Chợ Mới, An Giang

Huyện thuộc tỉnh An Giang

Chợ Mới là một huyện thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam.

Chợ Mới
Huyện
Huyện Chợ Mới
Biểu trưng
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Cột Dây Thép, Giáo xứ Cù Lao Giêng, Chùa Phước Thành, Dinh Nguyễn Hữu Cảnh.
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhAn Giang
Huyện lỵthị trấn Chợ Mới
Trụ sở UBNDSố 01, đường Nguyễn Huệ, khóm Thị I, thị trấn Chợ Mới
Phân chia hành chính3 thị trấn, 15 xã
Thành lập1917
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDCù Minh Trọng
Bí thư Huyện ủyNguyễn Hồng Đức
Địa lý
Tọa độ: 10°32′46″B 105°24′11″Đ / 10,54611°B 105,40306°Đ / 10.54611; 105.40306
MapBản đồ huyện Chợ Mới
Chợ Mới trên bản đồ Việt Nam
Chợ Mới
Chợ Mới
Vị trí huyện Chợ Mới trên bản đồ Việt Nam
Diện tích369,06 km²[1]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng307.981 người[2]
Thành thị42.858 người (15,1%)
Nông thôn273.123 người (85,9%)
Mật độ835 người/km²
Khác
Mã hành chính893[3]
Biển số xe67-L1-L2-L3-AL
Websitechomoi.angiang.gov.vn

Địa lý

Huyện Chợ Mới nằm ở phía đông của tỉnh An Giang, có địa giới hành chính:

Huyện Chợ Mới được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao và rạch Cái Tàu Thượng, có 2 cù lao là cù lao Ông Chưởngcù lao Giêng.

Chợ Mới có diện tích 355,71 km², dân số là 442.908 người (theo tổng điều tra dân số năm 2020 của huyện để báo cáo Thủ tướng), bao gồm:

  • Độ tuổi lao động: 236.906 người: Độ tuổi có khả năng lao động: 211.621 người; Độ tuổi không có khả năng lao động: 7.011 người.
  • Độ tuổi học sinh: 18.274 người

Mật độ dân số: 866 người/km².[4]

Tổng diện tích đất tự nhiên: 36.928,9 ha, bao gồm:

  • Diện tích đất nông nghiệp: 27.681 ha;
  • Diện tích đất chuyên dùng: 3.005 ha;
  • Diện tích đất ở: 2.483 ha.[4]

Thủy sản:

  • Cá sông (cá trắng): cá linh, cá he, cá chài, cá mè vinh, cá bống,...
  • Cá đồng (cá đen): cá lóc, cá trê, cá rô,...

Mùa lũ có khả năng tải nước 8000 m3/s với tốc độ 1 m/s. Mực nước thấp nhất có lưu lượng dao động 1000 m3/s đến 2000 m3/s xuất hiện vào tháng 4 và đầu tháng 5.Mùa thường có hệ thống sông ngòi chằng chịt dọc theo các kênh rạch cung cấp đủ lượng nước tưới tiêu cho cả huyện.

Khoáng sản: chủ yếu là bột sét và cát mịn do trầm tích trên sông tụ lại phân bố chủ yếu dọc theo các bờ sông.[4]

Lịch sử

Nguồn gốc tên gọi Chợ Mới

Về nguồn gốc của tên gọi Chợ Mới, tương truyền rằng ngày xưa có ngôi chợ cũ tên Phó Định Bài nằm ở bên kia bến đò Kiến An. Về sau, một ngôi chợ khá bề thế được xây dựng tại làng Long Điền thuộc khu vực huyện lỵ ngày nay và được người dân gọi là "Chợ Mới". Trước đó, vào năm 1897 tại làng Long Điền đã có hai ngôi chợ cũ tên là chợ Ông Chưởng và chợ Thủ Chiến Sai.

Ban đầu, địa danh Chợ Mới chỉ là tên một ngôi chợ tại làng Long Điền thuộc tỉnh Long Xuyên. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Chợ Mới do lấy theo tên gọi Chợ Mới vốn là nơi đặt quận lỵ.

Chợ Mới cũng là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Long Xuyên và ngày nay là tỉnh An Giang.

Thời phong kiến

Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Chợ Mới ngày nay vốn là một phần của huyện Đông Xuyên thuộc phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang.

Thời Pháp thuộc

Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Vùng đất Chợ Mới lúc này thuộc hạt Thanh tra Long Xuyên. Đồng thời, hạt Long Xuyên cũng lấy thêm địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh trước đó thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng trực thuộc hạt Thanh tra Long Xuyên.

Ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt Thanh tra Long Xuyên đổi thành hạt tham biện Long Xuyên, các thôn đổi thành làng. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Long Xuyên.

Năm 1897, ba tổng An Bình, Định Hòa và Phong Thạnh Thượng có các làng trực thuộc như sau:

  • Tổng An Bình gồm 6 làng: Bình Đức Đông, Mỹ Chánh, Mỹ Hưng, Phú Xuân, Tấn Đức, Tân Phước;
  • Tổng Định Hòa gồm 9 làng: An Thạnh Trung, Hưng Châu, Long Kiến, Kiến An, Mỹ Hòa, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn An, Long Điền;
  • Tổng Phong Thạnh Thượng gồm 6 làng: An Phú, An Phong, An Thành, Bình Thành, Tân Phú, Tân Thạnh.

Năm 1917, thực dân Pháp thành lập quận Chợ Mới thuộc tỉnh Long Xuyên, gồm 3 tổng với 20 làng: tổng Định Hoà có 8 làng, tổng An Bình có 6 làng, tổng Phong Thạnh Thượng có 6 làng. Quận lỵ Chợ Mới đặt bên bến đò Kiến An, sau dời về làng Long Điền, tức thị trấn Chợ Mới ngày nay. Lúc này, số làng đã giảm do thực dân Pháp tiến hành hợp nhất một số làng lại thành các làng mới với các tên gọi mới.

Ngày 1 tháng 1 năm 1920, hợp nhất ba làng Bình Đức Đông, Phú Xuân, Tân Phước thành lập làng mới lấy tên là làng Bình Phước Xuân.

Năm 1939, quận Chợ Mới có 3 tổng:

  • Tổng An Bình gồm 4 làng: Bình Phước Xuân (hợp nhất Bình Đức Đông, Tân Phước và Phú Xuân), Mỹ Chánh, Mỹ Hưng, Tấn Đức (Cù lao Giêng);
  • Tổng Định Hòa gồm 7 làng: An Thạnh Trung, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ (hợp nhất Nhơn An và Mỹ Hòa);
  • Tổng Phong Thạnh Thượng gồm 5 làng: An Phong, Phú Thành (hợp nhất An Phú và An Thành), Bình Thành, Tân Phú, Tân Thạnh

Ngày 7 tháng 11 năm 1939, ba làng Tấn Đức, Mỹ Hưng, Mỹ Chánh bị giải thể để thành lập hai làng mới là Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp.

Cũng sau này, quận Chợ Mới được nhận thêm các làng Hội An (trước đây thuộc tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc và làng Hòa Bình (trước đây thuộc tổng An Phú, quận Lấp Vò, tỉnh Long Xuyên). Làng Hòa Bình được chính quyền thực dân Pháp thành lập do hợp nhất làng An Hòa và làng Bình Thạnh Tây trước đó. Đặc biệt, tên làng An Hòa đã được dùng để chỉ phà (bắc) An Hòa nối liền hai bờ quận Châu Thành và quận Chợ Mới của tỉnh Long Xuyên lúc bấy giờ (ngày nay nối liền hai bờ thành phố Long Xuyên và huyện Chợ Mới của tỉnh An Giang).

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Huyện Chợ Mới ban đầu vẫn thuộc tỉnh Long Xuyên. Ngày 6 tháng 3 năm 1948, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Ngày 27 tháng 6 năm 1951, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1954, huyện Chợ Mới lại trở về thuộc tỉnh Long Xuyên như cũ.

Giai đoạn 1956-1975

Việt Nam Cộng hòa

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cắt tổng Phong Thạnh Thượng ra khỏi quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên để nhập vào tỉnh Phong Thạnh mới thành lập, sau đó trở thành quận Thanh Bình của tỉnh Kiến Phong, ngày nay bao gồm huyện Thanh Bình và huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Long Xuyên hợp nhất với tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, quận lỵ đặt tại xã Long Điền, gồm 2 tổng với 12 xã như sau:

  • Tổng An Bình gồm 5 xã: Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp, Tấn Mỹ, Mỹ Luông, Hội An.
  • Tổng Định Hoà gồm 7 xã: An Thạnh Trung, Long Kiến, Long Điền, Kiến An, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Hoà Bình.

Địa giới này được duy trì cho đến năm 1975, kể cả khi An Giang tách thành hai tỉnh là An Giang và Châu Đốc vào ngày 8 tháng 9 năm 1964. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Năm 1970, quận Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang gồm 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ. Quận lỵ vẫn đặt tại xã Long Điền.

Chính quyền Cách mạng

Trong giai đoạn 1957-1965, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, giống như sự phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 12 năm 1965, chính quyền Cách mạng giao huyện Chợ Mới về cho tỉnh Kiến Phong quản lý.

Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các tỉnh Kiến PhongAn Giang để tái lập các tỉnh Long Châu Tiềntỉnh Sa Đéc. Lúc này, huyện Chợ Mới lại thuộc tỉnh Sa Đéc.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Sa Đéc như trước đó cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay

Tháng 2 tháng 1976, huyện Chợ Mới trở lại thuộc tỉnh An Giang cho đến ngày nay. Huyện Chợ Mới lúc đó bao gồm thị trấn Chợ Mới và 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ. Trong đó, thị trấn Chợ Mới được thành lập do tách đất từ xã Long Điền.

Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 181-CP[5] về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như sau:

  1. Tách các ấp Phú Hạ 1, Phú Hạ 2, Kiến Quới 1, Kiến Quới 2, Kiến Thuận 1, Kiến Thuận 2, Kiến Hưng 1 và Kiến Hưng 2 của xã Kiến An lập thành xã Kiến Thành
  2. Tách các ấp Long Phú 1, Long Phú 2, Long Quới 1, Long Quới 2 của xã Long Điền lập thành xã Long Điền B; đổi tên xã Long Điền thành xã Long Điền A.
  3. Tách các ấp Bình Phú, Bình Quới, Bình Thạnh 1, Bình Thạnh 2, 2/3 ấp An Mỹ và 1/3 ấp An Thạnh của xã Hòa Bình lập thành xã Hòa An.

Ngày 12 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 8-HĐBT[6] về việc phân vạch địa giới phường, thị trấn và một số xã của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như sau:

  1. Thành lập xã Long Giang trên cơ sở tách các ấp Long Thuận, Long Phú, Long Mỹ 1, Long Mỹ 2, Long Thạnh 1, Long Thạnh 2 của xã Long Kiến
  2. Sáp nhập ấp Long Qưới 1 và ấp Long Qưới 2 của xã Long Kiến vào xã Long Điền B
  3. Sáp nhập một phần ấp Long Bình của xã Long Kiến vào xã An Thạnh Trung
  4. Sáp nhập ấp An Ninh của xã An Thạnh Trung vào xã Long Kiến.

Ngày 17 tháng 10 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 119/2003/NĐ-CP.[7] Theo đó, thành lập thị trấn Mỹ Luông trên cơ sở 808 ha diện tích tự nhiên và 15.540 nhân khẩu của xã Mỹ Luông, đổi tên xã Mỹ Luông thành xã Mỹ An.

Ngày 9 tháng 2 năm 2018, UBND huyện Chợ Mới tổ chức lễ công bố quyết định xã Hội An đạt chuẩn đô thị loại V của UBND tỉnh An Giang.

Ngày 19 tháng 12 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1059/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Chợ Mới mở rộng (gồm thị trấn Chợ Mới và một phần các xã: Long Điền A, Long Điền B, Kiến Thành và Kiến An) là đô thị loại IV.[8]

Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023).[9] Theo đó, thành lập thị trấn Hội An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hội An.

Từ đó, huyện Chợ Mới có 3 thị trấn và 15 xã như hiện nay.

Hành chính

Huyện Chợ Mới có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Chợ Mới (huyện lỵ), Hội An, Mỹ Luông và 15 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa An, Hòa Bình, Kiến An, Kiến Thành, Long Điền A, Long Điền B, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ được chia thành 142 ấp.

Đơn vị hành chính cấp xãThị trấn
Chợ Mới
Thị trấn
Hội An
Thị trấn
Mỹ Luông

An Thạnh Trung

Bình Phước Xuân

Hòa An

Hòa Bình

Kiến An

Kiến Thành

Long Điền A

Long Điền B

Long Giang

Long Kiến

Mỹ An

Mỹ Hiệp

Mỹ Hội Đông

Nhơn Mỹ

Tấn Mỹ
Diện tích (km²)3,0722,989,5232,1418,9318,8222,2525,2522,6818,3717,8818,7116,3012,8323,1528,6930,4826,87
Dân số (người)11.31818.22513.54017.52313.32119.54019.08625.44417.27915.09617.48716.43312.58810.82617.60323.22023.44316.238
Mật độ dân số (người/km²)3.6877931.4225457041.0388581.008762822978878772844760809769604
Số đơn vị hành chính4 khóm10 khóm6 khóm11 ấp5 ấp6 ấp6 ấp12 ấp8 ấp6 ấp8 ấp10 ấp6 ấp6 ấp7 ấp10 ấp11 ấp10 ấp
Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở tỉnh An Giang 1/4/2019[1][10]

Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15

Nông thôn mới

Huyện Chợ Mới có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Long Điền A, Long Điền B (2015), Kiến Thành (2016), Mỹ Hiệp, Hòa An (2017), Long Kiến, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân (2018), Kiến An (2019), An Thạnh Trung (2021), Long Giang (2022).

Danh nhân

  • Ung Văn Khiêm (Tấn Mỹ) - Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Bộ trưởng Bộ Nội vụ [11].
  • Nguyễn Văn Hưởng (Mỹ Hiệp) - Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Nguyễn Văn Giàu (Mỹ Hiệp) - Ủy viên Trung ương Đảng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Bí thư Tỉnh Ủy Ninh Thuận - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội XIII.
  • Nguyễn Ngọc Trân (Mỹ Hiệp) - GS. TSKH. Đại biểu Quốc hội.
  • Trương Công Thận (Mỹ Hiệp) - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh Ủy An Giang - Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
  • Nguyễn Văn Hơn (Hội An) - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh Ủy An Giang.
  • Nguyễn Hữu Khánh (Hội An) - Bí thư Tỉnh Ủy An Giang.
  • Nguyễn Tuấn Khanh (Long Điền A) - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh Ủy Gia Lai - Bí thư Tỉnh Ủy Cà Mau - Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
  • Nguyễn Hoàng Việt (Long Giang) - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh Ủy An Giang - Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
  • Lương Văn Cù (1915-1941) - Bí thư liên Tỉnh ủy Long Xuyên (cũ), quê ở xã Nhơn Mỹ.
  • Huỳnh Văn Hây (1913-1941) - Thành viên Uỷ ban khởi nghĩa Long Xuyên (cũ), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1936), quê ở Kiến An.
  • Phan Thành Long, tên thật là Phan Văn Hân (1925-1968) - Bí thư Huyện ủy Chợ Mới, Tỉnh ủy viên Long Châu Tiền, Bí thư Tỉnh ủy Long Châu Sa, kiêm Tỉnh đội trưởng và Trương Tỷ Công an, Phó Bí thư Đặc ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, kiêm Bí thư phân khu Sài Gòn - Gia Định, quê ở Nhơn Mỹ..
  • Huỳnh Thị Hưởng (1945-1965) - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1985), quê ở Hội An.
  • Nguyễn Văn Cưng (1909-1935) - Bí thư Ban Chấp hành lâm thời tỉnh Long Xuyên (cũ) năm 1930, quê ở xã Hoà An.
  • Lê Hùng Dũng (Tấn Mỹ) - Chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá VN (VFF) - Chủ tịch HĐQT Eximbank.
  • Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Mỹ Luông).
  • Nhà văn Lê Thành Chơn (Tấn Mỹ).
  • Nhà biên khảo Nguyễn Văn Hầu (Bình Phước Xuân).
  • Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (Mỹ Hiệp).
  • Nghệ sĩ Can Trường.
  • Nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Quang (Hội An).
  • Đạo diễn - Nghệ sĩ ưu tú Bạch Lan (Mỹ Hiệp).
  • Họa sĩ Chóe (Hội An).
  • Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (Mỹ Luông).
  • Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Ngọc Bạch (Mỹ Hiệp).
  • Tướng nhà Nguyễn Thư Ngọc Hầu (Bình Phước Xuân).
  • Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (Mỹ An).

Giáo dục

Trên địa bàn huyện có 97 trường học ở các cấp, trong đó có 7 trường THPT:

  • Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, thị trấn Chợ Mới
  • Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng, thị trấn Hội An
  • Trường THPT Châu Văn Liêm, thị trấn Mỹ Luông
  • Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng, xã Mỹ Hiệp
  • Trường THPT Lương Văn Cù, xã Mỹ Hội Đông
  • Trường THPT Ung Văn Khiêm, xã Long Kiến
  • Trường THPT Võ Thành Trinh, xã Hoà Bình

Văn hóa - Du lịch

Văn hóa

Tôn giáo

Phước Hội Tự, tục gọi chùa Bà Lê, là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Chợ Mới là nơi có nhiều tôn giáo chung sống: Phật giáo, Hòa Hảo, Thiên chúa, Cao Đài, Tin Lành,...

Chợ Mới trong các tác phẩm văn học nghệ thuật

  • Thơ:
"Ba phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm."
(Ca dao)
"Lung linh bóng nước con đò
Nhớ sao Chợ Mới câu hò thủy chung
Quê tôi miền đất anh hùng
Hôm nay vẫn đẹp vô cùng ai ơi."
(Nguyễn Ngọc Mỹ)
  • Văn: Chợ Mới được nhà văn Nguyễn Quang Sáng xem là quê hương văn học của mình, các địa danh của quê hương thường được nhắc đến trong các tác phẩm của ông như Dòng sông thơ ấu, Đất lửa, Nhà văn về làng,...
  • Nhạc: vọng cổ Chợ Mới (Trọng Nguyễn), bài hát Trở về dòng sông tuổi thơ (Hoàng Hiệp), bài hát Long Giang chiều mưa (Vũ Phương),...

Du lịch

  1. Cù lao Ông Chưởng
    Ngày nay cả một cù lao rất rộng lớn được bao bọc xung quanh bởi bốn con sôngː sông Tiền (phía đông bắc), sông Vàm Nao (phía tây bắc), sông Hậu (phía tây) và rạch Ông Chưởng (phía đông và nam) được gọi là cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới). Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) là vùng đất bờ hữu ngạn (phía tây) rạch Ông Chưởng gồm địa bàn 5 xã: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Nhơn MỹLong Giang của huyện Chợ Mới tỉnh An Gianɡ.[12][13][14] Ngày nay, Cù lao Ông Chưởng (thượng khẩu) gần như được bồi lấp dính liền thành chỏm phía bắc của cái cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) này. Trên cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) chỉ có một trong 4 đền thờ chính thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đó là Dinh Ông Kiến An, nằm ở bờ phải cửa trên rạch Ông Chưởng.
  2. Cù lao Giêng
    Gồm 3 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân. Đây là cù lao chia con sông Tiền làm hai nhánh. Nơi đây được huyện chọn để phát triển du lịch
    1. Thánh đường Cù lao Giêng
      Là công trình kiến trúc Thiên chúa giáo bề thế vào bậc nhất Đồng bằng Sông Cửu Long. Công trình được Pháp cho xây dựng suốt 12 năm mới hoàn thành.
    2. Chùa Đạo Nằm (Thành Hoa Tự)
      Ngôi chùa gắn với vị trụ trì sáng lập có cách tu khác thường là "Cửu niên diện bích" (chín năm nằm thiền).
    3. Một số địa điểm hấp dẫn khác
      Chùa Bà Vú, Phủ thờ Mã Tộc, Đình Tấn Mỹ, Dương Công Phủ.
  3. Cột dây thép (xã Long Điền A)
    Được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây, tháng 4/1930, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh An Giang đã được thành lập.
  4. Thị trấn Mỹ Luông
    Nằm giữa huyện, có chợ, trung tâm thương mại, các ngân hàng, bệnh viện,... Nơi đây đang dự định khởi công xây dựng Khu vui chơi phức hợp và cầu Mỹ Luông-Tấn Mỹ (do tư nhân tài trợ).
  5. Thị trấn Chợ Mới
    Đây là trung tâm hành chính huyện Chợ Mới, đô thị sung túc nhất huyện Chợ Mới. Đang khởi công xây dựng khu phức hợp thể dục thể thao và khu vui chơi trẻ em, siêu thị, trung tâm thương mại, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, đường dẫn cầu ông Chưởng, đường Lê Lợi..

Hình ảnh

Chú thích

Tham khảo

  • [1] Chợ Mới (An Giang): Vùng đất giàu tiềm năng du lịch (08/01/2010) - Cổng Thông tin điện tử An Giang; Nguồn: TỔNG CỤC DU LỊCH, Thanh Thủy (st).