Isoamyl acetat

Isoamyl axetat
(Đổi hướng từ Dầu chuối)

Isoamyl acetat hay isopentyl acetat, còn gọi là dầu chuối, là hợp chất hữu cơ ester được điều chế từ isoamyl alcohol và acid acetic. Đây là chất lỏng không màu, khó hòa tan trong nước nhưng hòa tan mạnh trong hầu hết các dung môi hữu cơ. Isoamyl acetat có mùi mạnh, tương tự mùi chuối. Dầu chuối là khái niệm dùng cho cả isoamyl acetat tinh khiết và các hương liệu từ hỗn hợp của isoamyl acetat, amyl acetat và các hương liệu khác.[1]

Isoamyl acetat
Isoamyl acetat
Danh pháp IUPAC3-methylbut-1-yl ethanoat
Tên khácisopentyl acetat
dầu chuối
isopentyl ethanoat
tinh dầu lê
3-methylbutyl acetat
3-methylbutyl ethanoat
Nhận dạng
Số CAS123-92-2
KEGGC12296
ChEBI31725
ChEMBL42013
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
UNIIZ135787824
Thuộc tính
Công thức phân tửC7H14O2
Khối lượng mol130.19 g/mol
Khối lượng riêng0.876 g/cm³
Điểm nóng chảy −78 °C (195 K; −108 °F)
Điểm sôi 142 °C (415 K; 288 °F)
Các nguy hiểm
NFPA 704

3
1
0
 
Điểm bắt lửa25 °C
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Sản xuất

Isoamyl axetat thường được điều chế từ phản ứng xúc tác acid (quá trình ester hóa Fischer) giữa isoamyl alcohol và acid acetic băng như hình dưới dây. Acid sulfuricchất xúc tác điển hình. Ngoài ra, resin trao đổi ion acid cũng được dùng làm chất xúc tác.

Sử dụng

Isoamyl acetat được dùng để tạo mùi chuối trong thực phẩm. Dầu lê thường đề cập đến dung dịch isoamyl acetat trong ethanol được dùng làm hương liệu nhân tạo.

Chất này cũng được dùng làm dung môi vecni và sơn mài nitrocellulose cũng như dùng làm chất dẫn dụ (pheromon) các đàn ong mật đến một địa điểm nhỏ. Isoamyl acetat là dung môi và chất mang cho các vật liệu như nitrocellulose.

Do có mùi tạo hưng phấn, có cường độ mạnh và ít độc, isoamyl acetat được dùng để kiểm tra hiệu quả của mặt nạ chống độc hoặc mặt nạ khí.

Trong tự nhiên

Dầu chuối được chiết xuất từ cây chuối;[2] ngoài ra cũng được tổng hợp.[3]

Ong mật cũng có thể phát ra isoamyl acetat.[4]

Chú thích