Châu Kỳ

Cố nhạc sĩ Việt Nam

Châu Kỳ (5 tháng 11 năm 1923 - 6 tháng 1 năm 2008) là nhạc sĩ nhạc vàng thành danh từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông còn có bút danh khác là Anh Châu.[1]

Châu Kỳ
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Châu Kỳ
Ngày sinh
(1923-11-05)5 tháng 11, 1923
Nơi sinh
Huế, Trung Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp
Mất
Ngày mất
6 tháng 1, 2008(2008-01-06) (84 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Ca sĩ
Gia đình
Vợ
Mộc Lan (1949-1952)
Kha Thị Đàng (1955-nay)
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhChâu Kỳ
Anh Châu
Huy Tài
Huyền Khanh
Giai đoạn sáng tác1943–2008
Dòng nhạcNhạc vàng
Tình khúc 1954–1975
Nhạc cụGuitar
Hợp tác vớiHồ Đình Phương
Bằng Giang
Chế Linh
Duy Khánh
Tô Kiều Ngân
Trương Minh Dũng
Ca khúcCon đường xưa em đi
Đón xuân này nhớ xuân xưa
Đừng nói xa nhau
Giọt lệ đài trang

Cuộc đời

Châu Kỳ sinh ngày 5 tháng 11 năm 1923 tại làng Dưỡng Mong, Phú Mỹ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Cha ông là Châu Huy Hà, một nghệ nhân ca Huế; chị là Châu Thị Minh, được coi là một trong Ngũ nữ minh tinh (miền NamPhùng Há, Năm Phỉ; miền BắcÁi Liên, Bích Hợp và miền Trung có Châu Thị Minh).

Thuở nhỏ, Châu Kỳ học ở Trường Tiểu học Dưỡng Mong, sau ông lên Huế học ở trường Lycée Khải Định. Ở đây, Châu Kỳ gặp được sư huynh Petrus Thiều, một tu sĩ vừa giỏi về nhạc lý và sáng tác vừa sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ phương Tây. Sẵn dòng máu văn nghệ trong người, lại được thầy giỏi hướng dẫn, nên việc học nhạc và học hát của Châu Kỳ rất mau tiến bộ. Lúc mới biết hát, ông thường bắt chước ngân nga các bài hát bằng tiếng Pháp thịnh hành vào thời đó như J'ai deux amours, Tant qu'il y aura des etoiles mà nam danh ca người Pháp Tino Rossi thường trình bày, nên ông được bạn bè gọi là "Deuxième Tino Rossi".

Đến khi chị Châu Thị Minh lập đoàn ca kịch Huế mang tên Hồng Thu, ông đi hát trong đoàn của chị. Vừa được hát, lại vừa có tiền giúp cha mẹ, ông bỏ học để đi theo nghiệp cầm ca.

Khoảng năm 1942, Đoàn ca kịch Hồng Thu lưu diễn sang Lào: Savannakhet rồi Thakhek. Ở Thakhet, Châu Kỳ bị mật thám Pháp bắt khi đang diễn vở kịch Hồn lao động (cùng với Trần Văn Lang, Châu Thành và nữ nghệ sĩ Mộng Điệp) và đưa lên Ba Vì (nay thuộc Hà Nội) giam giữ.

Năm 1943, Châu Kỳ được trả tự do, nhưng khi về tới Huế thì mới hay mẹ đã bị chết đuối trong một cơn lũ. Đau buồn, Châu Kỳ viết ca khúc đầu tay Trở về, được Nhà xuất bản Tinh Hoa mua bản quyền in tờ nhạc. Một số tác phẩm mang âm hưởng cổ nhạc miền Trung của ông tiếp tục ra đời như: Khúc ly ca, Từ giã kinh thành, Khi ánh trăng vàng lên khơi,... gặt hái được nhiều thành công. Ông quyết định bỏ dở sự nghiệp ca hát để trở thành nhạc sĩ, sáng tác cho đến hết đời.

Nhạc của ông đã được nhiều thế hệ ca sĩ từ trước 1975 đến nay thể hiện ở Việt Nam và hải ngoại. Năm 2005, Trung tâm Thúy Nga thực hiện Paris By Night 78: Đường xưa, vinh danh ông cùng với 2 nhạc sĩ Quốc DũngTùng Giang.

Lúc 1 giờ 10 phút rạng sáng ngày 6 tháng 1 năm 2008 tại Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), nhạc sĩ Châu Kỳ qua đời ở tuổi 85 sau gần 2 tháng nằm liệt trên giường vì bệnh. Ông được đưa về quê hương Huế và an táng vào ngày 11 tháng 1 năm 2008 tại đồi Nam Giao.[cần dẫn nguồn]

Gia đình

Người vợ đầu của nhạc sĩ Châu Kỳ là nữ ca sĩ Mộc Lan. Người vợ sau của ông là bà Kha Thị Đàng, chị em con chú con bác với Kha Vạng Cân. Bà gắn bó với ông tới cuối đời và 2 người có với nhau 4 người con.

Tác phẩm

STTTên ca khúcGhi chúNăm sáng tác
1Áo trắng màu vu quyVăn Nhân - Châu Kỳ
2Anh hùng Trịnh Minh Thế
3Âm vangPhổ thơ Đinh Thụy Uyên
4Bắc cầu tương tưPhổ thơ Hà Nguyễn
5Bến nước Dương ĐôngBến này thuộc thị trấn Dương Đông, đảo Phú Quốc (nay là phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc).1955
6Bỏ phố lên rừngPhổ thơ Trương Minh Dũng1972
7Cánh hoa mai1955
8Cánh nhạn hồi âm1963
9Chiến công rừng Sát1956
10Chiều trên đồi thôngPhổ thơ Hoài Hương Tử1973
11Chờ anhLời Hồ Đình Phương1959
12Chờ emHuyền Khanh - Hồ Đình Phương1959
13Chuỗi cười vô tận
14Chuyện lòng1963
15Chuyện người ngậm ngãi tìm trầmLời Hồ Đình Phương1971
16Con đường xưa em điLời Hồ Đình Phương1968
17Cô gái làng sim
18Cố đô yêu dấu"Viết ca khúc này để chia sẻ nỗi đau xót với quê tôi (1968)
Và cũng để tưởng niệm hương hồn anh Tăng Duyệt, người đã khuyến khích tôi trên đường sáng tác."
1968
19Cuối đường kỷ niệmLời Hồ Đình Phương
20Dưới chân thánh giáLời Hồ Đình Phương1971
21Đàn tôi đã vỡ1962
22Đàn không tiếng hát1967
23Đi giữa mùa xuân
24Đón xuân này nhớ xuân xưaAnh Châu - Châu Kỳ1967
25Đoàn người gánh cỏLời Hồ Đình Phương
26Được tin em lấy chồng1961
27Được tin em lấy chồng 2
28Đường về nhà em1966
29Đừng nói xa nhauLời Hồ Đình Phương1970
30Em bé mồ côiLời Hồ Đình Phương
31Em đi về đâuPhổ thơ Trương Minh Dũng
32Em không buồn nữa chị ơiPhổ thơ Nguyễn Bính1966
33Em không chờ anh nửaĐồng sáng tác với Song Châu
34Em sắp về chưaPhổ thơ Tô Kiều Ngân1967
35Giòng Bến HảiLời Hồ Đình Phương1956
36Giòng thời gian
37Giông tố qua rồiĐồng sáng tác với Bằng Giang
38Giọt đàn theo giọt lệPhổ thơ Trương Minh Dũng
39Giọt lệ đài trang1970
40Giữa lòng đất mẹ1966
41Gọi tên em
42Gửi người em nhỏThơ Vũ Bình Thư1961
43Hoài thuLời Hồ Đình Phương
44Hững hờĐồng sáng tác với Hoàng Trọng1953
45Hạnh phúc và khổ đau
46Hồi âm (Sao chưa thấy hồi âm 2)Phổ thơ Trương Minh Dũng1965
47Huế, chút kỷ niệm riêng1995
48Hương Giang còn tôi chờ (Nén hương yêu 2)1965
49Khi bóng trăng vàng lên khơiLời Hồ Đình Phương1952
50Khúc ly ca
51Khuya nay anh đi rồiLời Hồ Đình Phương1964
52Lá vàng khóc lá xanh rơi1966
53Lính trận miền xaĐồng sáng tác với Bằng Giang (Ký tên Anh Châu)1970
54Lòng mẹ
55Lời kỹ nữPhổ thơ Xuân Diệu
56Luyến hoaPhổ thơ Tchya1952
57Ly hương hoài khúcLời Hồ Đình Phương
58Má hồng Đà LạtKhác với bài cùng tên của Minh Kỳ & Lan Anh1995
59Mái tóc thề1967
60Miền Trung thương nhớ1962
61Mộng đào nguyên1963
62Một chiều mưaLời Hồ Đình Phương
63Mơ xuânĐồng sáng tác với Hoàng Trọng
64Mùa thu còn đóCảm tác khi nghe bài "Mùa thu chết" của Phạm Duy.1971
65Mùa yêu đương1995
66Mưa rơiĐồng sáng tác với Ưng Lang
67Mưa trên Quảng ĐứcPhổ thơ Trương Minh Dũng
68Nén hương yêuĐồng sáng tác với Duy Khánh1964
69Nếu mai này hoà bình
70Ngày mai hôm nay đã tớiAnh Châu - Huy Tài1974
71Người đi chưa vềPhổ thơ Trương Minh Dũng
72Người đi trên xác pháoChâu Kỳ - Hoàng Bảo1961
73Người em văn khoaPhổ thơ Hoài Hương Tử
74Người nhớ bài ca, ta nhớ ngườiPhổ thơ Trương Minh Dũng
75Người vợ chiến sĩĐồng sáng tác vớ Lê Mộng Bảo
76Nha Trang tình nhớ1995
77Nhạc sĩ trong sương chiều1953
78NhớPhổ thơ Tô Như1973
79Nhớ mong
80Nhớ Trúc GiangĐồng sáng tác với Nguyễn Minh Chung1965
81Nhớ về xứ Thượng
82Niềm thương của mẹAnh Châu - Huy Tài
83Nợ trần1970
84Nỗi lòng TTKH
85Nửa vầng trăngPhổ thơ Hà Nguyễn
86Nước mắt quê hươngLời Hồ Đình Phương
87Nụ cười trong mộngAnh Châu - Huy Tài1966
88Phượng tìm hoàngPhổ thơ Đinh Hùng
89Quảng Trị tôi yêu1995
90Rừng thay lá
91Rừng thương biển nhớ1963
92Sao chưa thấy hồi âm"Thân tặng thi sĩ Trương Minh Dũng người đã khơi cho tôi nguồn cảm hứng để viết thành ca khúc này."1965
93Sân khấu và cuộc đờiPhổ thơ Trần Ngọc Huế
94Sầu đôngLời Hồ Đình Phương
95Tiếng ca đó về đâuPhổ thơ Nguyễn Tiến Thịnh1970
96Tiếng hát dân ChàmLời Hồ Đình Phương1953
97Tiếng hát đồng xanhLời Hồ Đình Phương (Ký tên Huyền Khanh)1957
98Tiếng hát người đưa đò muộn1995
99Tiếng ruThơ Văn Nhân
100Tìm mà không thấyĐồng sáng tác với Hoàng Bảo
101Tìm nhau trong kỷ niệmLời Hồ Đình Phương
102Tìm quên1962
103Tình đồng hương1995
104Tình quêLời Hồ Đình Phương
105Tình thơ ý nhạcThơ Trương Minh Dũng
106Tôi chưa có mùa xuân1971
107Tôi viết nhạc buồn1972
108Tôi thấy mắt em cười1966
109Trở về1943
110Trôi vào xứ mộngPhổ thơ Tố Như
111Túy caPhổ thơ Trương Minh Dũng1973
112Từ giã kinh thànhLời Hồ Đình Phương1954
113Vào mộng cùng emPhổ thơ Tô Kiều Ngân
114Vẫn Huế ngày xưa
115Vầng trăng Hàn Mặc Tử1995
116Vầng trăng sông Hậu1995
117Về sông cũPhổ thơ Trương Minh Dũng
118Vô tình1961
119Vui bước phong trầnLời Hồ Đình Phương
120Xin làm người tình cô đơnLời Hồ Đình Phương1974
121Xin trời thôi mưa1966
122Xông pha
123Xuân đến con về1970
124Xuân về người có vuiAnh Châu - Tô Lang

Chú thích