Wambach (184)
Mã FIFAUSA
Trang phục chính
Trang phục phụ
Xếp hạng FIFA
Hiện tại 1 Giữ nguyên (24 tháng 3 năm 2023)[1]
Cao nhất1 (nhiều lần)
Thấp nhất2 (nhiều lần)
Trận quốc tế đầu tiên
 Ý 1–0 Hoa Kỳ 
(Jesolo, Ý; 18 tháng 8 năm 1985)
Trận thắng đậm nhất
 Hoa Kỳ 14–0 Cộng hòa Dominica 
(Vancouver,Canada; 20 tháng 1 năm 2012)
Trận thua đậm nhất
 Brasil 4–0 Hoa Kỳ 
(Hàng Châu, Trung Quốc; 27 tháng 9 năm 2007)
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
Số lần tham dự9 (Lần đầu vào năm 1991)
Kết quả tốt nhất Vô địch (1991, 1999, 2015, 2019)
Cúp Vàng nữ CONCACAF
Số lần tham dự10 (Lần đầu vào năm 1991)
Kết quả tốt nhấtVô địch (1991, 1993, 1994, 2000, 2002, 2006, 2014,2018)

Hoa Kỳ có đội tuyển bóng đá nữ thành công nhất thế giới khi đã 4 lần vô địch World Cup (trong đó chức vô địch đầu tiên thuộc về giải đấu năm 1991) và 4 lần đoạt huy chương vàng bóng đá nữ Olympic. Cùng với đó, đội còn sở hữu 7 chiếc Cúp vàng CONCACAF và 10 chiếc Cúp Algarve.[2] Cùng với Đức, họ là hai đội tuyển duy nhất từng đứng đầu Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA. Hoa Kỳ đã lấy lại vị trí số 1 từ tay đội tuyển Đức vào ngày 23 tháng 6 năm 2017 và hiện tại vẫn giữ vững vị trí này. Đội được bầu là Đội tuyển của năm của Ủy ban Olympic Hoa Kỳ vào năm 19971999,[3] còn Sports Illustrated bầu chọn cả đội tuyển là các Nữ vận động viên của năm 1999.[4]

Lịch sử

Buổi lễ diễu hành mừng chiến thắng trên đại lộ Canyon of Heroes ở Hạ Manhattan để mừng chiến thắng tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015

Đội có trận đấu đầu tiên tại giải Mundialito gặp Ý vào ngày 12 tháng 8 năm 1985, dưới quyền của huấn luyện viên Mike Ryan, họ đã thua đối phương tối thiểu.

Một trong những chiến tích đáng nhớ nhất của Hoa Kỳ tại World Cup là vào năm 1999 là khi họ vượt qua Trung Quốc với tỷ số 5–4 ở loạt luân lưu trong trận chung kết.[5] Trên 90.000 người (con số lớn nhất cho một sự kiện thể thao nữ) đã lấp đầy sân Rose Bowl để theo dõi trận đấu. Trong loạt luân lưu, Brandi Chastain là người sút thành công quả quyết định và pha ăn mừng của cô trở thành hình ảnh đáng nhớ khi cô quỳ gối xuống mặt cỏ, vẫy chiếc áo thi đấu ăn mừng và để lộ chiếc áo ngực thể thao, hình ảnh sau đó xuất hiện trên bìa tạp chí Sports Illustrated và trang nhất của nhiều tờ báo trong và ngoài nước Mỹ.[6] Chiến thắng này giúp đội trở nên nổi tiếng hơn, đồng thời giúp cho bóng đá nữ nhận được nhiều sự chú ý hơn, cũng như tạo động lực cho những cô gái trẻ tham gia vào các môn thể thao.[7] Tuy nhiên 4 năm sau họ thất bại trong việc bảo vệ ngôi Hậu khi thua Đức (về sau vô địch) 0-3 tại bán kết, dù vậy họ có huy chương đồng khi hạ Canada 3-1

Vào tháng 3 năm 2004, 2 trong số các cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử của bóng đá nữ Hoa Kỳ nói riêng và bóng đá nữ thế giới nói chung, Mia Hamm (người sẽ giải nghệ trong năm 2004 sau khi kết thúc Thế vận hội Mùa hè 2004) và Michelle Akers (người đã giải nghệ), là 2 cầu thủ nữ cũng như 2 người Mỹ duy nhất có tên trong danh sách FIFA 100 gồm 125 cầu thủ vĩ đại nhất còn sống do Pelé bầu chọn nhân kỷ niệm 100 năm FIFA ra đời. Cùng năm, đội đã đạt huy chương vàng tại thế vận hội mùa hè Athens 2004 sau chiến thắng 2-1 trước Brazil nhờ bàn thắng của Wambach ở hiệp phụ.

Tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007,Hoa Kỳ đánh bại Anh 3-0 ở tứ kết nhưng sau đó phải chịu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử đội bóng khi thua Brazil 0-4 ở bán kết. Họ sau đó đánh bại Na Uy để chiếm vị trí thứ ba. Abby Wambach là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của đội với 6 bàn thắng, và Kristine Lilly là người Mỹ duy nhất có tên trong đội hình toàn sao của giải đấu.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2008, họ bảo vệ thành công huy chương vàng khi thắng Brazil 1-0

Tại tứ kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011 tại Đức, Hoa Kỳ đánh bại Brazil 5-3 trên chấm phạt đền. Bàn thắng của Abby Wambach ở phút 122 để gỡ hòa 2-2 đã được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử bóng đá Mỹ và là bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử World Cup nữ.Mỹ đánh bại Pháp 3-1 trong trận bán kết, nhưng thua Nhật Bản 3-1 trên chấm phạt đền trong trận chung kết sau khi hòa 2-2 cả trận. Hope Solo được vinh danh là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu và Abby Wambach đã giành được quả bóng bạc với tư cách là cầu thủ xuất sắc thứ hai của giải đấu.[8]

Tại Thế vận hội Mùa hè 2012, Hoa Kỳ giành huy chương vàng thứ 4 trong 5 lần dự Olympic khi hạ Nhật Bản 2–1 ở trận chung kết trước 80.203 cổ động viên có mặt trên sân Wembley.[9] Trước đó trong trận bán kết gặp Canada, các cầu thủ Mỹ đã 3 lần vươn lên dẫn trước trước khi cú đánh đầu thành bàn của Alex Morgan ở phút thứ 3 thời gian bù giờ hiệp phụ thứ 2 ấn định chiến thắng 4–3. Bàn thắng của Morgan (phút thứ 123) là bàn thắng được ghi muộn nhất trong một trận đấu do FIFA tổ chức.[10]

Vào năm 2013, Hoa Kỳ giữ kỷ lục bất bại với 14 thắng và 2 hòa và là một phần trong chuỗi 43 trận kéo dài trong 2 năm. Chuỗi 43 trận bất bại kết thúc sau thất bại 1–0 trong trận gặp Thụy ĐiểnCúp Algarve 2014. Chuỗi trận bắt đầu bằng trận thắng 4–0 trước chính Thụy Điển tại Cúp Algarve 2012 sau trận thua 1–0 trước Nhật Bản.[11][12] Vào tháng 12 năm 2013, USSF công bố đội hình 11 cầu thủ nữ xuất sắc nhất mọi thời đại của đội tuyển quốc gia USWNT All-Time Best XI.

Ngày 5 tháng 7 năm 2015, Hoa Kỳ đánh bại Nhật Bản 5–2 trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015, giành chức vô địch World Cup thứ ba của mình. Carli Lloyd ghi 3 bàn trong vòng 16 phút đầu tiên của trận đấu, trong đó có một bàn từ khoảng cách 52 mét, trở thành hat-trick nhanh nhất kể từ lúc bắt đầu trận đấu. Sau chức vô địch thế giới 2015, đội tuyển được tổ chức buổi diễu hành tung hoa giấy ở thành phố New York, buổi diễu hành tung hoa giấy đầu tiên của một đội thể thao nữ, và nhận giải Outstanding Team tại ESPY Awards 2015 và một giải Teen Choice Award cho Nữ vận động viên yêu thích. Đội một lần nữa được vinh danh vào ngày 27 tháng 10 năm 2015 khi Tổng thống Barack Obama tiếp đón họ tại Nhà Trắng.[13]

Một năm sau tại Rio de Janeiro, Hoa Kỳ bước vào hành trình bảo vệ tấm huy chương vàng bóng đá nữ Thế vận hội. Tuy vậy, họ để lại thất vọng lớn khi bị Thụy Điển hạ gục trong loạt penalty ở trận tứ kết. Sau giải, thủ môn chính của đội là Hope Solo bị Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ chấm dứt hợp đồng sau khi có phát ngôn coi thường đối thủ.[14][15][16]

Năm 2019 tại Pháp, tuyển nữ Hoa Kỳ xác lập những kỷ lục World Cup mới với lần thứ hai liên tiếp bảo vệ thành công ngôi vương sau khi thắng Hà Lan 2–0 và mang về chiếc cúp vô địch thứ tư của họ. Các chân sút Mỹ ghi 26 bàn thắng, nhiều nhất tại một kỳ World Cup và có trận thắng thứ 12 liên tiếp, mạch chiến thắng dài nhất trong lịch sử sân chơi bóng đá lớn nhất hành tinh của cả nam và nữ. Chính quyền New York một lần nữa lên kế hoạch tổ chức diễu hành vinh danh "những cô gái Vàng" vào sáng mùng 10 tháng 7 dọc đại lộ Broadway. Thị trưởng New York Bill de Blasiotổng thống Mỹ Donald Trump đã có những lời ca ngợi và chúc mừng đội tuyển Mỹ trên Twitter. Kể từ sau thất bại trước Úc tháng 7 năm 2017, đội đã "xé lưới đối phương" ở 45 trận đấu liên tiếp và ghi 148 bàn thắng.[17][18]

Để nêu thông điệp bình quyền thu nhập giữa nữ và nam, 28 tuyển thủ nữ Hoa Kỳ từng nộp đơn lên Tòa án Liên bang để đưa Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ ra tòa vì vi phạm pháp luật Hoa Kỳ, trong đó nêu đích danh người không chịu thực thi các bước tiến tới bình quyền thu nhập là trưởng các bộ phận kiêm chủ tịch Liên đoàn Carlos Cordeiro.[cần dẫn nguồn]

Hình ảnh của đội

Truyền thông

Việc truyền hình trực tiếp tại Mỹ cho 5 kỳ World Cup nữ từ 1995 tới 2011 được cung cấp bởi ESPN/ABC và Univision,[19][20] trong khi bản quyền của ba kì World Cup nữ từ 2015 tới 2023 được trao cho Fox SportsTelemundo.[21][22] Vào tháng 5 năm 2014 một hợp đồng được ki kết để phân chia bản quyền phủ sóng truyền hình của các trận đấu của đội tuyển nữ Hoa Kỳ giữa ESPN, Fox Sports, và Univision cho tới cuối năm 2022.[23] Các trận của đội tuyển tại Giải vô địch bóng đá nữ CONCACAF 2014Cúp Algarve 2015 được Fox Sports phát sóng.[24][25]

Trận đấu được nhiều người theo dõi nhất của đội là trận chung kết World Cup 1999 với Trung Quốc, với kỉ lục số người tới sân xem cao nhất cho một sự kiện thể thao nữ: 90.185 người có mặt tại Rose Bowl ở California.[26] Trận đấu giữ kỉ lục số người xem cao nhất tại Mỹ cho một trận đấu bóng đá nữ với trung bình 17.975 triệu người xem[27] và ước tính ít nhất 40 triệu lượt người xem,[28] và là trận đấu bóng đá (cả nam và nữ) phát sóng bằng tiếng Anh được nhiều người xem nhất cho tới trận chung kết World Cup 2015 giữa Mỹ và Nhật.[29]

Trang phục

Màu trang phục của đội tuyển Mỹ kể từ khi thành lập hầu hết là xen kẽ giữa đỏ, trắng, hoặc xanh lam (màu quốc kỳ), với một số ngoại lệ như màu vàng ánh kim vào năm 2007,[30] màu đen vào năm 2011,[31] hay viền đen cùng tất màu xanh neon tại World Cup 2015. Năm 2012 đội bắt đầu mặc cùng màu áo với đội tuyển nam Hoa Kỳ, bắt đầu với bộ trang phục sọc ngang đỏ và trắng.[32] Nike là nhà cung cấp trang phục thi đấu của LĐBĐ Mỹ vào năm 1995, và có thỏa thuận cung cấp trang phục cho tới năm 2022.[33] Đội tuyển nữ Hoa Kỳ bắt đầu mang hai ngôi sao trên huy hiệu kể từ 1999 để tượng trưng cho hai chức vô địch thế giới.[34] Ngôi sao thứ ba được thêm vào tháng 7 năm 2015.[35]

Sân nhà 1986–1996
1986–1996
1991–1994
1991–1994
1991–1998
Sân nhà 1999
Sân khách 1999[36]
1999–2004
2000–2002
2003
2003[36]
2004
2004
Sân nhà 2005–2007
Sân khách 2005–2007
2007–2009[30]
Sân nhà 2007-2009[30]
Sân khách 2007–2008[30]
Sân khách 2008–2009
Sân nhà 2010–2011[37]
Sân khách 2010–2011[38]
Sân nhà 2011–2012[39]
Sân khách 2011–2012[31]
Sân nhà 2012–2013[32]
2012–2013[40]
Sân nhà 2013[41]
Sân nhà 2014–2015[42]
Sân khách 2014–2015[43]
Sân nhà 2015–2016 [44]
Sân khách 2015–2016 [45]
Sân nhà 2016[46]– 2018
Sân khách 2016[46]– 2018

Thành tích

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới

NămKết quảSTTH*TBTBBHuấn luyện viên
1991Vô địch6600255Anson Dorrance
1995Hạng ba6411155Tony DiCicco
1999Vô địch6510183Tony DiCicco
2003Hạng ba6501155April Heinrichs
20076411127Greg Ryan
2011Á quân6321137Pia Sundhage
2015Vô địch7610143Jill Ellis
20197700263
2023Vòng 16 đội412141Vlatko Andonovski
Tổng cộng9/954518514239

Thế vận hội Mùa hè

NămKết quảSTTH*TBTBBHuấn luyện viên
1996Vô địch541093Tony DiCicco[47]
2000Á quân641195April Heinrichs
2004Vô địch6510124April Heinrichs
20086501125Pia Sundhage[48]
20126600166Pia Sundhage
2016Tứ kết422063Jill Ellis
2020Hạng 362221210Vlatko Andonovski
2024Vượt qua vòng loại
Tổng cộng8/83827427636

CONCACAF Gold Cup

NămKết quảTTH*TBTBBHuấn luyện viên
1991Vô địch5500490Anson Dorrance
19933300130
19944400161Tony DiCicco
1998Không tham dự
2000Vô địch5410241April Heinrichs
20025500241
2006220041Greg Ryan
2010Hạng ba5401222Pia Sundhage
2014Vô địch5500210Jill Ellis
20185500260
20225500130Vlatko Andonovski
Tổng cộngVô địch3937111996

Đội hình hiện tại

Danh sách triệu tập cho World Cup nữ 2022.[49]

Số trận và bàn thắng tính đến 6 tháng 8 năm 2023, sau trận gặp Thụy Điển.

SốVTCầu thủNgày sinh (tuổi)TrậnBànCâu lạc bộ
11TMNaeher, AlyssaAlyssa Naeher20 tháng 4, 1988 (35 tuổi)950 Chicago Red Stars
181TMMurphy, CaseyCasey Murphy25 tháng 4, 1996 (27 tuổi)140 North Carolina Courage
211TMKingsbury, AubreyAubrey Kingsbury20 tháng 11, 1991 (32 tuổi)10 Washington Spirit

32HVHuerta, SofiaSofia Huerta14 tháng 12, 1992 (31 tuổi)310 OL Reign
42HVGirma, NaomiNaomi Girma14 tháng 6, 2000 (23 tuổi)200 San Diego Wave
52HVO'Hara, KelleyKelley O'Hara4 tháng 8, 1988 (35 tuổi)1603 Gotham FC
122HVCook, AlanaAlana Cook11 tháng 4, 1997 (27 tuổi)251 OL Reign
142HVSonnett, EmilyEmily Sonnett25 tháng 11, 1993 (30 tuổi)771 OL Reign
192HVDunn, CrystalCrystal Dunn3 tháng 7, 1992 (31 tuổi)13624 Portland Thorns
232HVFox, EmilyEmily Fox5 tháng 7, 1998 (25 tuổi)331 North Carolina Courage

23TVSanchez, AshleyAshley Sanchez16 tháng 3, 1999 (25 tuổi)253 Washington Spirit
83TVErtz, JulieJulie Ertz6 tháng 4, 1992 (32 tuổi)12220 Angel City FC
93TVDeMelo, SavannahSavannah DeMelo26 tháng 3, 1998 (26 tuổi)30 Racing Louisville
103TVHoran, LindseyLindsey Horan26 tháng 5, 1994 (29 tuổi)13329 Lyon
163TVLavelle, RoseRose Lavelle14 tháng 5, 1995 (28 tuổi)9124 OL Reign
173TVSullivan, AndiAndi Sullivan20 tháng 12, 1995 (28 tuổi)493 Washington Spirit
223TVMewis, KristieKristie Mewis25 tháng 2, 1991 (33 tuổi)537 Gotham FC

64Williams, LynnLynn Williams21 tháng 5, 1993 (30 tuổi)5515 Gotham FC
74Thompson, AlyssaAlyssa Thompson7 tháng 11, 2004 (19 tuổi)60 Angel City FC
114Smith, SophiaSophia Smith10 tháng 8, 2000 (23 tuổi)3414 Portland Thorns
134Morgan, AlexAlex Morgan2 tháng 7, 1989 (34 tuổi)211121 San Diego Wave
154Rapinoe, MeganMegan Rapinoe5 tháng 7, 1985 (38 tuổi)20263 OL Reign
204Rodman, TrinityTrinity Rodman20 tháng 5, 2002 (21 tuổi)224 Washington Spirit

Triệu tập gần đây

Các cầu thủ dưới đây được triệu tập trong vòng 12 tháng.

VtCầu thủNgày sinh (tuổi)Số trậnBtCâu lạc bộLần cuối triệu tập
TMFranch, AdriannaAdrianna Franch12 tháng 11, 1990 (33 tuổi)100 Kansas City Currentv.  Cộng hòa Ireland; April 11, 2023

HVSauerbrunn, BeckyBecky Sauerbrunn (captain)6 tháng 6, 1985 (38 tuổi)2160 Portland Thornsv.  Cộng hòa Ireland; April 11, 2023
HVDavidson, TiernaTierna Davidson19 tháng 9, 1998 (25 tuổi)491 Chicago Red Starsv.  Cộng hòa Ireland; April 11, 2023
HVKrueger, CaseyCasey Krueger23 tháng 8, 1990 (33 tuổi)380 Chicago Red Starsv.  Cộng hòa Ireland; April 11, 2023
HVMace, HailieHailie Mace24 tháng 3, 1997 (27 tuổi)80 Kansas City Currentv.  New Zealand; January 20, 2023
HVPickett, CarsonCarson Pickett15 tháng 9, 1993 (30 tuổi)20 Racing Louisvillev.  Tây Ban Nha; October 11, 2022

TVKornieck, TaylorTaylor Kornieck22 tháng 11, 1998 (25 tuổi)122 San Diego Wavev.  Cộng hòa Ireland; April 11, 2023
TVCoffey, SamSam Coffey31 tháng 12, 1998 (25 tuổi)40 Portland Thornsv.  New Zealand; January 20, 2023
TVHowell, JaelinJaelin Howell21 tháng 11, 1999 (24 tuổi)51 Racing Louisvillev.  Tây Ban Nha; October 11, 2022

Hatch, AshleyAshley Hatch25 tháng 5, 1995 (28 tuổi)195 Washington Spiritv.  Cộng hòa Ireland; April 11, 2023
Swanson, MalloryMallory Swanson29 tháng 4, 1998 (25 tuổi)8832 Chicago Red Starsv.  Cộng hòa Ireland; April 11, 2023 PRE
Purce, MidgeMidge Purce18 tháng 9, 1995 (28 tuổi)234 Gotham FC2023 SheBelieves Cup

Chú thích:

  • PRE: Đội hình sơ bộ
  • PRO: Lý do cá nhân

Ban huấn luyện

Ban huấn luyện hiện tại

Vị tríTênThời gian nhậm chức
Huấn luyện viên trưởng Vlatko AndonovskiTháng 10, 2019
Trợ lý huấn luyện viên Milan IvanovicTháng 11, 2019
Erica Dambach (tạm quyền)Thang 1, 2020
Huấn luyện viên thủ môn Philip PooleTháng 1, 2020

Nguồn[2][50]

Các đời huấn luyện viên trưởng

TênThời gianSố trậnThắngHòaThua
Ryan, MikeMike Ryan19854013
Dorrance, AnsonAnson Dorrance1986–19949366522
DiCicco, TonyTony DiCicco1994–199911910388
Gregg, LaurenLauren Gregg1997–20003210
Heinrichs, AprilApril Heinrichs2000–2004124872017
Ryan, GregGreg Ryan2005–2007554591
Sundhage, PiaPia Sundhage2007–201210791106
Sermanni, TomTom Sermanni2013–2014231742
Ellis, JillJill Ellis2012, 2014–20197659135
Vlatko Andonovski2019–2023655195
Kilgore, TwilaTwila Kilgore2023–nay (tạm quyền)0000
Tổng7275708671
Tính đến 17 tháng 8 năm 2023

Kết quả và lịch thi đấu

2019

v  Hoa Kỳ
v  Hoa Kỳ
v  Nhật Bản
v  Anh
v  Brasil
v  Úc
v  Bỉ
v  Nam Phi
v  New Zealand
v  México
v  Thái Lan
v  Chile
v  Hoa Kỳ
v  Hoa Kỳ
v  Hoa Kỳ
v  Hoa Kỳ
v  Hà Lan
v  Cộng hòa Ireland
v  Bồ Đào Nha
v  Bồ Đào Nha
v  Hàn Quốc
v  Hàn Quốc
v  Thụy Điển
v  Costa Rica

Kỉ lục cá nhân

Đội tuyển nữ Hoa Kỳ là đội tuyển sở hữu 6 cầu thủ đầu tiên trong lịch sử bóng đá khoác áo đội tuyển quốc gia đủ 200 lần (cả nam và nữ) gồm: Kristine Lilly, Christie Rampone, Mia Hamm, Julie Foudy, Joy Fawcett, Tiffeny Milbrett. Sau này còn có nhiều cầu thủ nữ của các quốc gia khác lặp lại thành tích này cũng như 4 cầu thủ Mỹ gồm: Kate Markgraf, Abby Wambach, Heather O'Reilly, Carli Lloyd và Hope Solo. Kristine Lilly, Carli Lloyd và Christie Rampone là những cầu thủ duy nhất có trên 300 trận quốc tế.

Các cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Số liệu tính tới ngày 30 tháng 11 năm 2021.

Nguồn[51]

Ghi nhiều bàn thắng nhất

STTTên cầu thủBàn thắngSố trậnThời gian thi đấuAvg
1Abby Wambach1842562001–20150.72
2Mia Hamm1582761987–20040.57
3Carli Lloyd1343162005–20210.42
4Kristine Lilly1303541987–20100.37
5Alex Morgan1151902010–0.61
6Michelle Akers1071551985–20000.69
7Tiffeny Milbrett1002061991–20050.49
8Cindy Parlow751581996–20040.47
9Christen Press641552013–0.41
10Megan Rapinoe621872006–0.33

Nguồn[51]

Danh sách đội trưởng

Năm làm đội trưởngTên cầu thủSố trậnBàn thắngThời gian thi đấu
1985Denise Bender[52]401985
1986–1987Emily Pickering[53]1521985–1992
1988–1991Lori Henry3931985–1991
1991April Heinrichs[54]46351986–1991
1993–2000Carla Overbeck[55]17041988–2000
2000–2004Julie Foudy[56]274451987–2004
2000–2004Joy Fawcett241271987–2004
2004–2008Kristine Lilly3541301987–2010
2008–2015Christie Rampone31141997–2015
2016–2018Becky Sauerbrunn[57][58][59]19902008–
2016–2020Carli Lloyd[57]2811132005–2021
2018–2020Alex Morgan[58]1901152010–
Megan Rapinoe[58]187622006–
2021–Becky Sauerbrunn19902008–

Danh hiệu khác

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Thành tích
Tiền nhiệm:
Vô địch giải đầu tiên
 Na Uy
 Nhật Bản
Vô địch thế giới
1991
1999
2015
Kế nhiệm:
 Na Uy
 Đức
Đương kim vô địch
Tiền nhiệm:
Vô địch giải đầu tiên
 Na Uy
Vô địch Thế vận hội Mùa hè
1996
2004, 2008, 2012
Kế nhiệm:
 Na Uy
 Đức
Tiền nhiệm:
Vô địch giải đầu tiên
 Canada
 Canada
Vô địch CONCACAF
1991; 1993; 1994
2000; 2002; 2006
2014
Kế nhiệm:
 Canada
 Canada
Đương kim vô địch