G. K. Chesterton

Gilbert Keith Chesterton, KC*SG (29 tháng 5 năm 1874 – 14 tháng 6 năm 1936) thường được biết đến là G. K. Chesterton, là một văn sĩ Anh,[1] nhà thần học giáo dân, nhà thơ, nhà triết học, nhà soạn kịch, nhà báo, nhà diễn thuyết, nhà phê bình văn học nghệ thuật, người viết tiểu sử, và là một nhà biện hộ học Kitô giáo. Chesterton thường được gọi là "bậc thầy của nghịch lý"."[2] Tạp chí Time, trong một bài đánh giá tiểu sử Chesterton, đã nhận xét phong cách viết văn của ông: "Bất cứ khi nào có thể, Chesterton đưa ra quan điểm của mình với các câu nói nổi tiếng, cách ngôn, ngụ ngôn – đầu tiên đều cẩn thận lộn chúng từ trong ra ngoài."[3]

G. K. Chesterton
G. K. Chesterton, by E. H. Mills, 1909.
G. K. Chesterton, by E. H. Mills, 1909.
SinhGilbert Keith Chesterton
(1874-05-29)29 tháng 5 năm 1874
Kensington, Luân Đôn, England
Mất14 tháng 6 năm 1936(1936-06-14) (62 tuổi)
Beaconsfield, Buckinghamshire, England
Nghề nghiệpKý giả, tiểu thuyết gia, nhà luận văn
Thể loạiLuận văn, văn học kỳ ảo, biện hộ học Kitô giáo, Công giáo, hư cấu kỳ bí, thơ



Chữ ký

Chesterton nổi tiếng với nhân vật hư cấu Cha Brown, một linh mục và thám tử,[4] và với biện hộ học lý tính của mình. Thậm chí một số người bất đồng với ông cũng công nhận sức lôi cuốn rộng rãi của những tác phẩm như OrthodoxyThe Everlasting Man.[3][5] Là một nhà tư tưởng chính trị, Chesterton chỉ trích cả chủ nghĩa tiến bộchủ nghĩa bảo thủ, với câu nói: "Cả thế giới hiện đại chia rẽ thành những người bảo thủ chủ nghĩa và những người tiến bộ chủ nghĩa. Công việc của những người Tiến bộ là tiếp tục tạo ra các sai lầm. Công việc của những người Bảo thủ là ngăn chặn, không cho những sai lầm đó được sửa chữa."[6] Chesterton thường cho mình là một Kitô hữu 'chính thống', và ngày càng đồng nhất lập trường đó với Công giáo, cuối cùng ông đã cải đạo từ Anh giáo Thượng Giáo hội sang Công giáo Rôma. George Bernard Shaw, "kẻ thù thân thiện" của Chesterton theo tờ Time, đã nhận xét: "Ông ta là một thiên tài khổng lồ."[3] Các nhà viết tiểu sử thường đánh giá ông là một người kế thừa các tác gia thời kỳ Victoria như Matthew Arnold, Thomas Carlyle, Hồng y John Henry Newman, và John Ruskin.[7]

Chú thích

Liên kết ngoài