Bồn Man

Bồn Man[1] (盆蠻) hay Trấn Ninh, Muang Phuan là một quốc gia cổ từng tồn tại ở khu vực tỉnh Xiêng Khoảng, một phần các tỉnh Hủa Phăn đến Khăm Muộn, ở phía Đông nước Lào, và một phần phía tây các tỉnh miền Bắc Trung bộ Việt Nam (khoảng Nghệ An đến Quảng Bình). Vùng đất này từng bị chi phối, tranh giành bởi nhiều quốc gia lân cận như Đại Việt, Lan Xang, Xiêm La và sau cùng là Pháp, và ngày nay thuộc lãnh thổ nước Lào. Vùng này từng nằm dưới sự cai trị của nước Đại Việt từ thời vua Lê Nhân Tông với tên gọi là Trấn Ninh (鎮寧), thuộc xứ Nghệ An. Sau hơn 350 năm thì vùng này bị Nguyễn Ánh (vua Gia Long nhà Nguyễn) cắt cho Lào. Tính đến nay thì đây là vùng lãnh thổ lớn nhất mà Việt Nam bị mất, và đặc biệt hơn nữa là vùng này bị mất không phải do bị xâm chiếm mà là do vua Việt Nam tự ý cắt cho nước ngoài.

Bồn Man
1707–1899
Location of Bồn Man
Thủ đôXiengkhuang
Ngôn ngữ thông dụngLào
Tôn giáo chính
Phật giáo
Chính trị
Chính phủChế độ quân chủ
Lịch sử 
• Lan Xang chia
1707
• Lào thuộc Pháp
1899
Tiền thân
Kế tục
Lan Xang
Vương quốc Lào
Hiện nay là một phần của Lào

Đến thời Minh Mạng thì Việt Nam chiếm lại, nhưng đến thời Pháp thuộc, Trấn Ninh được người Pháp cắt sang lãnh thổ Lào thuộc Liên bang Đông Dương, sau này trở thành tỉnh Xiengkhuang của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Thành lập

Dân tộc Tai Phuan hoặc người Phuan là một nhóm dân tộc Thái-Lào theo Phật giáo, di cư từ miền Tây Nam Trung Quốc đến (Ai Lao) Lào. Khoảng cuối thế kỷ 13 đã hình thành bộ lạc độc lập sống tập trung ở Cánh đồng Chum (trên cao nguyên Xiêng Khoảng).

Tiểu quốc Bồn Man của Người Tai Phuan được thành lập vào khoảng năm 1369 sau khi nhà Nguyên mất quyền kiểm soát ở Vân Nam vào tay nhà Minh bên Trung Quốc. Các bộ tộc người Thái ở phía nam Vân Nam giành được cơ hội độc lập trong lãnh thổ họ cư trú.

Ranh giới Bồn Man với phía Bắc, phía Tây và phía Nam là vương quốc Lan Xang[2], phía Đông là Đại Việt. Ban đầu, khoảng nửa cuối thế kỷ 14, Bồn Man được hợp nhất vào Lan Xang dưới thời vua Fa Ngum[3][4].

Vương quốc Bồn Man được các tù trưởng thuộc dòng họ Cầm cai trị, với thủ đô là Xieng Khouang[5], dân số ước chừng 9 vạn hộ[6]. Tuy nhiên, tiểu quốc Bồn Man đã có một quyền tự chủ cao trước Lan Xang, mặc dù họ đã phải cống nạp thuế cho Lan Xang.

Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mụcː "Tháng 7, mùa thu. 1448. Tồn Bồn Man cầu xin phụ thuộc về ta. Triều đình đem đất của Tồn Bồn Man đặt làm châu Quy Hợp. Lời chua - Tồn Bồn Man: Đất này ở về phía tây tỉnh Nghệ An, đông nam giáp miền thượng du Nghệ An và phần rừng rú thuộc Quảng Bình, tây bắc giáp châu Ninh Biên thuộc Hưng Hóa và miền thượng du thuộc Thanh Hóa, phía dưới tiếp giáp với Quỳ Châu và Tương Dương thuộc Nghệ An. Tồn Bồn Man còn tên nữa là Bồn Man, Cầm Lư thị nối đới làm thổ tù. Khi Lê Thái Tổ đã khai quốc, Bồn Man mới bắt đầu đến triều cống. Dưới triều Lê Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ 5 (1447), Bồn Man đến tiến cống voi và xin phụ thuộc về ta. Nhà vua xuống chiếu cho đổi Bồn Man làm châu Quy Hợp lệ thuộc vào phủ Lâm An. Theo Nhất thống chí của Lê Định thì châu Quy Hợp có 12 sách và động, đều là dân người Mán cả. Có quan quân đóng ở đó để phòng thủ. Từ đồn Quy Hợp này đi lên phía tây thì đến phủ Trấn Ninh, đường dài 1.929 tầm. Đó là con đường mà nước Vạn Tượng sang ta triều cống tất phải đi qua."

Theo cuốn Lịch sử Lào của M.L. Manich:

Từ thế kỷ thứ 7 thời vua Piloko, hoàng tử Chet Chuang con trai Piloko đã được gửi đến cai trị Xiêng Khoảng. Sau đó khoảng năm 698, Muang Phuan hoặc Xiengkhuang được thành lập bởi hoàng tử Chet Chuang. Từ đó Chieng Khouang Muang Phuan trở thành một quốc gia bộ lạc tồn tại độc lập bên cạnh các quốc gia Chiang Saen, Sukhothai nối tiếp nhau của người Thái-Lào và sau đó là Lan Xang của Phà Ngừm. Đến thời Phà Ngừm, ông chinh phục được các vương quốc Lào cổ trong đó có cả Chieng Khouang, nhập vào Lan Xang. Riêng Bồn Man vào năm 1349, Phà Ngừm thu nạp được là nhờ sự liên kết với hoàng tử Khio Kamyor, con của tù trưởng Xieng Khouang lúc đó là Chao Kamphong, chống lại cha mình.

Tên của các vị tù trưởng (vua) của Bồn Man, cai trị Chieng Khuoang sau Chet Chuang, cho đến trước thời nước Lan Xang ra đời bên cạnh Bồn Man, là:

Chetchuan, Chetchod, Chetchue, Chetchan, Chetyod Yohkam, Chao Pra Yeehin, Chao Pra Kue, Chao Kamlun, Chao Kampeng, Chao Kamkhod, Chao Kamrong, Chao Kamchaek, Chao Kamphan, Chao Ruea, Chao Rueang (chỉ như là nhiếp chính), Chao Kampin (con trai của Kamphan), Chao Kamton, Chao Kamtodsak, Chao Kamkuon, Chao Kamluon, Chao Kamnah, Chao Kamtao, Chao Kamkao, Chao Kamphong.[7]

Xung đột với Đại Việt

Nguyên do một phần đất Bồn Man đã xin nội thuộc Đại Việt dưới triều Hoàng đế Lê Nhân Tông, được vua Nhân Tông nhập vào nước Đại Việt, thành châu Quy Hợp xứ Nghệ An và cử quan quân sang, nhưng vẫn cho họ Lư Cầm đời đời làm Phụ đạo.

Năm 1478, Cầm Công (hay Lư Cầm Công thủ lĩnh của Bồn Man) liên kết với Lan Xang đem binh quấy nhiễu châu Quy Hợp[8]. Vua Lê Thánh Tông sai các tướng Lê Thọ Vực, Trịnh Công Lệ... đánh quân Bồn Man và Lão Qua. Quân Đại Việt đi chia làm 5 đạo từ Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Hóa và đã đánh bại đồng thời đánh đuổi tới lưu vực sông Mê Kông giáp với Miến Điện ngày nay.

Theo Việt Nam sử lược thì: Sau khi Cầm Công bị giết, vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập lãnh thổ Bồn Man vào Đại Việt, đặt tên là Phủ Trấn Ninh và giao cho một người họ hàng của Cầm Công là (Lư) Cầm Đông làm Tuyên úy Đại sứ và đặt các quan cai trị (Quy Hợp) như trước.[9]. Vùng đất này đặt thành phủ Trấn Ninh, gồm 7 huyện là:

  1. Cảnh Thuần (景淳)
  2. Châu Lang (珠琅),
  3. Kim Sơn (金山),
  4. Minh Quảng (明廣),
  5. Quang Vinh (光荣),
  6. Thanh Vị (清渭),
  7. Trung Thuận (忠顺).

Sáp nhập vào Việt Nam thời Hậu Lê

Phần lãnh thổ Bồn Man thuộc về Việt Nam từ năm 1479 thời vua Lê Thánh Tông (ít phụ thuộc Lão Qua (Lan Xang) hơn), nhưng dưới hình thức tự trị (địa phương tự xử lý những việc nội bộ ít quan trọng. Nhà Lê cho thổ quan là người họ Cầm cai quản, mà không cử lưu quan sang cai trị. Về mặt hành chính, lãnh thổ Bồn Man được Đại Việt xem là thuộc xứ Nghệ An của Đại Việt.

Huyện Cảnh Thuần (景淳) của phủ Trấn Ninh trong bản đồ Đại Việt quốc tổng lãm đồ (大越國總覽圖) thời nhà Lê-Trịnh (Cảnh Thuần được vẽ cạnh Hưng Hóa (興化) và Thanh Đô (青都), ở góc tây nam bản đồ).

Năm 1707, khi nhà nước Lan Xang phân rã thành 3 tiểu quốc nhỏ: Vương quốc Vientiane[10], Vương quốc Luang Phrabang[11]Vương quốc Champasak[12] thì Muang Phuan trở thành một tiểu quốc chư hầu của Vương quốc Luang Phrabang.[cần dẫn nguồn]

Năm 1720, Muang Phuan phụ giúp vương quốc Luang Prabang trong cuộc chiến chống lại vương quốc của người Miến và người Xiêm. Dưới sự lãnh đạo của Chao Kham Sattha, Muang Phuan một lần nữa tham gia cuộc chiến với vùng Thakhek, 1 chư hầu của Vương quốc Vientiane[10].

Vào khoảng thời gian cuối những năm Vĩnh Hựu (1735-1739) thời Lê Ý Tông, Trấn Ninh (với cả Sầm Châu và Trình Quang) bị một hoàng thân nhà Lê là Lê Duy Mật chiếm cứ (bắt giam tù trưởng Trấn Ninh là (Lư) Cầm Hương), chống lại nhà Lê-Trịnh[13]. Năm 1770, Trịnh Sâm điều quân sang đánh dẹp Lê Duy Mật, lấy lại Trấn Ninh và giao cho cháu Cầm Hương là Lư Cầm Uẩn làm tù trưởng. Đến cuối thế kỷ 18 (thập niên 1770), vương quốc Xiêm đã hình thành và lớn mạnh, thì các tù trưởng Muang Phuan (Trấn Ninh) bắt đầu triều cống cho Xiêm, nhưng vẫn thuộc về Đại Việt.

Ly khai và nhà Tây Sơn tái chiếm

Thời nhà Tây Sơn Việt Nam, các tù trưởng Trấn Ninh, theo XiêmVạn Tượng (Viêng Chăn) chống lại nhà Tây Sơn. Năm 1791, Trần Quang Diệu mang 3 vạn quân sang Trấn Ninh, chiếm lại vùng này bắt được các tù trưởng Thiệu Kiểu, Thiệu Đế của Trấn Ninh.

Tháng 8, Trần Quang Diệu bình được Trịnh Cao và Quy Hiệp. Tháng 10, thủ lãnh Vạn Tượng bỏ thành chạy, quân Tây Sơn lấy được vô số chiêng, trống và vài chục thớt voi. Thừa thắng đánh thẳng đến biên giới Xiêm La, chém được Tả súy là Phan Dung và Hữu súy là Phan Siêu. Binh Xiêm thua chạy tán loạn. Đất Trấn Ninh lại thuộc về Đại Việt.

Bị Gia Long cắt cho Vạn Tượng

Nhà Nguyễn đánh bại Tây Sơn, ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đem đất Trấn Ninh cắt về cho vương quốc Vạn Tượng của A Nỗ (Anouvong). Sự việc này được chép ngắn gọn trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục:

Đại Nam thực lục cũng chép:

Như vậy sau hơn 300 năm thuộc về lãnh thổ Đại Việt dưới thời nhà Hậu Lênhà Tây Sơn, Trấn Ninh đã bị cắt cho nước khác.

Minh Mạng tái chiếm

Vị trí của Trấn Ninh thuộc nhà Nguyễn, Trấn Ninh Phủ ở thị trấn Mường Khuôn hiện nay.

Khi Chiêu Xanh, tù trưởng Trấn Ninh khi ấy chết, A Nỗ không lập con Chiêu Xanh là Chiêu Nội (Chao Noi) lên, nên Chiêu Nội thù A Nỗ, đồng thời Chiêu Nội chạy sang phủ Trà Lân xứ Nghệ và xin nội thuộc lại Đại Nam (nhà Nguyễn).

Đại Nam Thực Lục ghi lại sự kiện nước Vientiane diệt vong và Minh Mạng ra lệnh lấy lại phủ Trấn Ninh như sau:

Trấn Ninh vốn là bờ cõi cũ của ta, xưa đức Tiên đế đem cho Vạn Tượng, không tính đến tiết nhỏ. Nay A Nỗ xiêu dạt, tù trưởng đất ấy không chỗ nương tựa, lại đem đất ấy dâng ta, thế là ta không mất một mũi tên mà được người xa thần phục, kinh lược như thế là có tiếng giỏi. Vả lại đất ấy hiểm yếu, đời Lê trước Lê Duy Mật chiếm giữ hơn 30 năm, nhà Lê không làm gì được, hình thế vững chắc như thế đấy. Nay lại về ta, thực đủ san phẳng sào huyệt của kẻ gian mà thêm phên giậu mạnh cho nước nhà”

Đến khi A Nỗ chống lại nước Xiêm, bị vua Xiêm là Rama III sai Chao Phraya Bodin Decha đánh cho thua chạy sang Nghệ An, qua Trấn Ninh bị Chiêu Nội bắt nộp cho Xiêm năm 1828[14]. Chiêu Nội bị Minh Mạng khép tội chết vì hành động này.

Sau khi giết Chiêu Nội, nhà Nguyễn cử quan Việt sang cai trị Trấn Ninh. Năm 1823, nhà Nguyễn đặt thêm huyện Liêm. Phủ Trấn Ninh từ đấy bao gồm 7 huyện:

  1. Liên,
  2. Khâm,
  3. Quảng,
  4. Khang,
  5. Cát,
  6. Xôi,
  7. Mộc,
  8. Liêm (vốn là mán Mường Hiểm).

Tháng 3/1832, nổ ra cuộc khởi nghĩa của hơn 200 binh lính Trấn Ninh, do Trần Tứ và Đỗ Bắc lãnh đạo, nổi dậy chống nhà Nguyễn và liên kết với cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương. Những năm 1833-1834, trong chiến tranh Việt-Xiêm, người Thái tấn công Đại Nam (một trong các hướng là qua ngả Trấn Ninh), đất Trấn Ninh bị người Thái lấn dần. Khi người Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm 1893, đã dựa theo địa hình và cắt tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Xiêng Khoảng giao về lãnh thổ Lào (Ai Lao).

Trấn Ninh năm 1893
Trấn Ninh nằm trong lãnh thổ Lào thuộc Pháp nám từ 1893.

Xung đột với Xiêm

Sau khi người Xiêm giành được độc lập sau cuộc xâm lược của người Miến Điện, Vương triều Chakri đã được thành lập và nhanh chóng phục hồi, các vị vua Xiêm thực hiện các cuộc viễn chinh xâm lược chinh phục các nước xung quanh. Trong đó, người Xiêm đã thực hiện các chiến dịch lên vùng lãnh thổ phía Đông sông Mê Kông của Lào năm 1770, tấn công đất Bồn Man (1777–79, 1834–36 và 1875/76) và cưỡng bức dân cư ở đây di chuyển đến vùng lãnh thổ phía Bắc được kiểm soát bởi người Xiêm.

Năm 1870, các cuộc xâm phạm của đám tàn quân Thái Bình Thiên Quốc (Trận Ho) đã tàn phá Luang Prabang, Xieng Khuang và phá hoại các đến thờ tại vùng Bồn Man.

Các điều khoản trong hiệp ước Pháp-Xiêm 1893 đã đặt Xieng Khouang dưới sự cai trị như một phần thuộc địa của Đông Dương thuộc Pháp cho đến sau Thế chiến II.

Lãnh thổ

Lãnh thổ của Bồn Man xưa thuộc khu vực phía tây của xứ Nghệ (tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay), tức là tỉnh Xiêng Khoảng và một phần tỉnh Hủa Phăn, đến châu Quy Hợp[15] (vùng biên giới tỉnh Khăm Muộn (Lào) với Hà TĩnhQuảng Bình Việt Nam ngày nay).

Xiêng Khoảng ở phía Tây Nghệ An, Hủa Phăn ở Tây Bắc Nghệ An. Theo Phan Huy Chú, phủ Lâm An xứ Nghệ vốn trước là phần đất của Bồn Man chư hầu của Ai Lao, đến năm 1448 niên hiệu Thái Hòa thứ 5, tù trưởng vùng này sang thần phục nhà Lê, Lê Nhân Tông cho nhập vào Đại Việt đổi tên thành Quy Hợp, địa giới nằm ở tận cùng phía tây xứ Nghệ. Năm 1828 Quy Hợp được đổi thuộc phủ Trấn Tĩnh.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú:

đến đời trấn quận (tức khi thành Trấn Ninh) nhà Lê lấy thêm được đất Hô Mường ở phía Bắc, tức là đất thuộc Lão Qua (Lan Xang) xưa cho gộp vào trấn Ninh (Hô Mường (Huameuang) vùng đất nay là tỉnh Hủa Phăn Lào). Phía Tây Trấn Ninh tiếp giáp với Ai Lao, (sửa sang nhà cửa, đóng ở Trình Quang) tức là lấy Trình Quang (Xiêng Khoảng) làm lỵ sở.[16]

Theo Đại Việt địa dư toàn biên của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu:

Phủ Trấn Ninh, lĩnh 8 huyện ở phía tây tỉnh thành (Nghệ An) (chưa rõ bao dặm). Trước là đất Bồn Man. Đời Lê khoảng năm Hồng Đức, Thánh Tông sai Lê Thọ Vực, Trịnh Công Lệ đánh phá Ai Lao, lấy đất đặt làm phủ này. Trước lĩnh 7 huyện là Kim Sơn, Thanh Vị, Cảnh Thuần, Quang Vinh, Minh Quảng, Châu Lang, Trung Thuận. Đời Lê trở về trước, đều do thổ tù thế tập, đất rộng, dân đông, đứng đầu các mán...
Năm Minh Mệnh thứ 8 (1828),..., tù trưởng Trấn Ninh là Chiêu Nội biếu sổ nhân dân thổ địa, xin theo vào nước ta (Đại Nam), vua bèn cho Chiêu Nội làm Trấn Ninh phòng ngự sử,... Sau Chiêu Nội có tội bị giết. Triều đình (nhà Nguyễn) mới đặt lưu quan để cai trị. Năm Minh Mạng 13 (1833), lại đặt thêm huyện Liêm. Huyện Liêm (vốn là mán Mường Hiểm (nay thuộc huyện Viengthong, Hủa Phăn, nước Lào hiện đại) gồm 2 tổng, 3 bạn (bản)), huyện Khâm (tức Kham của Xiêng Khoảng hiện đại) (3 tổng, 3 bạn), huyện Quảng (trước tên là Khoáng có 2 tổng, 2 bạn), huyện Khang (2 tổng, 2 bạn), huyện Cát (2 tổng, 3 bạn), huyện Xôi (2 tổng, 2 bạn), huyện Mộc (nay thuộc Mường Mộc của Xiêng Khoảng hiện tại) (2 tổng, 2 bạn), huyện Liên (2 tổng, 2 bạn).[17]

Nhưng cũng theo Nguyễn Văn Siêu:

vùng đất tỉnh Hủa Phăn ngày nay lại thuộc hai phủ Trấn Biên tỉnh Nghệ An và phủ Trấn Man của tỉnh Thanh Hóa thời Nguyễn.[18] Phần phía Nam của Hủa Phăn ngày nay là phủ Trấn Biên, nằm ở phần tây bắc tỉnh Nghệ An nhà Nguyễn, trước thuộc đất xứ Mang Hổ nước Ai Lao, gồm 4 huyện: Xa Hổ, Xầm Tộ (nay là Xamtay, hay còn gọi là Xầm Tơ tỉnh Hủa Phăn) vốn là Hổ Phân Xầm Tộ, Mang Lan (Mường Lan) vốn là Hổ Phân Mang Lan, Mang Soạn vốn là Hổ Phân Mang Soạn. Phần phía Bắc Hủa Phăn là phủ Trấn Man thuộc Thanh Hóa thời nhà Nguyễn, được chuyển từ phủ Trấn Biên tỉnh Nghệ An sang năm Minh Mạng thứ 9 (1829), gồm 3 huyện: Trình Cố (tức Xiềng Kho, hay Xiengkhor của Hủa Phăn, trước đó có tên là châu Trình Cụ, cuối thời Lê được nhập thêm châu Mã Nam (Nam sông Mã) từ xứ Hưng Hóa (Sơn La ngày nay) vào), Xầm Nưa hay Sam Neua (châu Xầm Nưa nhà Lê), Man Duy (tức châu Sơn Thôi nhà Lê hay mường Man Xôi đầu nhà Nguyễn, nay là Mường Xon tỉnh Hủa Phăn).[19]

Các vua của Thân vương quốc Phuan (1707–1899)

  • Kham Sanh (1651–1688, Thống đốc Xiengkhuang của Lan Xang)
  • Kam Lan (1688–1700, con của Kham Sanh)
  • Kham Sattha (1723–1751, cháu trai của Kam Lan, phiên thuộc quốc của Đại Việt, Luang PhrabangViêng Chăn)
  • Ong Lo (1751–1779)
  • Somphou (1779–1803)
  • Chao Noi (Southaka Souvanna Koumar, Chiêu Nội (昭內), 1803–1831, cháu trai của Somphou, bị Minh Mạng giết)
  • Vua Minh Mạng, Cho lập phủ Trấn Ninh của Đại Nam (1832–1848) Sáp nhập Lào vào Việt Nam.
  • Chao Po (1848–1865, con của Chao Noi, phụ thuộc quốc của XiêmĐại Nam)
  • Chao Ung (1866–1876, con của Chao Noi)
  • Khanti (1876–1880, con của Chao Ung, phụ thuộc quốc của Xiêm)
  • Kham Ngon (1880–1899)

Tham khảo

Xem thêm