Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu

Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu (tiếng Anh: UEFA Women's Championship hay UEFA Women's Euro) là giải bóng đá chính thức 4 năm một lần giữa các đội tuyển bóng đá nữ châu Âu do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1982 và từ năm 1997 được tổ chức 4 năm 1 lần.

Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu
Thành lập1984
Khu vựcChâu Âu (UEFA)
Số đội52 (Vòng loại)
16 (Vòng chung kết)
Đội vô địch
hiện tại
 Anh (lần thứ 1)
Đội bóng
thành công nhất
 Đức (8 chức vô địch)
Trang webwww.uefa.com/womenseuro/
Euro 2022

Giải đấu tiền thân của Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu bắt đầu vào đầu thập niên 1980 với tên gọi UEFA European Competition for Representative Women's Teams (tạm dịch: Giải các đội tuyển đại diện nữ châu Âu của UEFA). Giải được công nhân là giải vô địch châu Âu từ UEFA vào năm 1990. Hai vòng chung kết 19911995 được sử dụng làm vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới khu vực châu Âu; từ năm 1999, các đội thi đấu vòng loại riêng giống vòng loại của nam.

Từ lần đầu tổ chức cho tới năm 1995 giải có 4 đội tham gia. Giải tăng dần lên thành 8 và 12 đội lần lượt từ các năm 1995 và 2009. Từ năm 2017 giải sẽ có sự góp mặt của 16 đội.[1] Có tất cả tám kì giải vô địch bóng đá nữ châu Âu đã được tổ chức, cộng thêm 3 kì Giải các đội tuyển đại diện nữ châu Âu của UEFA trước đó. Tính đến nay, Đức là quốc gia đoạt chức vô địch nhiều lần nhất với 8 lần lên ngôi.

Lịch sử

Trong hai năm 1969 và 1979 tại Ý diễn ra các giải vô địch châu Âu không chính thức.[2][3] Ý lên ngôi ở lần đầu tổ chức còn Đan Mạch vô địch ở giải đấu sau. Vào năm 1980, UEFA quyết định tổ chức giải vô địch nữ châu Âu. Giải đầu tiên kéo dài từ 1982 tới 1984. Đội vô địch đầu tiên là Thụy Điển sau khi đánh bại Anh trong hai lượt trận. 1987 là giải đầu tiên tổ chức tại một địa điểm cố định thay vì thi đấu sân khách – sân nhà. Na Uy tận dụng ưu thế chủ nhà và đánh bại đương kim vô địch Thụy Điển với tỉ số 2–1. Hai năm sau, Tây Đức dù lần đầu vượt qua vòng loại để tham dự vòng chung kết nhưng ngay lập tức lên ngôi sau chiến thắng tại Osnabrück trước Na Uy với tỉ số 4–1.

Ở kì giải tiếp theo giải bắt đầu chính thức có tên gọi UEFA Women's Championship như ngày nay. Tại giải này, đội tuyển Đức trở thành những người đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch sau khi đánh bại Na Uy 3–1 trong hiệp phụ. Giải sau đó vào năm 1993 tại Ý là lần cuối cùng tới nay là lần cuối người Đức không thể đoạt chức vô địch. Na Uy giành danh hiệu thứ hai sau khi vượt qua Ý 1–0. Hai năm sau, Đức bắt đầu giai đoạn thống trị châu Âu với chức vô địch tại Kaiserslautern sau khi đánh bại Thụy Điển 3–2 ở trận đấu cuối cùng.

Tại Euro 1997 tại Na UyThụy Điển, số đội dự VCK được nâng lên 8. Cũng kể từ đây giải cũng không còn giữ tư cách vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới khu vực châu Âu. Đức bảo vệ ngôi vương với chiến thắng 2–0 trước Ý. Tuy nhiên chỉ có 2.221 cổ động viên tới xem trận chung kết, thấp nhất cho một trận chung kết cho tới nay. Vào năm 2001, Euro lần thứ hai được tổ chức tại Đức và là lần đầu tiên xuất hiện bàn thắng vàng do công của Claudia Müller, bàn thắng giúp Đức chiến thắng trước Thụy Điển tại Ulm.

Vòng chung kết thứ 10 tại Phần Lan vào năm 2009 chứng kiến số đội được nâng lên 12. Đức lập kỷ lục chiến thắng cách biệt lớn nhất trong một trận chung kết sau khi hạ Anh 6–2. Kể từ 2017, số đội dự vòng chung kết sẽ là 16 đội.[4]

Thể thức

Vòng loại

Để có mặt tại vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu, các đội phải vượt qua vòng loại. Thể thức của vòng loại cũng thay đổi theo thời gian. Tại vòng chung kết năm 2013, vòng loại gồm ba giai đoạn. Đầu tiên, 8 đội tuyển xếp hạng thấp nhất của UEFA được chia thành hai bảng. Hai đội nhất bảng cùng các đội còn lại tạo thành 7 bảng đấu: 3 bảng 6 đội và 4 bảng 5 đội. Các đội thi đấu vòng tròn lượt đi và về. 7 đội nhất và đội nhì xuất sắc nhất vượt qua vòng loại. 6 đội nhì còn lại được bốc thăm chia cặp đá play-off. Vòng loại năm 2017 chỉ có hai đội nhì kém nhất đá play-off. 8 đội nhất và 6 đội nhì xuất sắc nhất vượt qua vòng loại. Đội chủ nhà được trao suất trực tiếp từ năm 2005. Trước đó, chủ nhà chỉ được chỉ định sau khi các đội dự vòng chung kết được xác định.

Vòng chung kết

Các đội vượt qua vòng loại được chia thành các nhóm bốc thăm (dựa trên các tiêu chí như chủ nhà, đương kim vô địch, xếp hạng FIFA) để sau đó phân thành các bảng bốn đội. Từ năm 2017 sẽ có 4 bảng bốn đội.

Tại vòng bảng các đội sẽ thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, thắng được ba điểm, hòa được 1 điểm và thua không có điểm nào. Các đội nhất và nhì sẽ đi tiếp vào vòng tứ kết. Vào năm 2009 và 2013 có thêm hai đội thứ ba xuất sắc nhất được quyền đi tiếp. Nếu có nhiều hơn một đội bằng điểm nhau, thứ hạng sẽ được quyết định theo thứ tự ưu tiên: Hiệu số bàn thắng bại, số bàn thắng ghi được,...

Từ vòng tứ kết giải bắt đầu diễn ra theo thể thức loại trực tiếp. Nếu trận đấu hòa sau 90 phút hai đội sẽ bước vào hiệp phụ. Trong khoảng thời gian áp dụng luật bàn thắng vàng nếu đội nào ghi bàn trước trong hiệp phụ sẽ là đội giành chiến thắng. Chỉ có một bàn thắng vàng được đội tuyển Đức ghi trong trận chung kết với Thụy Điển vào năm 2001. Tuy nhiên luật này bị FIFA bãi bỏ từ năm 2004. Nếu hai đội vẫn hòa trong hiệp phụ, trận đấu sẽ bước vào loạt luân lưu 11m để xác định đội giành chiến thắng. Giống như Euro của nam, sẽ không có trận tranh hạng ba dành cho các đội thua bán kết, ngoại trừ bốn giải đấu từ năm 1987 tới 1993.

Các trận chung kết và tranh hạng ba

NămChủ nhàChung kếtTranh hạng baSố đội
Vô địchTỉ sốÁ quânHạng baTỉ sốHạng tư
1984
Chi tiết
Không có quốc gia đăng cai. Các trận đấu thi đấu hai lượt
Thụy Điển
1–0
0–1 (s.h.p.)
4–3 (p)

Anh
 Đan Mạch  Ý4
1987
Chi tiết
 Na Uy
Na Uy
2–1
Thụy Điển

Ý
2–1
Anh
4
1989
Chi tiết
Tây Đức
Tây Đức
4–1
Na Uy

Thụy Điển
2–1 (s.h.p.)
Ý
4
1991
Chi tiết
 Đan Mạch
Đức
3–1 (s.h.p.)
Na Uy

Đan Mạch
2–1 (s.h.p.)
Ý
4
1993
Chi tiết
 Ý
Na Uy
1–0
Ý

Đan Mạch
3–1
Đức
4
1995
Chi tiết
 Đức
Đức
3–2
Thụy Điển
 Anh  Na Uy4
1997
Chi tiết
 Na Uy
 Thụy Điển

Đức
2–0
Ý
 Tây Ban Nha  Thụy Điển8
2001
Chi tiết
 Đức
Đức
1–0 (gg)
Thụy Điển
 Đan Mạch  Na Uy8
2005
Chi tiết
 Anh
Đức
3–1
Na Uy
 Phần Lan và  Thụy Điển8
2009
Chi tiết
 Phần Lan
Đức
6–2
Anh
 Na Uy  Hà Lan12
2013
Chi tiết
 Thụy Điển
Đức
1–0
Na Uy
 Đan Mạch  Thụy Điển12
2017
Chi tiết
 Hà Lan
Hà Lan
4–2
Đan Mạch
 Anh  Áo16
2022
Chi tiết
Anh
Anh
2–1
Đức
 Thụy Điển  Pháp16

Thành tích

ĐộiVô địchÁ quân
 Đức8 (1989, 1991, 1995, 1997, 2001, 2005, 2009, 2013)1 (2021)
 Na Uy2 (1987, 1993)4 (1989, 1991, 2005, 2013)
 Thụy Điển1 (1984)3 (1987, 1995, 2001)
 Anh1 (2021)2 (1984, 2009)
 Hà Lan1 (2017)
 Ý2 (1993, 1997)
 Đan Mạch1 (2017)

Các đội tham dự

Khai mạc chung kết Euro 2009 tại Helsinki, Phần Lan
Pha bóng trong trận đấu giữa ĐứcNa Uy tại Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 2009Tampere, Phần Lan
Đội tuyển Đức trên ban-công tòa thị chính "Römer" ở Frankfurt sau khi vô địch Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu 2009

Năm lần đầu tham dự

NămĐội tham dự lần đầu
1984  Đan Mạch,  Anh,  Ý,  Thụy Điển
1987  Na Uy
1989  Đức[5]
1991Không có
1993Không có
1995Không có
1997  Pháp,  Nga,  Tây Ban Nha
2001Không có
2005  Phần Lan
2009  Iceland,  Hà Lan,  Ukraina
2013Không có
2017  Áo,  Bỉ,  Bồ Đào Nha,  Scotland,  Thụy Sĩ
2021  Bắc Ireland

Thành tích cụ thể

Chú thích
  • – Vô địch
  • H2 – Á quân
  • H3 – Hạng ba
  • H4 – Hạng tư
  • BK – Bán kết
  • TK – Tứ kết
  • VB – Vòng bảng
  •  •  — Không vượt qua vòng loại
  •  ×  — Không tham dự
  •    — Chủ nhà

Trong ngoặc là số đội dự vòng chung kết.

Đội1984
(4)
1987

(4)
1989

(4)
1991

(4)
1993

(4)
1995

(4)
1997


(8)
2001

(8)
2005

(8)
2009

(12)
2013

(12)
2017

(16)
2021

(16)
Số VCK
 AnhH2H4BKVBVBH2VBBK9
 Áo××××××BKTK2
 Bắc Ireland××××××VB1
 BỉVBTK2
 Bồ Đào NhaVBVB2
 Đan MạchH3H3H3VBBKVBVBBKH2VB10
 ĐứcH4TKH211
 Hà LanBKVBTK4
 Iceland×××VBTKVBVB4
 Na UyH2H2BKVBBKH2BKH2VBVB12
 Nga××××VBVBVBVBVB5
 PhápVBVBVBTKTKTKBK7
 Phần LanBKTKVBVB4
 ScotlandVB1
 Tây Ban Nha×BKTKTKTK4
 Thụy ĐiểnH2H3H2BKH2BKTKBKTKBK11
 Thụy SĩVBVB2
 UkrainaThuộc  Liên Xô×VB1
 ÝH4H3H4H4H2H2VBVBTKTKVBVB12
Các đội chưa từng tham dự vòng chung kết Euro nữ

 Albania,  Andorra,  Armenia,  Azerbaijan,  Belarus,  Bosna và Hercegovina,  Bulgaria,  Croatia,  Síp,  Cộng hòa Séc,  Estonia,  Gruzia,  Hy Lạp,  Hungary,  Ireland,  Kosovo,  Latvia,  Liechtenstein,  Litva,  Luxembourg,  Macedonia,  Malta,  Moldova,  Montenegro,  Ba Lan,  România,  San Marino,  Serbia,  Slovakia,  Slovenia,  Thổ Nhĩ Kỳ,  Wales.

Thống kê chung

(Tính đến mùa giải 2022)

Thứ hạngĐộiPartPldWDLGFGAGDPts
1  Đức1146366410727+80114
2  Thụy Điển1142226147247+2572
3  Na Uy1239167165158−755
4  Anh934173146253+954
5  Pháp72611873934+541
6  Đan Mạch1033108153346−1338
7  Hà Lan41810352715+1233
8  Ý123587203863−2531
9  Tây Ban Nha4165381619−318
10  Áo2943284+415
11  Phần Lan4143381227−1512
12  Bỉ2721467−17
13  Iceland413148722−157
14  Nga51513111031−216
15  Thụy Sĩ26123711−45
16  Bồ Đào Nha26114715−84
17  Ukraina1310224−23
18  Scotland1310228−63
19  Bắc Ireland13003111−100

Kỷ lục

Số khán giả đông nhất

Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất qua các giải đấu

Xếp
hạng
Tên cầu thủVòng chung kếtTổng
1984
1987

1989

1991

1993
1995

1997

2001

2005

2009

2013

2017

2022
1 Inka Grings4610
Birgit Prinz2213210
3 Carolina Morace2100148
Heidi Mohr14128
Lotta Schelin01528
6 Hanna Ljungberg1236
Beth Mead66
Alexandra Popp66
9 Melania Gabbiadini21205
Solveig Gulbrandsen03025
Maren Meinert11125
Patrizia Panico120205
Pia Sundhage40105
Jodie Taylor55
Lena Videkull01135
Bettina Wiegmann002125

Cầu thủ xuất sắc nhất (Cầu thủ Vàng)

NămTên cầu thủ
1984 Pia Sundhage
1987 Heidi Støre
1989 Doris Fitschen
1991 Silvia Neid
1993 Hege Riise
1995 Birgit Prinz
1997 Carolina Morace
2001 Hanna Ljungberg
2005 Anne Mäkinen
2009 Inka Grings
2013 Nadine Angerer
2017 Lieke Martens
2022 Beth Mead

Vua phá lưới

NămCầu thủSố trậnSố bàn thắng
1984 Pia Sundhage44
1987 Trude Stendal23
1989 Sissel Grude
Ursula Lohn
22
1991 Heidi Mohr24
1993 Susan Mackensie22
1995 Lena Videkull33
1997 Carolina Morace
Marianne Pettersen
Angélique Roujas
54
2001 Claudia Müller
Sandra Smisek
53
2005 Inka Grings54
2009 Inka Grings66
2013 Lotta Schelin65
2017 Jodie Taylor65
2022 Beth Mead
Alexandra Popp
66

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài