Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar

Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar (tiếng Ả Rập: منتخب قطر لكرة القدم‎) là đội tuyển cấp quốc gia của Qatar do Hiệp hội bóng đá Qatar quản lý. Đội tuyển Qatar hiện là đương kim vô địch châu Á sau khi lên ngôi tại hai kỳ Asian Cup liên tiếp: 20192023. Ngoài ra, đội có chức vô địch Tây Á 2014 và 3 chức vô địch vùng Vịnh vào các năm 1992, 20042014, Qatar là đội bóng thứ hai của châu Á và là đội bóng Ả Rập đầu tiên được tham dự Copa América 2019 với tư cách là khách mời. Đội đã có một lần tham dự World Cup vào năm 2022 với tư cách là chủ nhà. Tại giải đấu, đội đã để thua cả 3 trận trước Hà Lan, SénégalEcuador, qua đó trở thành chủ nhà thứ hai bị loại ở vòng bảng, sau Nam Phi vào năm 2010.

Qatar
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhAnnabi (Màu hạt dẻ)
Al-Ad'am (الادعم)
Hiệp hộiQFA
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Huấn luyện viên trưởngTây Ban Nha Tintín Márquez
Thi đấu nhiều nhấtHassan Al-Haydos (172)
Ghi bàn nhiều nhấtAlmoez Ali (52)
Mã FIFAQAT
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 58 Giữ nguyên (21 tháng 12 năm 2023)[1]
Cao nhất37 (2.2024)
Thấp nhất113 (11.2010)
Hạng Elo
Hiện tại 65 Giảm 14 (30 tháng 11 năm 2022)[2]
Cao nhất24 (2.2019)
Thấp nhất135 (4.1975)
Trận quốc tế đầu tiên
 Bahrain 2–1 Qatar 
(Bahrain; 27 tháng 3 năm 1970)
Trận thắng đậm nhất
 Qatar 15–0 Bhutan 
(Doha, Qatar; 3 tháng 9 năm 2015)
Trận thua đậm nhất
 Kuwait 9–0 Qatar 
(Kuwait; 8 tháng 1 năm 1973)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 2022)
Kết quả tốt nhấtVòng bảng (2022)
Cúp bóng đá châu Á
Sồ lần tham dự12 (Lần đầu vào năm 1980)
Kết quả tốt nhấtVô địch (2019, 2023)

Giải đấu

Giải vô địch bóng đá thế giới

Qatar chơi trận vòng loại World Cup đầu tiên vào năm 1977 hạ Bahrain 2–0 trên sân nhà Doha.[3]

Qatar không thành công với những cố gắng vượt qua vòng loại World Cup. Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2022, họ trở thành chủ nhà World Cup cho kỳ 2022,[4] trở thành đội đầu tiên ở khu vực Trung Đông đăng cai sự kiện này.

NămThành tíchThứ hạngSố trậnThắngHòaThuaBàn thắngBàn thua
1930 đến 1970Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1974Bỏ cuộc khi đang dự vòng loại
1978 đến 2018Không vượt qua vòng loại
2022Vòng 132nd300317
2026Chưa xác định
2030
2034
Tổng cộng1 lần vòng bảng32nd300317

Cúp bóng đá châu Á

Lần đầu tiên của Qatar ở Asian Cup là vào năm 1980 sau khi vượt qua vòng loại ở cùng bảng đấu với BangladeshAfghanistan. Họ dừng bước ở vòng bảng vòng chung kết, thua hai, hòa một và thắng một.[5]

Đội dừng bước ở vòng bảng Asian Cup 1988 khi có lần đầu tiên làm chủ nhà nhưng giành chiến thắng gây chú ý trước Nhật Bản với tỷ số 3–0.[5]

Đội lọt vào tứ kết Asian Cup 2000 dù chỉ đứng thứ ba vòng bảng, thua Trung Quốc ở tứ kết.[5]

Qatar khép lại thế kỷ XX bằng việc kết thúc ở trong tốp 10 tất cả các kỳ Asian Cup. Sau đó, đội bóng vùng Vịnh lại có dấu hiệu chững lại, chỉ kết thúc ở vị trí thứ 14 cả hai kỳ 2004 và 2007. Năm 2011 với tư cách chủ nhà, Qatar lặp lại thành tích vào tứ kết châu lục, lần này đứng thứ 7 chung cuộc, thành tích tốt nhất của đội trước khi lột xác, đột phá và giành chức vô địch Asian Cup 2019.[6] Đội bảo vệ thành công chức vô địch tại Asian Cup 2023 trên sân nhà sau khi đánh bại Jordan với tỉ số 3–1 ở trận chung kết.

Các cầu thủ Qatar ăn mừng chiến tích vô địch châu Á năm 2019 sau khi thắng Nhật Bản 3–1 và chỉ để thủng lưới duy nhất 1 bàn trong cả cuộc hành trình.[7]
NămThành tíchTrậnThắngHòaThuaBàn thắngBàn thua
1956 đến 1968Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1972Không tham dự
1976Không vượt qua vòng loại
1980Vòng 1411238
1984412130
1988420276
1992302134
1996Không vượt qua vòng loại
2000Tứ kết403135
2004Vòng 1301224
2007302134
2011Tứ kết420274
2015Vòng 1300327
2019Vô địch7700191
20237610145
2027Vượt qua vòng loại
Tổng cộng2 lần vô địch461912156652

Giải vô địch bóng đá Tây Á

NămKết quảPldWDLGFGA
2000Không tham dự
2002
2004
2007
2008Bán kết310229
2010Không tham dự
2012
2014Vô địch4400101
2019Không tham dự
Tổng cộng2/975021210

Cúp bóng đá vùng Vịnh

Qatar là chủ nhà đăng cai Cúp vùng Vịnh các năm 1976, 1992 và 2004. Đội vô địch giải đấu này trên sân nhà các năm 1992 and 2004 và có lần thứ ba nâng cúp sau khi đánh bại chủ nhà Ả Rập Xê Út trận chung kết năm 2014.[8]

NămKết quảPldWDLGFGA
1970Hạng tư301247
19723003010
1974Bán kết310254
1976Hạng ba6411116
1979Hạng 56213413
1982520354
1984Á quân7412106
1986Hạng tư622278
1988Hạng 6612348
1990Á quân412144
1992Vô địch540181
1994Hạng tư511368
1996Á quân531195
1998Hạng 6503238
2002Á quân540174
2003Hạng ba623153
2004Vô địch5320107
2007Vòng bảng301224
2009Bán kết412122
2010Vòng bảng311133
2013310235
2014Vô địch523063
2017Vòng bảng311163
2019Bán kết4202115
Tổng cộng24/24107412541130129

Cúp bóng đá Ả Rập

NămKết quảPldWDLGFGA
1963 đến 1966Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1985Hạng tư412132
1988 đến 1992Không tham dự
1998Á quân430175
2002 đến 2012Không tham dự
2021Hạng ba6411123
Tổng cộng3/10148332210

Thế vận hội

  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1988)
NămThành tíchThứ hạngPldWDLGFGA
1900 đến 1968Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1972 đến 1980Không vượt qua vòng loại
1984Vòng bảng15th301225
1988Không vượt qua vòng loại
Tổng cộng1 lần vòng bảng1/17301225

Đại hội Thể thao châu Á

  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1998)
NămThành tíchPldWD*LGFGA
1951 đến 1970Không tham dự, là thuộc địa của Anh
1970 đến 1974Không tham dự
1978Vòng bảng301237
1982Không tham dự
1986Vòng bảng302123
1990Không tham dự
1994Vòng bảng303055
1998Tứ kết641194
Tổng cộng4/13154741919

Cúp bóng đá Nam Mỹ

Trận mở màn cầm hòa Paraguay 2–2 sau khi bị dẫn trước hai bàn cùng hai trận thua trước ColombiaArgentina đồng nghĩa với việc Qatar chỉ có một điểm duy nhất ở Copa América 2019.[9]

NămThành tíchThứ hạngTrậnThắngHòaThuaBàn thắngBàn thua
2019Vòng bảng10/12301225

Cúp Vàng CONCACAF

NămThành tíchThứ hạngTrậnThắngHòaThuaBàn thắngBàn thua
2021Bán kết3/165311126
2023Tứ kết7/16411237
Tổng cộng1 lần bán kết2/2794231513

Cầu thủ

Đội hình hiện tại

Đây là đội hình tham dự AFC Asian Cup 2023.
Số liệu thống kê đến ngày 10 tháng 2 năm 2024, sau trận gặp Jordan.

SốVTCầu thủNgày sinh (tuổi)TrậnBànCâu lạc bộ
11TMSaad Al-Sheeb19 tháng 2, 1990 (34 tuổi)870 Al-Sadd
211TMSalah Zakaria24 tháng 4, 1999 (24 tuổi)70 Al-Duhail
221TMMeshaal Barsham14 tháng 2, 1998 (26 tuổi)410 Al-Sadd

22HVRó-Ró6 tháng 8, 1990 (33 tuổi)951 Al-Sadd
32HVAl-Mahdi Ali Mukhtar2 tháng 3, 1992 (32 tuổi)643 Al-Wakrah
52HVTarek Salman5 tháng 12, 1997 (26 tuổi)780 Al-Sadd
122HVLucas Mendes3 tháng 7, 1990 (33 tuổi)80 Al-Wakrah
142HVHomam Ahmed25 tháng 8, 1999 (24 tuổi)533 Al-Gharafa
152HVBassam Al-Rawi16 tháng 12, 1997 (26 tuổi)732 Al-Rayyan
162HVBoualem Khoukhi9 tháng 7, 1990 (33 tuổi)11721 Al-Sadd
182HVSultan Al-Brake7 tháng 4, 1996 (28 tuổi)80 Al-Duhail

43TVMohammed Waad18 tháng 9, 1999 (24 tuổi)430 Al-Sadd
63TVAbdulaziz Hatem28 tháng 10, 1990 (33 tuổi)11811 Al-Rayyan
83TVAli Assadalla19 tháng 1, 1993 (31 tuổi)7412 Al-Sadd
103TVHassan Al-Haydos (đội trưởng)11 tháng 12, 1990 (33 tuổi)18542 Al-Sadd
203TVAhmed Fatehi25 tháng 1, 1993 (31 tuổi)290 Al-Arabi
233TVMostafa Meshaal28 tháng 3, 2001 (23 tuổi)192 Al-Sadd
243TVJassem Gaber20 tháng 2, 2002 (22 tuổi)201 Al-Arabi
263TVKhaled Mohammed7 tháng 6, 2000 (23 tuổi)20 Al-Duhail

74Ahmed Alaaeldin31 tháng 1, 1993 (31 tuổi)645 Al-Gharafa
94Yusuf Abdurisag6 tháng 8, 1999 (24 tuổi)313 Al-Sadd
114Akram Afif18 tháng 11, 1996 (27 tuổi)11034 Al-Sadd
134Khalid Muneer24 tháng 2, 1998 (26 tuổi)111 Al-Wakrah
174Ismaeel Mohammad5 tháng 4, 1990 (34 tuổi)824 Al-Duhail
194Almoez Ali19 tháng 8, 1996 (27 tuổi)11052 Al-Duhail
254Ahmed Al Ganehi22 tháng 9, 2000 (23 tuổi)30 Al-Gharafa

Triệu tập gần đây

VtCầu thủNgày sinh (tuổi)Số trậnBtCâu lạc bộLần cuối triệu tập
TMSaoud Al Khater9 tháng 4, 1991 (33 tuổi)50 Al-Wakrah2023 AFC Asian CupPRE
TMYousef Hassan24 tháng 5, 1996 (27 tuổi)90 Al-Gharafavs  Ấn Độ, 21 November 2023
TMFahad Younes30 tháng 7, 1994 (29 tuổi)00 Al-Rayyanvs  Ấn Độ, 21 November 2023
TMJasem Al-Hail29 tháng 1, 1992 (32 tuổi)00 Al-Arabiv.  New Zealand, 19 June 2023

HVHazem Shehata2 tháng 2, 1998 (26 tuổi)111 Al-Wakrahvs  Ấn Độ, 21 November 2023
HVYousef Aymen21 tháng 3, 1999 (25 tuổi)70 Al-Duhailvs  Ấn Độ, 21 November 2023
HVMusab Kheder1 tháng 1, 1993 (31 tuổi)380 Al-Sadd2023 Jordan International Tournament
HVAhmed Suhail8 tháng 2, 1999 (25 tuổi)100 Al-Sadd2023 Jordan International Tournament
HVMohammed Al-Nuaimi25 tháng 3, 2000 (24 tuổi)00 Al-Duhailv.  New Zealand, 19 June 2023

TVOsamah Al-Tairi16 tháng 6, 2002 (21 tuổi)00 Al-Rayyan2023 AFC Asian CupINJ
TVKarim Boudiaf16 tháng 9, 1990 (33 tuổi)1216 Al-Duhailvs  Ấn Độ, 21 November 2023
TVAbdullah Marafee13 tháng 4, 1992 (32 tuổi)70 Al-Arabivs  Ấn Độ, 21 November 2023
TVAbdullah Al-Ahrak10 tháng 5, 1997 (26 tuổi)291 Qatar SCvs  Nga, 12 September 2023
TVAssim Madibo22 tháng 10, 1996 (27 tuổi)540 Al-Duhail2023 CONCACAF Gold Cup
TVMahdi Salem4 tháng 4, 2004 (20 tuổi)20 Al-Shamal2023 CONCACAF Gold Cup

Mohammed Muntari20 tháng 12, 1993 (30 tuổi)6015 Al-Duhail2023 AFC Asian CupINJ
Tameem Al-Abdullah5 tháng 10, 2002 (21 tuổi)103 Al-Rayyanvs  Ấn Độ, 21 November 2023
Ahmed Al-Rawi30 tháng 5, 2004 (19 tuổi)10 Al-Rayyanvs  Ấn Độ, 21 November 2023

  • COV Player withdrew from the squad due to contracting COVID-19.
  • INJ Player withdrew from the squad due to an injury.
  • PRE Preliminary squad.
  • RET Retired from the national team.
  • SUS Player is serving a suspension.
  • WD Player withdrew from the squad due to non-injury issue.

Chính sách nhập tịch

Năm 2004, FIFA đề cập việc 3 cầu thủ Brasil có ý định chơi bóng cho Qatar là lý do trực tiếp khiến họ siết chặt các quy định nhập tịch cầu thủ.[10][11]

Chương trình chuyên thu nhận những cậu bé từ châu Phi vào các học viện bóng đá có tên "Những giấc mơ bóng đá Aspire" mà giới chức Qatar mô tả là hoạt động nhân văn cũng là để tăng sức cạnh tranh cho các cầu thủ bản xứ đã bị chỉ trích là cách khai thác trắng trợn người nhập tịch,[12] trong đó tờ Vice liên hệ chương trình với những hành động vi phạm nhân quyền bởi chế độ kafala.[13]

Trong một trận giao hữu với Algeria năm 2015, 6 cầu thủ trong đội hình xuất phát không sinh ra ở Qatar.[14] Chủ tịch FIFA Sepp Blatter cảnh báo Qatar sẽ bị giám sát nghiêm ngặt việc tuyển chọn cầu thủ, và nói đội hình trận giao hữu ấy "vô lý" giống như bản danh sách các thành viên đội bóng ném Qatar cho giải vô địch bóng ném năm 2015.[15] Vào năm sau, các cầu thủ nhập tịch đã trở thành xương sống đội bóng đến nỗi huấn luyện viên của Qatar khi ấy, Jorge Fossati đe dọa từ chức nếu không được sử dụng các cầu thủ này.[16][17]

Sự phụ thuộc vào cầu thủ nhập tịch đã giảm đi sau đó, với chỉ 2 cầu thủ sinh ra ở nước ngoài có trong đội hình giao hữu thắng Thụy Sĩ năm 2018.[18] Sau trận bán kết Asian Cup 2019 thua Qatar trong thời điểm đang căng thẳng ngoại giao với nước này, UAE gửi khiếu nại kiện hai cầu thủ nhập tịch Almoez Ali cùng Bassam Al-Rawi không đủ điều kiện chơi bóng cho đội tuyển Qatar.[19]

Chú thích

Tham khảo