Chương trình đánh giá học sinh quốc tế

Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment - PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Chương trình được thực hiện từ năm 2007 và cứ 3 năm lặp lại một lần. Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Vào năm 2015 có 72 nước và vùng lãnh thổ, với tổng số khoảng 540.000 học sinh tham gia chương trình. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước.

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế
Viết tắtPISA
Nhà phát triển / quản lýOECD
Kiến thức / kỹ năng kiểm traToán,khoa học, đọc hiểu
Mục đíchSo sánh trình độ học vấn trên toàn thế giới
Năm bắt đầu2007
Tổ chức3 năm một lần
Quốc gia / khu vựcToàn cầu
Ngôn ngữTiếng Anh và tiếng Pháp
Điểm được sử dụng bởiNằm trong độ tuổi từ 15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng
Trang mạngwww.oecd.org/pisa

Nội dung đánh giá

PISA kiểm tra mức hiểu biết và vận dụng trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học. PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà xem xét năng lực phổ thông thực tế của học sinh. Bài thi chú trọng đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Về toán học, đánh giá khả năng học sinh vận dụng hiểu biết toán học của họ để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong bối cảnh thực tế. Về khoa học, kiểm tra khả năng vận dụng những kiến thức khoa học để hiểu và giải thích các tình huống toán học. Về đọc hiểu, đo lường mực độ vận dụng kiến thức và kỹ năng đọc để hiểu ý nghĩa của những thứ họ đọc được qua nhiều loại tài liệu khác nhau mà họ gặp trong cuộc sống. Tuy mọi lần đánh giá đều được thực hiện trên cả ba lĩnh vực, nhưng mỗi lần có tập trung nhiều hơn vào một lĩnh vực và sẽ thay đổi tuần tự (năm 2000: đọc hiểu; 2003: Toán; 2006: Khoa học; 2009: Đọc hiểu; 2012: Toán; 2015: Khoa học …).

Tổ chức đánh giá

PISA do OECD đề xuất, bảo trợ và quản lý, các thành viên tham gia đóng góp kinh phí.

Lấy mẫu

Học sinh tham gia kiểm tra nằm trong độ tuổi từ 15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng tính đến ngày kiểm tra, không cần quan tâm đến học lớp mấy, tuy nhiên chỉ đánh giá học sinh học ở trường, không phải tự học tại nhà. Theo yêu cầu đó, mỗi quốc gia phải lấy một mẫu ít nhất 5000 học sinh tham gia. Việc lấy mẫu được thực hiện bằng phương pháp khoa học để đảm bảo tính đại diện cho cả nước (hoặc vùng lãnh thổ) tham gia, và được quản lý rất nghiêm ngặt bởi tổ chức quản lý PISA của OECD. Đối với vài nước có học sinh ít hơn ngưỡng đó (Bỉ, Brussel) thì việc kiểm tra được thực hiện trên toàn bộ học sinh. Một số nước lấy các mẫu lớn hơn so với yêu cầu để có thể so sánh kết quả giữa các vùng trong nước với nhau.

Bài kiểm tra và bảng hỏi

Mỗi học sinh làm một bài kiểm tra trong 2 giờ. Một phần là các câu hỏi nhiều lựa chọn, một phần khác là các câu hỏi mà học sinh tự tạo câu trả lời, nhưng mỗi học sinh không phải được kiểm tra mọi thành phần của bài thi như nhau. Các bài kiểm tra được dịch sang bản ngữ của các nước tham gia và thẩm định rất cẩn thận. Sau khi làm bài kiểm tra về kiến thức, các thí sinh phải trả lời một bảng hỏi (questionnaire) trong gần một giờ về sở thích, động lực và hoàn cảnh gia đình. Hiệu trưởng nhà trường trả lời bảng hỏi mô tả về học sinh, giáo viên, tài chính v.v.. của trường. PISA được thực hiện phần lớn bằng bài thi trên giấy. Ở một số nước PISA bắt đầu thử nghiệm sử dụng kiểm tra theo phương pháp đáp ứng nhờ máy tính (computer adaptive testing).

Phân tích dữ liệu, kết nối và so bằng

Dữ liệu từ các bài làm và phiếu kiểm tra của học sinh và hiệu trưởng được nhập vào máy tính, sau đó được tính toán và phân tích. Công cụ phân tích là các phần mềm tính toán dựa trên mô hình Rasch và Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi [1]. Các kết quả kiểm tra từ các nước khác nhau được kết nối (linking), so bằng (equating) đưa lên cùng một thang đo (scaling) để có thể so sánh với nhau. Thang điểm cho các lĩnh vực (toán, đọc hiểu và khoa học) được quy định đặt giá trị trung bình ở 500 điểm và độ lệch tiêu chuẩn bằng 100 điểm.[1] Các bảng hỏi cũng được phân tích, kết nối với kết quả kiểm tra kiến thức về các lĩnh vực để rút ra các nhận xét và đánh giá liên quan đến chính sách và hiệu quả giáo dục.

Kết quả

Kết quả hàng năm của PISA thường được công bố vào tháng 12 của năm kế tiếp, đăng ở trang web www.oecd.org/pisa, dưới dạng các báo cáo, trong các báo cáo có các bảng sắp xếp điểm trung bình của học sinh từng nước theo các lĩnh vực kiểm tra. OECD không đưa ra điểm tổng hợp của 3 lĩnh vực. Thông thường có thể xem sự sai khác về điểm vào khoảng 9 điểm là có ý nghĩa thống kê (statistically significant). Dưới đây là kết quả ngắn gọn của PISA 2015 được công bố vào ngày 6 tháng 12 năm 2016 dưới dạng bảng xếp thứ tự các nước và vùng lãnh thổ theo từng lĩnh vực đánh giá. Bảng dưới đây được trích từ [PISA, Wikipedia,English]. Từ bảng kết quả có thể thấy Singapore là nước mà kết quả kiểm tra học sinh ở cả ba lĩnh vực đều đứng đầu bảng.

Toán họcKhoa họcĐọc hiểu
1  Singapore564
2  Hồng Kông548
3  Ma Cao544
4  Đài Loan542
5  Nhật Bản532
6  Trung Quốc531
7  Hàn Quốc524
8  Thụy Sĩ521
9  Estonia520
10  Canada516
11  Hà Lan512
12  Đan Mạch511
13  Phần Lan511
14  Slovenia510
15  Bỉ507
16  Đức506
17  Ba Lan504
18  Ireland504
19  Na Uy502
20  Áo497
21  New Zealand495
22  Việt Nam495
23  Nga494
24  Thụy Điển494
25  Úc494
26  Pháp493
27  Anh Quốc492
28  Cộng hòa Séc492
29  Bồ Đào Nha492
30  Ý490
31  Iceland488
32  Tây Ban Nha486
33  Luxembourg486
34  Latvia482
35  Malta479
36  Litva478
37  Hungary477
38  Slovakia475
39  Israel470
40  Hoa Kỳ470
41  Croatia464
42  Kazakhstan460
43  Hy Lạp454
44  Malaysia446
45  România444
46  Bulgaria441
47  Síp437
48  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất427
49  Chile423
50  Thổ Nhĩ Kỳ420
51  Moldova420
52  Uruguay418
53  Montenegro418
54  Trinidad và Tobago417
55  Thái Lan415
56  Albania413
57  Argentina409
58  México408
59  Gruzia404
60  Qatar402
61  Costa Rica400
62  Liban396
63  Colombia390
64  Peru387
65  Indonesia386
66  Jordan380
67  Brasil377
68  Macedonia371
69  Tunisia367
70  Kosovo362
71  Algérie360
72  Cộng hòa Dominica328
1  Singapore556
2  Nhật Bản538
3  Estonia534
4  Đài Loan532
5  Phần Lan531
6  Ma Cao529
7  Canada528
8  Việt Nam525
9  Hồng Kông523
10  Trung Quốc518
11  Hàn Quốc516
12  New Zealand513
13  Slovenia513
14  Úc510
15  Anh Quốc509
16  Đức509
17  Hà Lan509
18  Thụy Sĩ506
19  Ireland503
20  Bỉ502
21  Đan Mạch502
22  Ba Lan501
23  Bồ Đào Nha501
24  Na Uy498
25  Hoa Kỳ496
26  Áo495
27  Pháp495
28  Thụy Điển493
29  Cộng hòa Séc493
30  Tây Ban Nha493
31  Latvia490
32  Nga487
33  Luxembourg483
34  Ý481
35  Hungary477
36  Litva475
37  Croatia475
38  Iceland473
39  Israel467
40  Malta465
41  Slovakia461
42  Kazakhstan456
43  Hy Lạp455
44  Chile447
45  Bulgaria446
46  Malaysia443
47  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất437
48  Uruguay435
49  România435
50  Síp433
51  Argentina432
52  Moldova428
53  Albania427
54  Thổ Nhĩ Kỳ425
55  Trinidad và Tobago425
56  Thái Lan421
57  Costa Rica420
58  Qatar418
59  Colombia416
60  México404
61  Montenegro411
62  Gruzia411
63  Jordan409
64  Indonesia403
65  Brasil401
66  Peru397
67  Liban386
68  Tunisia386
69  Macedonia384
70  Kosovo378
71  Algérie376
72  Cộng hòa Dominica332
1  Singapore535
2  Hồng Kông527
3  Canada527
4  Phần Lan526
5  Ireland521
6  Estonia519
7  Hàn Quốc517
8  Nhật Bản516
9  Na Uy513
10  New Zealand509
11  Đức509
12  Ma Cao509
13  Ba Lan506
14  Slovenia505
15  Hà Lan503
16  Úc503
17  Thụy Điển500
18  Đan Mạch500
19  Pháp499
20  Bỉ499
21  Bồ Đào Nha498
22  Anh Quốc498
23  Đài Loan497
24  Hoa Kỳ497
25  Tây Ban Nha496
26  Nga495
27  Trung Quốc494
28  Thụy Sĩ492
29  Latvia488
30  Cộng hòa Séc487
31  Croatia487
32  Việt Nam487
33  Áo485
34  Ý485
35  Iceland482
36  Luxembourg481
37  Israel479
38  Litva472
39  Hungary470
40  Hy Lạp467
41  Chile459
42  Slovakia453
43  Malta447
44  Síp443
45  Uruguay437
46  România434
47  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất434
48  Bulgaria432
49  Malaysia431
50  Thổ Nhĩ Kỳ428
51  Costa Rica427
52  Trinidad và Tobago427
53  Kazakhstan427
54  Montenegro427
55  Argentina425
56  Colombia425
57  México423
58  Moldova416
59  Thái Lan409
60  Jordan408
61  Brasil407
62  Albania405
63  Qatar402
64  Gruzia401
65  Peru398
66  Indonesia397
67  Tunisia361
68  Cộng hòa Dominica358
69  Macedonia352
70  Algérie350
71  Kosovo347
72  Liban347

Việt Nam tham gia PISA

Viêt Nam bắt đầu tham gia PISA từ đợt đánh giá năm 2012, theo mẫu học sinh được lấy trong cả nước. Việc chọn mẫu rất nghiêm ngặt, theo phương pháp chọn ngẫu nhiên nhờ phần mềm do ban quản lý PISA của OECD cung cấp và giám sát. Kết quả của học sinh Việt Nam qua 2 lần tham gia chương trình PISA được biểu diễn ở bảng sau (trong các ô số trước là thứ hạng, số sau là điểm số):

NămToánKhoa họcĐọc hiểu
201217 ↔ 5118 ↔ 52819 ↔ 508
201522 ↔ 4958 ↔ 52532 ↔ 487

Để hiểu rõ hơn kết quả trên, có thể xem điểm trung bình các lĩnh vực đánh giá của khối các nước OECD ở bảng sau:

NămToánKhoa họcĐọc hiểu
2012494501496
2015490493493

Như vậy, kết quả kiểm tra của Việt Nam ở cả ba lĩnh vực được đánh giá, trừ lĩnh vực đọc hiểu trong kỳ 2015, đều cao hơn giá trị trung bình của các nước OECD.

Tham khảo