Anh đào

Anh đào (Cherry) là một loại quả của nhiều loại thực vật thuộc chi Prunus và là một quả hạch.

Prunus avium, hay anh đào ngọt.
Prunus cerasus, hay anh đào chua.

Hoa anh đào (Sakura) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào này; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh. Còn anh đào lấy quả bán thương mại được lấy từ các giống cây trồng của một số loài, hầu hết là các giống thuộc hoặc lai với các loài Prunus avium ngọt và Prunus cerasus chua. Tên gọi 'anh đào' cũng đề cập đến cây và gỗ của nó, và đôi khi được áp dụng cho hạnh nhân và cây có hoa tương tự trong chi Prunus, như trong "anh đào cảnh" hoặc "hoa anh đào". Anh đào dại có thể đề cập đến bất kỳ loài anh đào nào nằm ngoài phạm vi đất canh tác, mặc dù Prunus avium thường được gọi cụ thể bằng cái tên "anh đào dại" ở quần đảo Anh.

Đây là cây ăn quả khó trồng và khó sống.[1]

Lịch sử

Bức The Cherry Seller của họa sĩ Sara Troost vào thế kỷ 18.

Anh đào dại có phạm vi trải rộng khắp Châu Âu, Tây Á và một phần Bắc Phi, loại quả này đã được con người tiêu thụ trên mọi phạm vi sống của nó kể từ thời tiền sử. Một giống anh đào trồng trọt được ghi nhận là đã được Lucius Licinius Lucullus mang đến Rome từ đông bắc Anatolia (còn được gọi là vùng Pontus) vào năm 72 trước Công nguyên.[2]

Anh đào đã được giới thiệu đến Anh tại Teynham, gần địa điểm Sittingbourne ở Kent theo lệnh của Henry VIII, vị vua đã nếm thử chúng ở vùng Flanders.[3][4][5]

Bức Cherry time của họa sĩ Salvatore Postiglione.

Anh đào được đưa đến Bắc Mỹ khá sớm, tại khu định cư Brooklyn, New York (khi đó được gọi là "New Netherland") thời điểm đó khu vực này thuộc chủ quyền của Hà Lan. Các thương nhân đã thuê hoặc mua đất để trồng các vườn cây ăn quả và vườn sản xuất", Cornelis van Tienhoven chứng nhận rằng ông đã tìm thấy 12 cây táo, 40 cây đào, 73 cây anh đào, 26 cây xô thơm... đằng sau ngôi nhà mà Anthony Janszoon van Salee (người từ Salee [Maroc, Châu Phi]) bán cho Barent Dirksen [Người Hà Lan], ... ANNO ngày 18 tháng 6 năm 1639."[6]

Trồng trọt

Các giống anh đào được trồng trọt là từ nhóm anh đào ngọt (P. avium) hầu hết các giống anh đào đều thuộc nhóm này, ngoài ra còn có anh đào chua (P. cerasus), chúng được sử dụng chủ yếu để nấu ăn. Cả hai nhóm đều có nguồn gốc ở Châu Âu và Tây Á, thường không thụ phấn chéo. Một số loài anh đào khác mặc dù có quả ăn được nhưng lại không được trồng rộng rãi để tiêu thụ, ngoại trừ các vùng Bắc Âu, nơi đây hai loài chính không thể phát triển. Việc tưới, phun thuốc thực vật, sử dụng nhân công, và do bị thiệt hại bởi mưa và mưa đá khiến giá bán anh đào tương đối đắt đỏ. Tuy nhiên, nhu cầu về loại trái cây này vẫn cao. Trong sản xuất thương mại, anh đào chua đôi khi là anh đào ngọt được thu hoạch bằng cách sử dụng "máy lắc" cơ giới hóa.[7] Việc hái bằng tay cũng được thực hiện rộng rãi đối với thu hoạch quả anh đào ngọt và chua nhằm tránh làm hỏng cả quả và cây.

Các gốc ghép phổ biến bao gồm Mazzard, Mahaleb, Colt và Gisela Series, một loại gốc ghép lùn tạo ra những cây nhỏ hơn đáng kể so với những cây anh đào khác, chúng chỉ cao từ 8 đến 10 feet (2,5 đến 3 mét).[1] Anh đào chua không cần cây cung cấp phấn hoa, trong khi một số giống anh đào ngọt có khả năng tự sinh sản.[1]

Một cây anh đào sẽ mất từ ba đến bốn năm sau khi được trồng trong vườn để có thể ra quả vụ đầu tiên và mất tất cả bảy năm để đạt được độ sinh trưởng đầy đủ hoàn toàn.[8]

Mùa sinh trưởng

Giống như hầu hết thực vật vùng ôn đới, cây anh đào cần thời gian lạnh nhất định mỗi năm để phá vỡ trạng thái ngủ, để nở hoa và tạo quả. Số giờ lạnh cần thiết tùy thuộc vào giống cây. Do yêu cầu thời tiết lạnh giá này, không có giống cây thành viên nào của chi Prunus có thể phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới. (Xem phần "sản xuất" để biết thêm thông tin về các yêu cầu làm lạnh)

Anh đào có mùa sinh trưởng ngắn và có thể phát triển ở hầu hết các vĩ độ ôn đới.[8] Anh đào nở hoa vào tháng 4 (ở Bắc bán cầu) và mùa cao điểm thu hoạch anh đào là vào mùa hè. Ở khu vực Nam Âu là vào tháng 6, ở Bắc Mỹ vào tháng 6, ở Anh vào giữa tháng 7 và ở miền nam British Columbia (Canada) là từ tháng 6 đến giữa tháng 8. Ở nhiều vùng của Bắc Mỹ, chúng là một trong những loại quả cây đầu tiên ra hoa và chín vào giữa mùa Xuân.

Nam bán cầu, anh đào thường ở cao điểm thu hoạch vào cuối tháng 12 và được kết nối với Giáng sinh. Giống anh đào 'Burlat' chín sớm vào đầu tháng 12, giống 'Lapins' chín vào gần cuối tháng 12 và giống 'Sweetheart' kết thúc muộn hơn một chút.[9]

Sâu bệnh

Nhìn chung, anh đào là một loại cây ăn quả khó trồng và khó sống.[1] Ở châu Âu, loài gây hại đầu tiên có thể nhìn thấy trong mùa sinh trưởng ngay sau khi hoa nở (vào tháng 4 ở Tây Âu) thường là rệp đen anh đào, chúng khiến lá ở đầu cành bị quăn lại, với các ổ ruồi đen tiết ra chất dính để thúc đẩy sự phát triển của nấm trên lá và quả. Ở giai đoạn đậu quả vào tháng 6-7 (Châu Âu), ruồi đục quả anh đào (Rhagoletis cingulataRhagoletis cerasi) đẻ trứng vào quả non, sau đó ấu trùng của chúng ăn vào thịt quả rồi thoát ra ngoài qua một lỗ nhỏ (đường kính khoảng 1 mm), và đây chính là điểm xâm nhập của nấm vào quả anh đào sau trời mưa.[10] Ngoài ra, cây anh đào còn dễ bị nhiễm vi khuẩn, bệnh thối cytospora, bệnh thối nâu trên quả, bệnh thối rễ do đất quá ẩm ướt, bệnh thối ngọn và một số loại virus.[1]

Các giống cây

Anh đào ngọt, Prunus avium var. stella
Anh đào Rainier của tiểu bang Washington, Mỹ.

Các giống sau đây đã đạt được Giải thưởng Garden Merit của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia:

TênCaoTánChú thích
Accolade8m8m[11]
Amanogawa8m4m[12]
Autumnalis (P. × subhirtella)8m8m[13]
Autumnalis Rosea (P. × subhirtella)8m4m[14]
Avium Grandiflora (xem Plena)
Colorata (P. padus)12m8m[15]
Grandiflora (xem Plena)
Kanzan12m12m+[16]
Kiku-shidare-zakura4m4m[17]
Kursar8m8m[18]
Morello (P. cerasus)4m4m[19]
Okamé (P. × incam)12m8m[20]
Pandora12m8m[21]
Pendula Rosea4m4m[22]
Pendula Rubra4m4m[23]
Pink Perfection8m8m[24]
Plena (Grandiflora)12m8m+[25]
Praecox (P. incisa)8m8m
Prunus avium (anh đào dại)12m+8m+
Prunus × cistena1,5m1,5m[26]
Prunus sargentii (anh đào của Sargent)12m+8m+[27]
Prunus serrula (anh đào Tây Tạng)12m8m+[28]
Shirofugen8m8m[29]
Shirotai8m8m[30]
Shōgetsu8m8m[31]
Spire12m8m[32]
Stella4m4m[33]
Ukon8m8m+[34]

Sản xuất

Các quốc gia sản xuất anh đào ngọt hàng đầu năm 2014 (tấn)
HạngNướcSản xuất
1Thổ Nhĩ Kỳ445.556
2Mỹ329.852
3Iran172.000
4Tây Ban Nha118.220
5Italy110.766
6Chile83.903
7Romania82.808
8Uzbekistan80.000
9Nga77.000
10Hy Lạp73.380
Thế giới2.245.826
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc[35]
Các quốc gia sản xuất anh đào chua hàng đầu năm 2014 (tấn)
HạngNướcSản xuất
1Nga198.000
2Ukraine182.880
3Thổ Nhĩ Kỳ182.577
4Ba Lan176.545
5Mỹ137.983
6Iran111.993
7Serbia93.905
8Hungary91.840
9Uzbekistan45.000
10Azerbaijan25.669
Thế giới1.362.231
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc[35]

Năm 2014, sản lượng anh đào ngọt trên thế giới là 2,25 triệu tấn, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất 20%. Các nhà sản xuất anh đào ngọt lớn khác là Hoa KỳIran. Sản lượng anh đào chua trên thế giới vào năm 2014 là 1,36 triệu tấn, dẫn đầu là Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan.

Trung Đông

Anh đào ngọt chín ở Tehran
Anh đào Nhật Bản 'Kanzan' là một giống hoa kép được phát triển trong thời kỳ Edo. Nó có 20 đến 50 cánh hoa trong một bông hoa.
Mận anh đào Prunus cerasifera

Các vườn anh đào thương mại chính ở Tây Á nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria, Azerbaijan, LibanIsrael.

Châu Âu

Các vườn anh đào thương mại chính ở Châu Âu là ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha và các vùng Địa Trung Hải khác, và một mức độ nhỏ hơn ở các nước Baltic và nam Scandinavia.

Pháp từ những năm 1920, những quả anh đào đầu tiên theo mùa thu hoạch vào tháng 4/tháng 5 từ vùng Céret (Pyrénées-Orientales),[36] nơi đây các nhà sản xuất địa phương có một truyền thống kể từ năm 1932, là gửi thùng anh đào đầu tiên đến tổng thống Pháp.[37]

Bắc Mỹ

Tại Hoa Kỳ, hầu hết anh đào ngọt được trồng ở các tiểu bang như Washington, California, Oregon, WisconsinMichigan.[38] Các giống anh đào ngọt quan trọng bao gồm Bing, Ulster, Rainier, Brooks, Tulare, King và Sweetheart.[39] Cả hai tiểu bang Oregon và Michigan đều cung cấp anh đào có màu vỏ sáng thuộc giống 'Royal Ann' cho quy trình trồng anh đào maraschino. Hầu hết anh đào chua (còn gọi là anh đào chua cay) được trồng ở Michigan, tiếp theo là Utah, New York và Washington.[38] Anh đào chua bao gồm giống 'Nanking' và giống 'Evans'. Thành phố Traverse, tiểu bang Michigan được gọi là "Thủ đô Anh đào của Thế giới",[40] tổ chức Lễ hội Anh đào Quốc gia và đã từng làm ra chiếc bánh anh đào lớn nhất thế giới. Khu vực nổi tiếng sản xuất anh đào chua cay ở phía bắc Michigan được biết đến là vùng "Vịnh Traverse".

Hầu hết các giống anh đào có yêu cầu lạnh từ 800 giờ trở lên, nghĩa là thời gian lạnh tối thiểu để phá vỡ trạng thái ngủ, ra hoa và đậu trái, mùa đông cần có ít nhất 800 giờ ở nhiệt độ dưới 45 °F (7 °C). Các giống anh đào "làm lạnh thấp" Minnie Royal và Royal Lee cần 300 giờ hoặc ít hơn, chúng yêu cầu thụ phấn chéo, trong khi giống Royal Crimson có khả năng tự sinh sản.[41] Những giống cây này đã làm mở rộng phạm vi trồng anh đào đến các khu vực mùa đông ôn hòa ở miền nam Hoa Kỳ. Đây là một lợi ích cho các nhà sản xuất anh đào ngọt ở California, vì California là nhà sản xuất anh đào ngọt lớn thứ hai ở Mỹ.[42]

Anh đào ngọt tự nhiên và không tự nhiên phát triển tốt trong địa phận tỉnh Ontario và British Columbia của Canada, một lễ hội hoa anh đào thường niên đã được tổ chức trong vòng bảy thập kỷ liên tiếp qua ở Thung lũng Okanagan thuộc thị trấn Osoyoos.[43] Ngoài Okanagan, các vùng trồng anh đào khác của British Columbia là Thung lũng Similkameen và Thung lũng Kootenay, cả ba vùng cùng sản xuất 5,5 triệu kg anh đào hàng năm, chiếm 60% tổng sản lượng của Canada.[44] Các giống anh đào ngọt ở British Columbia bao gồm 'Rainier', 'Van', 'Chelan', 'Lapins', 'Sweetheart', 'Skeena', 'Staccato', 'Christalina' và 'Bing'.

Úc

Úc, anh đào được trồng ở tất cả các bang, ngoại trừ Lãnh thổ phía Bắc. Các vùng sản xuất chính nằm ở khu vực ôn đới thuộc New South Wales, Victoria, Nam Úc và Tasmania. Tây Úc đã hạn chế sản xuất tại các khu vực cao ở phía tây nam của tiểu bang. Các khu vực sản xuất chính bao gồm Young, OrangeBathurstNew South Wales, Wandin, Goulburn và thung lũng Murray ở Victoria, vùng Adelaide Hills ở Nam Úc, Huon và Derwent ở Tasmania.

Các giống thương mại chính theo thứ tự thời vụ bao gồm 'Empress', 'Merchant', 'Supreme', 'Ron', 'Chelan', 'Ulster', 'Van', 'Bing', 'Stella', 'Nordwunder', 'Lapins', 'Simone', 'Regina', 'Kordia' và 'Sweetheart'. Các giống mới đang được giới thiệu, bao gồm 'Staccato' cuối mùa và 'Sequoia' đầu mùa. Chương trình Nhân giống anh đào Úc đang phát triển một loạt các giống mới, và đang được đánh giá thử nghiệm.[45]

Thị trấn Young của New South Wales được gọi là "Thủ đô Anh đào của Úc" và là nơi tổ chức Lễ hội Anh đào Quốc gia.

Giá trị dinh dưỡng

Quả anh đào ngọt chưa chín có 82% nước, 16% carbohydrates, 1% protein, và chất béo không đáng kể (bảng). Khi trái sống, anh đào ngọt cung cấp ít hàm lượng dinh dưỡng trên 100 g khẩu phần, vì chỉ có chất xơ và vitamin C ở mức vừa phải, trong khi các vitamin và khoáng chất vi lượng khác mỗi loại chỉ cung cấp dưới 10% Giá trị hàng ngày (DV) trên mỗi khẩu phần, tương ứng (bảng).[46]

So với anh đào ngọt, anh đào chua chưa chín chứa nhiều hơn vitamin C trên 100 g (12% DV) khoảng 50%, và gấp 20 lần lượng vitamin A (8% DV), đặc biệt là beta-Carotene (bảng).[47]

Anh đào chua, đỏ, sống
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng209 kJ (50 kcal)
12.2 g
Đường8.5 g
Chất xơ1.6 g
0.3 g
1 g
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
lutein zeaxanthin
7%
64 μg
7%
770 μg
85 μg
Thiamine (B1)
3%
0.03 mg
Riboflavin (B2)
3%
0.04 mg
Niacin (B3)
3%
0.4 mg
Acid pantothenic (B5)
3%
0.143 mg
Vitamin B6
3%
0.044 mg
Folate (B9)
2%
8 μg
Choline
1%
6.1 mg
Vitamin C
11%
10 mg
Vitamin K
2%
2.1 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
16 mg
Sắt
2%
0.32 mg
Magnesi
2%
9 mg
Mangan
5%
0.112 mg
Phosphor
1%
15 mg
Kali
6%
173 mg
Natri
0%
3 mg
Kẽm
1%
0.1 mg
Other constituentsQuantity
Nước86 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[48] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[49]
Anh đào ngọt, đỏ, sống
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng263 kJ (63 kcal)
16 g
Đường12.8 g
Chất xơ2.1 g
0.2 g
1.1 g
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
lutein zeaxanthin
0%
3 μg
0%
38 μg
85 μg
Thiamine (B1)
2%
0.027 mg
Riboflavin (B2)
3%
0.033 mg
Niacin (B3)
1%
0.154 mg
Acid pantothenic (B5)
4%
0.199 mg
Vitamin B6
3%
0.049 mg
Folate (B9)
1%
4 μg
Choline
1%
6.1 mg
Vitamin C
8%
7 mg
Vitamin K
2%
2.1 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
13 mg
Sắt
2%
0.36 mg
Magnesi
3%
11 mg
Mangan
3%
0.07 mg
Phosphor
2%
21 mg
Kali
7%
222 mg
Natri
0%
0 mg
Kẽm
1%
0.07 mg
Other constituentsQuantity
Nước82 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[48] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[49]

Rủi ro về sức khỏe

Những hạt nhân của quả anh đào, có thể tiếp xúc được khi nhai hoặc bốc vỏ cứng, chúng có chứa amygdalin, một chất hóa học giải phóng hợp chất độc tố hydrogen cyanide khi nuốt phải. Anh đào có thể an toàn để ăn nếu các hạt quả của chúng được giữ nguyên và không nuốt phải.[50]

Các mục đích sử dụng khác

Gỗ anh đào được đánh giá cao bởi màu sắc đa dạng và thớ thẳng trong việc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, đặc biệt là bàn làm việc, bàn, ghế.[51][52]

Thư viện ảnh

Quả
Hoa

Chú thích

Liên kết ngoài

  • Tư liệu liên quan tới Anh đào tại Wikimedia Commons