Chính phủ Quốc gia Việt Nam

Chính phủ Quốc gia Việt Nam trên danh nghĩa là cơ quan hành pháp cao nhất của Quốc gia Việt Nam. Các thành viên của Chính phủ, gồm Thủ tướng, các Tổng trưởng, Bộ trưởng và Thứ trưởng đều do Quốc trưởng bổ nhiệm bằng sắc lệnh và chịu trách nhiệm trước Quốc trưởng. Quyền hạn các thành viên chính phủ do sắc lệnh của Quốc trưởng ấn định.

Quốc trưởng cũng có quyền cách chức bất kỳ thành viên nào của Chính phủ.

Chính phủ lâm thời

Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam là chính phủ được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1948, nhằm chuẩn bị cho việc thành lập chính phủ chính thức của Quốc gia Việt Nam đứng đầu bởi Quốc trưởng Bảo Đại vào ngày 14 tháng 7 năm 1949.

STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngNguyễn Văn Xuân
2Phó thủ tướngTrần Văn Hữu
3Tổng trưởng Tư phápNguyễn Khắc Vệ
4Tổng trưởng Bộ Lễ và Giáo dụcNguyễn Khoa Toàn
5Tổng trưởng Kinh tế Tài chánhNguyễn Trung Vinh
6Tổng trưởng Thông tinPhan Huy Đán
7Tổng trưởng Canh nôngTrần Thiện Vàng
8Tổng trưởng Y tếĐặng Hữu Chí
9Tổng trưởng Công chánhNguyễn Văn Tỷ
10Bộ trưởng Quốc phòngTrần Quang Vinh
11Bộ trưởng Phủ thủ tướngĐinh Xuân Quảng
*Quốc vụ khanh Bắc KỳNghiêm Xuân Thiện
*Quốc vụ khanh Trung KỳPhan Văn Giáo
*Quốc vụ khanh Nam KỳLê Văn Hoạch

Chính phủ Bảo Đại

Chính phủ chính thức đầu tiên, hoạt động từ ngày 14 tháng 7 năm 1949 đến 21 tháng 1 năm 1950, do Quốc trưởng Bảo Đại kiêm quyền Thủ tướng

STTChức vụTênGhi chú
1Quốc trưởngBảo Đạikiêm Thủ tướng
2Phó thủ tướngTrần Văn Hữukiêm Tổng trưởng Quốc phòng
3Tổng trưởng Ngoại giaoNguyễn Phan Long
4Tổng trưởng Tư phápNguyễn Khắc Vệ
5Tổng trưởng Nội vụVũ Ngọc Trản[1]
6Tổng trưởng Y tếNguyễn Hữu Phiếm
7Tổng trưởng Thông tinTrần Văn Tuyên
8Tổng trưởng Tài chánhDương Tấn Tài
9Tổng trưởng Công chánh Kế hoạch và Giao thôngTrần Văn Của
10Tổng trưởng Thương mạiHoàng Cung
11Tổng trưởng Quốc gia Giáo dụcPhan Huy Quát
12Tổng trưởng Thanh niên và Thể thaoNguyễn Tôn Hoàn
12Tổng trưởng Lao động Canh nông và Xã hộiPhan Khắc Sửu
13Bộ trưởng Phủ thủ tướngĐặng Trinh Kỳ
14Bộ trưởng Quốc phòngTrần Quang Vinh
15Bộ trưởng Ngoại giaoLê Thăng
15Bộ trưởng Kinh tếTrần Văn Văn
*Thủ hiến Bắc phầnNguyễn Hữu Trí
*Thủ hiến Trung phầnPhan Văn Giáo
*Thủ hiến Nam phầnTrần Văn Hữu

Chính phủ Nguyễn Phan Long

Ngày 20 tháng 1 năm 1950, tướng Nguyễn Văn Xuân từ chức khỏi chính phủ. Quốc trưởng Bảo Đại ra Sắc lệnh số 6/QT ngày 21 tháng 1 năm 1950, chỉ định nhà báo Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng, chuẩn bị thành lập chính phủ mới. Tuy nhiên, chính phủ tạm thời chỉ hoạt động được hoạt động đến 27 tháng 4 năm 1950 thì Thủ tướng Nguyễn Phan Long từ chức dưới áp lực của Phủ Cao ủy Pháp vì cho rằng ông có quá nhiều tư tưởng Quốc gia độc lập và tỏ ra thân Mỹ.[2]

STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngNguyễn Phan Longkiêm Tổng trưởng Ngoại giao và Nội vụ
2Phó thủ tướngPhan Huy Quátkiêm Tổng trưởng Quốc phòng
3Tổng trưởng Tư phápNguyễn Khắc Vệ
4Tổng trưởng Nội vụVũ Ngọc Trân
5Tổng trưởng Y tếNguyễn Hữu Phiếm
6Tổng trưởng Thông tinTrần Văn Tuyên
7Tổng trưởng Tài chánhDương Tấn Tài
8Tổng trưởng Công chánh Kế hoạch và Giao thôngTrần Văn Của
9Tổng trưởng Thương mạiHoàng Cung
10Tổng trưởng Quốc gia Giáo dụckhuyết
11Tổng trưởng Thanh niên và Thể thaoNguyễn Tôn Hoàn
12Tổng trưởng Lao động Canh nông và Xã hộiPhan Khắc Sửu
13Bộ trưởng Phủ thủ tướngĐặng Trinh Kỳ
14Bộ trưởng Quốc phòngTrần Quang Vinh
15Bộ trưởng Ngoại giaoLê Thăng
16Bộ trưởng Kinh tếTrần Văn Văn

Chính phủ Trần Văn Hữu

Hoạt động từ ngày 6 tháng 5 năm 1950 đến 3 tháng 6 năm 1952, do cựu Thủ hiến Trần Văn Hữu làm Thủ tướng.

Chính phủ thành lập ngày 6 tháng 5 năm 1950.[3]
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngTrần Văn Hữukiêm Tổng trưởng Ngoại giao và Nội vụ
2Phó thủ tướngPhan Huy Quátkiêm Tổng trưởng Quốc phòng
3Tổng trưởng Tư phápNguyễn Khắc Vệ
4Tổng trưởng Nội vụVũ Ngọc Trân
5Tổng trưởng Y tếNguyễn Hữu Phiếm
6Tổng trưởng Thông tinTrần Văn Tuyên
7Tổng trưởng Tài chánhDương Tấn Tài
8Tổng trưởng Công chánh Kế hoạch và Giao thôngTrần Văn Của
9Tổng trưởng Thương mạiHoàng Cung
10Tổng trưởng Quốc gia Giáo dụckhuyết
11Tổng trưởng Thanh niên và Thể thaoNguyễn Tôn Hoàn
12Tổng trưởng Lao động Canh nông và Xã hộiPhan Khắc Sửu
13Bộ trưởng Phủ thủ tướngĐặng Trinh Kỳ
14Bộ trưởng Quốc phòngTrần Quang Vinh
15Bộ trưởng Ngoại giaoLê Thăng
16Bộ trưởng Kinh tếTrần Văn Văn
Chính phủ cải tổ ngày 21 tháng 2 năm 1951.[4][5]
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngTrần Văn Hữukiêm Tổng trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Nội vụ
2Phó thủ tướngNguyễn Khắc Vệkiêm Tổng trưởng Tư pháp
3Tổng trưởng phụ trợ Thủ tướng kiêm Quốc gia Giáo dụcVương Quang Nhường
4Tổng trưởng Tài chánhNguyễn Trung Vinh
5Tổng trưởng Quốc gia Kinh tếTrần Văn Khá
6Tổng trưởng Công vụDương Tấn Tài
7Tổng trưởng An ninhNguyễn Văn Tâm
8Tổng trưởng Công chánh, Vận tải, Viễn thôngLê Quang Huy
9Tổng trưởng Kế hoạch và Kiến thiếtNguyễn Duy Thanh
10Tổng trưởng Y tếĐặng Hữu Chí
11Tổng trưởng Xã hộiLê Thăng
12Bộ trưởng Phủ thủ tướngTrần Văn Tuyên
13Bộ trưởng Ngoại giaoNguyễn Hữu Thuần
14Bộ trưởng Ngân sáchĐinh Xuân Quảng
15Bộ trưởng Thanh niên và Thể thaoPhạm Văn Bính
16Bộ trưởng Lao độngNguyễn Trí Độ
Chính phủ cải tổ ngày 7 tháng 3 năm 1952.[6]
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngTrần Văn Hữukiêm Tổng trưởng Quốc phòng và Tài chính
2Tổng trưởng Tư phápVương Quang Nhường
3Tổng trưởng Ngoại giaoNguyễn Trung Vinh
4Tổng trưởng Nội vụNguyễn Văn Tâm
5Tổng trưởng Canh nôngLê Văn Hoạch
6Tổng trưởng Xã hội và Lao độngNguyễn Chánh Hải
7Tổng trưởng Giáo dụcNguyễn Thành Giung
8Tổng trưởng Công chánh và Giao thôngLê Quang Huy
9Tổng trưởng Kế hoạch và Kiến thiếtNguyễn Duy Thanh
10Tổng trưởng phụ tá Quốc phòngNghiêm Văn Tri
11Quốc vụ khanhNguyễn Trác
12Bộ trưởng Phủ Thủ tướngĐinh Xuân Quảng

Chính phủ Nguyễn Văn Tâm

Hoạt động từ ngày 6 tháng 6 năm 1952 đến 7 tháng 12 năm 1953, do cựu Tổng trưởng Nội vụ Nguyễn Văn Tâm làm Thủ tướng.

Chính phủ thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1952.[7][8] Chính phủ ra mắt ngày 25 tháng 6 năm 1952
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngNguyễn Văn Tâmkiêm Tổng trưởng Nội vụ
2Phó thủ tướngPhan Văn Giáokiêm Tổng trưởng Thông tin tuyên truyền
3Phó thủ tướngNgô Thúc Địchkiêm Tổng trưởng Cựu chiến binh và Phế binh
4Tổng trưởng Quốc phòngNghiêm Văn Tri
5Tổng trưởng Tài chánh và Kinh tế quốc giaNguyễn Huy Lai
6Tổng trưởng Ngoại giaoTrương Vĩnh Tống
7Tổng trưởng Tư phápLê Tấn Nẩm
8Tổng trưởng Giáo dụcNguyễn Thành Giung
9Tổng trưởng Công chánh, Giao thông và Bưu điệnLê Quang Huy
10Tổng trưởng Y tếLê Văn Hoạch
11Bộ trưởng Canh nôngCung Đình Quỳsau nâng thành Tổng trưởng
12Bộ trưởng Quy thuận và Bình địnhHoàng Nam Hùngsau đổi thành Bộ Chiêu an Bình định
13Bộ trưởng Thể thao và Thanh niênVũ Hồng Khanhđược cử sau
14Tổng trưởng Xã hội Lao độngLê Thăngđược cử sau
15Thứ trưởng Nghiên cứu và Cải cáchTrần Văn Quếđược cử sau
Chính phủ cải tổ ngày 8 tháng 1 năm 1953.[9]
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngNguyễn Văn Tâmkiêm Tổng trưởng Nội vụ
2Phó thủ tướngLê Văn Hoạchkiêm Tổng trưởng Thông tin Truyền thông và Tâm lý chiến
3Phó thủ tướngNguyễn Huy Laikiêm Tổng trưởng Tài chánh, Kế hoạch và Kiến thiết
4Tổng trưởng Ngoại giaoTrương Vĩnh Tống
5Tổng trưởng Tài chánh và Kinh tế quốc giaNguyễn Huy Lai
6Tổng trưởng Ngoại giaoTrương Vĩnh Tống
7Tổng trưởng Quốc phòngPhan Huy Quát
8Tổng trưởng Kinh tếNguyễn Văn Nhung
9Tổng trưởng Giáo dụcNguyễn Thành Giung
10Tổng trưởng Tư phápLê Tấn Nẩm
11Tổng trưởng Công chánh, Giao thông và Viễn thôngLê Quang Huy
12Tổng trưởng Y tếTân Hàm Nghiệp
13Tổng trưởng Canh nôngCung Đình Quỳ
14Tổng trưởng Lao động và Xã hộiLê Thăng
15Tổng trưởng Cựu chiến binh và Phế binhPhan Văn Hy
16Bộ trưởng Phủ Thủ tướngĐào Văn Vỹ
17Bộ trưởng Nội vụLê Quang Hộ
18Bộ trưởng Thể thao và Thanh niênVũ Hồng Khanh

Chính phủ Bửu Lộc

Ngày 17 tháng 12 năm 1953, Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đệ đơn từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định Hoàng thân Bửu Lộc làm Thủ tướng và thành lập nội các mới, hoạt động từ ngày 11 tháng 1 năm 1954 đến 16 tháng 6 năm 1954.

Chính phủ thành lập ngày 11 tháng 1 năm 1954.[10][11]
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngBửu Lộckiêm Tổng trưởng Nội vụ
2Phó thủ tướngNguyễn Trung Vinhkiêm Tổng trưởng Canh nông và Cải cách điền địa
3Quốc vụ khanhNguyễn Đệ
4Tổng trưởng trực tiếp với Phủ Thủ tướng
phụ trách công cuộc dân chủ hóa quốc gia
Phan Huy Quát
5Tổng trưởng Quốc phòngNguyễn Đắc Khê
6Tổng trưởng Ngoại giaoNguyễn Quốc Định
7Tổng trưởng Tài chánhDương Tấn Tài
8Tổng trưởng Kinh tế quốc gia và Kế hoạchNguyễn Văn Tỵ
9Tổng trưởng Tư phápNguyễn Văn Đạm
10Tổng trưởng Thông tinLê Thăng
11Tổng trưởng Giao thông Công chínhLê Quang Huy
12Tổng trưởng Y tế, Cựu chiến binh và Nạn nhân chiến tranhTân Hàm Nghiệp
13Tổng trưởng Xã laoPhạm Văn Huyến
14Phó tổng trưởng Nội vụĐinh Xuân Quảng
15Bộ trưởng Quyền Tổng trưởng Giáo dụcVũ Quốc Thúc

Chính phủ Ngô Đình Diệm

Chính phủ cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng, hoạt động từ ngày 16 tháng 6 năm 1954 đến 23 tháng 10 năm 1955. Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Thành phần chính phủ thành lập ngày 6 tháng 7, 1954[12]
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngNgô Đình Diệmkiêm Tổng trưởng Nội vụ và Quốc phòng
2Quốc vụ khanhTrần Văn Chương
3Tổng trưởng Ngoại giaoTrần Văn Đỗ
4Tổng trưởng Tài chánh và Kinh tếTrần Văn Của
5Tổng trưởng Canh nôngPhan Khắc Sửu
6Tổng trưởng Lao động và Thanh niênNguyễn Tăng Nguyên
7Tổng trưởng Giao thông Công chánhTrần Văn Bạch
8Tổng trưởng Quốc gia Giáo dụcNguyễn Dương Đôn
9Tổng trưởng Y tế Xã hộiPhạm Hữu Chương
10Bộ trưởng tại Phủ thủ tướngTrần Chánh Thành
11Bộ trưởng trực thuộc Phủ Thủ tướng
phụ trách nhiệm vụ Thông tin
Lê Quang Luật
12Bộ trưởng Đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướngPhạm Duy Khiêm
13Bộ trưởng Quốc phòngBùi Văn Thinh
14Bộ trưởng Kinh tếNguyễn Văn Thoại
15Bộ trưởng Tài chánhTrần Hữu Phương
Thành phần chính phủ cải tổ ngày 24 tháng 9, 1954[13][14]
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngNgô Đình Diệmkiêm Tổng trưởng Nội vụ và Quốc phòng
2Quốc vụ khanh, Ủy viên Quốc phòngTrần Văn SoáiTrung tướng Hòa Hảo
3Quốc vụ khanh, Ủy viên Quốc phòngNguyễn Thành PhươngThiếu tướng Cao Đài
4Tổng trưởng Ngoại giaoTrần Văn Đỗ
5Tổng trưởng Tư phápBùi Văn Thinh
6Tổng trưởng Thông tin và Chiến tranh Tâm lýPhạm Xuân Thái
7Tổng trưởng Tài chánhTrần Hữu Phương
8Tổng trưởng Kinh tếLương Trọng Tường
9Tổng trưởng Canh nôngNguyễn Công Hầu
10Tổng trưởng Công chánhTrần Văn Bạch
11Tổng trưởng Kế hoạch và Kiến thiếtNguyễn Văn Thoại
12Tổng trưởng Y tếHuỳnh Kim Hữu
13Tổng trưởng Quốc gia Giáo dụcNguyễn Dương Đôn
14Tổng trưởng Lao động và Thanh niênNguyễn Tăng Nguyên
15Tổng trưởng Cải cách Điền địaNguyễn Đức Thuận
16Tổng trưởng Phụ tá Quốc phòngHồ Thông Minh
17Bộ trưởng Đặc nhiệm Công vụTrần Ngọc Liên
18Bộ trưởng Đặc nhiệm Phủ Thủ tướngBùi Kiện Tíntrước 17 tháng 12, 1954
Trần Trung Dungtừ 17 tháng 12, 1954
19Bộ trưởng Đặc nhiệm Phủ Thủ tướngPhạm Duy Khiêmtrước 17 tháng 12, 1954
Đinh Quang Chiêutừ 17 tháng 12, 1954
20Bộ trưởng Nội vụHuỳnh Văn Nhiệm
21Thứ trưởng Nội vụNguyễn Văn Cát
Thành phần chính phủ cải tổ ngày 10 tháng 5, 1955[15]
STTChức vụTênGhi chú
1Thủ tướngNgô Đình Diệmkiêm Tổng trưởng Quốc phòng
2Tổng trưởng Nội vụBùi Văn Thinh
3Tổng trưởng Tư phápNguyễn Văn Sĩ
4Tổng trưởng Ngoại giaoVũ Văn Mẫu
5Tổng trưởng Tài chánh Kinh tếTrần Hữu Phương
6Tổng trưởng Thông tinTrần Chánh Thành
7Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục và Thanh niênNguyễn Dương Đôn
8Tổng trưởng Y tế và Xã hộiVũ Quốc Thông
9Tổng trưởng Lao độngHuỳnh Hữu Nghĩa
10Tổng trưởng Canh nôngNguyễn Công Viên
11Tổng trưởng Công chánhTrần Văn Mẹo
12Tổng trưởng Điền thổ và Cải cách Điền địaNguyễn Văn Thời
13Tổng trưởng đại diện Phủ Thủ tướngNguyễn Hữu Châu
14Tổng trưởng Phụ tá Quốc phòngTrần Trung Dung

Chú thích

Tham khảo

  • Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.