Dân tộc Trung Hoa

Dân tộc tại Trung Quốc (Và Đài Loan...?).

Dân tộc Trung Hoa (giản thể: 中华民族; phồn thể: 中華民族; Hán-Việt: Trung Hoa Dân tộc; bính âm: Zhōnghuá Mínzú) là một thuật từ chính trị gắn liền với lịch sử Trung Quốc về chủng tộc và xây dựng dân tộc.[1][2]

Cờ Trung Hoa Dân Quốc giai đoạn đầu, với 5 màu thể hiện "ngũ tộc cộng hòa"
Một bức tranh cổ động trên tường vẽ 56 dân tộc tại Trung Quốc

Từ cuối thập niên 1980, thay đổi thiết yếu nhất trong số các chính sách về dân tộc và người thiểu số là việc thay thế thuật từ "Nhân dân Trung Quốc" (tiếng Trung: 中国人民, Zhongguo Renmin) thành "Dân tộc Trung Hoa", thể hiện sự dịch chuyển từ một quốc gia cộng sản mà người dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau thành một quốc gia dân tộc dựa trên một dân tộc duy nhất.[2]

Trong suốt thời Dân Quốc giai đoạn đầu (1912–27) và thời Quốc dân (1928–49), thuật từ Dân tộc Trung Hoa bao gồm sắc dân Hán và bốn sắc dân khác là Mãn, Mông, Hồi, Tạng,[3][4] ý niệm "Ngũ tộc cộng hòa" này được Tôn Trung SơnQuốc dân Đảng cổ xúy sau khi nhà Thanh sụp đổ. Trong suốt thời cộng sản hậu Mao Trạch Đông, thuật từ Dân tộc Trung Hoa được hồi sinh trở lại để bao gồm người Hán chiếm đa số và 55 dân tộc khác như là một đại gia đình Trung Hoa.[1][5]

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

Liên kết ngoài