Cha Bum-kun

Đây là một tên người Triều Tiên, họ là Cha.

Cha Bum-kun (Tiếng Hàn차범근; Hanja車範根; Hán-Việt: Xa Phạm Căn; phát âm tiếng Hàn: [tɕʰa.bʌm.ɡɯn] hoặc [tɕʰa] [pʌm.ɡɯn]; sinh ngày 22 tháng 5 năm 1953) là một cựu danh thủ bóng đá và huấn luyện viên bóng đá người Hàn Quốc được biết đến với biệt danh Tscha BumĐức, có nghĩa là "Cha Boom" bởi những cú sút sấm sét của ông. Biệt danh này lần đầu tiên được sử dụng bởi tạp chí Kicker và còn ví ông là một trong số những cầu thủ vĩ đại nhất những năm 1980. Ông được sinh ra tại Hwaseong, tỉnh Gyeonggi. Đến năm 1972, Cha đã là cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử được gọi là đội hình đội tuyển quốc gia Hàn Quốc. Sau khi trở thành cầu thủ hàng đầu tại quê nhà, ông chuyển đến thi đấu tại giải vô địch Bundesliga tại Đức và trở thành cầu thủ Hàn Quốc đầu tiên thi đấu tại châu Âu. Sau quãng thời gian thi đấu rất thành công với ba câu lạc bộ tại Đức, ông trở về quê nhà chuyển sang công tác huấn luyện. Cha Bum-kun đã bắt đầu dẫn dắt Ulsan Hyundai, sau đó là dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 1998 và rồi là Suwon Samsung Bluewings. Ông được coi là biểu tượng tại Hàn Quốc nhờ những đóng góp cho Bundesliga và đội tuyển bóng đá quốc gia. Trong sự nghiệp của mình, ông đã từng khoác áo SV Darmstadt 98, Eintracht Frankfurt và Bayer Leverkusen, 135 lần khoác áo đội tuyển quốc gia và ghi được 58 bàn thắng, là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của Hàn Quốc. Cha Bum-kun được trao giải Cầu thủ thế kỷ của châu Á bởi Liên đoàn Lịch sử Bóng đá và Thống kê Quốc tế (IFFHS).

Cha Bum-kun
차범근
Cha Bum-kun năm 2018
Thông tin cá nhân
Ngày sinh22 tháng 5, 1953 (70 tuổi)
Nơi sinhHwaseong, Gyeonggi, Hàn Quốc
Chiều cao1,79 m (5 ft 10+12 in)
Vị tríTiền đạo/Tiền vệ cánh
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
NămĐội
1972–1975Đại học Cao Ly
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
NămĐộiST(BT)
1976Seoul Trust Bank
1976–1979[1][2]Sangmu FC
(Không quân Hàn Quốc)
1978–1979SV Darmstadt 981(0)
1979–1983Eintracht Frankfurt122(46)
1983–1989Bayer Leverkusen185(52)
Tổng cộng308(98)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
NămĐộiST(BT)
1970–1972U-20 Hàn Quốc
1972–1986Hàn Quốc136[3](58)
Sự nghiệp quản lý
NămĐội
1991–1994Ulsan Hyundai
1997–1998Hàn Quốc
1998–1999Thâm Quyến F.C.
2004–2010Suwon Samsung Bluewings
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Hàn Quốc
Bóng đá nam
Đại hội Thể thao châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Bangkok 1978Bóng đá nam
Giải vô địch bóng đá châu Á
Huy chương bạc – vị trí thứ haiThái Lan 1972Đội tuyển
Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á
Huy chương bạc – vị trí thứ haiNhật Bản 1971
Huy chương bạc – vị trí thứ haiThái Lan 1972
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia
Tên tiếng Hàn
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữCha Beom-geun
McCune–ReischauerCh'a Pŏmgŭn
Hán-ViệtXa Phạm Căn

Sự nghiệp câu lạc bộ

Ông nổi tiếng từ khi còn là một cầu thủ của trường Kyungshin vào năm 1970, cùng năm đó ông được gọi vào Đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Hàn Quốc. Năm 1972, Cha Bum-kun vào học tại Đại học Cao Ly. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình với Câu lạc bộ Seoul Trust Bank vào năm 1976. Đến tháng 10 năm 1976, ông phải thực hiện nghĩa vụ quân sự cho quốc gia, và đó cũng là bước ngoặt của ông khi thi đấu cho đội bóng Lực lượng Không quân Hàn Quốc.[4] Ông được Friedel Rausch lúc đó là huấn luyện viên của FC Schalke 04 và ông chuyển đến thi đấu tại BundesligaĐức. Ông được coi là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất ở Bundesliga trong suốt sự nghiệp của mình. Tháng 12 năm 1978, Cha được chuyển đến SV Darmstadt 98, nơi ông thi đấu chưa đến một tháng trước khi chuyển qua Eintracht Frankfurt. Do gặp vấn đề về nghĩa vụ quân sự nên sau trận đấu với VfL Bochum vào ngày 30 tháng 12 năm 1978, ông trở về Hàn Quốc vào ngày 5 tháng 1 năm 1979 để thực hiện nghĩa vụ quân sự cho đến ngày 31 tháng 5 năm 1979 và không chơi thêm trận nào cho SV Darmstadt 98 nữa.[5]

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông gia nhập Eintracht Frankfurt vào tháng 7 năm 1979. Cha đã gây ảnh hưởng ngay lập tức với câu lạc bộ mới của mình khi ghi bàn thắng trong ba trận liên tiếp. Frankfurt tiếp tục giành Cúp UEFA trong mùa giải 1979–80 và Cha được trao giải Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết. Ông trở thành cầu thủ bóng đá được trả lương cao thứ ba ở Đức. Trong mùa giải 1981, chấn thương đầu gối trong một trận đấu với Leverkusen gần như khiến ông phải kết thúc sự nghiệp sớm, sự việc gần như đã dẫn đến một cuộc bạo loạn của các cổ động viên của Frankfurt. Cha Bum-kun sau đó đã kịp hồi phục để thi đấu trận chung kết Cúp quốc gia Đức, trận đấu mà ông đóng góp một bàn thắng trong chiến thắng 3–1 của Frankfurt. Tuy nhiên, ông đã quyết định chuyển đến Bayer Leverkusen vào năm 1983. Tại đây, ông đã giành thêm được một Cúp UEFA thứ hai vào năm 1988. Ông đã ghi bàn gỡ hòa khi đội bóng của mình gặp Espanyol để buộc trận đấu kết thúc hai hiệp chính với tỉ số 3-3. Leverkusen cuối cùng đã giành chiến thắng trong trận đấu ở loạt sút penalty, trở thành nhà vô địch. Đây là chiếc Cúp châu Âu đầu tiên mà Leverkusen giành được.

Năm 1989, Cha treo giày sau một sự nghiệp dài ở Bundesliga, trải qua 308 trận đấu, ghi được 98 bàn thắng (điều đặc biệt là không có bàn thắng nào từ phạt đền), thành tích cao nhất của một cầu thủ nước ngoài tại Bundesliga khi đó.[6] Trong suốt sự nghiệp 10 năm của mình, ông chỉ phải nhận duy nhất một thẻ vàng.

Sự nghiệp quốc tế

Ông được gọi vào Đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Hàn Quốc năm 1970 cùng đội tuyển tham gia hai giải trẻ cấp châu lục tại Giải vô địch bóng đá trẻ châu Á năm 19711972. Khi mới chỉ 19 tuổi và đang theo học đại học năm 1972, ông đã được gọi vào đội tuyển quốc gia Hàn Quốc.

Ông tham dự Cúp bóng đá châu Á 1972 ghi được một bàn thắng, cùng với đội tuyển quốc gia vào đến trận chung kết nhưng thua trước Iran. Ông cũng là thành viên của đội tuyển Hàn Quốc tham dự Thế vận hội châu Á 1978, sân chơi mà Hàn Quốc đã giành huy chương vàng sau khi đánh bại Bắc Triều Tiên. Giải đấu quốc tế cuối cùng ông thi đấu là Giải vô địch bóng đá thế giới 1986 diễn ra tại Mexico, giải đấu mà Hàn Quốc đã không góp mặt kể từ năm 1954. Đó là giải đấu mà trước đó ông đã giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế nhưng đã bị thuyết phục trở lại. Tại giải đấu đó, Hàn Quốc để thua Argentina và Italia nhưng đã có trận hòa với Bulgaria. Các đối thủ của Hàn Quốc đã biết được khả năng ghi bàn của Cha, và ông đã các hậu vệ bị kèm rất chặt tại mọi thời điểm. Kết thúc giải đấu, ông không ghi được bàn thắng nào. Nhìn lại giải, Cha Bum-kun nói "Chúng tôi đã không tìm được chiến thắng đầu tiên mình, nhưng hành trình của đội tuyển không gây thất vọng khi chúng tôi chơi hết sức và chống lại các đội bóng xuất sắc nhất thế giới, trong đó có cả nhà vô địch cuối cùng Argentina". Ông đã giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế vĩnh viễn sau giải đấu đó.

Công tác huấn luyện

Sự nghiệp huấn luyện của ông bắt đầu tại một đội bóng thi đấu ở giải K LeagueHyundai Horang-i từ năm 1991-1994. Đến tháng 1 năm 1997, ông trở thành huấn luyện viên trưởng của đội tuyến bóng đá quốc gia Hàn Quốc dẫn dắt đội tuyển tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998. Tuy nhiên, thất bại thảm hại 0-5 trước đội tuyển Hà Lan trong trận đấu thứ hai đã khiến Cha Bum-kun bị sa thải. Sau đó, ông đã đổ lỗi cho Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA) về kết quả tồi tệ của đội bóng, với lý do thiếu các khoản tiền thưởng. Các trận đấu chuyên nghiệp tại Hàn Quốc sau đó đã được thay đổi nhưng KFA cũng đã đưa ra một lệnh cấm trước những phát ngôn của ông với thời gian 5 năm không được dẫn dắt các đội bóng tại Hàn Quốc, buộc ông và vợ đã phải ra nước ngoài.

Sau 18 tháng huấn luyện Thâm Quyến Bình An ở Trung Quốc, ông chuyển sang công việc mới là bình luận viên của MBC. Chỉ đến cuối năm 2003, ông mới trở lại công tác huấn luyện khi nhận được lời đề nghị từ Suwon Samsung Bluewings. Thành công đã đến ngay lập tức khi câu lạc bộ của ông vô địch K League 2004, thành tích mà ông nhận định là còn hơn cả khi nâng chiếc Cúp UEFA vào năm 1988. Ông rời đội bóng vào ngày 6 tháng 6 năm 2010.

Cuộc sống cá nhân

Ông là một tín đồ Kitô hữu mộ đạo, đưa ra ba điều quan trọng nhất trong cuộc đời của ông là gia đình, tôn giáo và bóng đá. Con trai thứ hai của ông Cha Du-ri cũng theo bước cha mình khi cũng đã thi đấu qua các câu lạc bộ ở Đức từ năm 2002 đến 2013 và sau đó treo giày vào năm 2015 sau hai mùa giải thi đấu cho FC Seoul.

Di sản

Cha Bum-kun được coi là cầu thủ bóng đá Hàn Quốc xuất sắc nhất thế kỷ XX, một trong những biểu tượng của bóng đá châu Á. Ông chính là người tiên phong thi đấu tại Bundesliga trở thành một trong những cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất của giải đấu. Chính nhờ thành công đó mà các đội bóng của Đức sau này rất ấn tượng với các cầu thủ Hàn Quốc để tin tưởng ở những lứa cầu thủ sau này như Cha Du-ri, Ji Dong-won, Son Heung-min. Sau chiến thắng của Frankfurt trong năm UEFA Cup 1980, Lothar Matthäus gọi ông là tiền đạo hay nhất thế giới.

  • Ông trở thành cầu thủ thứ 9 trong lịch sử vô địch Cúp UEFA với hai câu lạc bộ khác nhau.
  • Ông từng là cầu thủ nước ngoài ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử Bundesliga trước năm 1988 khi xô đổ kỷ lục trước đó của Ente Lippens với 92 bàn thắng. Tính đến tháng 9 năm 2016, ông xếp thứ 6 trong danh sách này sau Claudio Pizarro, Giovane Élber, Robert Lewandowski, Stéphane Chapuisat và Aílton Gonçalves da Silva.
  • Với 17 bàn thắng ghi được tại mùa giải 1985–86 vẫn là số bàn thắng ghi được nhiều nhất bởi một cầu thủ châu Á trong lịch sử Bundesliga. Người xếp sau ông là Vahid Hashemian của Iran với 16 bàn thắng trong mùa giải 2003–04 với Bochum.
  • Ông là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho đội tuyển quốc gia với 58 bàn thắng trong các trận đấu quốc tế.

Danh hiệu

Cầu thủ

Eintracht Frankfurt

Bayer 04 Leverkusen

Hàn Quốc

Cá nhân

Huấn luyện viên

Suwon Samsung Bluewings

  • K League 1: 2004, 2008
  • Cúp Quốc gia Hàn Quốc: 2009
  • Cúp Liên đoàn Hàn Quốc: 2005, 2008
  • Siêu Cúp Hàn Quốc: 2005
  • Cúp Vô địch A3: 2005
  • Giải vô địch bóng đá xuyên Thái Bình Dương: 2009

Cá nhân

Thống kê sự nghiệp

Câu lạc bộ

Câu lạc bộBundesligaCúp quốc giaChâu lụcTổng
Mùa giảiCâu lạc bộGiải đấuTrậnBàn thắngTrậnBàn thắngTrậnBàn thắngTrậnBàn thắng
ĐứcBundesligaDFB-PokalChâu ÂuTổng
1978–79Darmstadt 98Bundesliga1000-10
1979–80Eintracht Frankfurt3112401134615
1980–8127866523816
1981–82311110613812
1982–83331510-3415
1983–84Bayer Leverkusen341210-3512
1984–85291034-3214
1985–86341742-3819
1986–873362132389
1987–8825400102356
1988–893035020373
TổngĐức3089827133710372121
Tổng số3089827133710372121

Quốc tế

[16]

Đội tuyển Hàn Quốc
NămTrậnBàn thắng
1972236
1973178
1974132
1975179
19762013
19772615
1978165
197900
198000
198100
198200
198300
198400
198500
198630
Tổng13558

Bàn thắng quốc tế

Tỉ số với số bàn thắng của Hàn Quốc trước[17]
#NgàyĐịa điểmĐối thủBàn thắngKết quảGiải đấu
Danh sách các bàn thắng quốc tế của Cha Bum-kun
110 tháng 5 năm 1972Sân vận động Quốc gia, Băng Cốc, Thái Lan  Cộng hòa Khmer3–04–1Asian Cup 1972
219 tháng 7 năm 1972Sân vận động Perak, Ipoh, Malaysia  Singapore2–04–1Cúp Merdeka 1972
323 tháng 7 năm 1972Sân vận động Merdeka, Kuala Lumpur, Malaysia  Indonesia2–02–0
429 tháng 7 năm 1972  Malaysia2–02–1
520 tháng 9 năm 1972Sân vận động Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc  Thái Lan3–03–0Cúp Hàn Quốc 1972
622 tháng 11 năm 1972Sân vận động Quốc gia, Băng Cốc, Thái Lan  Indonesia1–11–1Cúp Nhà vua Thái Lan 1972
719 tháng 5 năm 1973Sân vận động Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc  Thái Lan2–04–0Vòng loại World Cup 1974
828 tháng 5 năm 1973  Israel1–01–0
922 tháng 9 năm 1973  Cộng hòa Khmer2–06–0Cúp Hàn Quốc 1973
104–0
1130 tháng 9 năm 1973  Malaysia1–02–0
1216 tháng 12 năm 1973Sân vận động Quốc gia, Băng Cốc, Thái Lan  Cộng hòa Khmer4–05–0Cúp Nhà vua Thái Lan 1973
1322 tháng 12 năm 1973  Miến Điện2–02–0
1425 tháng 12 năm 1973  Malaysia2–02–1
1518 tháng 5 năm 1974Sân vận động Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc  Miến Điện2–03–0Cúp Hàn Quốc 1974
1625 tháng 12 năm 1974Hồng Kông  Indonesia2–03–1Giải bóng đá Hồng Kông
1729 tháng 7 năm 1975Sân vận động Merdeka, Kuala Lumpur, Malaysia  Malaysia2–03–1Cúp Merdeka 1975
187 tháng 8 năm 1975  Thái Lan3–06–0
199 tháng 8 năm 1975  Nhật Bản1–03–1
202–1
213–1
2211 tháng 8 năm 1975  Indonesia1–05–1
2315 tháng 8 năm 1975  Bangladesh4–04–0
2421 tháng 12 năm 1975Sân vận động Quốc gia, Băng Cốc, Thái Lan  Miến Điện1–03–1Cúp Nhà vua Thái Lan 1975
252–0
266 tháng 3 năm 1976Sân vận động Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc  Đài Bắc Trung Hoa1–03–0Vòng loại Thế vận hội Mùa hè 1976
2727 tháng 3 năm 1976  Nhật Bản2–12–2
2810 tháng 8 năm 1976Sân vận động Merdeka, Kuala Lumpur, Malaysia  Ấn Độ1–08–0Cúp Merdeka 1976
295–0
308–0
3115 tháng 8 năm 1976  Miến Điện2–22–2
3211 tháng 9 năm 1976Sân vận động Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc  Malaysia2–44–4Cúp Hàn Quốc 1976
333–4
344–4
3513 tháng 9 năm 1976  Ấn Độ4–04–0
3617 tháng 9 năm 1976  Singapore1–07–0
377–0
3822 tháng 12 năm 1976Sân vận động Quốc gia, Băng Cốc, Thái Lan  Malaysia1–11–1Cúp Nhà vua Thái Lan 1976
3914 tháng 2 năm 1977Singapore  Singapore1–04–0Giao hữu
4018 tháng 2 năm 1977Sân vận động Al Ahli, Manama, Bahrain  Bahrain2–04–1
4120 tháng 3 năm 1977Sân vận động Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc  Israel1–03–1Vòng loại World Cup 1978
423 tháng 4 năm 1977  Nhật Bản1–01–0
4326 tháng 6 năm 1977Sân vận động Hồng Kông, Hồng Kông  Hồng Kông1–01–0
4417 tháng 7 năm 1977Sân vận động Merdeka, Kuala Lumpur, Malaysia  Libya2–04–0Cúp Merdeka 1977
4522 tháng 7 năm 1977  Indonesia3–15–1
4624 tháng 7 năm 1977  Miến Điện2–04–0
4731 tháng 7 năm 1977  Iraq1–01–0
4827 tháng 8 năm 1977Sân vận động Thể thao Sydney, Sydney, Úc  Úc1–01–2Vòng loại World Cup 1978
493 tháng 9 năm 1977Sân vận động Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc  Thái Lan3–05–1Cúp Hàn Quốc 1977
505 tháng 9 năm 1977Sân vận động Daegu Civic, Daegu, Hàn Quốc  Ấn Độ1–03–0
513–0
5213 tháng 9 năm 1977Sân vận động Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc  Malaysia2–03–0
535 tháng 11 năm 1977Sân vận động Câu lạc bộ Thể thao Al Kuwait, Thành phố Kuwait, Kuwait  Kuwait1–02–2Vòng loại World Cup 1978
5419 tháng 7 năm 1978Sân vận động Merdeka, Kuala Lumpur, Malaysia  Nhật Bản2–04–0Cúp Merdeka 1978
5522 tháng 7 năm 1978  Iraq2–02–0
5625 tháng 7 năm 1978  Indonesia1–02–0
5711 tháng 12 năm 1978Sân vận động Đại học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan  Bahrain3–05–1Đại hội Thể thao châu Á 1978
5817 tháng 12 năm 1978Băng Cốc, Thái Lan  Trung Quốc1–01–0

Tham khảo

Liên kết ngoài