Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè

Giải đấu bóng đá

Bóng đá xuất hiện tại mọi kỳ Thế vận hội Mùa hè trừ 1896 và 1932 đối với nội dung bóng đá nam. Nội dung bóng đá nữ chính thức được thêm vào chương trình thi đấu năm 1996.

Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè
Cơ quan chủ quảnFIFA
Sự kiện2 (nam: 1; nữ: 1)
Các năm xuất hiện
  • 1924
  • 1928
  • 1932
  • 1936
  • 1948
  • 1952
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000

Các giải đấu (namnữ)

Lịch sử

Thời kỳ đầu

Các nhà sử học vẫn chưa thể xác định chính xác môn bóng đá góp mặt từ kỳ Olympic nào. Một số người cho rằng ngay từ kỳ Olympic hiện đại đầu tiên, tổ chức năm 1896, bóng đá đã góp mặt khi Athens XI của Hy Lạp giáp mặt và thua một đội đại diện cho vùng Smyrna (Izmir) của Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), chính cả hai nước này ngày nay đều hoàn toàn là thuộc bóng đá châu Âu.[1] Nhưng đây chỉ là thông tin không chính thức, vì các nguồn tư liệu còn lại là quá ít để thừa nhận sự kiện này. Bóng đá được đưa vào chương trình đại hội năm 19001904 nhưng chỉ có các câu lạc bộ và các đội tuyển nhiều quốc tịch tham gia. Tuy nhiên các giải này không được FIFA công nhận mặc dù IOC coi các vào các năm 1900 và 1904 là các nội dung chính thức.

Thời kỳ thành công của người Anh

Tại thế vận hội ở Luân Đôn năm 1908, FA đứng ra tổ chức bộ môn bóng đá với sự tham dự của 6 đội. Số đội tăng lên 11 vào năm 1912, khi giải được tổ chức bởi Hiệp hội bóng đá Thụy Điển. Nhiều trận đấu trong thời kì này có tỉ số cách biệt hoặc có rất nhiều bàn thắng. Sophus Nielsen (năm 1908) và Gottfried Fuchs (năm 1912) đều đạt thành tích ghi được 10 bàn trong một trận đấu. Tất cả các cầu thủ tham dự đều là nghiệp dư để phù hợp với tinh thần Olympic. Ủy ban Olympic Quốc gia của Anh Quốc đề nghị FA gửi một đội tuyển quốc gia Anh nghiệp dư. Một số thành viên của đội tuyển Anh là cầu thủ của các câu lạc bộ chuyên nghiệp như Ivan Sharpe của Derby County, Harold Walden của Bradford City và Vivian Woodward của Chelsea. Anh dễ dàng chiến thắng các giải đấu đầu tiên khi 2 lần đánh bại Đan Mạch.

Sự trỗi dậy của Uruguay và những diễn biến sau World Cup đầu tiên

Trong trận chung kết năm 1920, đội tuyển Tiệp Khắc rời khỏi sân để phản đối trọng tài John Lewis và bầu không khí căng thẳng từ lực lượng quân sự tại Antwerpen. Tại Thế vận hội 1924 và 1928, UruguayArgentina là các đại diện Nam Mỹ đầu tiên dự giải. Uruguay giành chiến thắng tại cả hai kì Thế vận hội trên.

Sau đề xuất của Henri Delaunay vào năm 1929 nhằm khởi động giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch thế giới, bóng đá lập tức bị đưa ra khỏi Thế vận hội Mùa hè 1932Los Angeles để nhường chỗ cho bóng đá kiểu Mỹ. Bóng đá vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi của Thế vận hội Mùa hè 1936 tại Berlin. Ban tổ chức phía Đức muốn đưa bóng đá trở lại Olympic bởi nó bảo đảm cho doanh thu của giải. Tại vòng tứ kết sau khi Peru chiến thắng Áo ở hiệp phụ, tuy nhiên trận đấu bị gián đoạn ở những phút cuối do cổ động viên chạy vào sân. Áo đề nghị hủy kết quả và tổ chức đá lại; mặc dù FIFA chấp thuận tuy nhiên Peru không đồng ý và rời giải.[2][3]

Cùng với sự chuyên nghiệp hóa trên thế giới, khoảng cách về trình độ giữa World Cup và Olympic dần nới rộng. Các quốc gia thuộc khối Xô Viết Đông Âu, nơi các vận động hàng đầu được nhà nước tài trợ và được coi là nghiệp dư, là các đoàn hưởng lợi từ điều này. Từ năm 1948 tới 1980, 23 trong tổng số 27 huy chương Olympic thuộc về các đội Đông Âu, và chỉ có Thụy Điển (huy chương vàng năm 1948 và huy chương đồng vào năm 1952), Đan Mạch (huy chương bạc vào năm 1960) và Nhật Bản (huy chương đồng vào năm 1968) là các đội phá thế thượng phong của họ. Từ năm 1952, kết quả tại môn bóng đá nam Olympic không được tính vào kết quả chinh thức của các đội tuyển quốc gia.

Thay đổi và phát triển

Tại Thế vận hội Los Angeles 1984, IOC quyết định cho phép cầu thủ chuyên nghiệp tham dự. FIFA vẫn không muốn Olympic cạnh tranh với World Cup, nên một thỏa thuận được đề ra cho phép các đội châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ sử dụng các cầu thủ tốt nhất của họ, còn các đội châu Âu và Nam Mỹ chỉ được đưa các cầu thủ chưa từng dự World Cup tới Olympic. Các quy tắc năm 1984 cũng được duy trì cho phiên bản năm 1988, nhưng có một đoạn bổ sung: những cầu thủ bóng đá châu Âu và Nam Mỹ trước đó đã chơi ít hơn 90 phút trong một trận đấu duy nhất của World Cup, đều đủ điều kiện.[4]

Kể từ năm 1992 các cầu thủ tham dự không được vượt quá 23 tuổi, còn kể từ 1996 mỗi đội được phép sử dụng ba cầu thủ trên 23 tuổi. Thể thức mới giúp cuộc cạnh tranh giữa các đội trên toàn thế giới trở nên cân bằng hơn khi hai đội tuyển châu Phi là NigeriaCameroon lần lượt giành huy chương vàng vào các năm 1996 và 2000.

Sự ngoài cuộc của người Anh

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không hề có cơ quan điều hành bóng đá chung, và mỗi quốc gia thuộc Vương quốc Anh có một đội tuyển riêng. Chỉ có Hiệp hội bóng đá Anh (FA) trực thuộc Hiệp hội Olympic Anh (BOA). FA cũng là đơn vị cung cấp cầu thủ cho đội Anh Quốc tại các giải bóng đá cho tới năm 1972. Vào năm 1974, FA bãi bỏ phân biệt giữa bóng đá "nghiệp dư" và "chuyên nghiệp", và ngừng tham dự Olympics. Mặc dù FIFA chuyên nghiệp hóa bóng đá tại Olympic kể từ năm 1984, FA vẫn không tham dự trở lại, vì các quốc gia trong Liên hiệp Anh lo ngại về việc FIFA sẽ lại đặt vấn đề đối với sự chia tách của các nước này tại các giải đấu của FIFA cũng như trong Hội đồng Liên đoàn bóng đá Quốc tế.[5][6] Khi Luân Đôn được chọn là chủ nhà Thế vận hội Mùa hè 2012, áp lực được đặt lên vai FA nhằm thành lập đội tuyển Vương quốc Anh.[7] Vào năm 2009 FA đạt thỏa thuận với Hiệp hội bóng đá Wales, Hiệp hội bóng đá ScotlandHiệp hội bóng đá Ireland của Bắc Ireland rằng sẽ chỉ có cầu thủ của Anh trong thành phần đội tuyển;[8] Tuy nhiên BOA bác bỏ thỏa thuận này,[9] và cuối cùng cầu thủ của xứ Wales xuất hiện ở cả hai đội hình còn các cầu thủ Scotland có mặt trong đội hình đội tuyển nữ.[10][11] Sau Thế vận hội 2012, FA quyết định sẽ vẫn không tham gia các giải đấu tại Olympic.[12]

Địa điểm thi đấu

Một giải bóng đá Thế vận hội cần nhiều sân vận động, vì vậy mà ban tổ chức thường sử dụng thêm các sân vận động tại các thành phố khác ngoài sân vận động của thành phố tổ chức.

Các kỳ Thế vận hộiThành phốSân vận động
Athens 1896Không có giải đấu bóng đá
Paris 1900ParisVélodrome de Vincennes
Saint Louis 1904St. Louis, MissouriFrancis Field
Luân Đôn 1908Luân ĐônSân vận động White City
Stockholm 1912StockholmStockholms Olympiastadion
Sân vận động Råsunda
Tranebergs Idrottsplats
Antwerpen 1920AntwerpenOlympisch Stadion
Stadion Broodstraat
BrusselsStade de l’Union St. Gilloise
GhentStade d’A.A. La Gantoise
Paris 1924ParisSân vận động Olympic, Colombes
Sân vận động Bergeyre
Sân vận động Paris, Saint-Ouen
Sân vận động Pershing, Vincennes
Amsterdam 1928AmsterdamOlympisch Stadion
Sân vận động Harry Elte
Los Angeles 1932Không có giải đấu bóng đá
Berlin 1936BerlinOlympiastadion
Poststadion, Tiergarten
Mommsenstadion, Charlottenburg
Hertha-BSC-Platz
Luân Đôn 1948Luân ĐônSân vận động Empire, Wembley
White Hart Lane, Tottenham
Selhurst Park, Crystal Palace
Craven Cottage, Fulham
Griffin Park, Brentford
Sân vận động Arsenal, Highbury
Sân vận động Lynn Road, Ilford
Sân vận động Green Pond Road, Walthamstow
Champion Hill, Dulwich
BrightonGoldstone Ground
PortsmouthFratton Park
Helsinki 1952HelsinkiOlympiastadion
Sân vận động Töölö
TurkuSân vận động Kupittaa
TampereRatina Stadion
LahtiKisapuisto
KotkaKotka Stadion
Melbourne 1956MelbourneMelbourne Cricket Ground
Sân vận động Olympic Park
Roma 1960RomaSân vận động Flaminio
FirenzeSân vận động Thành phố
GrossetoSân vận động Thành phố
LivornoSân vận động Ardenza
PescaraSân vận động Adriatico
L'AquilaSân vận động Thành phố
NapoliSân vận động Fuorigrotta
Tokyo 1964TokyoSân vận động Olympic Quốc gia
Sân vận động Tưởng niệm Hoàng tử Chichibu
Sân vận động Komazawa
ŌmiyaSân vận động bóng đá Omiya
YokohamaSân vận động bóng đá Mitsuzawa
Thành phố Mexico 1968Thành phố MexicoSân vận động Azteca
PueblaSân vận động Cuauhtémoc
GuadalajaraSân vận động Jalisco
LeónSân vận động León
München 1972MünchenSân vận động Olympic
AugsburgRosenaustadion
IngolstadtSân vận động ESV
RegensburgJahnstadion
NürnbergSân vận động Städtisches
PassauSân vận động Drei Flüsse
Montréal 1976MontréalSân vận động Olympic
SherbrookeSân vận động Thành phố
TorontoSân vận động Varsity
OttawaSân vận động Lansdowne
Moskva 1980MoskvaSân vận động Lenin
Sân vận động Dynamo
LeningradSân vận động Kirov
KievSân vận động Cộng hòa
MinskSân vận động Dinamo
Los Angeles 1984Pasadena, CaliforniaRose Bowl
Boston, MassachusettsSân vận động Harvard
Annapolis, MarylandSân vận động Tưởng niệm Navy–Marine Corps
Stanford, CaliforniaSân vận động Stanford
Seoul 1988SeoulSân vận động Olympic Seoul
Sân vận động Dongdaemun
BusanSân vận động Busan
DaeguSân vận động Daegu
DaejeonSân vận động Daejeon
GwangjuSân vận động Gwangju
Barcelona 1992BarcelonaCamp Nou
Sân vận động Sarrià
SabadellSân vận động Nova Creu Alta
ZaragozaSân vận động La Romareda
ValenciaSân vận động Luis Casanova
Atlanta 1996Athens, GeorgiaSân vận động Sanford
Orlando, FloridaCitrus Bowl
Birmingham, AlabamaLegion Field
Miami, FloridaMiami Orange Bowl
Washington, D.C.Sân vận động Tưởng niệm Robert F. Kennedy
Sydney 2000SydneySân vận động Olympic Sydney
Sân vận động bóng đá Sydney
BrisbaneBrisbane Cricket Ground
AdelaideSân vận động Hindmarsh
CanberraSân vận động Bruce
MelbourneMelbourne Cricket Ground
Athens 2004AthensSân vận động Olympic
Sân vận động Karaiskakis
PatrasSân vận động Pampeloponnisiako
VolosSân vận động Panthessaliko
ThessalonikiSân vận động Kaftanzoglio
HeraklionSân vận động Pankritio
Bắc Kinh 2008Bắc KinhSân vận động Quốc gia Bắc Kinh
Sân vận động Công nhân
Thiên TânSân vận động Trung tâm Olympic Thiên Tân
Thượng HảiSân vận động Thượng Hải
Tần Hoàng ĐảoSân vận động Trung tâm Thể thao Olympic Tần Hoàng Đảo
Thẩm DươngSân vận động Trung tâm Thể thao Olympic Thẩm Dương
Luân Đôn 2012Luân ĐônSân vận động Wembley
GlasgowHampden Park
CardiffSân vận động Thiên niên kỷ
CoventrySân vận động Thành phố Coventry*
ManchesterOld Trafford
Newcastle trên sông TyneSt James' Park*
Rio de Janeiro 2016Rio de JaneiroSân vận động Maracanã
Sân vận động Olympic João Havelange
São PauloArena Corinthians
BrasíliaSân vận động Quốc gia Mané Garrincha
SalvadorArena Fonte Nova*
Belo HorizonteSân vận động Mineirão
ManausArena da Amazônia
Tokyo 2020TokyoSân vận động Tokyo
YokohamaSân vận động Quốc tế Yokohama
KashimaSân vận động bóng đá Kashima
SaitamaSân vận động Saitama 2002
MiyagiSân vận động Miyagi
SapporoSapporo Dome
  • Sân vận động Thành phố Coventry & St. James Park lần lượt được mang tên Ricoh Arena & Sports Direct Arena, nhưng do luật của IOC không cho phép sự hiện diện của nhà tài trợ tại các địa điểm thi đấu nên các sân này phải tạm thời đổi tên trong thời gian đại hội. Tương tự là trường hợp của sân Arena Fonte Nova với tên chính là Itapaiva Arena Fonte Nova.

Sự kiện

Nội dung18961900190419081912192019241928193219361948195219561960196419681972197619801984198819921996200020042008201220162020Số năm
Nội dung namXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX27
Nội dung nữXXXXXXX7
Tổng số01111111011111111111112222222

Các quốc gia tham dự

Nam

Các con số đề cập đến vị trí cuối cùng của mỗi đội tuyển tại các đại hội thể thao tương ứng.

UEFA
Quốc gia000408122024283648525660646872768084889296000408121620Số năm
 Anh Quốc11111641758510
 Pháp25459517975151313
 Bỉ3115545
 Đan Mạch221035261389
 Hà Lan3334991778
 Thụy Điển41163913661510
 Áo621154
 Belarus101
 Bulgaria10173525
 Cộng hòa Séc141
 Tiệp Khắc99291Tách ra thành Slovakia và Cộng hòa Séc5
 Đông Đức[13]3312Sáp nhập với Tây Đức4
 Estonia171
 Phần Lan491494
 Đức[14]756495532910
 Hy Lạp1317153
 Hungary513913112169
 Ireland7172
 IsraelCạnh tranh với châu Á2
 Ý856315944451253515
 Latvia161
 Litva171
 Luxembourg121199996
 Na Uy97314105
 Ba Lan1749101227
 Bồ Đào Nha541464
 România14175114
 Nga101
 Serbia121
 Serbia và Montenegro16Tách ra thành 2 quốc gia1
 Slovakia131
 Liên Xô913331Tách ra thành 15 quốc gia6
 Tây Ban Nha21756131016214211
 Thụy Sĩ29133
 Thổ Nhĩ Kỳ179955146
 Nam Tư9179222164310Tách ra thành 7 quốc gia11
CONMEBOL
Quốc gia000408122024283648525660646872768084889296000408121620Số năm
 Argentina2710821111109
 Brasil569131342237321114
 Chile1717734
 Colombia1011111465
 Paraguay722
 Peru5112
 Uruguay1193
 Venezuela121
CONCACAF
Quốc gia000408122024283648525660646872768084889296000408121620Số năm
 Canada11263
 Costa Rica161383
 Cuba1172
 El Salvador151
 Guatemala810163
 Honduras101674145
 México911114791071019312
 Antille thuộc Hà Lan14Tách ra thành 2 qg1
 Hoa Kỳ2[15]3129911175149129104914
CAF
Quốc gia000408122024283648525660646872768084889296000408121620Số năm
 Algérie8142
 Cameroon11183
 Ai Cập88491191248128812
 Bờ Biển Ngà672
 Gabon121
 Ghana712163896
 Guinée111
 Mali51
 Maroc13812151610117
 Nigeria14131518237
 Sénégal61
 Nam Phi1113163
 Sudan151
 Tunisia151314124
 Zambia1552
AFC
Quốc gia000408122024283648525660646872768084889296000408121620Số năm
 Afghanistan171
 ÚcCạnh tranh với châu Đại Dương11121
 Trung Quốc14132
 Đài Bắc Trung Hoa911163
 Ấn Độ11174134
 Indonesia51
 Iran121273
 Iraq51494125
 Israel56Cạnh tranh với châu Âu2
 Nhật Bản6983961315410411
 Kuwait616123
 Malaysia101
 Myanmar91
 CHDCND Triều Tiên81
 Qatar1582
 Ả Rập Xê Út1615153
 Hàn Quốc514111111961035510
 Syria141
 Thái Lan9162
 UAE151
OFC
Quốc gia000408122024283648525660646872768084889296000408121620Số năm
 Úc57413157Với AFC6
 Fiji161
 New Zealand141663
Tổng số quốc gia325111422171618251116141616131616161616161616161616

Nữ

Các con số đề cập đến vị trí cuối cùng của mỗi đội tuyển tại các đại hội thể thao tương ứng. Quốc gia chủ nhà được hiển thị bằng chữ đậm.

Quốc gia96000408121620Số năm
 Hoa Kỳ12111537
 Trung Quốc25958106
 Na Uy3173
 Brasil44226467
 Đức533315
 Thụy Điển66467227
 Nhật Bản774285
 Đan Mạch81
 Úc75743
 Nigeria86113
 México81
 Hy Lạp101
 Canada83314
 CHDCND Triều Tiên992
 New Zealand1089124
 Argentina111
 Pháp462
 Anh Quốc572
 Nam Phi10102
 Colombia11112
 Cameroon121
 Zimbabwe121
 Hà Lan51
Tổng số quốc gia881012121212

Giải đấu nam

Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè - Nam
Thành lập1900[16]
Khu vựcquốc tế (FIFA)
Số đội16 (từ 6 liên đoàn)
Đội vô địch
hiện tại
 Brasil
(lần thứ 1)
Đội bóng
thành công nhất
 Anh Quốc
 Hungary
(mỗi đội 3 lần)
Thế vận hội Mùa hè 2020

Giống như World Cup, các giải đấu vòng loại Thế vận hội Mùa hè được tổ chức theo từng khu vực. Một số liên đoàn châu lục tổ chức giải đấu vòng loại U-23 đặc biệt, trong khi vòng loại châu Âu chọn suất tham dự từ các vòng chung kết của Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu và vòng loại Nam Mỹ là Giải vô địch bóng đá trẻ Nam Mỹ dành cho đội tuyển U-20. Các đội đang tham gia vào các cuộc thi đấu vòng sơ bộ và vòng chung kết phải được sáng tác của cầu thủ U-23, với tối đa là ba cầu thủ lớn tuổi hơn U-23. Đối với Rio 2016, cầu thủ U-23 được sinh ra sau ngày 1 tháng 1 năm 1993.[17]

Đối với Thế vận hội 2016, số lượng đội của mỗi lục địa được phân bổ như sau (thứ tự từ nhiều tới ít):

Giải đấu nữ

Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè - Nữ
Thành lập1996
Khu vựcquốc tế (FIFA)
Số đội12 (từ 6 liên đoàn)
Đội vô địch
hiện tại
 Đức
(lần thứ 1)
Đội bóng
thành công nhất
 Hoa Kỳ
(4 lần)
Thế vận hội Mùa hè 2020

Giải đấu nữ bao gồm các đội tuyển quốc gia và không giới hạn về tuổi. Đa phần các châu lục sẽ tổ chức giải vòng loại riêng. Riêng UEFA, cho đến Thế vận hội Mùa hè 2020 họ vẫn lựa chọn suất dự Thế vận hội dựa trên kết quả của kỳ World Cup năm trước đó. Kể từ Thế vận hội Mùa hè 2024, Vòng chung kết UEFA Women's Nations League được tổ chức vào đầu năm diễn ra Thế vận hội Mùa hè sẽ đồng thời đóng vai trò là vòng loại Thế vận hội Mùa hè môn bóng đá nữ.

Phân bổ 12 suất cho mỗi lục địa dự Thế vận hội 2020 của bộ môn bóng đá nữ:

Kỷ lục

Sophus Nielsen của Đan Mạch vào năm 1908 và năm 1912 giữ kỷ lục về số bàn thắng nhiều nhất mà một cầu thủ ghi được trong một giải đấu toàn và đơn, ghi được 13 bàn. Giải bóng đá chính thức đầu tiên được tổ chức tại Luân Đôn, Anh, năm 1908.

Neymar đã đánh dấu bàn thắng nhanh nhất trong một trận bóng đá Olympic nam trong lịch sử vào lúc 14 giây trong trận bán kết với Honduras vào ngày 17 tháng 8 năm 2016.[18]

Kết quả nam

Lần thứNămChủ nhàHuy chương vàngHuy chương đồng
VàngTỷ sốBạcĐồngTỷ sốHạng tư
1896
Athens
Không có giải đấu bóng đá
11900
Chi tiết

Paris

Anh Quốc
(Upton Park F.C.)
[19]
Pháp
(USFSA XI)

Bỉ
(ULB)
[19]Ba đội tuyển đã tham dự
21904
Chi tiết

St. Louis

Canada
(Galt F.C.)
[20]
Hoa Kỳ
(Christian Brothers College)

Hoa Kỳ
(St. Rose Parish)
[20]Ba đội tuyển đã tham dự
31908
Chi tiết

Luân Đôn

Anh Quốc
2–0
Đan Mạch

Hà Lan
2–0
Thụy Điển
41912
Chi tiết

Stockholm

Anh Quốc
4–2
Đan Mạch

Hà Lan
9–0
Phần Lan
51920
Chi tiết

Antwerp

Bỉ
[21]
Tây Ban Nha

Hà Lan
[21]
Pháp
61924
Chi tiết

Paris

Uruguay
3–0
Thụy Sĩ

Thụy Điển
1–1
h.p.

Hà Lan
Đá lại: 3–1
71928
Chi tiết

Amsterdam

Uruguay
1–1
h.p.

Argentina

Ý
11–3
Ai Cập
Đá lại: 2–1
1932
Los Angeles
Không có giải đấu bóng đá
81936
Chi tiết

Berlin

Ý
2–1
h.p.

Áo

Na Uy
3–2
Ba Lan
91948
Chi tiết

Luân Đôn

Thụy Điển
3–1
Nam Tư

Đan Mạch
5–3
Anh Quốc
101952
Chi tiết

Helsinki

Hungary
2–0
Nam Tư

Thụy Điển
2–0
Đức
111956
Chi tiết

Melbourne

Liên Xô
1–0
Nam Tư

Bulgaria
3–0
Ấn Độ
121960
Chi tiết

Roma

Nam Tư
3–1
Đan Mạch

Hungary
2–1
Ý
131964
Chi tiết

Tokyo

Hungary
2–1
Tiệp Khắc

Đức[13]
3–1
Cộng hòa Ả Rập Thống nhất
141968
Chi tiết

Thành phố México

Hungary
4–1
Bulgaria

Nhật Bản
2–0
México
151972
Chi tiết

Munich

Ba Lan
2–1
Hungary

Đông Đức

Liên Xô
2 – 2[22]
h.p.
161976
Chi tiết

Montréal

Đông Đức
3–1
Ba Lan

Liên Xô
2–0
Brasil
171980
Chi tiết

Moskva

Tiệp Khắc
1–0
Đông Đức

Liên Xô
2–0
Nam Tư
181984
Chi tiết

Los Angeles

Pháp
2–0
Brasil

Nam Tư
2–1
Ý
191988
Chi tiết

Seoul

Liên Xô
2–1
h.p.

Brasil

Tây Đức
3–0
Ý
201992
Chi tiết

Barcelona

Tây Ban Nha
3–2
Ba Lan

Ghana
1–0
Úc
211996
Chi tiết

Atlanta

Nigeria
3–2
Argentina

Brasil
5–0
Bồ Đào Nha
222000
Chi tiết

Sydney

Cameroon
2–2
asdet

Tây Ban Nha

Chile
2–0
Hoa Kỳ
5–3 trên loạt sút luân lưu
232004
Chi tiết

Athens

Argentina
1–0
Paraguay

Ý
1–0
Iraq
242008
Chi tiết

Bắc Kinh

Argentina
1–0
Nigeria

Brasil
3–0
Bỉ
252012
Chi tiết

Luân Đôn

México
2−1
Brasil

Hàn Quốc
2−0
Nhật Bản
262016
Chi tiết

Rio de Janeiro

Brasil
1–1
h.p.

Đức

Nigeria
3−2
Honduras
5–4 trên loạt sút luân lưu
272020
Chi tiết

Tokyo

Brasil
2−1
h.p.

Tây Ban Nha

México
3−1
Nhật Bản
282024
Chi tiết

Paris
292028
Chi tiết

Los Angeles
302032
Chi tiết

Brisbane

* Giải đấu U-23 kể từ năm 1992.

Thành tích theo quốc gia dành cho nam

Đội tuyểnVô địchÁ quânHạng baHạng tưHuy chương
 Hungary3 (1952, 1964, 1968)1 (1972)1 (1960)5
 Anh Quốc3 (1900, 1908, 1912)1 (1948)3
 Brasil2 (2016, 2020)3 (1984, 1988, 2012)2 (1996, 2008)1 (1976)7
 Argentina2 (2004, 2008)2 (1928, 1996)4
Nga*2 (1956, 1988)3 (1972, 1976, 1980)5
 Uruguay2 (1924, 1928)2
 Nam Tư1 (1960)3 (1948, 1952, 1956)1 (1984)1 (1980)5
 Tây Ban Nha1 (1992)3 (1920, 2000, 2020)4
Đức**1 (1976)2 (1980, 2016)3 (1964, 1972, 1988)1 (1952)3
 Ba Lan1 (1972)2 (1976, 1992)1 (1936)3
 Nigeria1 (1996)1 (2008)1 (2016)3
 Pháp1 (1984)1 (1900)1 (1920)2
 Tiệp Khắc1 (1980)1 (1964)2
 Ý1 (1936)2 (1928, 2004)3 (1960, 1984, 1988)3
 Thụy Điển1 (1948)2 (1924, 1952)1 (1908)3
 Bỉ1 (1920)1 (1900)1 (2008)2
 México1 (2012)1 (2020)1 (1968)2
 Canada1 (1904)1
 Cameroon1 (2000)1
 Đan Mạch3 (1908, 1912, 1960)1 (1948)4
 Hoa Kỳ1 (1904)1 (1904)1 (2000)2
 Bulgaria1 (1968)1 (1956)2
 Thụy Sĩ1 (1924)1
 Áo1 (1936)1
 Paraguay1 (2004)1
 Hà Lan3 (1908, 1912, 1920)1 (1924)3
 Nhật Bản1 (1968)1 (2012, 2021)1
 Na Uy1 (1936)1
 Ghana1 (1992)1
 Chile1 (2000)1
 Hàn Quốc1 (2012)1
 Ai Cập2 (1928, 1964)0
 Phần Lan1 (1912)0
 Ấn Độ1 (1956)0
 Úc1 (1992)0
 Bồ Đào Nha1 (1996)0
 Iraq1 (2004)0
 Honduras1 (2016)0
  • * Thành tích thời Liên Xô
  • ** Bao gồm tích của Đông Đức, Tây Đức và Đoàn thể thao Đức thống nhất.

Cầu thủ ghi bàn nam hàng đầu theo giải đấu

NămCầu thủBàn thắng
1900 Gaston Peltier
John Nicholas
2
1904 Alexander Hall
Tom Taylor
3
1908 Sophus Nielsen11
1912 Gottfried Fuchs10
1920 Herbert Karlsson7
1924 Pedro Petrone8
1928 Domingo Tarasconi9
1936 Annibale Frossi7
1948 John Hansen
Gunnar Nordahl
7
1952 Rajko Mitić
Branko Zebec
7
1956 Neville D'Souza
Todor Veselinović
Dimitar Milanov
4
1960 Harald Nielsen8
1964 Ferenc Bene12
1968 Kamamoto Kunishige7
1972 Kazimierz Deyna9
1976 Andrzej Szarmach6
1980 Sergey Andreyev5
1984 Borislav Cvetković
Stjepan Deverić
Daniel Xuereb
5
1988 Romario7
1992 Andrzej Juskowiak7
1996 Bebeto
Hernán Crespo
6
2000 Iván Zamorano6
2004 Carlos Tevez8
2008 Giuseppe Rossi4
2012 Leandro Damião6
2016 Serge Gnabry
Nils Petersen
6
2020 Richarlison5

Cầu thủ ghi bàn (Nam)

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại có ít nhất 8 bàn thắng (tính đến năm 1908)

13 bàn
  • Sophus Nielsen (Đan Mạch)
  • Antal Dunai (Hungary)
12 bàn
  • Ferenc Bene (Hungary)
11 bàn
  • Domingo Tarasconi (Argentina)
  • Pedro Petrone (Uruguay)
10 bàn
9 bàn
  • Harold Walden (Anh Quốc)
  • Vilhelm Wolfhagen (Đan Mạch)
8 bàn
  • Carlos Tevez (Argentina)
  • Bebeto (Brasil)
  • Harald Nielsen (Đan Mạch)
  • Ibrahim Reyadh (Ai Cập)
  • Jan Vos (Hà Lan)
  • Hector Scarone (Uruguay)

Bảng huy chương nam

※ Các quốc gia được xếp hạng theo tổng số huy chương giành được bao gồm năm 1900 và năm 1904.
※ Huy chương đồng được chia sẻ trong giải đấu năm 1972

HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1  Hungary3115
2  Anh Quốc3003
3  Brasil2327
4  Argentina2204
5  Liên Xô2035
6  Uruguay2002
7  Nam Tư1315
8  Tây Ban Nha1304
9  Ba Lan1203
10  Đông Đức1113
 Nigeria1113
12  Tiệp Khắc1102
 Pháp1102
14  Ý1023
 Thụy Điển1023
16  Bỉ1012
 México1012
18  Canada1001
 Cameroon1001
20  Đan Mạch0314
21  Bulgaria0112
 Hoa Kỳ0112
23  Đức0101
 Paraguay0101
 Thụy Sĩ0101
 Áo0101
27  Hà Lan0033
28  Tây Đức0011
 Ghana0011
 Na Uy0011
 Chile0011
 Nhật Bản0011
 Đoàn thể thao Đức thống nhất0011
 Hàn Quốc0011
Tổng số (34 đơn vị)27272882

Kết quả nữ

Lần thứNămChủ nhàHuy chương vàngHuy chương đồng
VàngTỷ sốBạcĐồngTỷ sốHạng tư
11996
Chi tiết

Atlanta

Hoa Kỳ
2–1
Trung Quốc

Na Uy
2–0
Brasil
22000
Chi tiết

Sydney

Na Uy
3–2
asdet

Hoa Kỳ

Đức
2–0
Brasil
32004
Chi tiết

Athens

Hoa Kỳ
2–1
h.p.

Brasil

Đức
1–0
Thụy Điển
42008
Chi tiết

Bắc Kinh

Hoa Kỳ
1–0
h.p.

Brasil

Đức
2–0
Nhật Bản
52012
Chi tiết

Luân Đôn

Hoa Kỳ
2–1
Nhật Bản

Canada
1–0
Pháp
62016
Chi tiết

Rio de Janeiro

Đức
2–1
Thụy Điển

Canada
2–1
Brasil
72020
Chi tiết

Tokyo

Canada
1–1
(s.h.p.)

Thụy Điển

Hoa Kỳ
4–3
Úc
3–2 trên loạt sút luân lưu
82024
Chi tiết

Paris
92028
Chi tiết

Los Angeles
102032
Chi tiết

Brisbane

Thành tích theo quốc gia dành cho nữ

Dưới đây là 9 quốc gia đã đạt được ít nhất là bán kết trong trận chung kết Thế vận hội Mùa hè.

Đội tuyểnVô địchÁ quânHạng baHạng tưHuy chương
 Hoa Kỳ4 (1996, 2004, 2008, 2012)1 (2000)1 (2020)6
 Đức1 (2016)3 (2000, 2004, 2008)4
 Canada1 (2020)2 (2012, 2016)3
 Na Uy1 (2000)1 (1996)2
 Brasil2 (2004, 2008)3 (1996, 2000, 2016)2
 Thụy Điển2 (2016, 2020)1 (2004)2
 Nhật Bản1 (2012)1 (2008)1
 Trung Quốc1 (1996)1
 Pháp1 (2012)0

Cầu thủ ghi bàn nữ hàng đầu theo giải đấu

NămCầu thủBàn thắng
1996 Ann Kristin Aarønes
Linda Medalen
Pretinha
4
2000 Tôn Văn4
2004 Cristiane
Birgit Prinz
5
2008 Cristiane5
2012 Christine Sinclair6
2016 Melanie Behringer5
2020 Vivianne Miedema10

Cầu thủ ghi bàn (nữ)

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại có ít nhất 5 bàn thắng (1996–2016)

14 bàn
13 bàn
12 bàn
10 bàn
9 bàn
8 bàn
7 bàn
  • Sam Kerr (Úc)
  • Melissa Tancredi (Canada)
  • Stina Blackstenius (Thụy Điển)
6 bàn
  • Ellen White (Vương quốc Anh)
  • Lotta Schelin (Thụy Điển)
  • Alex Morgan (Hoa Kỳ)
  • Barbara Banda (Zambia)
5 bàn

Bảng huy chương nữ

HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1  Hoa Kỳ4116
2  Đức1034
3  Canada1023
4  Na Uy1012
5  Brasil0202
 Thụy Điển0202
7  Nhật Bản0101
 Trung Quốc0101
Tổng số (8 đơn vị)77721

Tổng số bảng huy chương

※ Các quốc gia được xếp hạng theo tổng số huy chương giành được (nam và nữ) bao gồm năm 1900 và năm 1904.
※ Huy chương đồng được chia sẻ trong giải đấu năm 1972

HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1  Hoa Kỳ4228
2  Hungary3115
3  Anh Quốc3003
4  Brasil2529
5  Argentina2204
6  Liên Xô2035
7  Canada2024
8  Uruguay2002
9  Nam Tư1315
10  Tây Ban Nha1304
11  Thụy Điển1225
12  Ba Lan1203
13  Đức1135
14  Nigeria1113
 Đông Đức1113
16  Tiệp Khắc1102
 Pháp1102
18  Na Uy1023
 Ý1023
20  Bỉ1012
 México1012
22  Cameroon1001
23  Đan Mạch0314
24  Bulgaria0112
 Nhật Bản0112
26  Paraguay0101
 Áo0101
 Thụy Sĩ0101
 Trung Quốc0101
30  Hà Lan0033
31  Ghana0011
 Chile0011
 Hàn Quốc0011
 Đoàn thể thao Đức thống nhất0011
 Tây Đức0011
Tổng số (35 đơn vị)343435103

Tham khảo

Liên kết ngoài