Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz (tiếng Armenia: Հայաստանի Խորհրդային Սոցիալիստական Հանրապետություն; tiếng Azerbaijan: Загафгија Совет Федератив Сосиалист Республикасы, Zaqafqaziya Sovet Federativ Sosialist Respublikası; tiếng Gruzia: ამიერკავკასიის საბჭოთა ფედერაციული სოციალისტური რესპუბლიკა; tiếng Nga: Закавказская Советская Федеративная Социалистическая Республика [ЗСФСР] Zakavkazskaya Sovetskaya Federativnaya Sotsalisticheskaya Respublika [ZSFSR]) - hay còn gọi là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Ngoại Kavkaz Xô viết, Ngoại Kavkaz Xô viết hoặc gọi tắt là TSFSR, là một nước cộng hoà tồn tại trong một thời gian ngắn, bao gồm Gruzia, Armenia, và Azerbaijan (thường được biết đến dưới tên các nước Cộng hoà Ngoại Kavkaz), một bộ phận của Liên bang Xô Viết trước đây[1].

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz
1922–1936
Quốc kỳ Kavkaz Xô viết
Quốc kỳ
Quốc huy (1923–1936) Kavkaz Xô viết
Quốc huy (1923–1936)
Lãnh thổ Liên bang Ngoại Kavkaz trong Liên Xô
Lãnh thổ Liên bang Ngoại Kavkaz trong Liên Xô
Tổng quan
Thủ đôTiflis
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Gruzia
Tiếng Azerbaijan
Tiếng Armenia
Tiếng Nga
Chính trị
Chính phủLiên bang Xô viết xã hội chủ nghĩa
Lịch sử 
• Thành lập
12 tháng 3 năm 1922
• Giải thể
5 tháng 12 năm 1936
Địa lý
Diện tích 
• 1922
186.100 km2
(71.854 mi2)
Kinh tế
Đơn vị tiền tệRúp Kavkaz, Rúp Xô viết
Tiền thân
Kế tục
CHXHCN Xô viết Armenia
CHXHCN Xô viết Azerbaijan
CHXHCN Xô viết Gruzia
CHXHCN Xô viết Armenia
CHXHCN Xô viết Azerbaijan
CHXHCN Xô viết Gruzia
Hiện nay là một phần của Armenia
 Azerbaijan
 Gruzia
 Nga
Bản đồ "vùng Ngoại Kavkaz" trong thời kỳ Xô Viết

Sau khi chính quyền Xô viết thành lập ở Nga năm 1917, ở Ngoại Kavkaz chỉ thiết lập được chính quyền Xô viết ở vùng Baku. Tại đây, Hội đồng Dân ủy Nhân dân tuyên bố thành lập Công xã Baku và là cơ quan đứng đầu Baku. Ở những vùng còn lại của Ngoại Kavkaz, những đảng tư sản khác của Azerbaijan Mussavat, Amernia Dashnak và Menshevik Georgian thành lập Dân ủy Ngoại Kavkaz để ngăn chặn làn sóng Bolshevik.

Gốc rễ của nền Cộng hoà có thể xét từ sau khi Đế quốc Nga tan rã vào năm 1917 trong Cách mạng Nga, khi mà các tỉnh thuộc vùng Kavkaz ly khai và cố gắng thành lập thể chế Liên bang của riêng mình với tên gọi Liên bang Ngoại Kavkaz. Mải tranh giành lợi ích dân tộc-quốc gia và đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là các nguyên nhân khién nền Cộng hoà sụp đổ hai tháng sau đó, tức là vào tháng 4 năm 1918.

Trong những năm tiếp theo, ba nhà nước kế tục tiếp tục tồn tại cho đến khi nội chiến Nga chấm dứt và được Hồng quân biến thành các nước cộng hòa Xô Viết. Vào tháng 3 năm 1922, vùng này được hợp nhất thành một nước cộng hòa duy nhất và gia nhập Liên Xô vào tháng 12 cùng năm. Vào năm 1936, nước cộng hoà này giải thể và lại phân thành ba nước cộng hòa riêng rẽ, gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia, ArmeniaAzerbaijan.

Nguyên thủ Quốc gia

Chủ tịch Hội đồng Liên bangNgàyTổ chức
Nariman Narimanovtháng 3 - tháng 12 năm 1922Đảng Cộng sản Azerbaijan
Polikarp Mdivanitháng 3 - tháng 12 năm 1922Đảng Cộng sản Gruzia
Aleksandr Myasnikyantháng 3 - tháng 12 năm 1922Đảng Cộng sản Armenia
Chủ tịch Ủy ban chấp hành Trung ươngThời hạnCho
Mikhail Tskhakaya (1x)1922-1927Gruzia
Samad aga Aliyev1922-1929Azerbaijan
Sarkis Ambartsumyan1922-1925Armenia
Sarkis Kasyan1927-1931Armenia
Filipp Makharadze (1x)1927-1928Gruzia
Mikhail Tskhakaya (2x)1928-1931Gruzia
Gazanfar Musabekov1929-1931Azerbaijan
Filipp Makharadze (2x)1931-1935Gruzia
Armenek Ananjan1931-1935Armenia
Sultan Majid Afandiyev1931-1936Azerbaijan
Sergo Martikiyan1935-1936Armenia
Aveli EnukidzeMar-tháng 5 năm 1935Gruzia
Filipp Makharadze (3x)1935-1936Gruzia

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài