Andriy Mykolayovych Shevchenko

Andriy Mykolayovych Shevchenko (tiếng Ukraina: Андрій Миколайович Шевченко phát âm [ɑndˈrij mɪkoˈlɑjovɪtʃ ʃɛwˈtʃɛnko], sinh ngày 29 tháng 9 năm 1976 tại Dvirkivschyna, tỉnh Kiev) là cựu tiền đạo và huấn luyện viên bóng đá người Ukraina. Ông từng giành Quả Bóng Vàng năm 2004. Hiện nay ông là chủ tịch Hiệp hội bóng đá Ukraina.

Andriy Shevchenko
Андрій Шевченко
Shevchenko làm huấn luyện viên của đội tuyển Ukraine năm 2017
Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Ukraina
Nhậm chức
25 tháng 1 năm 2024
Tiền nhiệmOleh Protasov
Thông tin cá nhân
Sinh
Andriy Mykolayovych Shevchenko[1]

29 tháng 9, 1976 (47 tuổi)[2]
Dvirkivshchyna, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Liên Xô (giờ là Ukraine)
Đảng chính trịĐảng Dân chủ Xã hội Ukraine (1998–2005)
Đảng Tiến lên Ukraine(2012)
Phối ngẫu
Kristen Pazik (cưới 2004)
Con cái4
Người thânMike Pazik (father-in-law)
Nghề nghiệp
  • Chính trị gia
  • Cầu thủ bóng đá
  • Huấn luyện viên

Sự nghiệp bóng đá
Chiều cao1,83 m[3]
Vị tríTiền đạo cắm
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
NămĐội
1986–1993Dynamo Kyiv
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
NămĐộiST(BT)
1993–1996Dynamo-2 Kyiv51(16)
1993–1999Dynamo Kyiv117(60)
1999–2006AC Milan208(127)
2006–2009Chelsea48(9)
2008–2009AC Milan (mượn)18(0)
2009–2012Dynamo Kyiv55(23)
Tổng cộng497(235)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
NămĐộiST(BT)
1994–1995U-19 Ukraine8(5)
1994–1995U-21 Ukraine7(6)
1995–2012Ukraine111(48)
Sự nghiệp quản lý
NămĐội
2016–2021Ukraine
2021–2022Genoa
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Thiếu niên

Năm Shevchenko 9 tuổi thì xảy ra thảm họa Chernobyl vào tháng 4 năm 1986. Làng ông bị ảnh hưởng bởi thảm họa đó, do đó gia đình đã phải bỏ nhà, di cư đi nơi khác.[4] Vào tuổi thiếu niên, ông từng là một tay đấm bốc tại giải thiếu niên LLWI Ukraina, nhưng sau này cảm thấy thể hình mình không phù hợp, ông quyết định chuyển sang chơi bóng đá.[cần dẫn nguồn]

Sự nghiệp câu lạc bộ

Dynamo Kyiv

Năm 1986, Shevchenko bị rớt trong phần lừa bóng khi thi vào trung tâm huấn luyện thể thao của thành phố Kiev, nhưng ông đã lọt vào mắt xanh của ban lãnh đạo Dynamo Kyiv trong thời gian chơi ở giải thiếu niên, và họ đã mời ông gia nhập câu lạc bộ trẻ. 4 năm sau, Shevchenko cùng đội U-14 Dynamo Kiev đoạt cúp Ian Rush (nay là Welsh Super Cup) tại Wales; ông là vua phá lưới của giải.[4]

Mùa bóng 1992–93, Shevchenko là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất tại đội hình 2 của Dynamo với 12 bàn thắng, sự thể hiện đó khiến ông được đưa lên đội hình một. Ông giành danh hiệu vô địch quốc gia lần thứ 2 vào mùa bóng tiếp theo, sau khi ghi 6 bàn trong 20 trận đấu, và 1 hat-trick trong trận thắng 4–0 trước Barcelona tại Champions League 1997–98. Mùa bóng 1998–99, ông ghi được 19 bàn thắng sau 23 trận tại giải quốc nội và 6 bàn sau 10 trận tại giải châu lục. Ông kết thúc 5 mùa giải chơi cho Dynamo bằng một chức vô địch quốc gia.

AC Milan

Năm 1999, Shevchenko chuyển đến A.C. Milan với hợp đồng chuyển nhượng kỷ lục trị giá 25 triệu USD. Ông ra mắt Serie A vào ngày 28 tháng 8 năm 1999 trong trận hòa 2–2 với Lecce. Ông trở thành cầu thủ ngoại quốc đầu tiên tại Serie A giành được chức vô địch và danh hiệu vua phá lưới ngay trong mùa bóng đầu, với 24 bàn thắng sau 32 trận.

Với chức vô địch châu Âu mùa bóng 2002–03 cùng Milan, Shevchenko cũng là cầu thủ người Ukraina đầu tiên vô địch giải này. Ông ghi tổng cộng 5 bàn thắng sau 24 trận của giải, và là người sút thành công quả penalty vào lưới Juventus trong trận chung kết. Ông đoạt danh hiệu vua phá lưới lần thứ 2 trong sự nghiệp khi ghi nhiều bàn nhất tại Serie A mùa bóng 2003–04, với 24 bàn sau 32 trận đấu, giúp Milan đoạt Scudetto lần đầu tiên sau 4 năm. Shevchenko kết thúc 1 mùa giải thành công với phần thưởng Quả bóng vàng châu Âu 2004, trở thành cầu thủ người Ukraina thứ 3 trong lịch sử đoạt giải này (trước đó là Oleg BlokhinIgor Belanov).

Mùa bóng 2004–05, Shevchenko bị một chấn thương xương mặt và phải nghỉ nhiều trận đấu, nhưng anh cũng ghi được 17 bàn.

Shevchenko đi vào lịch sử Champions League vào ngày 23 tháng 11 năm 2005, khi ghi tất cả bốn bàn thắng trong chiến thắng 4–0 của Milan trong trận đấu với Fenerbahçe, một việc mà từ trước chỉ có bốn người làm được (4 người đó là Marco van Basten, Simone Inzaghi, Dado Pršo và Ruud van Nistelrooy). Ông ghi bàn thắng cuối cùng cho Milan mùa giải ấy ở trận tứ kết với Lyon trong những phút cuối cùng, thế nhưng đội bóng đã phải dừng bước khi để thua Barcelona tại trận bán kết.

Vào ngày 8 tháng 2 năm 2006, với bàn thắng vào lưới Treviso, ông trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thứ 2 trong lịch sử đội bóng sọc đỏ đen, chỉ sau Gunnar Nordahl,[5]

Chelsea

Shevchenko trong màu áo Chelsea

Mùa hè năm 2005, chủ tịch Roman Abramovich của Chelsea tuyên bố muốn mua Shevchenko với giá 85 triệu USD (56.7 triệu Euro) và đưa Hernán Crespo sang A.C. Milan như một khoản tiền bù.[6] Milan từ chối lời đề nghị mua tiền đạo của Chelsea, nhưng đưa Crespo về đội bóng theo bảng hợp đồng cho mượn.

Mãi đến ngày 28 tháng 5 năm 2006, sau World Cup 2006, Shevchenko mới chuyển đến Chelsea với 1 hợp đồng trị giá £30.000.000, đó là số tiền chuyển nhượng cao nhất trong lịch sử Chelsea[7]. Ông đã nhận chiếc áo số 7 như huấn luyện viên José Mourinho nói rằng ông có thể tiếp tục mặc.[8]

Shevchenko đá trận đầu cho Chelsea vào 13 tháng 8 năm 2006 tại giải FA Community Shield, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội này trong trận thua Liverpool 2–1. Ông ghi các bàn thắng vào lưới FC PortoValencia tại UEFA Champions League và bàn bàn quan trọng vào lưới Tottenham Hotspur để đưa đội bóng vào trận bán kết FA Cup. Ông kết thúc mùa bóng với tổng cộng 14 bàn sau 51 trận đấu. Trong thời gian này có lúc anh đã trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thứ 2 tại đấu trường châu Âu, với 57 bàn sau Gerd Müller, nhưng vị trí này đã phải nhường lại Filippo Inzaghi trong mùa giải 2007–08.[9] Mùa giải 2006-07 của Shevchenko kết thúc khi ông mắc phải một chấn thương vào gần cuối mùa bóng. Ông không được đấu trận bán kết Champions League với Liverpool và trận chung kết FA Cup với Manchester United trên sân Wembley mới vào ngày 19 tháng 5 năm 2007.[10]

Shevchenko ghi bàn thắng cuối cùng cho Chelsea trong trận hoà 1-1 với Bolton Wanderers vào cuối mùa bóng 2007–08.

Trở lại AC Milan

Vào ngày 23 tháng 8 năm 2008, sau nhiều phen thoả thuận, Chelsea đồng ý cho Shevchenko trở lại chơi bóng ở Serie A với AC Milan.[11] Sau khi rời Chelsea, ông phát biểu với báo giới rằng mình "vui như vừa đoạt chức vô địch châu Âu vậy". Nhưng ai ngờ rằng khi quay về Milan ông chỉ là một cái bóng khiến cho các Milano buồn rầu và tiếc nuối. Shevchenko đã đánh mất phong độ từ khi chuyển đến Chelsea.

Trở về Dinamo Kiev

Trở lại với AC Milan trong hợp đồng cho mượn, ông cũng không đạt được thành công mong muốn và đến cuối mùa giải, ông lại quay về với Chelsea. Tại đây, do tiếp tục không được ra sân nhiều nên ngày 31 tháng 8 năm 2009, Sheva chọn phương án ra đi và trở lại Dynamo Kiev đá 3 năm cuối cùng của sự nghiệp.[12].

Sự nghiệp quốc tế

Shevchenko đã chơi 111 trận và ghi 48 bàn thắng cho đội tuyển Ukraina, trong đó có kỳ World Cup 2006Euro 2012. Ông ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên cho mình vào tháng 5 năm 1996, trong 1 trận giao hữu với Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 3 năm 2000, người quản lý của câu lạc bộ Dynamo là Valery Lobanovsky trở thành huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Ukraina, trong nhiệm vụ đưa đội này tham dự vòng chung kết World Cup 2002. Shevchenko ghi 10 bàn trong vòng loại, nhưng Ukraina sau đó đã bị loại tại trận đấu quyết định với đội tuyển Đức. Anh ghi một trong 5 bàn của tuyển Ukraina tại vòng loại Euro 2008. Tại Euro 2012 được đồng tổ chức tại quê nhà Ukraina (cùng với Ba Lan), anh ghi được cả hai bàn thắng trong khuôn khổ lượt trận đầu tiên của bảng D với Thụy Điển. Tuy nhiên đội tuyển Ukraina phải dừng bước ở vòng bảng sau khi để thua Pháp với tỉ số 0-2 và thua Anh với tỉ số 0-1 (trong trận đấu này, bàn thắng của Marko Dević có đi qua vạch vôi rõ ràng của đội tuyển Anh nhưng trọng tài Viktor Kassai không công nhận bàn thắng hợp lệ này).

Ngày 28 tháng 7 năm 2012, Shevchenko chính thức giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế, sau khi tỏa sáng rực rỡ trong màu áo đội tuyển Ukraina tại Euro 2012 để theo đuổi con đường chính trị nhưng không thành công do ông không đủ phiếu bầu để bước chân vào nghị trường.

Sau khi đội tuyển Ukraina lần thứ hai liên tiếp dừng bước ở vòng bảng Euro 2016, huấn luyện viên khi đó là ông Mykhailo Fomenko không được gia hạn hợp đồng, Shevchenko được lên thay và đưa đội tuyển lọt vào chung kết Euro 2020. Tại giải đấu đó, ông dẫn dắt đội thi đấu thành công và lần đầu lọt vào tứ kết của giải năm đó trước khi để thua 0–4 trước đội tuyển Anh (đội sau đó giành ngôi á quân). Sau giải đấu này, ông quyết định không gia hạn hợp đồng.

Cá nhân

Shevchenko

Shevchenko có vợ là Kristen Pazik, một người mẫu Mỹ. Họ gặp gỡ và hẹn hò tại Giorgio Armani vào năm 2002, và cưới nhau vào ngày 14 tháng 3 năm 2004, lễ cưới được tổ chức bí mật trên 1 sân gôn ở thủ đô Washington.[13][14] Họ thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Ý,[15] mặc dù Shevchenko đã từng công bố mong muốn học tiếng Anh của mình.[16] Giới truyền thông cho rằng Pazik là tác nhân rất lớn thúc đẩy Shevchenko đồng ý chuyển sang Chelsea, thành phố mà cô ta có nhiều bạn bè, và là môi trường thuận lợi để con cái họ nói tốt tiếng Anh. Shevchenko từng phát biểu rằng việc ông chuyển đến Chelsea là "do chuyện gia đình".[13]

Ông có 2 đứa con trai, Jordan (tên lấy từ huyền thoại bóng rổ nhà nghề Mỹ Michael Jordan),[15] sinh ngày 29 tháng 10 năm 2004, và Christian, sinh ngày 10 tháng 11 năm 2006. Andriy mừng sinh nhật Jordan bằng bàn thắng trong trận đấu gặp Sampdoria (AC Milan thắng 1-0).[17] Chủ tịch AC Milan ngài Silvio Berlusconi là cha đỡ đầu con trai đầu lòng của Andriy, Jordan.[18] Một ngày sau khi Christian ra đời, Shevchenko đã ghi bàn trong trận đấu mà Chelsea thắng Watford 4 - 0, ông và các đồng đội đã thực hiện động tác "rock-the-baby" goal celebration để ăn mừng sự kiện này.[19]

Shevchenko là bạn thân của nhà thiết kế thời trang Giorgio Armani, ông từng làm người mẫu của Armani trong nhiều chương trình thời trang ở Kyiv.[13] Vào tháng 7 năm 2005, ông trở thành đại sứ của FIFA trong chuyến thăm từ thiện Làng trẻ em SOS.[20] Ông và gia đình hiện đang sống ở Virginia Water, Surrey.

Về cái tên

Tên của Shevchenko (Viết: Андрій theo tiếng Ukraina) gặp nhiều vấn đề khi chuyển ngữ từ chữ cái kirin sang chữ cái Latin. Andriy là cách viết được sử dụng tại trang web chính của cầu thủ này ([1]). Nó cũng được sử dụng bởi UEFA, FIFA và là kiểu viết vần thông dụng nhất trên các phương tiện truyền thông nói tiếng Anh (dù tạp chí World Soccer ghi là AndriiSky Sports ghi Andrei). Cách phát âm chính xác là [an.ˈdrij].

Người hâm mộ của CLB Dynamo Kyiv đặt biệt danh cho ông là Sheva, từ chữ Shevchenko mà ra.

Thống kê

Tại câu lạc bộ

Mùa giảiCâu lạc bộHạng đấuVĐQGCúp quốc giaCúp châu ÂuKhácTổng cộng
Số trậnSố bànSố trậnSố bànSố trậnSố bànSố trậnSố bànSố trậnSố bàn
1992–93Dynamo-2 KyivFirst League6060
1993–943112103212
1994–9513445179
1996–971010
1994–95Dynamo KyivPremier League1714121233
1995–96311651223819
1996–97206206
1997–982319871064132
1998–9926184514104433
1999–00MilanSerie A32244461104329
2000–013424311495134
2001–02291430633817
2002–03245411143910
2003–04322410104204528
2004–052917106134026
2005–0628191294028
2006–07ChelseaPremier League30463103545114
2007–08175105123259
2008–09Milan (loan)Serie A1801171262
2009–10ChelseaPremier League1010
2009–10Dynamo KyivPremier League2172061298
2010–111810211253216
2011–121661050226
Dynamo1728326165125249123
Dynamo-25116555621
Milan226127167763843322175
Chelsea48973154777723
Tổng cộng sự nghiệp497235543114267119704342

*Các giải đấu khác bao gồm Siêu cúp bóng đá Ý, Siêu cúp Anh, Cúp Liên đoàn bóng đá AnhCúp bóng đá liên lục địa

  • 5 trên 6 bàn thắng được ghi trong màu áo FC Dynamo-2 Kyiv tại giải Cúp Quốc gia Ukraina[21]
  • 12 bàn thắng không bao gồm với Dynamo Kyiv tại CIS Cup ('96–'98)

Quốc tế

Anatoliy Tymoshchuk và Shevchenko được UEFA vinh danh năm 2011 vì thành tích 100 lần ra sân cho Ukraine.
Ukraina
NămSố trậnSố bàn
199520
199621
199784
199861
199992
200055
200176
200230
200383
200464
200562
200695
200783
200873
200984
201062
201151
201262
Tổng cộng11148

Bàn thắng quốc tế

(Tính tới 27 tháng 3 năm 2008)
#NgàyĐịa điểmĐối thủTỉ sốKết quảGiải đấu
1.1 tháng 5 năm 1996Sân vận động 19 tháng 5 Samsun, Samsun, Thổ Nhĩ Kỳ  Thổ Nhĩ Kỳ3–2ThuaGiao hữu
2.2 tháng 4 năm 1997Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy, Kiev, Ukraina  Bắc Ireland2–1ThắngVòng loại World Cup 1998
3.7 tháng 5 năm 1997  Armenia1–1HòaVòng loại World Cup 1998
4.11 tháng 10 năm 1997Sân vận động Hrazdan, Yerevan, Armenia  Armenia0–2ThắngVòng loại World Cup 1998
5.15 tháng 11 năm 1997Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy, Kiev, Ukraina  Croatia1–1HòaTrận Play-off của Vòng loại World Cup 1998
6.15 tháng 7 năm 1998  Ba Lan1–2HòaGiao hữu
7.9 tháng 10 năm 1999Sân vận động Luzhniki, Moskva, Nga  Nga1–1HòaVòng loại Euro 2000
8.13 tháng 11 năm 1999Sân vận động Bežigrad, Ljubljana, Slovenia  Slovenia2–1ThuaTrận Play-off của Vòng loại Euro 2000
9.26 tháng 4 năm 2000Sân vận động Georgi Asparuhov, Sofia, Bulgaria  Bulgaria0–1ThắngGiao hữu
10.2 tháng 9 năm 2000Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy, Kiev, Ukraina  Ba Lan1–3ThuaVòng loại World Cup 2002
11.7 tháng 10 năm 2000Sân vận động Cộng hòa, Yerevan, Armenia  Armenia2–3ThắngVòng loại World Cup 2002
12.
13.11 tháng 10 năm 2000Sân vận động Ullevaal, Oslo, Na Uy  Na Uy0–1ThắngVòng loại World Cup 2002
14.28 tháng 3 năm 2001Sân vận động Thiên niên kỷ, Cardiff, Wales  Wales1–1HòaVòng loại World Cup 2002
15.1 tháng 9 năm 2001Sân vận động Dinamo, Minsk, Belarus  Belarus0–2ThắngVòng loại World Cup 2002
16.
17.5 tháng 9 năm 2001Sân vận động Ukraina, Lviv, Ukraina  Armenia3–0ThắngVòng loại World Cup 2002
18.6 tháng 10 năm 2001Sân vận động Śląski, Chorzów, Ba Lan  Ba Lan1–1HòaVòng loại World Cup 2002
19.14 tháng 11 năm 2001Westfalenstadion, Dortmund, Đức  Đức4–1ThuaTrận Play-off vòng loại World Cup 2002
20.7 tháng 6 năm 2003Sân vận động Ukraina, Lviv, Ukraina  Armenia4–3ThắngTrận Play-off Vòng loại Euro 2004
21.
22.10 tháng 9 năm 2003Sân vận động Manuel Martínez Valero, Elche, Tây Ban Nha  Tây Ban Nha2–1ThuaVòng loại Euro 2004
23.9 tháng 10 năm 2004Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy, Kiev, Ukraina  Hy Lạp1–1HòaVòng loại Euro 2004
24.13 tháng 10 năm 2004Sân vận động Ukraina, Lviv, Ukraina  Gruzia2–0ThắngVòng loại Euro 2004
25.17 tháng 11 năm 2004Sân vận động Şükrü Saracoğlu, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ  Thổ Nhĩ Kỳ0–3ThắngVòng loại World Cup 2006
26.
27.4 tháng 6 năm 2005Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy, Kiev, Ukraina  Kazakhstan2–0WonVòng loại World Cup 2006
28.8 tháng 10 năm 2005Sân vận động Meteor, Dnipropetrovsk, Ukraina  Albania2–2HòaVòng loại World Cup 2006
29.8 tháng 6 năm 2006Sân vận động Josy Barthel, Thành phố Luxembourg, Luxembourg  Luxembourg0–3ThắngGiao hữu
30.19 tháng 6 năm 2006AOL Arena, Hamburg, Đức  Ả Rập Xê Út0–4ThắngWorld Cup 2006 bảng H
31.23 tháng 6 năm 2006Sân vận động Olympic, Berlin, Đức  Tunisia1-0ThắngWorld Cup 2006 bảng H
32.6 tháng 9 năm 2006Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy, Kiev, Ukraina  Gruzia3–2ThắngVòng loại Euro 2008
33.11 tháng 10 năm 2006  Scotland2–0ThắngVòng loại Euro 2008
34.12 tháng 9 năm 2007  Ý1–2ThuaVòng loại Euro 2008
35.13 tháng 10 năm 2007Hampden Park, Glasgow, Scotland  Scotland3–1ThuaVòng loại Euro 2008
36.21 tháng 11 năm 2007Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy, Kiev, Ukraina  Pháp2–2HòaVòng loại Euro 2008
37.26 tháng 3 năm 2008Sân vận động Dynamo Valeriy Lobanovskyi, Kiev, Ukraina  Serbia2–0ThắngGiao hữu
38.6 tháng 9 năm 2008Sân vận động Ukraina, Lviv, Ukraina  Bỉ1–0ThắngVòng loại World Cup 2010
39.10 tháng 9 năm 2008Sân vận động Trung tâm Almaty, Almaty, Kazakhstan  Kazakhstan0-2ThuaVòng loại World Cup 2010
40.1 tháng 4 năm 2009Sân vận động Wembley, Luân Đôn, Anh  Anh1-1HòaVòng loại World Cup 2010
41.6 tháng 6 năm 2009Sân vận động Maksimir, Zagreb, Croatia  Croatia1-1HòaVòng loại World Cup 2010
42.5 tháng 9 năm 2009Sân vận động Dynamo Valeriy Lobanovskyi, Kiev, Ukraina  Serbia3–0ThắngVòng loại World Cup 2010
43.14 tháng 10 năm 2009Sân vận động Comunal, Andorra la Vella, Andorra  Andorra0-1Thua
44.25 tháng 5 năm 2010Sân vận động Metalist, Kharkiv, Ukraina  Litva3–0ThắngGiao hữu
45.
46.7 tháng 11 năm 2011Sân vận động Dynamo Valeriy Lobanovskyi, Kiev, Ukraina  Bulgaria2–0ThắngGiao hữu
47.11 tháng 6 năm 2012Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy, Kiev, Ukraina  Thụy Điển2–1ThắngEuro 2012
48.

Thành tựu

Với đội bóng

Andriy Shevchenko

Danh hiệu cá nhân

Chú thích, tham khảo

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Pavel Nedved
Quả bóng vàng châu Âu
2004
Kế nhiệm:
Ronaldinho