Diều hâu

trang định hướng Wikimedia

Thuật ngữ diều hâu hay chim ưng hoặc chim cắt dùng để chỉ tới các loài chim săn mồi trong một trên ba ngữ cảnh sau:

  • Một cách chặt chẽ, nó dùng để chỉ tới bất kỳ loài nào trong các chi Accipiter, Micronisus, Melierax, UrotriorchisMegatriorchis. Chi phổ biến Accipiter bao gồm cả ó, cắt, cắt vuốt sắc và nhiều loài khác. Chúng chủ yếu là các loài chim sống tại các khu vực miền rừng và đi săn mồi bằng cách lao đột ngột xuống từ chỗ nấp kín đáo. Thông thường chúng có đuôi dài và thị lực rất sắc bén.
  • Một cách nói chung, để chỉ các loài chim có kích thước từ nhỏ tới trung bình thuộc về họ Accipitridae, họ bao gồm cả diều hâu thực thụ, ưng (chi Accipiter) cũng như các loài chim khác như đại bàng, diều, diều mướp, ó buteo và kền kền Cựu thế giới.
  • Một cách lỏng lẻo, để chỉ gần như bất kỳ loài chim săn mồi nào.
Diều hâu
Ó ngỗng (Accipiter gentilis)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Accipitriformes
hoặc Falconiformes s.l
Họ (familia)Accipitridae
Phân họ (subfamilia)Accipitrinae

Tên gọi thông thường của các loài chim này tại các khu vực khác nhau trên thế giới thường sử dụng từ diều hâu, ưng, cắt một cách lỏng lẻo. Ví dụ, tại Bắc Mỹ, ó buteo (Buteo) thông thường chỉ gọi là "hawk" (diều hâu, chim cắt, chim ưng).

Các loài diều hâu thực thụ, ưng tạo thành phân họ Accipitrinae và phần lớn nằm trong chi Accipiter.

Vào tháng 2 năm 2005, nhà khoa học người Canada, tiến sĩ Louis Lefebvre thông báo phương pháp đo IQ của chim chóc theo sự sáng tạo của chúng trong thói quen ăn uống. Diều hâu đã được coi là một trong những loài chim thông minh nhất trên cơ sở của thang đo này.

Người ta còn cho rằng diều hâu có thị lực rất tốt, đạt tới 20/2, vào khoảng 8 lần sắc bén hơn những người có thị lực tốt.

Các loài

Chú thích

Liên kết ngoài