Acid carbonic

Acid vô cơ yếu
(Đổi hướng từ Axit cacbonic)

Acid carbonic là một hợp chất vô cơcông thức hóa học H2CO3 (tương tự: OC(OH)2). Đôi khi nó còn được gọi là dung dịch carbon dioxide trong nước, do dung dịch chứa một lượng nhỏ H2CO3. Acid carbonic tạo thành hai loại muối là carbonat và bicarbonat (HCO3)2. Nó là một acid yếu.[1]

Acid carbonic
Danh pháp IUPACCarbonic acid
Tên khácCarbon dioxide solution
Dihydrogen carbonate
Acid of air
Aerial acid
Hydroxymethanoic acid
Nhận dạng
Số CAS463-79-6
PubChem767
KEGGC01353
ChEBI28976
ChEMBL1161632
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider747
Thuộc tính
Công thức phân tửH2CO3
Khối lượng mol62,02508 g/mol
Bề ngoàidung dịch không màu
Khối lượng riêng≈ 1 g/cm³ (dung dịch loãng)
Điểm nóng chảyN/A
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcchỉ tồn tại trong dung dịch
Độ axit (pKa)6,35 (pKa1), 10,329 (pKa2)
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhkhông ổn định
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Lịch sử

Acid carbonic lần đầu tiên được biết đến trong nước khoáng vì vị chua. Năm 1597, Andreas Libavius đã​​ công bố trong luận án của ông về các acid carbonic. Johan Baptista van Helmont đã tường thuật tỉ mỉ về quá trình lên men và tác dụng của acid khoáng sản trên đá carbon.

Điều chế và phản ứng[2][3]

Acid carbonic là một acid yếu. Do vậy nó gần như không tồn tại được lâu và dễ phân hủy.

Phương trình:

+ Điều chế: H2O + CO2 → H2CO3

+ Phân hủy: H2CO3 → H2O + CO2

Úng dụng (tự nhiên)[4]

H2CO3 có thể hòa tan đá vôi, dẫn đến sự hình thành calcium bicarbonat Ca(HCO3)2. Đây là lý do tạo nên nhiều đặc điểm của đá vôi như măng đá và nhũ đá.

Úng dụng (trong đời sống)[5]

Acid carbonic (H2CO3) cũng được dùng trong nhiều loại nước uống, như cola.

Tham khảo

Đọc thêm

  • “Tracer studies with radioactive oxygen-15. Exchange between carbon dioxide and water”. J. Phys. Chem. 73 (335): 3351. doi:10.1021/j100844a033.
  • Jolly, W. L. (1991). Modern Inorganic Chemistry (2nd Edn.). New York: McGraw-Hill. ISBN 0-07-112651-1.
  • Moore, M. H.; Khanna, R. (1991). “Infrared and Mass Spectral Studies of Proton Irradiated H2O+Co2 Ice: Evidence for Carbonic Acid Ice: Evidence for Carbonic Acid”. Spectrochimica Acta. 47A: 255–262. doi:10.1016/0584-8539(91)80097-3.
  • W. Hage, K. R. Liedl; Mayer, E.; Hallbrucker, A; Mayer, E (1998). “Carbonic Acid in the Gas Phase and Its Astrophysical Relevance”. Science. 279 (5355): 1332–1335. doi:10.1126/science.279.5355.1332. PMID 9478889.
  • Hage, W.; Hallbrucker, A.; Mayer, E. (1993). “Carbonic Acid: Synthesis by Protonation of Bicarbonate and Ftir Spectroscopic Characterization Via a New Cryogenic Technique”. J. Am. Chem. Soc. 115: 8427–8431. doi:10.1021/ja00071a061.
  • Hage, W.; Hallbrucker, A.; Mayer, E. (1995). “A Polymorph of Carbonic Acid and Its Possible Astrophysical Relevance”. J. Chem. Soc. Farad. Trans. 91: 2823–2826. doi:10.1039/ft9959102823.

Liên kết ngoài