Ủy ban Quốc tế về Giám sát và Kiểm soát

Ủy ban Quốc tế về Giám sát và Kiểm soát (tiếng Anh: International Commission for Supervision and Control, thường viết tắtICC hay ICSC)[1] là một cơ quan quốc tế lập ra theo Hiệp định Genève, 1954 để giám sát và báo cáo lên hai chủ tịch Hội nghị Genève do AnhLiên Xô đồng chủ tọa. Ủy ban thực tế bao gồm ba thực thể với mục đích là tăng cường và củng cố nền hòa bình cho từng nước là Việt Nam, LàoCampuchia. Thành viên của Ủy ban là các ủy viên và nhà ngoại giao tới từ ba quốc gia Ba Lan, CanadaẤn Độ, đại diện cho ba khối cộng sản, tư bản và không liên kết.

Hoạt động

Ba quốc gia gửi ủy viên làm việc trong Ủy hội là Ấn Độ, Ba LanCanada với Ấn Độ chủ tọa.[2] Ủy hội Quốc tế đã lập hồ sơ báo cáo định kỳ. Tuy nhiên nhược điểm của Ủy hội là cơ quan này không có thực lực để thi hành những điều khoản ủy nhiệm. Vì vậy thành tựu của Ủy hội rất mờ nhạt trong cuộc chiến Việt Nam, không tái lập được hòa bình.[3]

Giai đoạn 1954-1958

Vai trò đầu tiên của Ủy hội là giám sát và xúc tiến hai chính quyền Bắc và Nam Việt Nam đi đến Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, nhưng đã không thực hiện được do chính phủ Quốc gia Việt Nam từ chối kí hiệp định Geneva để chia cắt đất nước. Phái đoàn liên lạc của Quân đội Nhân dân Việt Nam hoạt động đến năm 1985 thì quyết định rút phái đoàn liên lạc.[4]

1959-1973

Khi chiến cuộc bắt đầu lan rộng vào thập niên 1960, Ủy hội cố can thiệp. Bản báo cáo vào Tháng Sáu 1962 đặc biệt nêu danh việc xâm nhập và tiến hành chiến tranh du kích của lực lượng Việt cộng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện ở phía nam vĩ tuyến 17. Mặc dù ủy viên Ba Lan bỏ phiếu bác bỏ bản báo cáo, Ủy hội với hai ủy viên Ấn Độ và Canada vẫn ra thông báo, lên án Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vi phạm Hiệp định Genève. Trường hợp ủy viên liên lạc của phái đoàn Việt Nam Cộng hòa là đại tá Hoàng Thụy Nam trước đó bị bắt cóc và sát hại vào năm 1961 bị quy là do lực lượng du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện tuy nhiên không có bằng chứng đầy đủ chứng minh Quân Giải phóng là thủ phạm.[3][5] Phía ủy hội cũng ghi nhận các hành vi phạm của Việt Nam Cộng hòa khi tiến hành các chiến dịch Tố Cộng diệt Cộng quy mô lớn do phía Việt Nam Cộng hòa tiến hành.

Giải tán và thay thế bởi ICCS

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Ủy hội Quốc tế giám sát đình chiến ở Việt Nam bị giải tán và được thay thế bằng Ủy ban Quốc tế về Kiểm soát và Giám sát Đình chiến Việt Nam (tiếng Anh: International Commission of Control and Supervision; viết tắt: ICCS).[6][7]

Ủy ban Quốc tế về Kiểm soát và Giám sát Đình chiến Việt Nam (ICCS)

ICCS là tổ chức có vị trí rất quan trọng trong việc thực thi Hiệp định Paris 1973 do đây là tổ chức đảm bảo sự đánh giá một cách khách quan và trung lập đối với việc thực thi hiệp định của các bên. Theo phía Hoa Kỳ, ICCS có vị trí cao hơn Ban liên hợp Quân sự và họ muốn sử dụng ICCS để giữ nguyên hiện trạng tại Việt Nam. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ cho rằng ICCS là cơ quan đảm bảo Hiệp định được thực hiện nghiêm chỉnh, ICCS không đứng trên Ban liên hợp quân sự mà có mối quan hệ và phối hợp với Ban liên hợp quân sự. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam coi ICCS là một trong những nơi phối hợp các kết quả trên cả ba mặt trận: Chính trị - Quân sự - Ngoại giao.

Thành phần

Theo thỏa thuận ngày ngày 15 tháng 9 năm 1972 giữa Cố vấn Lê Đức Thọ và Cố vấn Kissingger, ICCS sẽ có thêm 4 thành viên, bên cạnh 3 thành viên sẵn có của Ủy ban cũ của Hiệp định Genève gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canada. Mỗi bên sẽ giới thiệu 1 trong 4 thành viên và phải được sự đồng thuận của các bên. Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đề nghị có thêm Cuba. Phương án Cuba bị Hoa Kỳ bác bỏ. Ngày ngày 27 tháng 9 năm 1972, phía Hoa Kỳ đưa ra đề nghị ICCS có thêm 5 thành viên gồm 4 như phương án của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và 1 do Tổng thư ký Liên hiệp quốc đề xuất. Phía Hoa Kỳ đề xuất Nhật Bản và Indonesia. Đến ngày ngày 17 tháng 10 năm 1972, Hoa Kỳ đề nghị có thêm Hàn Quốc, một bên tham chiến tại Việt Nam. Ngày ngày 18 tháng 11 năm 1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đề nghị tất cả các thành viên của ICCS phải là các nước trung lập. Ngày ngày 9 tháng 12 năm 1972, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chấp nhận ICCS có Indonesia. Ngày ngày 13 tháng 1 năm 1973, Cố vấn Lê Đức Thọ và Cố vấn Kissingge gặp nhau lần cuối để thống nhất về ICCS. Ngày ngày 19 tháng 1 năm 1973, Nghị định thư liên quan tới ICCS được ký. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, cùng với lễ ký Hiệp định Paris 1973, các thành viên của ICCS được công bố bao gồm: Ba Lan, Canada, Hungary và Indonesia. Tới tháng 10-1973, phía Canada xin rút và được thay thế bằng Iran. Phía Canada xin rút với lý do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thiếu thiện chí trong thực thi các điều khoản hòa giải và cho rằng phải đoàn Hungary và Ba Lan (đồng minh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) không công tâm khi thực thi nhiệm vụ. Trong khi phía Hungary và Ba Lan cũng cho rằng Canada và Indonesia đã thiên vị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.[8]

Chủ trương của các bên đối với ICCS

Hoa Kỳ lúc đầu chủ trương ICCS có nhiệm vụ rất rộng bao gồm: phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm hoặc đe dọa vi phạm Hiệp định; giải quyết việc vi phạm Hiệp định. Tuy nhiên đây lại là chức năng của Ban liên hợp Quân sự. Hoa Kỳ muốn ICCS có quyền tự do đi lại khắp lãnh thổ Việt Nam, có quyền giám sát cả Lào và Campuchia. Phía Hoa Kỳ đòi hỏi ICCS phải có ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương với 7.000-12.000 nhân viên, 334 tổ công tác, được vũ trang. Phía Hoa Kỳ muốn sử dụng ICCS như một lực lượng vũ trang mới thay Hoa Kỳ để ngăn chặn quá trình nổi dậy dân sự và phản kháng vũ trang của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đồng thời ngăn chặn các tuyến tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam (theo Hiệp định, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa chỉ được nhận tiếp tế từ miền Bắc, không được nhận từ nước ngoài). Về tài chính, Hoa Kỳ muốn ICCS được cấp một khoản ngân sách lớn với mức độ đóng góp: Hoa Kỳ-28%, Việt Nam Cộng hòa-28%, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-18%, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam-18%.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc đầu chủ trương ICCS không được lấn sang trách nhiệm của Ban liên hợp quân sự mà chỉ giám sát việc thực hiện các điều khoản có trong Hiệp định. Hoạt động giám sát của ICCS phải được sự đồng thuận của cả bốn bên ký Hiệp định. Thành viên ICCS được trao quyền miễn trừ ngoại giao. ICCS không được hoạt động ở Lào, Campuchia. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng ICCS chỉ cần 600 người với tối đa 55 tổ công tác là đã hoạt động hiệu quả. Họ cũng đề nghị ngân sách của ICCS phải phù hợp với hoạt động trên thực địa, dự trù ngân sách được xây dựng trước một năm và phải có sự đồng thuận của các bên đóng góp, ngân sách sẽ giảm theo lộ trình hoàn thành nhiệm vụ, mức độ đóng góp của mỗi bên là bình đẳng với tỷ lệ 25%/bên.

Sau quá trình thảo luận, các bên nhất trí ICCS thực hiện nghiêm chỉnh điều 18 của Hiệp định, có sự phối hợp và tham khảo với Ban Liên hợp Quân sự, chỉ được điều tra trong phạm vi thẩm quyền của ICCS, không có chức năng giải quyết vi phạm Hiệp định, ICCS hoạt động dựa trên sự đồng thuận và giúp đỡ của các bên liên quan. Về thành phần, ICCS sẽ chỉ có tối đa 1.160 nhân viên với 59 tổ công tác. ICCS hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của các bên ở Việt Nam. Về tài chính, các bên nhất trí mỗi bên trong 4 bên tham gia Hiệp định đóng 23%, mỗi thành viên còn lại đóng 2%. ICCS có 3 cấp gồm Trung ương, Khu vực (5 khu vực gồm: Huế, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hòa, Đà Nẵng), cấp Tổ. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chấp nhận nhượng bộ với việc cho phép ICCS đặt các trụ sở cơ quan trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa. Phía chính quyền Sài Gòn nhiều lúc đã lợi dụng điều này để hạn chế liên lạc, tiếp xúc giữa ICCS với phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời cũng như thúc ép ICCS tiến hành điều tra theo yêu cầu của Việt Nam Cộng hòa. Hàng lang bay của ICCS cũng bị phía Sài Gòn lợi dụng để tiến hành các hoạt động bay trinh thám vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời.[9][10]

Diễn biến

Nhìn chung, ICCS chỉ làm được một việc tích cực là kiểm soát và giám sát các đợt trao trả nhân viên dân sự trong tháng 2 và 3 năm 1974. Trong nội bộ các thành viên ICCS cũng có mâu thuẫn sâu sắc khi Ba Lan và Hungary ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong khi Indonesia và Canada, sau đó là Iran ủng hộ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, chính Hoa Kỳ cũng từng thừa nhận phái đoàn Indonesia trong ICCS không đủ năng lực công tác.[11] Các đồng minh của Hoa Kỳ trong ICCS cố tình không coi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là các bên có chủ quyền và luôn cho rằng nguyên tắc đồng thuận trong ICCS không có tính phủ quyết. Nhiều lần, họ đi vào vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời mà không được sự đồng ý của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Tiêu biểu như vụ việc ngày ngày 28 tháng 6 năm 1973, hai thành viên của phái đoàn Indonesia và Canada đã đi vào khu vực Cam Tiêu do Chính phủ Cách mạng lâm thời kiểm soát mà chưa được sự đồng ý của Chính phủ Cách mạng dẫn tới việc hai người này bị bắt giữ và tới ngày 15 tháng 7 năm 1973 mới được trao trả. Bên cạnh đó, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thường phủ nhận kết quả của các cuộc điều tra do Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đơn phương tiến hành. Về phía phái đoàn Hungary, ngoài nhiệm vụ giám sát hòa bình, họ còn đặt mục tiêu giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thu thập những thông tin hữu ích.[12] Thông thường, Hungary – Ba Lan và Canada – Indonesia là hai cặp đối nghịch. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, họ đã cư xử với nhau một cách tương kính, lấy bổn phận giám sát hòa bình làm trọng mà bỏ qua nhiều bất đồng vì những khác biệt ý thức hệ. Mặc dù vậy, phía Việt Nam Cộng hòa cũng từng tiến hành oanh tạc bằng các máy bay A-37 đối với một kho đạn ngay cạnh nơi đồn trú của phái đoàn Ba Lan.[13]

Tới tháng 10-1973, sau khi phái đoàn Iran thay thế phái đoàn Canada, ICCS lại tiếp tục tập trung điều tra các cáo buộc hai bên (Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) dành cho nhau. Tuy nhiên, số lượng công hàm ngoại giao để khiếu nại vi phạm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhiều hơn đáng kể so với số lượng công hàm của Việt Nam Cộng hòa (924 công hàm với 18.791 vụ vi phạm so với 672 công hàm với 12.435 vụ vi phạm).[14] Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời cũng yêu cầu ICCS phải giảm số lượng nhân viên theo đúng quy định tại Điều 18(c) của Hiệp định và đề nghị phía Hoa Kỳ nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ bồi thường để hàn gắn chiến tranh trong Điều 21 của Hiệp định. Giữa tháng 11-1974, phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời đã mời ICCS đến các vùng Cam Lộ-Đông Hà-Quảng Trị để giám sát. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng làm điều tương tự ở miền Bắc. Trong những năm cuối chiến tranh, vai trò của ICCS ngày càng lu mờ khi chỉ còn cấp địa phương và khu vực của ICCS hoạt động một cách cầm chừng. Tới cuối tháng 10-1974, nhận thấy vai trò của ICCS đã quá lu mờ và không thể ngăn chặn các hành vi vi phạm của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa cũng như để đáp trả việc phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ngừng tham gia Hội nghị La Celle Saint Cloud, phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam rút khỏi ICCS.

Tham khảo

  • Fishel, Wesley, ed. "International Commission for Supervision and Control in Vietnam". Vietnam: Anatomy of a Conflict. Itasca, IL: FE Peacock Publisher, Inc, 1968. tr 609.