Bù Đốp

Huyện thuộc tỉnh Bình Phước

Bù Đốp là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Bình Phước, Việt Nam với thị trấn Thanh Bình làm trung tâm. Huyện này nằm ở phía tây của tỉnh Bình Phước, giáp ranh với các huyện Chơn Thành, Bù Đăng, Lộc Ninh và đồng thời giáp các tỉnh Đồng NaiLâm Đồng.

Bù Đốp
Huyện
Huyện Bù Đốp
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Trung tâm Hành chính huyện Bù Đốp , Khu du lịch sinh thái Bù Đốp, Trung tâm Thị trấn Thanh Bình và Linh vật rồng huyện Bù Đốp
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ (địa lý)
Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị)
TỉnhBình Phước
Huyện lỵthị trấn Thanh Bình
Trụ sở UBND179 Lê Hồng Phong, Thị trấn Thanh Bình, Bù Đốp, Bình Phước
Phân chia hành chính1 thị trấn, 6 xã
Thành lập2003: tái lập[1]
Địa lý
Tọa độ: 11°59′8″B 106°49′54″Đ / 11,98556°B 106,83167°Đ / 11.98556; 106.83167
MapBản đồ huyện Bù Đốp
Bù Đốp trên bản đồ Việt Nam
Bù Đốp
Bù Đốp
Vị trí huyện Bù Đốp trên bản đồ Việt Nam
Diện tích377,5 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng60,027 người
Mật độ137 người/km
Dân tộc26
Khác
Mã hành chính693[2]
Biển số xe93-G1
Websitebudop.binhphuoc.gov.vn

Ngoài ý nghĩa về kinh tế, Bù Đốp còn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh phía Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, phong phú, nơi đây cũng thu hút một lượng khách du lịch nhất định mỗi năm. Bù Đốp không chỉ là một phần quan trọng của du lịch Bình Phước, mà đang dần hướng đến biểu tượng của sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.

Hành chính

Huyện Bù Đốp có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thanh Bình (huyện lỵ) và 6 xã Thanh Hoà, Phước Thiện, Tân Thành, Tân Tiến, Hưng Phước, Thiện Hưng.

Địa lý

Huyện Bù Đốp nằm ở phía bắc tỉnh Bình Phước, có vị trí địa lý:

Diện tích huyện Bù Đốp
TênDiện tíchĐơn vị
Thị trấnThanh Bình1.456,28ha
Thiện Hưng5.033,97ha
Phước Thiện13.781,66ha
Hưng Phước4.840,10ha
Thanh Hoà4.668,15ha
Tân Tiến4.268,06ha
Tân Thành3.878,17ha
Toàn huyện37.926,39ha

Địa hình

Bù Đốp là một huyện miền núi, nhưng có địa hình tương đối bằng so với các huyện miền núi khác trong cả nước, thuận lợi cho sử dụng đất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Toàn huyện có 89,62% diện tích tự nhiên có độ dốc < 15 độ, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong đó, 33,85% diện tích tự nhiên có độ dốc < 3 độ; 48,9% độ dốc từ 3 đến 8 độ; 6,87% diện tích có độ dốc từ 8-15 độ. Chỉ có 10,38% diện tích tự nhiên độ dốc > 15 độ.

Khí hậu

Huyện Bù Đốp mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, với các cây trồng nhiệt đới rất điển hình.

Khí hậu vùng Đông Nam Bộ nói chung và huyện Bù Đốp nói riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa, khí hậu có tính biến động cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình, diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa. Trong đó nổi bật một số đặc điểm sau có ảnh hưởng đến sử dụng đất và phát triển nông nghiệp:

  • bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm: Bức xạ mặt trời trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng III & tháng IV, đạt 300-400 calo/cm2/ngày. Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75 kcalo/cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: Nhiệt độ cao đều trong năm 25,8-26,2 độ C.
  • Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 33oC (31,7-32,2 độ C) và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20 độ C (21,5-22 độ C). Tổng tích ôn rất cao 9.288-9.360 độ C. Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.400-2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2-6,6 giờ.

Bù Đốp có lượng mưa tương đối cao và phân thành hai mùa rõ rệt: Bù Đốp nằm trong vành đai có lượng mưa cao, lượng mưa bình quân 2.285mm/năm (trạm Lộc Ninh), phân hố thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

  • Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá huỷ chất hữu cơ, dung dịch đất hòa tan các Secquioxyt sắt, nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hoá tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ.
  • Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiến 85-90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63% lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm rất cao. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hoá phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hoà vỏ thổ nhưỡng.

Lượng mưa phân hoà theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp: Mùa mưa (Vụ Hè thu và Mùa) cây cối phát triển xanh tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ Đông xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém. Là một huyện đầu nguồn, mà khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới như cao su, điều, một số cây ăn trái, mì….

Kinh tế

Kinh tế huyện Bù Đốp chủ yếu dựa vào nông nghiệpcông nghiệp nhẹ. Với đất đai màu mỡ, đồng bằng rộng lớn, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Các cây trồng chính gồm cao su, cây hàng năm, lúa, và rau.

Ngoài ra, gần đây, Bù Đốp cũng đang thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp nhẹ. Điều này giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện cũng như toàn bộ tỉnh Bình Phước.

Lợi thế

Bù Đốp nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp, với khí hậu nhiệt đới ôn hoà, địa hình miền núi nhưng ít dốc, tài nguyên đất có chất lượng cao. Chính điều kiện đó đã hình thành những vùng sản xuất tập trung một số cây trồng có sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu cao vào loại hàng đầu của toàn quốc như cao su, tiêu, điều, chăn nuôi đại gia súc…

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) nói riêng, trong đó có những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, nhiều khu công nghiệp tập trung, là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật vào loại lớn nhất cả nước, sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp về: Huy động vốn, nguồn nhân lực có tay nghề cao, khoa học kỹ thuật, chế biến và thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản…

Bù Đốp có đường biên giới với Campuchia, có cửa khẩu Hoàng Diệu (xã Hưng Phước) và cửa tiểu ngạch (xã Tân Thành) sẽ có thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nước bạn.[1]

Hạn chế

Tuy nằm trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng vẫn là huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 16,38%), sẽ có trở ngại lớn trong việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp. Vì vậy, trong khoảng một thập niên gần đây kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp.

Bù Đốp nói riêng và Bình Phước nói chung tiếp giáp với vùng cao Tây Nguyên, là đầu nguồn, “mái nhà” của vùng Đông Nam Bộ và cả khu vực Nam Bộ. Phát triển lâm nghiệp tại Bù Đốp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, không chỉ huyện mà là cho cả khu vực. Rừng của Bù Đốp là rừng đầu nguồn là nơi điều hoà nước của những công trình thuỷ lợi quan trọng của khu vực: Cần Đơn, Sóc Phu Miêng, Phước Hoà… Vì vậy, quan tâm đến việc bố trí đất cho phát triển lâm nghiệp ở Bù Đốp nói riêng và cả tỉnh nói chung là nhiệm vụ rất quan trọng.

Có đường biên giới quốc gia, vừa có điều kiện giao lưu kinh tế, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn về an ninh quốc phòng. Tình hình Campuchia trong những năm qua diễn biến khá phức tạp; do đó, phát triển kinh tế nói chung và vấn đề sử dụng đất nói riêng ở đây cần quan tâm đến vấn đề an ninh biên giới.

Văn hoá và Du lịch

Bù Đốp còn có nhiều di sản văn hóa đáng giá như Khu di tích lịch sử Quốc gia Thảm sát ở Bù Đốp. Ngoài những làn điệu truyền thống, hiện nay Câu lạc bộ đàn tính, hát then còn biểu diễn khá nhiều bài hát về quê hương Bình Phước bên cạnh những bài hát cũ truyền thống của dân tộc. Những tiếng đàn, lời hát đã giúp họ xích lại gần nhau hơn. Chính quyền nơi đây rất quan tâm đến Câu lạc bộ đàn tính, hát then và luôn động viên người dân gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển rộng và ngày càng đi vào chiều sâu đã đem lại những giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 17%, ngoài dân tộc đồng bào bản địa S’tiêng, Khơme thì còn nhiều dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền Bắc vào làm ăn sinh sống như: đồng bào Tày, Nùng…Văn hóa truyền thống của Bù Đốp là tổng hợp văn hóa của các cộng đồng cư dân vốn sinh sống ở vùng đất này và văn hóa của các cộng đồng cư dân ở các vùng miền di cư đến. [2]

Hạ tầng và Giao thông

Huyện Bù Đốp đang chú trọng vào phát triển hạ tầnggiao thông để kết nối với các địa phương lân cận cũng như nâng cao năng suất kinh tế. Các tuyến đường như Quốc lộ 14, Quốc lộ 14C, và các tuyến đường tỉnh như DT741, DT740 đều đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa.

Đường phố

• Đường Kinh Dương Vương

• Đường Nguyễn Huệ

• Đường Trần Huy Liệu

• Đường Lê Hồng Phong

• Đường Cà Chu

• Đường Thạch Lam

• Đường Thạch Anh

• Đường Nguyễn Văn Trỗi

• Đường Bùi Hữu Nghĩa

• Đường Lê Thị Riêng

• Đường Lý Thường Kiệt

• Đường Lý Tự Trọng

• Đường Nguyễn Đình Chiểu

• Đường Phan Đăng Lưu

• Đường Cống Quỳnh

• Đường Tô Hiến Thành

• Đường Nguyễn Trãi

• Đường Chu Văn An

• Đường Phạm Ngọc Thạch

• Đường Lê Đường

• Đường Tôn Thất Tùng

• Nguyễn Lương Bằng

• Đường Lê Văn Sỹ

• Đường Nguyễn Chí Thanh

• Đường 7 tháng 4

• Đường Cầm Bá Thước

• Đường Cục Quạ

• Đường Vành đai Đông

• Đường Mèo Bắc

Lịch sử

Ngày 31 tháng 8 năm 1915, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định thành lập quận Bù Đốp thuộc tỉnh Thủ Dầu Một.

Ngày 7 tháng 5 năm 1926, quận Bù Đốp bị sáp nhập vào quận Hớn Quản.

Nhưng ngày 3 tháng 5 năm 1928, lại được lập lại, bao gồm cả quận Tường An bị giải thể.

Năm 1938, quận Bù Đốp có 1 tổng Phước Lễ với 6 làng người dân tộc thiểu số và 1 làng người Kinh.

Từ năm 1956, quận Bù Đốp thuộc tỉnh Phước Long.

Năm 1961, quận Bù Đốp được đổi tên là quận Bố Đức với 5 tổng, 5 xã, 22 ấp. Quận lỵ đặt tại xã Phước Lục, tổng Phước Lễ.

Năm 1976, quận Bố Đức trở lại tên cũ là huyện Bù Đốp, thuộc tỉnh Sông Bé.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Bù Đốp sáp nhập với hai huyện Phước Bình và Bù Đăng thành huyện Phước Long thuộc tỉnh Sông Bé.[3]

Ngày 9 tháng 2 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 34-CP[4]. Theo đó, chuyển 5 xã: Thiện Hưng, Hưng Phước, Tân Hòa, Tân Tiến và Bù Tam thuộc huyện Phước Long về huyện Lộc Ninh vừa tái lập.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước vừa được tái lập.[5]

Ngày 20 tháng 2 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2003/NĐ-CP[1]. Theo đó, tái lập huyện Bù Đốp trên cơ sở tách 5 xã: Hưng Phước, Tân Tiến, Tân Thành, Thanh Hòa và Thiện Hưng.

Sau khi tái lập, huyện Bù Đốp có 37.750,48 ha diện tích tự nhiên và 45.253 người, gồm 5 xã nói trên. Huyện lỵ đặt tại xã Thanh Hòa.

Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2005/NĐ-CP[6]. Theo đó:

  • Thành lập xã Phước Thiện trên cơ sở 13.581,20 ha diện tích tự nhiên và 3.313 người của xã Hưng Phước
  • Thành lập thị trấn Thanh Bình (thị trấn huyện lỵ huyện Bù Đốp) trên cơ sở 1.608,40 ha diện tích tự nhiên và 7.643 người của xã Thanh Hòa.

Huyện Bù Đốp có 1 thị trấn và 6 xã như hiện nay.

Chú thích