Trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955

Cuộc tổng tuyển cử năm 1955 tại miền Nam Việt Nam là một cuộc trưng cầu dân ý nhằm xác định lãnh đạo tương lai của Quốc gia Việt Nam. Được sự ủng hộ của người Mỹ, cuộc bỏ phiếu đã diễn ra với kết quả Thủ tướng Ngô Đình Diệm đắc cử với hơn 98,2% phiếu bầu,[1] được cho là có sự góp sức của việc gian lận bầu cử,[2][3] chính thức phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, trở thành lãnh đạo tối cao, thiết lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Bích chương về kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Tòa Đô chính Sài Gòn

Trong nhiều tài liệu của ngày nay của chính phủ Việt Nam, cuộc trưng cầu dân ý này thường được nhắc đến với tên gọi Trò hề trưng cầu dân ý 1955.[4]

Bối cảnh

Theo Hiệp định Genève năm 1954, Việt Nam tạm thời bị chia làm hai vùng tập kết quân sự ở vĩ tuyến 17, trong khi tập kết chính trị tại chỗ và tập kết dân sự được tiến hành theo hình thức tự nguyện, giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia.[5] Chính thể Quốc gia Việt Nam thừa kế nghĩa vụ thực thi Hiệp định từ Pháp do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu. Ngày 16 tháng 6, Chí sĩ Ngô Đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông Diệm đồng ý ra chấp chính với điều kiện được toàn quyền chính trịquân sự. Danh sách nội các được trình ngày 7 tháng 7. Tuy nhiên quyền lực của chính phủ mới bị nhóm Bình Xuyên cùng hai lực lượng chính trị giáo phái Cao ĐàiHòa Hảo chống đối. Quốc trưởng Bảo Đại lại có ý duy trì nâng đỡ các lực lượng đó, nên sau đó có nhiều xung khắc giữa Quốc trưởng và Thủ tướng. Các cuộc đụng độ võ trang của Bình Xuyên, Cao Đài và Hòa Hảo bùng nổ từ tháng 3 đến tháng 4 thì Quốc trưởng Bảo Đại đòi Thủ tướng Diệm sang Pháp trình diện để áp lực thương lượng. Trên thực tế, với quan điểm thân Pháp và ủng hộ Bình Xuyên của Quốc trưởng Bảo Đại, dư luận dân chúng cũng không còn ủng hộ ông nữa mà chủ yếu ủng hộ Việt Minh.[6]

Dù nhận được lệnh sang hội kiến Quốc trưởng, Thủ tướng Diệm không tuân. Dưới sự ủng hộ của người Mỹ, ông nhận được sự hậu thuẫn của nhiều đoàn thể như Việt Nam Dân xã Đảng của Nguyễn Bảo Toàn, Việt Nam Phục quốc Hội của Hồ Hán Sơn và Hội đồng nhân dân Cách mạng Quốc gia của Nhị Lang. Ngày 30 tháng 4 năm 1955, các nhóm này lập Hội đồng nhân dân Cách mạng Quốc gia và ra tuyên ngôn với những điều kiện:

Diễn tiến

Sau những biến động trước đó, Thủ tướng Diệm bắt đầu tính đến chuyện phế truất Quốc trưởng Bảo Đại nhằm hợp thức hóa chế độ cầm quyền của ông ta từ vĩ tuyến 17 trở vào để "né" Hiệp định Geneva (tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7/1956). Washington không đồng tình kế hoạch của Diệm vì cho rằng thời cơ chưa đến, và không đủ cơ sở pháp lý cho việc đó. Thế nhưng, Lansdale lại là người đã giúp Diệm thực hiện ý đồ bằng cách hiến kế Diệm tiến hành trưng cầu dân ý ngày 23/10/1955, với kết quả có tới 98% phiếu ủng hộ Thủ tướng Diệm lên thay cựu hoàng Bảo Đại trong vai trò Nguyên thủ Quốc gia.[7]

Ngày 6 tháng 10, Thủ tướng Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý. Các cơ quan truyền thông do Thủ tướng điều khiển cũng bắt đầu vận động dân chúng sửa soạn đi bầu với những bài chỉ trích hành vi của Quốc trưởng và phổ biến những câu nhắc nhở cử tri như:

Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi[8]

Đó là vì mỗi cử tri được phát hai lá phiếu: một lá màu xanh, một lá màu đỏ. Lá màu đỏ in hình ông Ngô Đình Diệm với câu: Tôi bằng lòng truất phế Bảo Đại và nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ. Lá xanh in hình cựu hoàng Bảo Đại thì có câu: Tôi không bằng lòng truất phế Bảo Đại và không nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ. Cử tri phải chọn lấy một và bỏ phiếu vào thùng phiếu. Lá phiếu kia thì vứt đi.[8]

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, cuộc lựa chọn vị nguyên thủ của Quốc gia Việt Nam và thể chế chính quyền diễn ra ở phía nam vĩ tuyến 17. Việc bỏ phiếu tuy nhiên không được công bằng vì ban tổ chức đã sắp xếp để Ngô Đình Diệm tuyệt đối thắng. Kết quả: Ngô Đình Diệm đắc cử với 98,2% số phiếu. Đại tá CIA Edward Lansdale, cố vấn cho Quốc trưởng Ngô Đình Diệm nói rằng: "Trong lúc tôi đi vắng, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin rằng ông thắng 99,99%. Vì nếu như thế thì biết đó là âm mưu sắp đặt trước". Vì thế cho nên Diệm đắc cử với 98,2%[1].

Lựa chọnSố phiếu
Đồng ý truất Bảo Đại5.721.735
Chống việc truất phế63.017
Phiếu hỏng44.105[9]

Cuộc trưng cầu dân ý có những bất thường và gian lận như tại Sài Gòn, Thủ tướng Diệm chiếm được 605.025 lá phiếu trong khi khu vực này chỉ có 450.000 cử tri ghi tên.[2][3]

Nhân dân miền Nam tẩy chay cuộc "trưng cầu dân ý", các giáo phái (Cao Đài, Hoà Hảo,...), các đảng phái (Bình Xuyên, Đảng Dân chủ, nhóm trí thức Nguyễn Phan Long ở Sài Gòn, phe Bảo Đại ở Pháp) đều lên tiếng chống lại, ngay những nhóm dân chủ khác (như Đại Việt, Đảng Cộng hoà của Phan Huy Đán) vì tranh nhau quyền lợi và địa vị cũng chống cuộc "trưng cầu dân ý" của Diệm; dư luận một số báo chí ở các nước vạch rõ sự gian lận thô bỉ trong cuộc "trưng cầu dân ý"; nhưng Diệm vẫn tuyên bố "thắng lợi", tự tôn lên làm Tổng thống, tập trung mọi quyền bính trong tay, tiếp tục kế hoạch hợp pháp hoá chế độ mới của ông.[10]

Mỹ luôn luôn xúi giục, và tích cực ủng hộ Diệm trước, trong và sau cuộc "trưng cầu dân ý", ra sức chèn ép hất cẳng Pháp hơn nữa, tích cực đưa miền Nam Việt Nam vào khối SEATO. Mặt khác, Mỹ tiếp tục gây khó việc thi hành Hiệp Định Geneva ở Lào gây nên một tình hình nghiêm trọng ở đây.[10]

Sử gia Thomas L. Ahern Jr đã viết rằng không có sự trợ giúp của tình báo Mỹ (CIA) thông qua cặp bài trùng Lansdale-Harwood thì chế độ Ngô Đình Diệm khó trụ nổi quá 6 tháng đầu tiên. CIA (cụ thể là Lansdale và Harwood) đã giúp Diệm từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, hết thu phục các giáo phái (đặc biệt là Cao Đài Tây Ninh) rồi đến đập tan âm mưu đảo chính của tướng Nguyễn Văn Hinh, chỉ huy quân đội thân Pháp vào cuối năm 1954.[7].

Sau khi đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, Ngô Đình Diệm tuyên bố mình là Tổng thống, và ngày 26 tháng 10 năm 1955 là ngày thành lập chính phủ Việt Nam Cộng hòaQuân đội Việt Nam Cộng hòa. Cơ sở pháp lý là Hiến ước Tạm thời số 1.[11] Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Theo nhật báo Le Figaro (Pháp), số ra ngày 20-10-1955: "Để ăn mừng chính thể cộng hòa được thành lập, nhà cầm quyền miền Nam động viên công chức, người di cư và trẻ em các trường học để làm một cuộc biểu tình không lấy gì làm quan trọng. Còn dân chúng (ở Sài Gòn) thì ai ở nhà nấy, không buồn ra đường... Không làm sao so sánh được với những cuộc tuần hành ở Hà Nội, nơi đây Việt Minh động viên 20 đến 30 vạn người trong hàng giờ đồng hồ liền trước lễ đài và trong bầu không khí cuồng nhiệt, phấn khởi, không có gì là giả dối hết".[12]

Tháng 3 năm 1956, chính phủ tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội Lập hiến và tháng 10 năm 1956 ban hành Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.

Phía Đảng Lao động Việt Nam cho rằng:

Xem thêm

Tham khảo

  • Keesing's Research Report. South Vietnam, A Political History 1954-1970. New York: Scribner's Sons, 1970.
  • Hoàng Cơ Thụy. Việt sử khảo luận. Paris: Nam Á, 2002.
  • Brownell, William (1963). The American Mandarin: a study of the life of Diem [head of the Saigon government from 1954 through 1963] and of the origins of the American involvements. Ithaca, New York: Cornell University.
  • Chapman, Jessica (2006). “Staging Democracy: South Vietnam's 1955 Referendum to Depose Bao Dai”. Diplomatic History. 30 (4): 671–703. doi:10.1111/j.1467-7709.2006.00573.x.
  • Jacobs, Seth (2006). Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America's War in Vietnam, 1950–1963. Lanham, Maryland: Rowman & Littlefield. ISBN 0-7425-4447-8.
  • Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A history. New York City, New York: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4.
  • Miller, Edward (2004). Grand Designs, Vision, Power and Nation Building in America's Alliance with Ngo Dinh Diem, 1954–1960. UMI.
  • Moyar, Mark (2006). Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954–1965. New York City, New York: Cambridge University Press. ISBN 0521869110.
  • Roberts, Priscilla (ed) (2006). Behind the bamboo curtain: China, Vietnam, and the world beyond Asia. Stanford University Press. ISBN 0-8047-5502-7.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)

Chú thích