Bộ Công an (Việt Nam)

cơ quan công quyền của Việt Nam
(Đổi hướng từ Bộ Công an)

Bộ Công an (tiền thân là Bộ Nội vụ) là cơ quan công quyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Bộ Công an nhận được nhiều danh hiệu như Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân[4] 13 lần, Huân chương Sao vàng và 88 Huân chương Hồ Chí Minh. Theo Luật Công an nhân dân 2018, lực lượng Công an có tối đa 199 tướng lĩnh.[3]

Bộ Công an Việt Nam
Chính phủ Việt Nam
Biểu trưng Công an nhân dân Việt Nam

Bộ trưởng đương nhiệm
Lãnh đạo đương nhiệm
từ 9 tháng 4 năm 2016

Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập19 tháng 8 năm 1945 (de facto)
Khẩu hiệuBảo vệ An ninh Tổ quốc [1]
Bộ trưởng đầu tiênNguyễn Dương (Công an vụ)
Trần Quốc Hoàn (Bộ Công an)
Ngân sách202196.145.557 triệu đồng[2], ≈4,19 tỉ USD
Nhân lực
  • Lực lượng chính quy:
    không công bố
  • Lực lượng bán chuyên trách:
    2.000.000 người
  • Sĩ quan cấp tướng:
    không quá 199[3]
Thứ trưởng




Thứ trưởng Bộ Công an
Tình trạng   Đang hoạt động   
Địa chỉPhía Bắc (Trụ Sở Chính): Số 47 đường Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội, Việt Nam.Phía Nam (Cơ sở phía nam): Số 258 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Websitewww.mps.gov.vn

Quá trình phát triển

Từ tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an đã được thành lập chưa có tên gọi chung: ở Bắc Bộ có tên là Sở Liêm phóng, ở Trung BộSở Trinh sát và ở Nam BộQuốc gia tự vệ cuộc. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được coi là ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.[5]

Ngày 21-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành một cơ quan đặt tên là Việt Nam Công an vụ, đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Giám đốc đầu tiên của Việt Nam Công an vụ là Nguyễn Dương (từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 7 tháng 6 năm 1946).[6] Sau đó Phó Giám đốc Việt Nam Công an vụ Lê Giản lên thay.[7]

Ngày 18 tháng 4 năm 1946, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 121-NV/NĐ về tổ chức Việt Nam Công an vụ có 3 cấp:[7]

  • Cấp trung ương gọi là Nha Công an Trung ương[7]
  • Cấp kỳ có tên gọi là Sở Công an kỳ[7]
  • Cấp tỉnh có tên gọi là Ty Công an tỉnh, thành phố[7]

Thực hiện Sắc lệnh số 23/SL, ở Bắc Bộ, Sở Liêm phóng đổi thành Sở Công an Bắc Bộ; ở Trung Bộ, Sở Trinh sát đổi thành Sở Công an Trung Bộ; Quốc gia Tự vệ Cuộc Nam Bộ đổi thành Sở Công an Nam Bộ. Ở các tỉnh và thành phố đều đổi thành Ty Công an. Từ sau khi có Sắc lệnh 23-SL đến ngày Toàn quốc Kháng chiến, Nha Công an Việt Nam có ba bộ phận chủ yếu (Văn phòng, Ty Tập trung tài liệu, Ty Thanh tra).

Trong kháng chiến chống Pháp, Nha Công an Trung ương đóng tại thung lũng Lũng Cò, thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có các cơ quan trực thuộc như Ty Tình báo, Ty Trật tự tư pháp, Ty Chính trị. Giám đốc Nha Công an đầu tiên là Lê Giản. Đến tháng 8 năm 1952, Trần Quốc Hoàn thay Lê Giản làm Giám đốc Nha Công an.

Ngày 16 tháng 2 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 141-SL đổi Nha Công an Trung ương thành Thứ Bộ Công an trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Trần Quốc Hoàn được cử giữ chức Thứ trưởng Thứ Bộ Công an. Thứ Bộ Công an có nhiệm vụ chống gián điệp, phản động ở trong nước để bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, bảo vệ quân đội nhân dân, bảo vệ kinh tế quốc dân; bảo vệ biên giới, chống đặc vụ và gián điệp quốc tế; Bài trừ lưu manh trộm cướp, bài trừ các tệ nạn xã hội và giữ trật tự an ninh trong nhân dân; Quản trị các trại giam, giáo dục cải tạo phạm nhân. Thứ Bộ Công an gồm có: Văn phòng Thứ Bộ, Vụ Chấp pháp, Phòng Nhân sự, Cục Cảnh vệ, Vụ Bảo vệ chính trị, Trường Công an, Vụ Trị an hành chính.[8]

Cuộc họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 27-29 tháng 8 năm 1953, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết định đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Trần Quốc Hoàn được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra Quyết định số 100 - TTg về việc thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân Vũ trang, trực thuộc Bộ Công an.

Ngày 28 tháng 7 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 982/TTg về việc thành lập Cục Cảnh sát nhân dân thuộc Bộ Công an để thống nhất việc xây dựng, quản lý, huấn luyện, giáo dục các loại cảnh sát nhân dân trong toàn quốc về nghiệp vụ, chính trị, quân sự, văn hoá. Cục trưởng đầu tiên là Thượng tá Lê Hữu Qua[9].

Ngày 10 tháng 8 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 1001/TTg xác định tổ chức của ngành Cảnh sát nhân dân thuộc Bộ Công an, trong đó quy định: “Cảnh sát kinh tế phụ trách công tác bảo vệ công khai các nhà máy, hầm mỏ”. Đến năm 1958, Cục Bảo vệ kinh tế được thành lập, có nhiệm vụ chuyên sâu bảo vệ kinh tế.[10]

Ngày 20 tháng 7 năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh 34-LCT công bố pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn và pháp lệnh quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân. Để tăng cường kiện toàn bộ máy lực lượng Công an, đồng thời để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.[11]

Ngày 1 tháng 8 năm 1975, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa X đã quyết định hợp nhất Bộ Công an và Bộ Nội vụ thành một bộ mới lấy tên là Bộ Nội vụ.

Cuối năm 1979, lực lượng Công an nhân dân vũ trang đổi tên là Bộ đội Biên phòng và được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Đến năm 1988, Bộ đội Biên phòng lại chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ, đến cuối năm 1995 thì lại chuyển về Bộ Quốc phòng.

Ngày 13 tháng 1 năm 1989, thành lập Bộ Tư lệnh Cảnh vệ theo Nghị định số 11 của Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 7 tháng 5 năm 1998, Quốc hội ra Nghị quyết số 13/1998/NQ-QH10, theo đó Bộ Nội vụ đổi lại tên thành Bộ Công an.[12]

Ngày 9 tháng 6 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 37/1998/NĐ-CP, Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.[13]

Ngày 5 tháng 8 năm 2002, Quốc hội ra Nghị quyết số 02/2002/QH11 về việc quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Theo đó, Bộ Nội vụ mới được thành lập trên cơ sở đổi tên từ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và tồn tại song song với Bộ Công an.[14]

Ngày 14 tháng 11 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 136/2003/NĐ-CP, Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an[15]

Ngày 15 tháng 9 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 77/2009/NĐ-CP, Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Theo đó, 6 Tổng cục hiện tại của Bộ Công an (An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân, Xây dựng Lực lượng, Hậu cần, Tình báo, Kỹ thuật) được tách, sáp nhập và đổi tên thành 8 Tổng cục là: An ninh I, An ninh II, Xây dựng Lực lượng, Hậu cần - Kỹ thuật, Tình báo, Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp.

Ngày 11 tháng 12 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 4058/QĐ-BCA thành lập Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động trực thuộc Bộ Công an.[16]

Ngày 9 tháng 12 năm 2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Quy định số 216-QĐ/TW về thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an[17]

Ngày 17 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 106/2014/NĐ-CP, Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an và có hiệu lực từ 01/01/2015. Theo đó, 8 Tổng cục (An ninh 1, An ninh 2, Xây dựng Lực lượng, Hậu cần Kỹ thuật, Tình báo, Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Cảnh sát Thi hành án và Hỗ trợ tư pháp) được sáp nhập lại thành 6 Tổng cục (An ninh, Chính trị, Hậu cần - Kỹ thuật, Tình báo, Cảnh sát và Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp). Cũng theo đó, Tổng cục Xây dựng Lực lượng được đổi tên thành Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.[18][19][20][21][22]

Trụ sở Bộ Công An trên đường Phạm Văn Đồng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại

Tháng 8 năm 2018, thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 01 và Đề án 106 của Đảng ủy Công an Trung ương về sắp xếp tinh gọn bộ máy theo mô hình tổ chức mới. Ngày 6 tháng 8 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định 01 có hiệu lực cùng ngày quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, theo đó Bộ Công an không còn cấp Tổng cục.[23]

Bộ máy Bộ Công an giảm 6 tổng cục và gần 60 đơn vị cấp Cục, 300 đơn vị cấp Phòng.[24] Bộ máy công an địa phương giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng và 1000 đơn vị cấp Đội.[25] Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của 20 tỉnh thành gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu được sáp nhập vào Công an tỉnh, thành phố tương ứng.[26]

Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm kinh tế, tham nhũng sáp nhập với Cục Cảnh sát chống buôn lậu thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu[27]; Cục An ninh mạng (trực thuộc Bộ Công an) và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (thuộc Tổng cục Cảnh sát) sáp nhập thành Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trực thuộc Bộ Công an Việt Nam;[28][29] Cục An ninh Thông tin truyền thông sáp nhập vào Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục Hồ sơ nghiệp vụ An ninh hợp nhất với Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát thành Cục Hồ sơ nghiệp vụ [30]; thành lập Cục An ninh đối ngoại trên cơ sở sáp nhập 4 cục nghiệp vụ và tiếp thu một số chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục An ninh trước đây; thành lập Cục Truyền thông Công an nhân dân trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trung tâm Phát thanh - Truyền hình - Điện ảnh Công an nhân dân, Báo Công an nhân dân và Nhà xuất bản Công an nhân dân[31].

Sáng ngày 17 tháng 08 năm 2023, Bộ Công an thành lập Hội Cựu Công an nhân dân Việt Nam theo quyết định về việc cho phép thành lập Hội Cựu Công an nhân dân Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 01/8/2023 [32]. Hội Cựu Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy Công an các cấp. Chủ tịch hội là nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Công an.

Lãnh đạo hiện nay

Họ và tênCấp bậc - Quân hàmChức vụNăm sinhQuê quánĐảm nhiệm từChức vụ trong Đảng
Tô Lâm Đại tướngBộ trưởng1957Hưng YênTháng 4 năm 2016Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương
Trần Quốc Tỏ Thượng tướngThứ trưởng thường trực1962Ninh BìnhTháng 5 năm 2020Ủy viên Trung ương Đảng
Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy CATW
Lương Tam Quang Thượng tướngThứ trưởng1965Hưng YênTháng 8 năm 2019Ủy viên Trung ương Đảng
Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương
Nguyễn Duy Ngọc Thượng tướng1964Hưng YênTháng 8 năm 2019
Lê Quốc Hùng Trung tướng1966Thừa Thiên HuếTháng 4 năm 2020
Lê Văn Tuyến Trung tướng1973Hà NộiTháng 1 năm 2022Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương
Nguyễn Văn Long Trung tướng1974Bắc GiangTháng 1 năm 2022

Cơ cấu tổ chức

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an

Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an

Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an

Tên đơn vị [38] [39]Thành lậpThủ trưởng đơn vịTrụ sở
Họ và tênCấp bậc - Quân hàm
Khối Cục và tương đương
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương10/1/1980

(44 năm, 79 ngày)

Trần Quốc Tỏ Thượng tướngSố 47 đưng Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương (X06) [40]11/1/2002

(22 năm, 78 ngày)

Lê Minh Hà[41] Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Thanh tra Bộ Công an (X05) [42]28/5/1967

(56 năm, 306 ngày)

Trần Đức Tuấn Trung tướngSố 3 phố Nguyễn Thượng Hiền, Q. Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng Bộ Công an (V01)18/4/1946

(77 năm, 346 ngày)

Đặng Hồng Đức Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Đối ngoại (V02)17/9/2014

(9 năm, 194 ngày)

Đặng Xuân Hồng Trung tướngSố 60 Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (V03) [43]25/3/2014

(10 năm, 4 ngày)

Phạm Công Nguyên Thiếu tướngSố 44 Yết Kiêu, Q. Hoàn Kiếm. Hà Nội
Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an (V04) [44]6/8/2018

(5 năm, 236 ngày)

Trần Vi Dân Trung tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc (V05) [45]16/6/1967

(56 năm, 287 ngày)

Tráng A Tủa [46][47] Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Hồ sơ nghiệp vụ (V06) [48]27/3/1957

(67 năm, 2 ngày)

Ngô Thị Hoàng Yến Trung tướngSố 54 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cục An ninh đối ngoại (A01)21/1/1977

(47 năm, 68 ngày)

Đào Xuân Lân Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục An ninh nội địa (A02)21/1/1977

(47 năm, 68 ngày)

Phạm Ngọc Việt Trung tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục An ninh chính trị nội bộ (A03)10/5/1958

(65 năm, 324 ngày)

Phạm Thế Tùng Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục An ninh kinh tế (A04)13/5/1953

(70 năm, 321 ngày)

Nguyễn Đình Thuận Trung tướngSố 40 Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05)6/8/2018

(5 năm, 236 ngày)

Nguyễn Minh Chính Trung tướngSố 47 Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội [Ghi chú 1]
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (A06)1/7/1954

(69 năm, 272 ngày)

Trần Việt Kiều Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Ngoại tuyến (A07)8/1/2009

(15 năm, 81 ngày)

Lưu Hồng Quảng Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08)13/5/1953

(70 năm, 321 ngày)

Phạm Đăng Khoa Thiếu tướngSố 44 - 46 Trần Phú, Q. Ba Đình, Hà Nội
Cục An ninh điều tra (A09)31/12/1951

(72 năm, 89 ngày)

Hoàng Văn Hà Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Xử lý tin và hỗ trợ tình báo (B01) [49]21/2/1946
(78 năm, 37 ngày)
[Ghi chú 2]
[50]
Phạm Bình [51] Trung tướngSố 60 Nguyễn Văn Huyên, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Tình báo châu Á (B02) [49] [52]Đặng Hùng Thanh Trung tướngSố 60 Nguyễn Văn Huyên, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Tình báo Mỹ - Âu - Phi (B03)[49][53]Nguyễn Ngọc Tuấn [54] Trung tướngSố 60 Nguyễn Văn Huyên, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Tình báo phương thức mật (B04) [55][56]Số 60 Nguyễn Văn Huyên, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Tình báo kinh tế, khoa học, kỹ thuật và môi trường (B05) [49][57][58]Số 60 Nguyễn Văn Huyên, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Tổ chức - Cán bộ (X01)23/10/1957

(66 năm, 158 ngày)

Hoàng Đức Lừng Trung tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Đào tạo (X02)6/1/1974

(50 năm, 83 ngày)

Đỗ Anh Tuấn Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (X03)6/8/2018

(5 năm, 236 ngày)

Nguyễn Ngọc Toàn Trung tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Truyền thông Công an nhân dân (X04)6/8/2018

(5 năm, 236 ngày)

Đỗ Triệu Phong Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01)[59]31/12/1951

(72 năm, 89 ngày)

Trần Minh Tiến [60] Đại táSố 499 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Cục Cảnh sát hình sự (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) (C02)[61]18/4/1946

(77 năm, 346 ngày)

Trần Ngọc Hà [62] Trung tướngSố 497 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) [59]24/4/2015

(8 năm, 340 ngày)

Nguyễn Ngọc Lâm[63] Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) [64]12/3/1997

(27 năm, 17 ngày)

Nguyễn Văn Viện Trung tướngSố 499 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05)29/11/2006

(17 năm, 121 ngày)

Trần Minh Lệ Trung tướngSố 499 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06)[65]19/8/1945

(78 năm, 223 ngày)

Nguyễn Ngọc Cương Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C07) [66]4/10/1961

(62 năm, 177 ngày)

Nguyễn Tuấn Anh Trung tướngSố 1 Vũ Hữu, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Cục Cảnh sát giao thông (C08)[67]21/2/1946

(78 năm, 37 ngày)

Nguyễn Văn Trung Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10) [68]20/7/1962

(61 năm, 253 ngày)

Lê Minh Hùng Trung tướngSố 17, ngõ 175, Định Công, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng (C11) [69]10/6/2015

(8 năm, 293 ngày)

Nguyễn Văn Phục Trung tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Kế hoạch và tài chính (H01) [70]6/8/2018

(5 năm, 236 ngày)

Phạm Trường Giang Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Quản lý xây dựng và doanh trại (H02) [71][72]21/1/1977

(47 năm, 68 ngày)

Nguyễn Khắc Cường Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Trang bị và kho vận (H03) [73]13/5/1953

(70 năm, 321 ngày)

Bùi Thiện Dũng Trung tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Viễn thông và cơ yếu (H04) [74][75][76]24/9/1945

(78 năm, 187 ngày)

Lê Khắc Thuyết Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Công nghệ thông tin (H05)18/4/1946

(77 năm, 346 ngày)

Dương Văn Tính Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Y tế (H06) [77]21/1/1977

(47 năm, 68 ngày)

Phạm Thị Lan Anh Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Hậu cần (H07) [78]21/1/1977

(47 năm, 68 ngày)

Phạm Văn Sơn Thiếu tướngSố 80 Trần Quốc Hoàn, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cục Công nghiệp an ninh (H08) [79]10/4/2015

(8 năm, 354 ngày)

Nguyễn Thanh Trang Thiếu tướngSố 47 đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Khối Bộ Tư lệnh
Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (K01)16/2/1953

(71 năm, 42 ngày)

Trần Hải Quân [80] Trung tướngSố 16 phố Trấn Vũ, Hà Nội
Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K02)15/4/1945

(78 năm, 349 ngày)

Lê Ngọc Châu[41] Thiếu tướngSố 23 Nguyễn Khang, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Khối Học viện, Nhà trường
Học viện Quốc tế (B06)Cao Anh Dũng Thiếu tướng
Học viện An ninh nhân dân (T01) [81]25/6/1946

(77 năm, 278 ngày)

Trịnh Ngọc Quyên Thiếu tướngSố 125 Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội
Học viện Cảnh sát nhân dân (T02)11/5/1968

(55 năm, 323 ngày)

Trần Minh Hưởng Trung tướngP. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học viện Chính trị Công an nhân dân (T03) [82]29/10/1971

(49 năm)

Phan Xuân Tuy Trung tướngH. Sóc Sơn, Hà Nội
Trường Đại học An ninh nhân dân (T04) [83]9/10/1963

(60 năm, 172 ngày)

Đoàn Minh Lý Thiếu tướngKm 18 Xa lộ Hà Nội, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (T05)24/4/1976

(47 năm, 340 ngày)

Trần Thành Hưng [84][85] Thiếu tướngQuận 7, TP. HCM
Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy (T06)2/9/1963

(60 năm, 209 ngày)

Lê Quang Bốn Trung tướngH. Lương Sơn, Hòa Bình

Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân (T07)

21/10/2010

(13 năm, 160 ngày)

Đinh Ngọc Khoa Đại táĐường QL 17, TT. Hồ, H. Thuận Thành, Bắc Ninh
Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I (T08)15/05/1968 (Không rõ tình trạng hoạt động)

(55 năm, 319 ngày)

Đinh Ngọc Hoa Thiếu tướngX. Tiên Dược, H. Sóc Sơn, Hà Nội
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (T09)20/2/1989 (Không rõ tình trạng hoạt động)

(35 năm, 38 ngày)

Lê Hoài Nam Thiếu tướngX. Thủy Xuân Tiên, H. Chương Mỹ, Hà Nội
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II (T10)11/3/1977 (Không rõ tình trạng hoạt động)

(47 năm, 18 ngày)

Nguyễn Văn Quốc Đại táTP. Thủ Đức, TP. HCM
Khối Viện, Bệnh viện
Viện Khoa học Hình sự (C09) [86]23/8/1957

(66 năm, 219 ngày)

Nguyễn Tiến Nam Thiếu tướngSố 99 Nguyễn Tuân, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ (H09) [87][88]6/8/2018

(5 năm, 236 ngày)

Lê Minh Quý Trung tướngHà Nội
Bệnh viện 19-823/8/1957

(66 năm, 219 ngày)

Hoàng Thanh Tuyền [89] Đại táSố 9 Trần Bình, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Bệnh viện 30-46/8/1962

(61 năm, 236 ngày)

Dương Thị Thu Hằng Đại táSố 9 Sư Vạn Hạnh, Quận 5, TP. HCM
Bệnh viện 19911/6/1999

(24 năm, 292 ngày)

Quách Hữu Trung Đại táSố 216 Nguyễn Công Trứ, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng
Bệnh viện Y học cổ truyền24/12/1996

(27 năm, 96 ngày)

Phạm Bá Tuyến Thiếu tướngSố 278 đường Lương Thế Vinh, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Công an tỉnh, thành phốGiám đốc
Họ và tênCấp bậc - Quân hàmQuê quánNhậm chứcChức vụ khi được bổ nhiệm
An Giang[90]Lâm Phước Nguyên

(1971)

Đại táCần Thơ1.9.2022

(1 năm, 210 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang
Bà Rịa –

Vũng Tàu [91]

Bùi Văn Thảo

(1963)

Đại táNinh Bình31.5.2018

(5 năm, 303 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu[92]
Bạc Liêu[93]Hồ Việt Triều

(1973)

Đại táBến Tre01.02.2023

(1 năm, 57 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau[94][95]
Bắc Giang[96]Nguyễn Quốc Toản

(1978)

Đại táHải Phòng2.10.2019

(4 năm, 136 ngày)

Phó Cục trưởng, Thư ký lãnh đạo Bộ Công an [97][98]
Bắc Kạn[99]Hà Văn Tuyên

(1969)

Đại táCao Bằng28.6.2020

(3 năm, 275 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu[100]
Bắc Ninh[101]Bùi Duy Hưng

(1978)

Đại táHải Phòng20.4.2021

(2 năm, 344 ngày)

Phó Cục trưởng, Thư ký lãnh đạo Bộ Công an [102][103]
Bến Tre[104]Trương Sơn Lâm

(1972)

Đại táThanh Hóa10.10.2022

(1 năm, 171 ngày)

Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao[105]
Bình Dương[106]Tạ Văn Đẹp

(1975)

Đại táTây Ninh24.4.2023

(340 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh [1]
Bình Định[107]Võ Đức Nguyện

(1966)

Đại táQuảng Ngãi29.5.2020

(3 năm, 305 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi[108][109]
Bình Phước[110]Bùi Xuân Thắng

(1965)

Đại táNghệ An28.5.2019

(4 năm, 306 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước[111][112]
Bình Thuận[113]Lê Quang Nhân

(1969)

Đại táHà Tĩnh20.3.2023

(1 năm, 9 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai [114]
Cà Mau[115]Phạm Thành Sỹ

(1964)

Đại táCà Mau9.11.2015

(8 năm, 141 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau[116][117]
Cao Bằng[118]Vũ Hồng Quang

(1968)

Đại táNam Định30.6.2020

(3 năm, 273 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn[119][120]
Cần Thơ[121]Nguyễn Văn Thuận

(1965)

Thiếu tướngHậu Giang26.10.2018

(5 năm, 155 ngày)

Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ
Đà Nẵng[122]Vũ Xuân Viên

(1964)

Thiếu tướngQuảng Ngãi31.8.2018

(5 năm, 211 ngày)

Cục trưởng Cục Tham mưu, Tổng cục Cảnh sát
Đắk Lắk[123]Lê Vinh Quy

(1967)

Thiếu tướngQuảng Nam1.3.2021

(3 năm, 28 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng
Đắk Nông[124]Nguyễn Thanh Liêm

(1975)

Đại táHà Tĩnh22.12.2023

(98 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh
Điện Biên[125]Ngô Thanh Bình

(1978)

Đại táNinh Bình15.11.2021

(2 năm, 135 ngày)

Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Đồng Nai[126]Nguyễn Sỹ Quang

(1970)

Thiếu tướngNghệ An01.07.2022

(1 năm, 272 ngày)

Phó Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh
Đồng Tháp[127]Nguyễn Văn Hiểu

(1964)

Đại táVĩnh Long17.7.2019

(4 năm, 256 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long
Gia Lai[128]Rah Lan Lâm

(1966)

Thiếu tướngGia Lai29.6.2020

(3 năm, 274 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Hà Giang[129]Phan Huy Ngọc

(1972)

Đại táVĩnh Phúc17.4.2020

(3 năm, 347 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ
Hà Nam[130]Tô Anh Dũng

(1977)

Đại táHà Nội5.9.2022

(1 năm, 206 ngày)

Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Hà Nội[131]Nguyễn Hải Trung

(1968)

Trung tướngVĩnh Phúc1.8.2020

(3 năm, 241 ngày)

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương
Hà Tĩnh[132]Nguyễn Hồng Phong

(1979)

Đại táPhú Thọ1.7.2022

(1 năm, 272 ngày)

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa
Hải Dương[133]Bùi Quang Bình[134](1979) Đại táQuảng Ninh1.3.2022

(2 năm, 28 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh
Hải Phòng[135]Vũ Thanh Chương

(1968)

Thiếu tướngThái Bình1.10.2019

(4 năm, 180 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương
Hậu Giang[136]Huỳnh Việt Hòa

(1976)

Đại táKiên Giang1.5.2020

(3 năm, 333 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang
Hòa Bình[137]Đỗ Thanh Bình

(1976)

Đại táThái Bình15.8.2022

(1 năm, 227 ngày)

Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
Thành phố Hồ Chí Minh [138]Lê Hồng Nam

(1966)

Trung tướngBình Dương26.6.2020

(3 năm, 277 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Long An
Hưng Yên[139]Nguyễn Thanh Trường

(1974)

Đại táHải Dương28.9.2021

(2 năm, 183 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
Khánh Hòa[140]Nguyễn Thế Hùng[141]

(1969)

Đại táQuảng Trị30.4.2022

(1 năm, 334 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận
Kiên Giang[142]Nguyễn Văn Hận

(1971)

Đại táBạc Liêu12.4.2022

(1 năm, 352 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu
Kon Tum[143]Nguyễn Hồng Nhật

(1968)

Đại táBình Định31.1.2020

(4 năm, 58 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum
Lai Châu[144]Nguyễn Viết Giang

(1964)

Đại táHà Giang28.6.2020

(3 năm, 275 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang
Lạng Sơn[145]Thái Hồng Công

(1966)

Đại táHà Tĩnh30.6.2020

(3 năm, 273 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh
Lào Cai[146]Cao Minh Huyền

(1974)

Đại táHưng Yên28.4.2023

(336 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Lâm Đồng[147]Trương Minh Đương

(1976)

Đại táCà Mau30.5.2022

(1 năm, 304 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng
Long An[148]Lâm Minh Hồng

(1969)

Đại táĐồng Tháp26.6.2020

(3 năm, 277 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
Nam Định[149]Trần Minh Tiến

(1967)

Đại táHà Nam30.5.2022

(1 năm, 304 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng
Nghệ An[150]Bùi Quang Thanh

(1977)

Thiếu tướngQuảng Bình24.12.2023

(106 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông
Ninh Bình[151]Đặng Trọng Cường

(1976)

Đại táPhú Thọ29.8.2022

(1 năm, 213 ngày)

Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra
Ninh Thuận[152]Huỳnh Tấn Hạnh[153]

(1976)

Đại táQuảng Nam30.4.2022

(1 năm, 334 ngày)

Phó Cục trưởng Cục An ninh đối ngoại
Phú Thọ[154]Nguyễn Minh Tuấn

(1975)

Đại táThanh Hoá01.5.2023

(333 ngày)

Phó Cục trưởng Cục Kế hoạch và Tài chính
Phú Yên[155]Phan Thanh Tám

(1967)

Đại táQuảng Nam29.6.2020

(3 năm, 274 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
Quảng Bình[156]Nguyễn Hữu Hợp

(1968)

Đại táNghệ An1.6.2022

(1 năm, 302 ngày)

Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế
Quảng Nam[157]Nguyễn Đức Dũng[158]

(1967)

Thiếu tướngQuảng Ngãi11.11.2019

(4 năm, 139 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam
Quảng Ngãi[159]Phan Công Bình

(1966)

Đại táBình Định4.5.2020

(3 năm, 330 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Định
Quảng Ninh[160]Đinh Văn Nơi

(1976)

Thiếu tướngCần Thơ30.8.2022

(1 năm, 212 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh An Giang
Quảng Trị[161]Nguyễn Đức Hải

(1977)

Đại táNghệ An24.11.2023

(126 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Sóc Trăng[162]Bùi Quốc Khánh

(1968)

Đại táQuảng Ngãi09.01.2023

(1 năm, 80 ngày)

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Bộ Công an
Sơn La[163]Nguyễn Ngọc Vân

(1972)

Thiếu tướngPhú Thọ13.11.2019

(4 năm, 137 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ
Tây Ninh[164]Nguyễn Văn Trãi

(1967)

Đại táBến Tre28.3.2019

(5 năm, 1 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh
Thái Bình[165]Trần Văn Phúc

(1978)

Đại táHà Nội29.9.2021

(2 năm, 182 ngày)

Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
Thái Nguyên[166]Bùi Đức Hải

(1968)

Đại táThái Bình29.6.2020

(3 năm, 274 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
Thanh Hóa[167]Trần Phú Hà

(1967)

Thiếu tướngNam Định8.6.2020

(3 năm, 295 ngày)

Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Thừa Thiên – Huế [168]Nguyễn Thanh Tuấn

(1976)

Đại táThanh Hóa31.7.2020

(3 năm, 242 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế
Tiền Giang[169]Nguyễn Văn Nhựt

(1965)

Đại táBến Tre17.7.2019

(4 năm, 256 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre
Trà Vinh[170]Trần Xuân Ánh

(1975)

Đại táHà Tĩnh15.10.2021

(2 năm, 166 ngày)

Phó Cục trưởng Cục Tổ chức - Cán bộ
Tuyên Quang[171]Phạm Kim Đĩnh

(1975)

Đại táTuyên Quang1.2.2020

(4 năm, 57 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Tuyên Quang
Vĩnh Long[172]Nguyễn Trọng Dũng

(1966)

Đại táHà Nội13.5.2021

(2 năm, 321 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Phúc[173]Thân Văn Hải

(1975)

Đại táBắc Giang1.2.2024

(57 ngày)

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang
Yên Bái[174]Lê Việt Thắng

(1972)

Đại táHưng Yên1.2.2023

(1 năm, 57 ngày)

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân Việt Nam và là cơ quan nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, chính sách, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; lãnh đạo mọi mặt công tác trong công an.[7]

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Công an nhân dân và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Công an nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Đảng bộ Công an Trung ương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.[7]

Chỉ huy lãnh đạo qua các thời kỳ

Các tướng lĩnh tiêu biểu

Nhận định đánh giá

Quan điểm

Phát biểu tại Hội nghị Công An Toàn quốc lần thứ 72, lãnh đạo Đảng Cộng sản, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 26/12/2016 chỉ đạo công an phải "là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đối kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa...Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết 'còn Đảng, còn mình'." [175]

Tranh luận về con số tướng lĩnh

Tính tới giữa năm 2018 bộ Công an có 205 tướng lĩnh. Trong khi đó, trước năm 1975, không có một sĩ quan cảnh sát và an ninh nào được phong tướng. Thời kỳ đó chỉ có công an vũ trang có một số người được phong tướng.

Tại Quốc hội trong phiên thảo luận về dự án Luật công an nhân dân sửa đổi sáng 14-6, có tranh luận về con số tướng lãnh ngành Công an.

Đại biểu Nguyễn Tạo đại diện Lâm Đồng cho biết thời gian qua người dân có nhiều băn khoăn về cả thời gian lên tướng và số lượng cấp tướng: "Hiện nay việc phong hàm lên nhanh, chất lượng tướng lĩnh cũng gây tranh cãi, thậm chí có tướng lĩnh vi phạm pháp luật như đã xảy ra ở một vài vụ việc gần đây".

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hoà) nói rằng tình hình an ninh trật tự thời bình không quá phức tạp, trong khi kinh tế đất nước đang khó khăn mà "tướng lĩnh hơi bị nhiều".

Vấn đề Công an xã

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm chiều 7-6-2018 cho biết Công an xã đang được duy trì thì từ trước đến nay về bản chất không phải là công an, họ là lực lượng không chính quy. Lực lượng này không có quân hàm, không phải là sĩ quan, có trang phục riêng để phân biệt công an xã với công an chính quy do Bộ Công an quản lý. Đang có dự đưa công an huyện từ 3-5 người về xã hoạt động. Số công an xã mà hiện không thể vào được chính quy sẽ được tổ chức lại như hình thức của lực lượng bảo vệ dân phố. Thực tế cho thấy, việc lực lượng công an xã không được đào tạo chính quy về chuyên môn, nghiệp vụ đã gặp không ít khó khăn trong công tác bảo đảm an ninh cơ sở. Trong khi đó, việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn hiện nay chủ yếu do công an xã đảm nhiệm nhưng lực lượng này còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Công an xã là lực lượng bán chuyên trách nên chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ.[176][177]

Cải cách tinh gọn bộ máy công an

Năm 2018, Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ Công an tiến hành, triển khai đề án 106 sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo phương châm Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở. Việc tinh gọn bộ máy trong lực lượng Công an là chủ trương đúng đắn, phù hợp thực tế khách quan, hợp lòng dân.[176] Bộ không tổ chức cấp trung gian, nâng cao chất lượng các cục trực thuộc Bộ và sắp xếp, thu gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, báo chí, y tế và sáp nhập 20 đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với Công an tỉnh thành phố để bảo đảm gắn kết, phát huy tối đa nguồn lực trong thực thi nhiệm vụ.[178]

Các Tổ chức Quốc tế tham gia

  • Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol (tiếng Anh: International Criminal Police Organization)
  • Hiệp hội Cảnh sát các Quốc gia Đông Nam Á (Aseanapol)
  • Hiệp hội Học viện cảnh sát quốc tế (INTERPA)
  • Hội nghị các Bộ trưởng Nội vụ các nước ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC)
  • Hội nghị những người đứng đầu Cơ quan An ninh Nội địa các nước ASEAN (MACOH)
  • Hội nghị Phòng chống ma túy Quốc tế (tiếng Anh: "International Drug Enforcement Conference" hay "IDEC")

Xem thêm

Ghi chú

Chú thích

Liên kết ngoài