Hòa Bình, Biên Hòa

xã thuộc Biên Hòa

Hòa Bình là một phường thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Hòa Bình
Phường
Phường Hòa Bình
Một góc công viên Nguyễn Văn Trị bên sông Đồng Nai
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhĐồng Nai
Thành phốBiên Hòa
Địa lý
Tọa độ: 10°56′53″B 106°48′37″Đ / 10,94806°B 106,81028°Đ / 10.94806; 106.81028
MapBản đồ phường Hòa Bình
Hòa Bình trên bản đồ Việt Nam
Hòa Bình
Hòa Bình
Vị trí phường Hòa Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích0,56 km²
Dân số (2017)
Tổng cộng10.320 người
Mật độ18.428 người/km²
Khác
Mã hành chính26038[1]

Địa lý

Phường Hòa Bình nằm ở trung tâm thành phố Biên Hòa, ven sông Đồng Nai.

Địa giới hành chính phường:

Tổng diện tích tự nhiên của phường là 54,346 ha.

Địa hình

Phường có địa hình tương đối bằng phẳng; thuận lợi trong việc giao thông phát triển ngành thương mại dịch vụ, kinh doanh buôn bán với ưu thế nằm dọc các tuyến đường chính của thành phố như Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Ái Quốc, vị trí giáp chợ Biên Hòa, là bến cảng thuận lợi cho các tiểu thương kinh doanh buôn bán.

Khí hậu, thủy văn

Do phường thuộc địa hình, vị trí ở khu vực Đông Nam Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt 2 mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa vào từ tháng 5 – 7, mùa nắng từ tháng 12 – 4 trong năm. Khí hậu tương đối ổn định, nên việc phòng tránh thiên tai, bão lụt có nhiều thuận lợi.

Hành chính

Phường Hòa Bình được chia thành 5 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5.[2]

Lịch sử

Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1820), địa bàn phường Hoà Bình thuộc thôn Tân Lân, làng Bình Trước, tổng Phước Vĩnh, tỉnh Biên Hòa. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), làng Bình Trước thuộc quận Châu Thành, từ năm 1948 thuộc thị xã Biên Hòa gồm 5 khu 8 ấp. Sau năm 1975, xã Bình Trước chia thành các phường trung tâm thành phố Biên Hòa ngày nay, trong đó có phường Hòa Bình.

Về phía chính quyền Sài Gòn, năm 1963, quận Châu Thành đổi tên thành quận Đức Tu, trong đó xã Bình Trước có 5 khu, 8 ấp; phường Hòa Bình là khu 1 của xã Bình Trước. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, thương mại dịch vụ, trong đó có nhiều người Hoa.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Hoà Bình là địa phương xây dựng được nhiều cơ sở bí mật cung cấp hậu cần cho kháng chiến. Chi bộ đảng chợ Biên Hòa được xây dựng, đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh của chị em buôn bán ở chợ Biên Hòa phối hợp phong trào đấu tranh dân sinh dân chủ ở thị xã Biên Hòa. Nhiều cơ sở hậu cần của Khu 7, Đoàn 814 được xây dựng ủng hộ và cung cấp nhiều lương thực và phương tiện cho cách mạng.

Phường có 2 di tích lịch sử (Đình Tân Lân, Chùa Bửu Sơn) được nhà nước công nhận di tích văn hóa.

Tham khảo