Hệ động vật Việt Nam

Hệ động vật ở Việt Nam là tổng thể các quần thể động vật bản địa sinh sống trong lãnh thổ Việt Nam hợp thành hệ động vật của nước này. Việt Nam là nước nhiệt đới thuộc vùng Đông Nam Á có sự đa dạng sinh học cao. Sự đa dạng của động vật ở Việt Nam phản ánh sự phong phú của hệ thực vật nơi đây[1]. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới và sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên. Một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau. Nhiều loại môi trường sống khác nhau tạo ra nhiều cơ hội cho các sinh vật phát triển vì nó cho phép chúng phân tách khỏi những loài khác bằng cách thay đổi nơi ở và thức ăn[1].

Voi Việt Nam tại Khu du lịch Đại Nam. Voi là loài thú lớn nhất trong hệ động vật trên cạn ở Việt Nam.
Một con Cu li lớn tại Vườn quốc gia Bến En
Các loài bướm
Hai con bướm thuộc loài Junonia almanaJunonia lemonias tại Sài Gòn
Một con nhệnđồng bằng sông Cửu Long
Cá chim trắngNghêu Bến Tre được bày bán tại chợ ở Sài Gòn
Vườn Chim Thung Nham

Từ đó, hệ động vật Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng cả về chủng loài lẫn sinh khối và số lượng. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á và có nhiều loài đặc hữu. Mặc dù vậy, sự gia tăng dân số và nạn săn bắn động vật trái phép dẫn đến nguy cơ cao trong việc mất đi tính đa dạng sinh học và đẩy nhiều loài động vật ở đây vào nguy cơ tuyệt chủng, động vật hoang dã ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng nhiều, hiện đã lên gần 1.000 loài do người dân săn bắt, buôn bán trái phép để làm thực phẩm, bào chế thuốc và làm thú cảnh[2].

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh khốc liệt với bom đạn và chất độc hóa học với quy mô lớn và tàn khốc. Quân đội Mỹ đã ném một lượng bom khổng lồ và rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc dioxin. Với số lượng rất lớn bom đạn và chất độc hóa học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Nhiều động vật bị chết do bom đạn, một số phải lẩn trốn và rời lãnh thổ Việt Nam. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái nơi đây.

Trong văn hóa và lịch sử, các loài vật ở Việt Nam cũng được ghi chép qua những thư tịch cổ, những truyền thuyết, thần thoại, câu chuyện dân gian, rồi đến cả những ghi chép của người Tây phương. Đặc sắc chính là các loài vật tiêu biểu của nước Nam đã được khắc trang nghiêm trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Hệ động vật Việt Nam được phản ánh qua truyền thông với nhiều chương trình phim tài liệu của Việt Nam và nước ngoài, ở trong nước có nhiều loạt phim về đất nước-con người, phản ánh non nước ở Việt Nam, đã có nhiều chương trình truyền hình trong nước về thế giới động vật giới thiệu về các loài động vật ở Việt Nam. Kênh truyền hình Animal Planet đã công chiếu chuyên đề về hệ động vật ở Việt Nam với các loạt phim như: Loạt phim Đông Dương hoang dã (Wildest Indochina): Vietnam: Phoenix from the Ashes (Việt Nam: Con phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn) và Loạt phim Mê Kông: Linh hồn của một dòng sông (Mekong-Soul Of The River: Vietnam), hay 01 tập trong sê-ri: Finding Bigfoot, loạt phim về truy tìm các sinh vật đã tuyệt chủng.

Số lượng

Đa dạng cá
Một con cá cờ đen đực ở Việt Nam
Thân mềm có vỏ
Sò điệp ở Việt Nam
Giáp xác
Con cáy đỏ còng ở vùng nước lợ Việt Nam.
Côn trùng
Một con nhặng xanh ở Việt Nam
Một con châu chấuHà Giang
Đàn Cá sấuCồn Phụng, Cần Thơ
Một con cá cảnh biển tại thủy cung Đầm Sen
Loài Eoperipatus totorovườn quốc gia Cát Tiên

Thống kê

Cho đến nay,[khi nào?] có nhiều số liệu thống kê khác nhau về số lượng các loài động vật ở Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau, một phần nguyên nhân do thời điểm thống kê có khác nhau và ngày càng có nhiều động vật được phát hiện thêm nữa góp phần gia tăng số loài được thống kê, nhìn chung các số liệu thống kê không quá khác biệt hoặc trái ngược và cùng phản ảnh tính đa dạng phong phú của hệ động vật Việt Nam.

Theo ngành

Nhuyễn thể có trên 2.500 loài, quan trọng nhất là mực, , điệp, nghêu với khả năng khai thác mực 60.000-70.000 tấn/năm, nghêu 100.000 tấn/năm[8], trong khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mựcbạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm), còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai[9]. Ở vùng nước nội địa có 700 loài động vật không xương sống trong đó 55 loài giáp xác, 125 loài hai mãnh vỏ và chân bụng[8]. Với 1600 loài giáp xác, 2.500 loài sò trai[10]. Vùng biển Việt Nam có nhiều với 300 loài cua biển, 40 loài tôm he, gần 3 trăm loài trai, ốc, hến, 100 loài tôm. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao.

Cho đến nay đă thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống trên cạn. Các môi trường sống của động vật nhuyễn thể là trong các vùng đất liền của thành đá vôi nơi 310 loài động vật thân mềm được báo cáo trong đó chỉ có 50% được xác nhận qua kiểm tra thực địa. Nhiều loài loài mới đang tiếp tục được phát hiện. Một trong những loài ốc đã được xác định trong những năm 2000. Các loài động vật thân mềm mới được báo cáo trong các động vật hoang dã của Việt Nam là: Leptacme cuongi, Oospira duci, Oospira smithi, Oospira (Atractophaedusa) pyknosoma, Clausiliidae, Phaedusinae, Megalophaedusini và Leptacme[6]

  • Trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam.
  • Riêng hai nhóm tôm, cua thuộc nhóm giáp xác lớn có 59 loài thì có tới 7 chi và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả.
  • Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 chi lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc hữu của Việt Nam hay vùng Đông Dương.

Động vật không xương sống cho đến nay là nhóm động vật lớn nhất cả về số lượng loài lẫn sinh khối. Một số nhóm có các đặc điểm như khả năng di chuyển thấp như ốc và các động vật thân mềm khác khiến chúng dễ hình thành các loài đặc hữu. Các núi và hang đá vôi, có lẽ có nhiều loài đặc hữu, có chứa các quần xã của các loài chưa được khám phá. Tình trạng bảo tồn của các loài động vật không xương sống ở Việt Nam còn ít được biết đến. Riêng ở Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã có 58 loài động vật không xương sống thuộc 7 lớp, 22 bộ ở 21 hang động. Trong 58 loài này, có nhiều loài mới lần đầu được công bố[11]

Đối với các loài thủy sinh, thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 chi, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 chi và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi. Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá có 2.458 loài (khoảng 130 loài có giá trị kinh tế), động vật phù du có 657 loài, tôm biển có 225 loài. Danh sách khu hệ cá biển của Việt Nam đến tháng 1 năm 2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách được lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới. Người dân miền biển thường lý giải tên gọi của một vài loại cá theo cảm quan về hình dáng và màu sắc, chẳng hạn như cá chìa vôi có cái miệng dài như cái chìa vôi ăn trầu, cá bã trầu có màu sắc hồng hồng của bã trầu, cá rựa có hình cái rựa đốn củi[12] Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Trong đó không ít loài thủy quái có độ hung dữ và kích thước khổng lồ của chúng[13]

Động vật đáy ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng với các loài động vật thân mềm (Mollusca), mười chân (Decapoda), giun nhiều tơ (Polychaeta), giun ít tơ (Oligochaeta), chân đều (Isopoda), chúng phân bố ở sinh cảnh bãi triều cửa sông, bãi triều lầy có rừng ngập mặn, cồn cát ven biển, rừng ngập mặn, bãi triều lầy không có rừng ngập mặn, vùng cao triều (vùng trên triều), trung triều (vùng triều giữa) và hạ triều (vùng triều thấp), vùng có nền đáy cát, cồn cát vùng cửa sông ven biển, vùng có nền đáy bùn cát, vùng cửa sông, vùng nền đáy cát bùn, nền đáy bùn nhão, nền bùn hữu cơ trong rừng ngập mặn, một số nhóm loài không trực tiếp sống ở nền đáy mà sống bám vào giá thể là cây ngập mặn.

Chỉ tính riêng một cuộc khảo sát tại ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy được 350 loài động vật đáy thuộc 6 ngành (Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula) với 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206 chi. Trong đó có loài sam ba gai đuôi (Tachypleus tridentatus) trong diện nguy cấp. Ngành Chân khớp (Arthropoda) có số lượng phong phú nhất với 153 loài, 84 chi, 38 họ, tiếp đến là ngành Thân mềm (Mollusca) với 147 loài, 81 chi, 42 họ, ngành Giun đốt (Annelida) với đại diện là lớp Giun nhiều tơ - Polychaeta (47 loài, 38 chi, 23 họ), 3 ngành còn lại là ngành Tay cuốn (Brachiopoda), ngành Cnidariangành Sá sùng (Sipuncula) chỉ có một loài duy nhất.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, có 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người tại vùng biển Việt Nam, trong đó có 22 loài cá, một loài mực tuộc, hai loài ốc, ba loài cua, một loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng là 41 loài sinh vật độc. Đa số những loài sinh vật độc hại nói trên đều có ở vùng biển Việt Nam, từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, như các loài cá nóc, cá bống vân mây, loài so và rắn biển, nhưng cũng có một số loài như ốc biển, cua, mực đốm xanh chỉ mới gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Phần lớn những loài này sống cả ở ngoài khơi và vùng ven bờ, các vùng vịnh, đầm phá, các cửa sông lớn… Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti) mới chỉ phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long[14].

Có gần 500 loài lưỡng cư và bò sát đã được ghi nhận ở Việt Nam. Chúng phân bố rộng khắp trên Việt Nam, sống trên núi, vùng đồng bằng, hải đảo, và trong các môi trường nước ngọt và nước biển. Tuy nhiên, các môi trường sống có nhiều loài nhất của Việt Nam là các khu rừng thường xanh lá rộng trên núi và ở vùng đồng bằng. Sự phức tạp về cấu trúc của chúng cung cấp nhiều nơi cư trú sinh thái trong tán lá nhiều tầng, tầng cây bụi và trên cũng như dưới mặt đất trong các khu rừng. Một phần lớn khu hệ lưỡng cư và bò sát của Việt Nam là đặc hữu mặc dù chúng không tập trung đồng đều trong các nhóm phân loại, thay đổi từ 6% ở rùa và 9% ở rắn đến 30% ở thằn lằn và 37% ở lưỡng cư.

Có 58 loài mới đã được mô tả gồm 33 loài ếch và 25 loài bò sát (4 loài rắn, 8 loài thằn lằn, và 3 loài rùa). Đã khám phá ra sự phong phú tiềm ẩn trong các nhóm loài của ếch xanh (Rana livida), rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) và rùa dứa (Cyclemys dentata). Trong năm 2013, có 5 loài ếch nhái và 10 loài bò sát mới được công bố[15]. Loài mới được phát hiện ngay trong vườn nhà ở vùng đồng bằng hay trong các khu rừng nhiệt đới ở vùng núi cao. Số loài bò sát và ếch nhái mới được phát hiện ở Việt Nam trong 5 năm gần đây có thể xếp ở vị trí cao trong các nước ở vùng Đông Nam Á. Các loài trước kia chưa chưa từng được tìm thấy tại Việt Nam, như thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus). Một số loài có thể sử dụng những loại môi trường do con người biến đổi và có phân bố rộng như loài nhái bầu (Microhyla) sinh sản trong các vùng nước tù của ruộng lúa. Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus) sử dụng các bức tường được chiếu sáng để bắt côn trùng. Rắn giun thường (Ramphotyphlops braminus) sống ở vườn trái cây và các vùng ẩm ướt khác.

Đặc trưng

Rùa Hồ Gươm, một trong những biểu tượng của đất Việt với hình tượng Rùa vàng (thần Kim Quy)
Một con chuồn chuồnThành phố Hồ Chí Minh

Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam gồm Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Tính bình quân trên 1 km2 lãnh thổ Việt Nam có gần 7 loài động vật, với mật độ hàng chục nghìn cá thể. Đây là một trong những mật độ đậm đặc các loài sinh vật so với thế giới. Cấu trúc loài rất đa dạng. Do đặc điểm địa hình, do phân hóa các kiểu khí hậu, cấu trúc các quần thể trong nội bộ loài thường rất phức tạp. Có nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau. Khả năng thích nghi của loài cao. Thích nghi của các loài được thực hiện thông qua các đặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loài. Loài sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu cao đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh[1].

Nhìn chung, hệ động vật Việt Nam rất phong phú về chủng loại:

Riêng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 113 loài thú lớn, nổi bật nhất là hổ và bò tót Việt Nam, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có 35 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới), 259 loài bướm, 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 bộ linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang. Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng trong các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.

Nét độc đáo

Voọc ngũ sắc, một loài linh trưởng quý hiếm đặc trưng của Việt Nam
Sao la là loài thú móng guốc lớn mới được phát hiện ở Nghệ An

Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu, hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là loài đặc hữu. Có rất nhiều loài dộng vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: Voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám, nai cà tông, hổ, báo, cu li, vượn, voọc vá, voọc xám, voọc mũi hếch, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, cò quắm lớn, ngan cánh trắng, nhiều loài chim trĩ, cá sấu, trăn, rắnrùa biển. Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đă được ghi nhận ở Việt Nam có tới 16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng hai nước Việt Nam-Campuchia.

Việt Nam khá giàu về thành phần loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ. Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ, ở Việt Nam có 33 loài trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam, so với Miến Điện, Thái Lan, Malaixia, Hải Nam, mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào một loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào cả. Khi xem xét về sự phân bố của các loài ở trong vùng phụ Đông Dương nói chung, số loài thú và chim và các hệ sinh thái có ngụy cơ bị tiêu diệt nói riêng và sự phân bố của chúng.

Chỉ trong hai năm 1992 và 1994 đã phát hiện được ba loài thú lớn, trong đó có hai loài thuộc vùng rừng Hà Tĩnh là loài sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và loài mang lớn hay còn gọi là mang bầm (Megamuntiacus vuquangensis), nơi mà trước đây không lâu đã phát hiện loài trĩ cuối cùng trên thế giới, loài gà lam đuôi trắng hay còn gọi là gà lừng (Lophura hatinhensis). Ngày 21 tháng 10 năm 1994 một loai thú lớn mới thứ ba là loài bò sừng xoắn (Pseudonovibos spiralis) ở Tây Nguyên, được công bố và năm 1997 một loài thú lớn mới nữa được mô tả đó là loài mang Trường Sơn (Megamuntiacus truongsonensis) tìm thấy lân đầu tiên ở vùng Hiên, thuộc tỉnh Quảng Nam. Ở vùng Vũ Quang trong những năm gần đây phát hiện được thêm một loài cá mới cho khoa học là Opsarichthys vuquangensis.

Nguồn lợi

Cầy vòi đốm tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh, chúng là loài được nuôi để khai thác cà phê chồn
Một con gấu ngựa tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Việt Nam, chúng được nuôi nhiều để khai thác trái phép mật gấu.

Khai thác nguồn lợi từ tài nguyên động vật hoang dã tại Việt Nam cho thương mại có giá trị đáng kể. Đối với các loài động vật, việc khai thác thương mại dao động từ 3.700 và 4.500 tấn, nhiều loài động vật được săn lùng, giết hại cho mục đích y học, làm vật nuôi, thú kiểng, đồ trang trí hoang dã và quan trọng là một nguồn thực phẩm từ thịt rừng, nhưng không bao gồm buôn bán các loài thủy sản. Côn trùng cũng là một nguồn có giá trị thương mại với các loài bọ cánh cứng Coleopterus và Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) góp phần hướng tới một thị phần lớn[5] Ở Việt Nam, nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người, tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động có công ăn việc làm. Thủy sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế nói chung[17] Hàng năm có thể khai thác 1,2 –1,4 triệu tấn hải sản,có độ sâu cho phép khai thác ở nhiều tầng nước khác nhau.

Về giá trị của động vật đáy thì có 91 loài có giá trị làm thực phẩm, trong đó nhiều loài giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, Các loài có giá trị thực phẩm chủ yếu là các loài giáp xác lớn (46 loài) và thân mềm (38 loài). Nhiều loài được khai thác làm thực phẩm hàng ngày hay được thu mua lại để bán đi, các loài có giá trị thực phẩm và xuất khẩu, hầu hết các loài giáp xác, Thân mềm đều có thể sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi như thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm thức ăn cho cá, cua và cả tôm. Trong số 92 loài có giá trị thực tiễn, có nhiều loài được khai thác ở mức độ cao và nguồn lợi tự nhiên của các loài đều có dấu hiệu suy giảm rõ rệt.

Các loài được khai thác mạnh như: cua bùn, tôm sú, tôm rảo, tôm sông, ghẹ hoa, cáy bùn, ngao dầu, ngao Bến Tre, ngó đỏ, sò lông, ốc móng tay, trùng trục, hến nước mặn, hàu sông. Có 4 loài có giá trị kinh tế cao được nuôi trồng trong các ao đầm như: tôm sú (Penaeus monodon), cua bùn (Scylla serrata) hoặc trên các bãi triều như: ngao dầu (Meretrix meretrix), nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). Trong các đầm nuôi, số lượng loài Giáp xác lớn (Malacostraca) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia) giảm đáng kể so với ở trong rừng ngập mặn, ngược lại số lượng Thân mềm Chân bụng lại tăng về mật độ và sinh khối.

Nguy cơ

Một con khỉ bị giết và treo ngược cành cây ở Việt Nam
Cu li nhỏ, loài linh trưởng quý hiếm đang được bày bán tại một chợHà Nội
Một con nai bị giết và tiêu thụ ở An Lạc, thịt nai là một đặc sản thịt rừng khoái khẩu
Mẫu vật của loài tê giác Việt Nam, chúng đã chính thức tuyệt chủng năm 2011, đánh dấu sự thất bại trong công tác bảo tồn của Việt Nam

Để đáp ứng cho nhu cầu của 80 triệu dân đã và đang không ngừng tăng, Việt Nam đã và đang phải khai thác một cách ồ ạt các loại tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng, biển, động vật, thực vật làm cho các loại tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng, đặc biệt là động vật hoang dã. Một nghiên cứu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã cảnh báo rằng gần 10% các động vật hoang dã ở Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng. Việt Nam bị cả thế giới lên án và xếp hạng thứ 16 trong số 152 quốc gia được nghiên cứu về tỷ lệ của các loài động vật hoang dã có nguy cơ bị đe dọa cao nhất[3] Trong khi hàng loạt các động vật đã chính thức tuyệt chủng như Tê giác Việt Nam, việc bảo vệ các loài động vật lớn đã được có gắn giải quyết nhưng chưa đến nơi, đến chốn. Khi mà tê giác Việt Nam đã tuyệt chủng thì người anh em của chúng là tê giác Java, sống ở nước ngoài, được coi là một loài rất hiếm đã được tìm thấy (khoảng 20 cá thể) đã được nỗ lực để tăng quy mô dân số của chúng[18].

Nhu cầu về động vật hoang dã và các sản phẩm làm từ động vật hoang dã tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng đã làm suy giảm nghiêm trọng sự đa dạng sinh học. Các loài bị khai thác bất hợp pháp chủ yếu là rắn, kỳ đà, tê tê, hổ, gấu, voi… Tỉ trọng các cá thể được khai thác gồm thú rừng 20%, rắn 45%, rùa 30% với hơn 66% sử dụng làm thực phẩm (thịt rừng). Chính nhu cầu lớn này đã khiến Việt Nam đang nằm trong nước có số loài hoang dã bị đe dọa, top 15 nước về số loài thú bị đe dọa. Số loài động vật nguy cấp quý hiếm tăng từ 365 loài (năm 1992) lên 418 loài (năm 2007), trong đó có 116 loài mức nguy cấp rất cao, 9 loài từ nguy cấp lên mức coi như đã tuyệt chủng. Theo ước tính của Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã (WWF) trong vòng 40 năm, 12 loài động vật quý hiếm đã bị biến mất hoàn toàn ở Việt Nam. Đặc biệt là những loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác biến mất.

Một thống kê cho biết đã có hơn 147 loài động vật hoang dã ở trên cạn, 40 loại côn trùng, 90 loại bướm và hàng trăm loại thực vật khác đang bị khai thác và buôn bán ở Việt Nam. Đặc biệt, có ít nhất 37 loại động vật hoang dã đang trên đà bị tận diệt. Có 74 loại thú, 26 loại chim bị suy giảm mạnh về số lượng do thói quen săn bắt động vật để làm thức ăn, làm cảnh và thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, do thu lợi lớn từ việc buôn bán động vật nên nhiều người dân săn bắt theo kiểu tận diệt, tận thu để bán cho các nhà hàng hoặc bán sang Trung Quốc[19]. Tổ chức Theo dõi Tình trạng buôn bán động vật hoang dã quốc tế (TRAFFC), Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWE) thì Việt Nam được liệt vào danh sách một trong những quốc gia có số lượng tội phạm buôn bán động vật hoang dã lớn nhất; là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất thế giới, điểm nóng về buôn bán và sử dụng mật gấu, buôn bán ngà voi. Việt Nam cũng là quốc gia nhận thẻ đỏ trong việc bảo tồn tê giác, hổ. Trong khi đó, những quy định về chế tài, xử lý tội phạm về buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn quá thiếu, quá lỏng lẽo, chưa đủ sức răn đe, công tác quản lý và thực thi pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng săn bắt, buôn bán, giết hại động vật hoang dã tăng nhanh. Thiếu trầm trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại của việc săn bắt, buôn bán và giết hại động vật hoang dã thì sự đa dạng về mặt sinh học của Việt Nam sẽ bị đe dọa nghiêm trọng [19].

Năm 2011, tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Năm 1998 hổ Đông Dương phân bố tại 47 điểm tại Việt Nam, trong đó có 15 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Hổ phân bố tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng, Kon Tum, Đắk Lắk. So với những năm 1970, số lượng hổ đã giảm sút một cách nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần nếu không có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Hổ còn tồn tại trong tự nhiên chủ yếu tại các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia, nơi rừng còn ít bị tác động và có chế độ bảo vệ khá nghiêm ngặt. Theo điều tra tại hai tỉnh Quảng Nam và Bắc Kạn, hổ còn sinh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tỉnh Quảng Nam và không có bất cứ dấu vết nào cho thấy hổ còn tồn tại ở khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn. Hiện trạng hổ phân bố rải rác ở nhiều sinh cảnh bị chia cắt. Một số địa phương ở tỉnh Kon Tum, Sông Mã (Sơn La), Lạc Dương (Lâm Đồng), Quảng Nam, Lai Châu có số lượng hổ trên 7 cá thể còn các nơi khác chỉ có 2 đến 5 cá thể. Số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng 28 - 47 cá thể sinh sống rải rác ở các khu rừng hẻo lánh và đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt do bị săn bắt, buôn bán và mất nơi sinh sống. Bên cạnh đó, số hổ nuôi nhốt cũng chỉ có 112 cá thể và hoạt động này hiện chưa khẳng định sẽ hỗ trợ được công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên.

Việc mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Việt Nam, việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các vùng được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn thương trong các vùng này. nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam như: Cà đác (Rhinopithecus avunculus) khoảng 300 cá thể chỉ phân bố ở rừng núi Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, voọc Cát Bà (Trachypithecus francoisi poliocephalus) khoảng 70 – 80 cá thể, duy nhất chỉ có ở vùng núi đá VQG Cát Bà (Hải Phòng), Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) chỉ phân bố ở Cúc Phương, khu Vân Long (Ninh Bình) khoảng 200 cá thể, Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis) khoảng 500 cá thể chỉ có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình (Phong Nha Kẻ Bàng), Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) chỉ phân bố các tỉnh Bắc Trung Bộ, Sóc đen Côn Đảo (Ratufa bicolor condorensis) chỉ có ở đảo Côn Sơn - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Chim bồ câu Nicoba (Caloenas nicobarica) chỉ gặp ở Côn Đảo. Cá cóc Tam Đảo (Parasometriton deloustali) chỉ phân bố ở vùng núi cao Tam Đảo (Vĩnh Phúc)[20].

Thú

Tập tin:Macaco-de-Dollman.jpg
Hai con Voọc ngũ sắc, loài linh trưởng có hình dáng và màu sắc đẹp và quý hiếm

Trong hơn 270 loài thú đã được thống kê ở Việt Nam, trong đó có 7 loài thú mới được mô tả, hầu hết chúng là các loài có kích thước lớn thuộc các nhóm hươulinh trưởng[1] Nếu tính cả phân loài (phụ loài) thì nhóm thú ở Việt Nam lên đến 310 loài. Bên cạnh loài dơi tai Trường Sơn (Myotis annamiticus), 18 loài dơi mới được ghi nhận. Tổng số các loài dơi ở Việt Nam lên đến gần 100, xấp xỉ một phần ba tổng số loài thú. Sau dơi, các bộ có nhiều loài nhất ở Việt Nam là bộ Gặm nhấm (64 loài), bộ Ăn thịt, bộ Linh trưởng (19 loài) và thú móng guốc (chủ yếu là bộ Guốc chẵn), trong đó có lợn rừng, hươu naitrâu rừng, bò rừng (bộ Artiodactyla có 18 loài). Tê tê (bộ Pholidota: 2 loài) và đồi (bộ Scandentia: 2 loài). Các loài đặc hữu không phân bố đồng đều trong thú, với đa số là các nhóm có phân bố giới hạn tập trung ở linh trưởng (17 loài trong đó khỉvượn là nhiều nhất), tiếp theo sau với số lượng ít hơn nhiều là thú móng chẵn (6 loài).

Trong số các quần xã thú nổi bật là nhóm các động vật ăn cỏ lớn và các động vật ăn thịt đi kèm theo, trong đó có voi (Elephas maximus); tê giác một sừng Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus); hai loài bò rừng gồm bò tót (Bos gaurus) và bò banteng (Bos javanicus), nai cà tông (Cervus eldii); nai (Cervus unicolor) và sơn dương (Capricornis milneedwardsii). Phân bố cùng với các loài thú lớn này là động vật ăn thịt, trong đó có hổ (Panthera tigris), báo hoa mai (Panthera pardus), báo gấm (Pardofelis nebulosa), chó rừng (Canis aureus), chó sói lửa (Cuon alpinus). Các quần thể thú này đã bị giảm số lượng đáng kể do săn bắn. Ba loài có phân bố tự nhiên trong môi trường sống này ở Việt Nam là bò xám (Bos sauveli), trâu rừng (Bubalus arnee) và một phân loài của hươu vàng Đông Dương (Axis porcinus annamiticus).

Linh trưởng

Một con vượn tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam có 3 trong số 5 họ linh trưởng của châu Á: vượn (họ Hylobatidae), khỉvoọc (họ Cercopithecidae) và cu li (Lorisidae). Hiện có 19 loài và 8 phân loài ở Việt Nam. Bên cạnh sự phong phú về số lượng loài và số lượng lớn các loài đặc hữu, rất nhiều loài linh trưởng ở Việt Nam bị đe dọa ở mức toàn cầu. Có 4 loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam bị đe dọa tuyệt chủng:

Thức ăn chủ yếu của voọc vá là quả cây rừng, lá nõn cây, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Mỗi năm đẻ một con, voọc con xuất hiện trong đàn vào mùa xuân đầu mùa hạ. Voọc vá sống thành đàn 5-10 con, có đàn đông tới 20 - 30 con. Mỗi đàn có vùng sống hoạt động riêng tách biệt tương đối với các đàn khác. Hoạt động ban ngày vào hai buổi sáng và chiều tối. Buổi trưa và đêm nghỉ ngơi, trú ẩn trên cây cao, trên mỏm đá, hoặc trong hốc đá khi trời lạnh. Ở Việt Nam, Vọc là một trong những động vật bị tàn sát dã man nhất. Năm 2011 xảy ra vụ 21 con voọc chà vá chân đen đã bị thợ săn bắn hạ tại vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Hải, Ninh Thuận), là cuộc thảm sát voọc lớn nhất được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Do Voọc sống rất ân tình, bắn được con voọc đầu đàn thì cả bầy sẽ quây quanh, bỏ ăn bỏ uống đến mấy ngày tiếc thương mà không di chuyển đi đâu nên khá dễ để bị thợ săn bắn hạ liên tục[21]

Vượn

Bốn loài và hai phân loài vượn của Việt Nam có phân bố hầu như là không giao nhau. Tất cả các loài vượn ở Việt Nam đều là vượn đen thuộc chi Nomascus.

  • Vượn đen Đông Bắc (Nomascus nasutus) được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp. Loài vượn này đặc hữu ở miền Bắc Việt Nam.

Khỉ

Năm loài và 1 phân loài có phân bố tại Việt Nam:

Một con khỉ ở Việt Nam

Hiện nay, tình trạng báo động về nạn săn bắt các loài khỉ rừng đưa về làm vật nuôi hay làm thức ăn đang diễn ra ở Việt Nam[22] Nhiều nơi, hàng trăm con khỉ thuộc danh sách động vật nguy cấp cần bảo vệ bị người dân nuôi nhốt, xiềng xích, có cá thể bị đứt tay chân, hôi thối và ruồi nhặng bu kín[23].

Voọc

Voọc Cát Bà

Voọc là nhóm linh trưởng độc đáo ở Việt Nam. Có 08 loài và 4 phân loài thuộc 3 chi (giống) khác nhau, chiếm 44% tổng số phân loài của linh trưởng tại Việt Nam. Voọc là nhóm linh trưởng bị đe doạ nhiều nhất ở Việt Nam. Chúng đôi khi bị săn bắn và giết hại một cách dã man theo kiểu thảm sát làm trò đùa[21][24]

  • 03 loài voọc chà vá
  • 08 loài voọc
  • 01 loài voọc mũi hếch đặc hữu của Việt Nam.
Một con voọc chà vá chân xám ở Trung tâm cứu hộ linh trưởng Vườn quốc gia Cúc Phương
Voọc đen đang bị giam tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) thường ở rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá, sống thành đàn khoảng 10 - 15 con. Loài này phân bố ở Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định. Voọc chà vá chân xám chỉ có ở Việt Nam, là một trong 25 loài linh trưởng đang trong tình cảnh nguy cấp nhất trên thế giới. Hiện chỉ còn khoảng 2.000 con sống trong tự nhiên.

Chà vá chân đỏ (Pygathrix nemaeus). Thân hình chúng thon nhỏ, lông nhiều màu, trán màu đen, lông mặt dầy tạo thành đĩa mặt, màu từ trắng xám đến xám. Cổ và ngực chúng có màu hung đỏ từ rực rỡ đến nhạt. Loài Chà vá chân nâu phân bố Từ Thanh Hóa (19030 độ vĩ bắc) dọc dãy Trường Sơn tới Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh. Chà vá chân nâu sống trong rừng già, rừng nguyên sinh trên núi cao 500 - 1.000 m so với mặt biển. Voọc chà vá chân nâu sống trong rừng nguyên sinh trên núi cao, kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng hỗn giao, nương rẫy. Loài này thường ăn quả, lá cây rừng, ngô, khoai, sắn, rau xanh.

Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) có thân hình thon nhỏ, chân, tay dài, lưng màu xám đen, đầu trắng xám. Hai bên thái dương chúng có viền lông nâu đỏ. Mặt nhiều lông dài màu trắng xám. Chà vá chân đen sống ở rừng kín nửa rụng lá và rừng cây họ Dầu Dipterocarpaceae. Loài này sống ở Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.

Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus) là loài đặc hữu của Việt Nam. Trước đây, chúng xuất hiện ở đảo Cát Chiên thuộc Quảng Ninh, nhưng hiện chỉ còn tìm thấy chúng ở đảo Cát Bà thuộc Hải Phòng; trên thế giới không tìm thấy cá thể nào. Khi trưởng thành, đầu và vai con đực lông màu trắng nhạt, con cái lông màu thẫm hơn. Voọc đầu trắng sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 –150 m so với mặt nước biển. Chúng chủ yếu ăn lá, quả cây rừng là đa, huyết dụ, lá và quả cây độc như lá ngón, hạt mã tiền. Sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 – 150 m so với mặt biển. Khi gặp nguy hiểm, nó phát tiếng kêu báo hiệu cho cả đàn tìm nơi ẩn nấp.

Cà đác (Rhinopithecus avunculus) là một trong số 25 loài linh trưởng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và là loài đặc hữu của Việt Nam. Voọc mũi hếch có bộ lông nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Không có mào lông trên đỉnh đầu. Nơi sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác. Chúng thường ở những vùng cây cao trên núi đất và Thung lũng hơn rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa. Chúng sống ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh

Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri). Bộ lông của chúng màu đen, có mào lông trên đỉnh đầu, đuôi dài hơn thân. Loài đặc hữu này của Việt Nam thường sống thành đàn 5 đến 10 con do con đực già làm đầu đàn. Nơi sống ưa thích của voọc mông trắng là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4 – 5 m, mọc trên vách đá có hang động. Mùa đông chúng ngủ trong hang đá, mùa hè ngủ trên vách đá cửa hang. Voọc mông trắng sống ở Yên Bái, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi). Chúng có bộ lông đen tuyền, trên má có vệt lông màu trắng kéo dài quá tai, đỉnh đầu có mào lông đen, đuôi lông màu đen, không xù xì. Voọc đen má trắng ăn chồi non, lá cây và rất ít quả cây rừng. Loài này sống trên những vách núi đá vôi ở độ cao không lớn có nhiều cây gỗ và dây leo. Mỗi đàn có vùng lãnh thổ hoạt động riêng nên chúng không xâm phạm lẫn nhau, chúng có thể sống ôn hòa với các loài khỉ khác. Chúng sống ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Cu li

Chỉ có một chi cu li (Nycticebus) phân bố tại Việt Nam, tất cả cu li đều được phân loại trong cùng một loài (N. coucang). Đến nay 2 loài đã được công nhận là

  • Cu li lớn (N. bengalensis). Tại Việt Nam, cu li lớn được xếp vào Danh mục các loài thực vật, động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại [25].
  • Cu li nhỏ (N. pygmaeus). Cu li nhỏ được xếp vào Danh mục các loài thực vật, động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại [25].

Voi

Voi Việt Nam là một trong ba loài trong bộ Proboscidea còn lại trên trái đất ngày nay. Việt Nam từng có từ 1500-2000 cá thể phân bố khắp Việt Nam. Số lượng voi đã giảm xuống nhanh chóng và tới năm 2002 chỉ có từ 59 đến 80 cá thể còn sống sót trong tự nhiên. Voi ở Việt Nam tập trung ở Vườn Quốc gia Yok Don và Cát Tiên ở miền Nam Trung Bộ và phân bố rải rác dọc theo vùng biên giới phía Tây với Lào và Campuchia. Cho đến năm 2000, xấp xỉ 150 cá thể voi đã được thuần hóa còn sống chủ yếu tập trung tại tỉnh Đắk Lắk. Voi Việt là loài động vật để lại nhiều dấu ấn trong nền văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Thú móng guốc

Thú có móng guốc ở Việt Nam có chung một đặc điểm, chúng là một trong số các loài thú bị đe dọa nhiều nhất bởi những giá trị chúng đem lại, đặc biệt là nguồn thịt rừng và các sản phẩm như sừng, lông, da. Trong số xấp xỉ 20 loài thú móng guốc đã từng có phân bố tại Việt Nam, 3 loài đã bị tuyệt chủng và 2 loài khác cũng nhiều khả năng đã không còn tồn tại. Thú có móng guốc ở Việt Nam bị đe dọa bởi săn bắt và mất môi trường sống. Thú có móng guốc cũng chiếm đa số trong số các loài thú mới được công nhận ở Việt Nam, với 4 loài mới được mô tả và 2 loài khác được phát hiện lại kể từ năm 1992. Trong số các loài còn lại, chỉ có 5 loài không bị coi là bị đe dọa toàn cầu.

Bò tót

Bò tót Đông Nam Á phân bố ở Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng (Bảo Lộc), Đồng Nai (La Ngà, Vĩnh An, Nam Cát Tiên) Sông Bé, Tây Ninh. Nơi sống của bò tót là rừng giá thường xanh, rừng hỗn giao, rừng thứ sinh, rừng khộp, địa hình tương đối bằng phẳng ở độ cao 500 - 1.500m so với mặt biển. Hoạt động ban ngày ở rừng thưa, trảng cỏ cây bụi, sống thành từng đàn 5 - 10 con (có đàn 20 - 30con), đôi khi cũng gặp những cá thể sống đơn độc. Chúng ăn cỏ và lá cây, măng tre, nứa.

Bò rừng

Bò rừng có ở giữa Biên Hòa, Bà Rịa đến Phan Rí, Đắc Rinh, Phan Thiết, Lâm Đồng, sông La Ngà. Hiện nay có từ Kontum, Đắk Lắk (Đắc Min, Easúp) đến Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Sông Bé (Bù Gia Mập). Chúng thích sống ở những sinh cảnh thưa thoáng mát, nhất là rừng khộp. Nơi ở thường là những khu rừng rậm rạp hoặc thung lũng. Bò rừng sống thành đàn từ 10 - 30 con, tập tính sống đàn, ban đêm nghỉ ngơi ngủ, quây thành vòng tròn, con non, con già ở giữa, con tơ khoẻ ở vòng ngoài bảo vệ đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày vào sáng và chiều tối, buổi trưa nghỉ ngơi và nhai lại. Thức ăn chủ yếu lá cỏ, lá cây.

Bò xám

Bò xám sống ở Gia Lai, Kontum (Sa Thấy), Đắk Lắk (Yokđôn), Sống Bé (Bù gia Mập). Bò xám sống ở rừng già, rừng thưa, rừng khộp. Sống thành từng nhóm 3 - bốn con lẫn với các đàn bò rừng, bò tót hoặc sống thành từng đàn từ 4 - 20 con. Bò xám kiếm thức ăn ở ven rừng, thức ăn là cỏ, lá cây rừng, măng tre, nứa. Người ta nhận thấy bò con thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1. Thời gian có chửa 9 tháng. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con.

Cheo cheo

Cheo cheo Nam Dương phân bố Lạng Sơn (Yên Bình, Hữu Lũng), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Thanh Hóa (Thường Xuân, Hồi Xuân), Nghệ An (Quỳ Châu, Phủ Quỳ), Hà Tĩnh (Hương Khê), Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai (La Ngà, Vĩnh An). Sống ở rừng già, rừng thưa cây lá rậm địa hình tương đối bằng phẳng. Nơi ở gốc cây to bụi cây móc. Chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục. Hoạt động ban đêm. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả lá cây, cỏ.

Cheo cheo Napu phân bố ở Khánh Hòa (Nha Trang). Cheo cheo napu sống ở rừng già, rừng thưa trên núi đất địa hình tương đối bằng phẳng. Có lẽ chúng không thích nghi với vùng núi cao. Sống đơn độc, lặng, lẽ. Chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả lá cây, cỏ.

Thú ăn thịt

Có 39 loài thuộc 6 họ động vật ăn thịt đã được liệt kê ở Việt Nam. Do bản năng săn mồi và khả năng đặc biệt, động vật ăn thịt thường có xung đột với con người. Vì tiềm năng vốn có của chúng, động vật ăn thịt cũng dễ bị tác động của việc săn bắt để phục vụ mục đích tiêu dùng và làm thuốc truyền thống.

Thú họ Mèo

Có 08 trong số 10 loài thú họ Mèo châu Á có phân bố ở Việt Nam. Hầu hết chúng đều có phạm vi phân bố rộng khắp trên cả nước trừ mèo gấm. Chúng sống ở nhiều kiểu rừng khác nhau. Hầu hết các loài thú họ Mèo tại Việt Nam đang trong tình trạng nguy cấp rất cần được bảo vệ. Việt Nam là địa bàn phân bố của hai loài thú lớn họ Mèo là hổ Đông Dươngbáo Đông Dương.

Báo hoa mai Đông Dương tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hổ Đông Dương (P. t. corbetti) là Loài mèo lớn nhất ở Việt Nam có phân bố ở phía Bắc và từ Bắc tới Nam.
  • Báo hoa mai Đông Dương (P. p. delacouri)
  • Báo gấm: là loài đẹp nhưng khó tiếp cận.
  • Báo lửa (Catopuma temminckii)
  • Mèo gấm (Pardofelis marmorata): Sống trong rừng và ăn nhiều loại động vật có xương sống và côn trùng nhỏ. Chúng chỉ giới hạn ở phía Bắc.
  • Mèo rừng (Prionailurus bengalensis): sống nhiều trên cây hơn và ăn chim bổ sung thêm bằng thú nhỏ và có thể là ếch và thằn lằn.
  • Mèo cá (Prionailurus viverrinus).

Ở Việt Nam, họ mèo khá phong phú về chủng loại và được gọi bằng nhiều tên: mèo, miu, miêu, mão... Với mỗi loài, mỗi địa phương, mỗi dân tộc dùng một vài tên gọi đặc trưng, như mèo rừng (Việt) còn được gọi là cáo khua (Mường), tu hen meo (Thái), tu hin meo (Tày)... Mèo rừng Việt Nam gồm 4 loài. Phổ biến nhất là mèo rừng thường (Felis bengalensis), sống khắp vùng rừng núi và trung du, thân dài chừng 40–60 cm, nặng khoảng 3–5 kg, lông vàng trắng điểmnhững vệt và đốm đen nâu. Ba loài kia quý hiếm hơn nhiều, đều có tên trong sách đỏ: mèo ri (hay mèo núi, mèo rừng Á - Felis chaus), mèo gấm (Felis marmorata) và mèo cá (hay mèo đuôi ngắn - Felis viverrina).

Một số loài thuộc họ mèo của Việt Nam có thể kể đến là:

Hổ tại Thảo cầm viên Thành phố Hồ Chí Minh

Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbeti) là loài mèo ăn thịt lớn nhất ở Việt Nam và là động vật ăn thịt đầu bảng trong hệ động vật Việt Nam. Từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 trở về trước, hổ phân bố ở khắp các vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và hải đảo. Thức ăn của hổ đa dạng gồm các loài thú móng guốc là chủ yếu (gồm hươu nai, hoẵnglợn rừng), thú nhỏ, chim, bò sát, chúng còn ăn cả . Nhiều con hổ còn vào làng bản, khu dân cư để bắt gia súc, gia cầm và thỉnh thoảng tấn công và ăn thịt người. Chúng được tôn xưng là Chúa sơn lâmảnh hưởng sâu đậm trong nền văn hóa Việt.

Quần thể hổ ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia có hổ phân bố bị giảm đi đáng kể do nạn săn hổ, bắt để nấu cao (cao hổ cốt), mất môi trường sống và suy giảm nguồn thức ăn. So với hoạt động buôn bán các loài động vật hoang dã khác ở Việt Nam, hoạt động buôn bán hổ có tính chất hoàn toàn khác biệt do số lượng ít và giá trị cao của loài động vật này. Các đối tượng vi phạm dùng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn để che giấu hành vi bất hợp pháp của mình. Các đối tượng buôn bán hổ trái phép ở Việt Nam hoạt động rất chuyên nghiệp, có tổ chức. Việt Nam đã tham gia vào công ước bảo tồn hổ và tổ chức Ngày Quốc tế Hổ đầu tiên ở Việt Nam.

Mèo nhà được thuần hóa từ mèo rừng, tuy nhiên các loài ở châu Á hiện vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác. Chúng là loài vật nuôi được cưng chiều trong nhiều gia đình và được xem như người bạn thân thiết. Do đã được thuần hóa nên ngoài thức ăn tự nhiên là chim, thằn lằn, chuột; chúng còn ăn các loại thức ăn khác của con người. Ở nông thôn, mèo nhà có thể là thú cưng, nhưng phần lớn người ta nuôi chúng để kìm hãm tốc độ sinh sôi của chuột và ngăn chặn việc lũ chuột quấy phá nhà cửa hoặc kho chứa nông phẩm.

Mèo gấm (Pardofelis marmorata) có bộ lông đẹp nhất trong họ hàng nhà mèo rừng. Chúng thường bị con người săn bắt lấy da, lông nên số lượng của loài này rất dễ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Sống chủ yếu ở rừng sâu cây gỗ lớn, nhiều tầng tán. Hoạt động và tìm kiếm thức ăn ban đêm trên mặt đất. Với kích thước nhỏ nhắn, chúng cũng là loài có thể sống ở nhiều độ cao khác nhau. Những ghi nhận mới nhất về loài này được tìm thấy ở độ cao trên 2.000m thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai).

Mèo ri (Felis chaus): Đây thực sự là loài mèo được biết đến ít nhất ở Việt Nam. Các nhà khoa học chỉ phát hiện ra chúng ở Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), giáp với biên giới Campuchia vào những năm 1976-1978 và hiện nay hầu như không còn bất cứ ghi nhận mới về loài này ở Việt Nam. Nơi sống của chúng là ở vùng cây bụi, bìa rừng vùng cỏ lau sậy dọc sông suối, ao đầm. Có thể gặp chúng ở những làng bản cũ, nhà gạch, chùa chiền, miếu hoang lâu năm.

Mèo rừng hay mèo cá (Prionailurus viverrinus) hay mèo báo (tiếng Mường: cáo khua) là những con mèo rất giỏi bơi lội và bắt cá. Sống ở rừng thứ sinh nghèo, trên các savan cây bụi, các bãi cây ven nương rẫy, đến tận sinh sống tại các vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Chúng vận động nhanh nhẹn, leo trèo, bơi lội giỏi. Kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên chạc cây to kín. Thường ngồi rình mồi, đợi khi con mồi đi qua, nhảy ra vồ và ngoạm vào gáy. Mèo rừng ăn chuột, sóc, chim, lưỡng cư và các loại côn trùng (cào cào, châu chấu). Thức ăn ưa thích là chuột. Mèo rừng hung tợn, hay rình bắt gà vịt ăn[26].

Báo lửa phân bố rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và phía Nam. Báo lửa sống trong nhiều kiểu rừng như rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi, cạnh rừng trên núi đất và núi đá. Cảnh quan ưa thích là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều lá nổi. Báo lửa không có chỗ ở cố định lâu dài. Sống đơn độc làm tổ ở gốc cây, hốc đá. Thức ăn gồm thú cỡ nhỏ: thỏ, khỉ, nai non, hoẵng, mễn, lợn rừng non, và các loài chim...

Báo hoa mai Đông Dương sống ở các tỉnh miền núi từ Bắc tới Nam. Chúng sống trong nhiều kiểu rừng, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và cây bụi kề rừng. Chỗ ở không cố định. Vùng hoạt động rộng ở nhiều độ cao khác nhau. Có thể leo trèo cây lớn cao 2 - 3m. Sống đơn độc, chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục và hợp đàn tạm thời lúc săn mồi. Thức ăn chủ yếu là các loài thú khác như nai hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê.

Báo hoa mai ở Việt Nam

Báo Đen là dạng biến dị cá thể cùng loài của Báo Hoa mai (hay còn gọi là bệnh hắc tố) với nền lông màu đen tuyền,các đốm hoa thị cũng có màu đen ẩn vào nền lông trên thân báo nên rất khó phân biệt. Cả hai dạng Báo Hoa mai lông đen và Báo Hoa mai lông vàng đều có thể được đẻ ra trong cùng một lứa, dạng này rất hiếm gặp.

Báo gấm sống ở Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Lài Châu (Mường Tè), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Hữu Liên), Sơn La (Thuận Châu, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Hòa Bình (Đà Bắc), Gia Lai, Kontum (Sa Thầy, Kon Hà Nừng). Bào gấm sống ở rừng rậm nhiều tầng, trên núi đất, núi đá. Chúng sử dụng các hang hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Hoạt động ban đem, leo trèo giỏi, bắt mồi từ trên cây. ban ngày thường ngủ trên cành cây. Thức ăn chủ yếu của báo gấm là các loài chim thú nhỏ như khỉ, voọc, cu ly, cheo cheo, nai non và hoẵng. Mùa sinh sản thường vào mùa hè.

Chó
Một con sói rừng Việt Nam tại Thảo Cầm viên Thành phố Hồ Chí Minh

Họ Chó ở Việt Nam phân bố tại nhiều khu rừng, chúng thường được gọi là chó rừng, chó sói. Một trong số 4 loài chó ở Việt Nam

  • Sói lửa, sống thành đàn và cùng đi săn.
  • Chó rừng hay còn gọi là sói rừng: các cặp chó rừng có thể cùng nhau săn con mồi lớn.
  • Cáo lửa (Vulpes vulpes) đều sống một vợ một chồng nhưng cặp cáo lửa thường đi săn một mình.
  • Lửng chó (Nyctereutes procyonoides) là một trong số các loài chó cổ đại nhất.

Sói rừng ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum). Lần đầu tiên đã tìm thấy loài này ở Đắk Lắk. Chúng thường sống ở các khu rừng ven nương rẫy, có thể gần các trạng trại hay khu dân cư trong rừng. Sống đơn hay sống đôi, kiếm ăn đêm. Khác Chó sói lửa, Chó sói vàng khá bạo dạn, chúng có thể vào tận nơi ở trong rừng của con người khi họ đã đi ngủ để kiếm ăn. Thức ăn của chúng là thú nhỏ, Chim, bò sát, ếch nhái. Chó rừng thường theo Hổ để ăn các mẩu thịt Hổ để lại.

Sói lửa có ở Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Bắc Thái, Sơn La (Mộc Châu), Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Sói lửa có phân bố rộng ở các tỉnh miền núi. Chúng sống ở rừng, thường cư trú và hoạt động ở rừng già, những lúc săn đuổi mồi có thể về gần bản làng. Sói lửa là thú ăn đêm, nhưng hoạt động tích cực vào lúc sáng sớm và chiều tối (có khi cả ban ngày), vùng hoạt động lớn và luôn thay đổi. Sống từng đôi hoặc đàn 5 - bảy con, khi săn mồi có thể nhập đàn 10 - 15 con. Thức ăn của sói lửa là nai, hoẵng lợn rừng, động vật nuôi và các loài chim lớn. Chúng còn tấn công cả gia súc ở một số nơi và được gọi là cơn ác mộng của đồng bào Tây Bắc

Gấu

Hai loài gấu khác nhau về kích thước, sở thích về môi trường sống và về dạng thức ăn

  • Gấu ngựa (U. thibetanus) có kích thước lớn hơn chủ yếu ăn thực vật.
  • Gấu chó (U. malayanus) nhỏ hơn ăn cả thực vật và côn trùng.

Năm 2005, có tới 4.600 con gấu được nuôi tại nhà dân. Số này được bắt từ tự nhiên hoặc nhập khẩu trái phép từ các nước xung quanh như Lào, Campuchia, hoặc tại các khu rừng ở Việt Nam. Việt Nam còn 1.800 con gấu được nuôi tại hộ gia đình[27]

Chồn
Một con rái cá tại Đầm Sen

Có 13 loài thuộc 3 nhóm chính đã được thống kê tại Việt Nam:

Cầy
Một con cầy giông sọc ở Thảo cầm viên Thành phố Hồ Chí Minh

Có 10 loài trong số cầy có phân bố tại Việt Nam.

  • Cầy vằn (Chrotogale owstoni) là loại bị đe dọa toàn cầu và xếp vào loại sắp nguy cấp.
  • Cầy rái cá (Cynogale lowei) tại tỉnh Bắc Kạn
  • Cầy Tây Nguyên (Viverra tainguensis)
  • Cầy giông (Viverra zibetha).

Cầy bay

  • Có 01 loài là loài Chồn bay Sunda (Cynocephalus variegatus) phân bố ở miền Trung và Nam Việt Nam.

Thú ăn côn trùng

Có 18 loài thú ăn côn trùng đã được ghi nhận tại Việt Nam. Những loài này thuộc 3 nhóm: chuột voi (2 loài), chuột chù (12 loài) và chuột chũi (4 loài).

Tê tê

Có 02 loài tê tê phân bố ở Việt Nam có phạm vi phân bố không giao nhau:

  • Tê tê vàng (Manis pentadactyla) phân bố giới hạn ở miền Bắc
  • Tê tê Java (Manis javanica) giới hạn ở miền Trung và miền Nam.

Đồi

Có 02 loài Đồi sống ở Việt Nam:

  • Đồi Bắc (Tupaia belangeri) sống nửa trên cạn
  • Nhen (Dendrogale murina) chủ yếu sống trên cây.

Gặm nhấm

Một con sóc đenĐầm Sen
Thịt chuột đồngSa Đéc

Xấp xỉ 65 loài phân bố ở Việt Nam là những động vật hoang dã dễ quan sát nhất, đặc biệt là sóc.

  • Họ Sóc (họ Sciuridae): Có 19 loài phân bố tại Việt Nam gồm có Sóc sống trên mặt đất, sóc sống trên cây và sóc bay.

Sóc là loài chuột bay, phi thân rất giỏi. Nó dùng đuôi lông mềm làm bánh lái khi chuyền từ ngọn dừa này sang ngọn dừa khác. Làm tổ sinh con trên ngọn dừa, ngọn cau, sóc sinh sản theo cấp số nhân. Chừng ba tháng nó lại sinh một lứa, mỗi lứa 3-4 con. Do trái cây là nguồn thực phẩm sinh sống của sóc nên nhà vườn phải chịu nhiều thiệt hại lớn, đôi khi mất trắng[29].

Thỏ

Có nhóm thỏ rừng có phân bố ở Việt Nam. Có 02 loài thỏ có phân bố ở Việt Nam thuộc chi Nesolagus:

Dơi

Trong số 91 loài dơi của Việt Nam, 11 loài thuộc nhóm Megachiroptera và số còn lại thuộc 5 họ của nhóm microchiroptera. Tại Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Bắc Việt Nam vào năm 1997 xác định được 3,5% số lượng loài trên toàn thế giới.

Cá voi

Bộ cốt cá voi trong dinh Vạn Thủy Tú ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, đây là bộ cốt cá voi lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á vẫn còn nguyên vẹn (dài 22m, nặng 65 tấn)

Có xấp xỉ 20 loài sống trong vùng biển của Việt Nam. Chúng khác nhau về kích thước

  • Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides) nặng 30–70 kg
  • Cá voi xanh (Balaenoptera musculus) nặng tới 165 tấn. Cá voi xanh hay còn gọi là cá voi là động vật được tôn thờ ở Việt Nam với tên gọi là Cá ông. Tục thờ cá Ông là một tín ngưỡng dân gian vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh Hóa vào tận Bến Tre. Đây là tín ngưỡng của cư dân vùng biển, hay còn gọi là vạn chài. trải qua sự bản địa hóa, tục thờ cá Ông trở thành tín ngưỡng của người Việt và cả người Hoa.

Bò biển

Bò biển (Dugong dugon) hay còn gọi là Cá cúi là loài duy nhất của Việt Nam thuộc bộ này và sống ở vùng nước nông ven bờ của Côn Đảo và Đảo Phú Quốc. Chúng được tìm thấy ở vùng biển Côn Đảo (khoảng 30 con) và Phú Quốc. Từ cuối thập niên 1990 vì môi trường bị ô nhiễm nhóm cá cúi ở Côn Đảo bị đe dọa và số cá cúi đã giảm. Sang đầu thập niên 2000 vùng Côn Đảo còn khoảng 10 con và Phú Quốc còn dưới 100 con. Mãi đến năm 2002 nhà chức trách tỉnh Kiên Giang mới thi hành lệnh cấm săn bắt cá cúi. Cá cúi bị đe dọa bởi nạn săn bắn vì thịt cá cúi có tiếng là ngon. Vì chúng bơi rất chậm, cá cúi dễ bị sa lưới. Ngoài ra cặp nanh của cá cúi với cấu trúc giống ngà voi nên cũng gây ra thị trường buôn nanh khiến chúng bị săn bắt.

Chim

Hệ chimViệt Nam
Tháng Bảy về tại Hà Coộc, Quảng Trị
Một đàn chim đang bay lúc chiều tà tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Chim ở Việt Nam là nhóm động vật được biết đến nhiều nhất. Chim nhìn chung dễ quan sát và nhận biết hơn thú vì hầu hết tất cả các loài đều xuất hiện vào ban ngày, các tiếng hót và tiếng kêu đặc trưng cho từng loài. Tại Việt Nam và Đông Dương chủ yếu tập trung vào khu hệ chim. Cho đến nay, hầu hết 850 loài chim đã được ghi nhận tại Việt Nam. Các loài mới được mô tả là

Các khu rừng ở vùng đồng bằng là môi trường sống quan trọng cho gà lôi của Việt Nam (họ Phasianidae) cũng như cho nhiều loài chim có kích thước trung bình trong đó có chim đuôi cụt (họ Pittidae), giẻ cùiác là (họ Corvidae) và cu rốc đít đỏ (Psilopogon lagrandieri). Các khu rừng trên núi nằm trên 1.000m là nơi cư trú của các quần xã lớn và đa dạng của chim sẻ, trong đó có 3 loài khướu và hai loài đặc hữu của Việt Nam

Các vùng đồng cỏ ướt và rừng ngập nước của châu thổ sông Mê Kông là nơi cư trú của các loài chim nước lớn (thủy cầm hay thủy điểu), trong đó có hạc (họ Ciconiidae), quắm (họ Threskiornithidae), diệc (họ Ardeidae) và cốc (họ Phalacrocoracidae) cũng như các chim ăn thịt như đại bàng đầu xám (Ichthyophaga ichthyaetus).

Các bãi bồi và các dải cát dọc theo cửa sông và các đảo ở vùng ven biển phía Bắc là bến đỗ và nơi trú đông quan trọng cho rất nhiều loài chim nước, trong đó có vịt (họ Anatidae), mòng bể (họ Laridae), choi choi (họ Charadriidae) và cò thìa (Platalea minor, thuộc loại nguy cấp).

Số lượng các loài chim của Việt Nam không phân bố đồng đều theo các nhóm phân loại. Một số nhóm, trong đó có chim đớp ruồi (30 loài; thuộc tông (tộc) Muscicapini), khướu (26 loài; tông Garrulacinae) và khướu (79 loài, tông Timaliini) chiếm một tỷ lệ lớn số lượng loài của Việt Nam. Chúng cũng chiếm tỷ lệ phần trăm lớn (tương ứng với 71, 67 và 63%) trong tổng số các loài của mỗi nhóm có phân bố ở Đông Nam Á.

Các thành viên của các nhóm khác có ít loài hơn, như cu rốc (10 loài, họ Megalaimidae) và nuốc (3 loài, tông Harpactini), là các thành viên quan trọng trong các loài của Việt Nam. Các nhóm khác chỉ có một hoặc một vài loài đại diện, trong đó có ô tác (Houbaropsis bengalensis), là loài chim ôtit (họ Otididae) duy nhất có phân bố ở Đông Dương. Có 02 họ chim đặc hữu là họ Chim xanh (Chlorposeidae) và họ Chim lam (Irenidae). Cả hai họ này đều có đại diện tại Việt Nam.

Gà rừng

Gà lôi trắng trống tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
Gà lôi vằn tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
Một con Trĩ sao tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh
Gà lôi lam mào trắng (con trống)
Gà lôi lam mào trắng (con mái) tại vườn bách thú Bojnice, Slovakia.
Gà lôi lam đuôi trắng tại Camperdown Wildlife Centre, Dundee, Angus, Scotland
Gà lôi lam đuôi trắng trạ Walsrode Bird Park, Đức
Một con chim công tại Công viên Văn hóa Đầm Sen
Một con công xanh ở vườn thú Hà Nội
Một con công xanh ở vườn thú Hà Nội

Việt Nam được ghi nhận là nơi sinh sống của khoảng 22 loài gà hoang dã khác nhau. Các loài ở Việt Nam được xếp vào họ trĩ gồm các loài chim phân bố rộng trên thế giới, kích thước cỡ trung bình, số loài có cỡ lớn, bé rất ít. Đặc điểm bên ngoài của họ Trĩ thường sống trên mặt đất. Chân chắc, đầu không lớn, mỏ ngắn, khoẻ và hơi cong. Cổ ngắn nhắm thích nghi với điểu kiện kiếm ăn trên mặt đất và các bụi thấp. Cánh ngắn và rộng giúp cho chúng bốc nhanh lên khỏi mặt đất để tránh khỏi sự săn đuổi của kẻ thù tự nhiên. Sống ở nhiều các sinh cảnh khác nhau như: rừng rậm, savan, thung lũng

Chim trống không những lớn hơn chim mái mà còn có bộ lông hết sức sặc sỡ nhằm thu hút bạn tình hay còn gọi là khoe mẽ. Bộ lông của họ Trĩ dày, cứng, thân lông phụ thường khá phát triển. Hầu hết các loài thuộc họ này làm tổ trên mặt đất. Tổ rất đơn giản thường là một đám lá khô hay hõm đất nông. Mỗi năm đẻ 1 lứa mỗi lứa đẻ từ 5 đến 15 trứng. Thức ăn chính của chúng là các loài hạt, quả, củ và côn trùng trên mặt đất. Chim non mới nở thường ăn động vật khi lớn thay thế bằng thực vật. Có 02 loại gà phổ biến là gà rừnggà lôi.

Một số loài gà có sắc màu rực rỡ rất bắt mắt.

  • Gà rừng Việt Nam (Gallus gallus): Là loài chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5 kg. Chim trống có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Chân xám nhạt. Gà rừng sông định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang.
  • Gà lôi trắng (Lophura nycthemera): Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 – 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 – 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đêm ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2. Chúng có các phân loài
    • Lophura nycthemera nycthemera: dài đuôi: chim đực: 550 – 700mm, chim cái: 240 – 320mm
    • Lophura nycthemera beaulieui: dài đuôi: chim đực: 458 – 365mm
    • Lophura nycthemera berli: dài đuôi: chim đực: 380mm
    • Lophura nycthemera beli: dài đuôi: chim đực: 350 – 450mm, chim cái: 200 – 220mm
    • Lophura nycthemera annamensis: dài đuôi: chim đực: 310 – 355mm, chim cái: 215 – 255mm.
  • Gà lôi trắng Beauli (Lophura nycthemera beaulieui): Nhìn chung giống như phân loài Lophura nycthemera nycthemera, nhưng khác ở chỗ chúng có đuôi ngắn hơn một chút: những vạch đen ở phần trên cơ thể nhiều hơn và rộng hơn những vạch đen ở cánh và bên cạnh đuôi rất rõ và đậm nét hơn. Chim cái: Nhìn chung cũng giống chim cái của phân loài Lophura nycthemera nycthemera, nhưng ngực có lẫn màu trắng hungvới màu nâu đen rất rõ. Phân loài gà lôi trắng này phân bố ở Tây Bắc Việt Nam về phía Nam đến Hà Tĩnh. Đã tìm thấy Loài này ở Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, Thanh Hóa và Nghệ An.
  • Gà lôi Beli (Lophura nycthemera beli): Thường sống trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 – 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 – 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2. Phân loài này chỉ có ở vùng Trung bộ từ nam Quảng Trị đến Quảng Ngãi.
  • Gà lôi Berli (Lophura nycthemera berliozi). Là dạng trung gian giữa phân loài Lophura nycthemer beaulieuiLophura nycthemer beli. Chim cái trưởng thành giống chim cái của phân loài beli. Chim đực 1 năm tuổi, chim non và trứng giống của phân loài Lophura nycthemera nycthemera nhưng màu tối hơn. Tương tự như gà lôi beli nhưng khô hơn và có thể là nơi trống trải hơn. Ở độ cao khoảng 600 – 1500m tại rừng A Lưới thuộc Trung Trung bộ (Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế).
  • Gà lôi vằn (Lophura nycthemera annamensis): Phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Pleiku và Phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta. Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen. Một dải rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm Viên phía Bắc Plây-cu và phần Đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc sản của Việt Nam.
  • Gà lôi hông tía (Lophura diardi): Thườngng gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m.
  • Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi): Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng BìnhQuảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 – 200m của rừng thứ sinh. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thủy nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía.
  • Gà lôi tía (Tragopan temminckii): Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 – 3000m). Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Sống định cư ở rừng sâu, nơi có cây cối rậm rạp, trên độ cao từ 1500m trở lên. kiếm ăn và làm tổ trên cây.
  • Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) Nơi sống thích hợp là các sườn đồi thấp và các Thung lũng ven suối có độ cao khoảng 50 – 200m trong các khu rừng ẩm thường xanh nguyên sinh và thứ sinh ở những nơi có tán rừng có nhiều cọ, mây song và tre nứa nhỏ. Có thể gặp trong các khu rừng trồng như rừng cây mỡ (Manglietia glauca). Trong cùng sinh cảnh nói trên còn gặp cả gà lôi lam mào đen, gà tiền, gà so và trĩ sao. Đây là loài mới phát hiện được ở vùng Hà Tĩnh, vùng phân bố của loài này có thể kéo dài đến phía bắc tỉnh Quảng Bình (Tuyên Hóa)
  • Gà lôi nước (Hyrdrophasianus chirurgus): Loài này khá phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Chúng Gáy và hai dải hai bên cổ đen. Mặt trên cổ vàng tươi có ánh. Mặt lưng và mặt bụng nâu gụ. Hông, trên đuôi và đuôi đen nhạt. Bao cánh trắng, lông bao cánh sơ cấp có mút của phiến trong đen. Lông cánh sơ cấp và thứ cấp đen có vệt trắng ở giữa.
  • Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis): Phân bố từ Quảng Bình, Quảng Trị. vùng mới phát hiện: Hà Tĩnh (vùng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ thuộc huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên), Lào (tiếp giáp vùng biên giới Việt Nam – Lào). Loài đặc sản hiếm ở Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Vùng phân bố lịch sử nằm trong vùng chiến tranh ác liệt kéo dài ở Việt Nam, mặt khác do tình trạng phá rừng và săn bắt quá mức nên đã không tìm thấy trong vùng phân bố cũ ở vùng rừng Hà Tĩnh tình trạng xảy ra như đối với gà lôi lam đuôi trắng.
  • Gà lôi nước Ấn Độ (Metopdius indicus). Chim trưởng thành: Lông ở trên mắt và một dải lông mày rộng kéo dài đến gáy trắng. Phần đầu và cổ còn lại mặt hung, nách và dưới cánh đen có ánh lục thẫm, mặt trên cổ có ánh xanh đỏ hay lục tím. Lông bao cánh lớn, lông cánh sơ cấp và thứ cấp đen có ánh lục ở phiến ngoài. Đuôi và dưới đuôi hung nâu. Chim non: Đỉnh đầu hung nâu, phần dưới lưng có vằn hung nhạt và nâu. Loài này phân bố ở Nam bộ và Nam Trung bộ (đến Ninh Thuận).

Ngoài ra còn có

Cúm núm hay còn gọi là gà nước, sống ở những cánh rừng tràm nội địa và sát biên giới Tây Nam, nhất là An Giang. Người miền Tây không lạ với loại chim rừng này, bởi nó được xem là món khoái khẩu của dân miệt vườn lẫn người thành thị. Cúm núm thuộc loài chim rừng, ăn uống theo thiên nhiên, thịt thơm[32] Cúm núm tuy thân hình mộc mạc, thiếu bộ lông sặc sỡ nhưng bù lại tiếng kêu của nó phải thuộc hạng bậc thầy của các loài chim nước[33][34].

Cu rốc

Việt Nam là nơi cư trú của 10 loài cu rốc, tất cả thuộc chi Megalaima. Phần lớn trong số 10 loài cu rốc ở Việt Nam có phân bố rộng, mặc dù một số loài có phân bố hoặc ở phía Nam hoặc ở phía Bắc.

Hồng hoàng

Có 6 đại diện hồng hoang của Việt Nam thuộc loại có kích thước lớn. Các loài hồng hoàng của Việt Nam chủ yếu ăn quả cây và ăn thêm động vật nhỏ.

Bộ Cú

Một con cú lợn ở Trà Vinh

Ở Việt Nam, tiếng kêu của cú mèo hay cú lợn đã bị mặc định là mang lại xui xẻo, là tiếng gọi vong hồn từ một nơi xa thẳm. Tiếng kêu oang oang vào buổi tối, đặc biệt lúc khuya khoắt là những cơ sở để nhiều người quan niệm cú báo điềm gở. Cú mèo và cú lợn là hai loài khác nhau. Chúng cũng thuộc hai họ riêng biệt, chỉ giống nhau về thời gian hoạt động, tập tính săn bắt mồi ban đêm và sống ở các vùng làng mạc, bìa rừng, một số ít ở thành thị. Thực chất, cú đóng vai trò là thiên địch trong việc săn bắt chuột, loài gặm nhấm phá hoại mùa màng, nông sản của người dân

  • Cú vọ (Glaucidium cuculoides): Cú vọ thuộc họ Strigidae. Việt Nam có 15 loài thuộc họ này. Kích thước 20 – 23 cm. Khác với cú mèo, cú vọ không có tai vểnh lên và toàn bộ cơ thể có màu nâu nhạt. Đôi mắt màu vàng và dưới bụng có các vùng lông trắng, đỏ nhạt. Thức ăn chủ yếu là chuột và côn trùng nhỏ. Sống trong các khu rừng thường xanh, rừng thưa cây họ dầu và phân bố hầu hết khắp cả nước.
  • Cú mèo khoang cổ (Otus lettia): Cú mèo thuộc họ Strigidae. Ở Việt Nam có 15 loài thuộc họ này. Kích thước khoảng 23 cm, toàn bộ cơ thể cú có màu nâu nhạt và phía dưới bụng lấm tấm đen. Đôi mắt tròn to, đen và tai có mào vểnh lên. Thức ăn chủ yếu là chuột, chim và côn trùng. Làm tổ trong các hốc cây và phân bố khắp cả nước. Số lượng cá thể còn tương đối, nhưng chủ yếu ở trong rừng.
  • Cú lợn lưng xám (Tyto alba): Cú lợn thuộc họ Tytonidae. Ở Việt Nam có ba loài thuộc họ này. Kích thước 34 – 36 cm, mặt nhìn giống lợn nhà và tiếng kêu rất đặc trưng: "éc éc" như tiếng lợn. Trên lưng có màu nâu xám, mặt có màu trắng và dưới bụng có các chấm đen. Chúng làm tổ trong hốc cây và một số ít trên nóc nhà. Loài này chủ yếu sống ở vùng thành thị và phân bố đều trong cả nước.

Cú muỗi

  • Cú muỗi mỏ quặp phân bố ở các khu rừng thường xanh nằm ở đồng bằng hoặc cận núi. Hai loài sống ở Việt Nam:

Hạc

Cò quăm tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh

Có 10 loài hạc đã từng có mặt ở Việt Nam, mặc dù it nhất 1 loài không còn phân bố ở đây nữa và một số các loài khác không còn đến đây để sinh sản.

  • Cò lạo: loài có kích thước tương đối nhỏ, cao xấp xỉ 80–100 cm và chúng có mỏ rất chuyên hoá. Cò lạo xám (Mycteria cinerea), được xếp vào loại bị nguy cấp
  • Cò nhạn (Anastomus oscitans) loài có kích thước tương đối nhỏ, cao xấp xỉ 80–100 cm và chúng có mỏ rất chuyên hóa, vẫn còn cư trú ở đây, sinh sản ở phía Nam;
  • Cò lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala) hiện nay thuộc loại hiếm.

Cả bảy loài hạc thuộc chi Ciconia. Hơi lớn hơn so với cò nhạn, chúng là các động vật ăn thịt theo cơ hội và ăn các loại thức ăn khác nhau. Một loài làm tổ ở Việt Nam

  • Hạc cổ trắng có lông gáy (Ciconia episcopus). Đây là một loài hiếm và sống rất tập trung ở vùng phía Nam Trường Sơn và phía Nam, nơi chúng làm tổ một mình. Hạc cổ trắng còn được gọi là hạc giám mục (episcopus tiếng Latinh có nghĩa là "giám mục") bởi vì nó giống như mặc một cái áo choàng và mũ đen.
  • Hạc đen (Ciconia nigra) là chim di cư hiếm gặp ở vùng Đông Bắc Việt Nam.

Có 06 loài già đẫy là các loài chim có kích thước rất lớn, đứng cao 110–150 cm với mỏ rất lớn và sải cánh dài tới 290 cm.

  • Già đẫy lớn (Leptoptilos dubius), thuộc loại nguy cấp là loài lớn nhất ở Việt Nam trước đây là chim cư trú ở phía Nam nhưng hiện nay là chim di cư hiếm gặp và không sinh sản tại Việt Nam.
  • Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), cực kỳ hiếm; thuộc loại sắp nguy cấp
  • Già đẫy cổ đen (Ephippiorhynchus asiaticus) chuyên ăn cá.
Một con vẹt đỏ ở đường Cầu Gỗ, Hà Nội

Đuôi cụt & mỏ rộng

Có 09 loài đuôi cụt của Việt Nam là những loài sống trên mặt đất và khó tiếp cận, thích rừng có nhiều cây bụi gần suối hoặc sông.

Chim xanh lam

  • Có 1 loài Chim lam (Irenidae) duy nhất có phân bố ở Việt Nam
    • Chim lam (Irena puella) là một trong số các loài chim đặc biệt ở Việt Nam và thường dễ quan sát trong các môi trường sống thích hợp.
  • Có 3 trong tổng số 8 loài chim xanh (Chloropseidae) sống có phân bố Việt Nam, các loài chim này phân bố trong các khu rừng ở vùng đồng bằng. Chim xanh nhỏ hơn (17–20 cm) và có màu xanh lá cây sặc sỡ.

Khướu

Khó có thể liệt kê được các loài khướu của Việt Nam, mặc dù đây là nơi cư trú của hơn một nửa các loài phân bố ở lục địa Đông Nam Á (khoảng 240 loài, như vậy ở Việt Nam có thể có hơn 120 loài). Năm loài đặc hữu ở Việt Nam và 7 loài khác đặc hữu ở Đông Dương. Có 3 loài được mô tả từ cao nguyên Kon Tum gồm:

Bò sát

Các loài bò sát của Việt Nam nằm trong 3 bộ: nhóm rắn có nhiều loài (172 loài) và thằn lằn (110 loài) đều nằm trong bộ Squamata và nhóm rùa ít đa dạng hơn (với 34 loài thuộc bộ Testudines) và cá sấu (2 loài thuộc bộ Crocodilia). Số lượng các loài rắn đặc hữu có lẽ cao nhất ở các vùng núi, trong khi đó thằn lằn dường như có nhiều loài đặc hữu ở miền Nam, trong đó có 8 loài ở Côn Đảo ngoài khơi phía Đông Nam của Việt Nam. Số lượng loài rắn và thằn lằn phân bố đều ở các vùng đồng bằng và vùng núi của Việt Nam, trong khi đó rùa nhìn chung là các loài sống ở vùng đồng bằng và số lượng loài cao nhất tập trung trong môi trường sống này cả ở miền Bắc và miền Nam.

Các nhóm bò sát có số lượng loài cao nhất là tắc kè (họ Gekkonidae: 32 loài) và thằn lằn bóng (họ Scincidae: 42 loài), cả hai họ này đều là thằn lằn, và rắn nước (họ Colubridae: 130 loài), là nhóm rắn rất đa dạng. Các nhóm có số lượng loài thấp ở Việt Nam nhưng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các loài trên toàn cầu gồm có rắn mống (họ Xenopeltidae: cả 02 loài) và thằn lằn giun (họ Dibamidae: với 06 trong tổng số 19 loài). Chi thằn lằn chân ngón cũng là giống có nhiều loài mới được công bố nhất với khoảng hơn 30 loài mới được công bố trong 2 thập kỷ gần đây ở Việt Nam.

Bò sát chiếm một phần đáng kể trong số các loài động vật có xương sống ở Việt Nam mà sự tồn tại của chúng trong tự nhiên bị đe dọa bởi việc khai thác nhằm mục đích buôn bán. IUCN liệt kê hơn 3 phần tư số lượng các loài rùa vào loại bị đe dọa toàn cầu, trong đó có 3 loài đặc hữu:

  • Rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis)
  • Rùa hộp Buarê (Cuora bourreti)
  • Rùa hộp đẹp (Cuora picturata), loài này chỉ thu được từ các chợ phía Nam.
  • Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis, thuộc loại cực kỳ nguy cấp) hiện nay đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam, mặc dù chương trình thả lại hiện nay đang được tiến hành ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.
  • Hai loài kì đà của Việt Nam là kì đà vân (Varanus bengalensis) và kì đà hoa (Varanus salvator) rất đáng lo ngại vì chúng chịu sức ép do khai thác để lấy cả thịt lẫn da.
  • Rắn hổ (họ Elapidae) và trăn (họ Boidae) cũng bị đe dọa.

Thằn lằn

Thằn lằn Việt
Kỳ đà ở rừng ngập mặn Cần Giờ
Thạch sùng, loài bò sát rất phổ biến trong những ngôi nhà ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa dạng về các loài thằn lằn trong đó có nhiều loài đặc hữu

  • Thằn lằn giun: Có 06 loài thằn lằn giun có phân bố ở Việt Nam trong đó có thằn lằn giun Côn Đảo (Dibamus kondaoensis) chỉ phân bố ở phía Đông Nam của Côn Đảo. Hai trong số với 7 loài mới được mô tả từ Việt Nam.
  • Thằn lằn chân ngón Đạt (Cyrtodactylus dati): ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
  • Thằn lằn chân ngón Kingsada (Cyrtodactylus kingsadai): ở vùng mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Phú Yên. Tên định danh loài được đặt theo tên của Phouthone Kingsada, người Lào, người chết vì sốt xuất huyết để vinh danh ông này.
  • Thằn lằn chân ngón Phước Bình (Cyrtodactylus phuocbinhensis): ở Vườn Quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận)
  • Thằn lằn chân ngón Tây Nguyên (Cyrtodactylus taynguyenensis): huyện Kbang (Gia Lai).
  • Thằn lằn Phê-nô Shea (Sphenomorphus sheai): có kích cỡ rất nhỏ, sống dưới lớp thảm mục trong rừng thường xanh ở độ cao hơn 1000 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Kontum - ở vùng giáp ranh giữa huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum).
  • Tắc kè Adler (Gekko adleri) Một loài tắc kè thuộc chi Gekko ở vùng núi đá vôi của tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Loài tắc kè mới này sống bám trên vách đá hoặc các kẽ nhỏ ở vùng núi đá vôi nên chúng ngụy trang bằng màu sắc rêu phong giống như vách núi đá vôi để tránh bị hiện.
  • Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus zugi) vùng núi đá vôi ở vùng huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Loài thạch sùng này sống ở vùng rừng trên núi đá vôi ở độ cao 450–600 m so với mực nước biển.
  • Nhông bách (Calotes bachae): một loài gặp khá thường xuyên trong vườn nhà khắp các tỉnh Tây nguyên và miền Nam Việt Nam.
  • Thạch sùng (Hemidactylus frenatus): Loài thường gặp trong nhà ở Việt Nam. Thạch sùng là một phần không thể thiếu đối với những căn nhà không khép kín vì chúng giúp hạn chế số lượng côn trùng, nhện, muỗi. Nhưng đôi khi chúng gây ra phiền toái vì ăn vụng thức ăn hoặc có phân mùi khó chịu.
  • Rắn mối (Dasia olivacea): Là loài bò sát có vảy, sống trên cây dương.

Rùa

Rùa biển tại Thủy Cung Đầm Sen
Rùa núi vàng ở Việt Nam
Rùa Đồng Mô, loài rùa phát hiện tại hồ Đồng Mô đang gây xôn xao dư luận
Rùa hộp lưng đen ở Việt Nam
Rùa Trung Bộ
Rùa hộp trán vàng miền Nam
Một con rùa tại Hồ Hoàn Kiếm

Tổng cộng có 26 loài lùa cạn ở Việt Nam đã được mô tả cụ thể, trong đó có 01 loài rùa du nhập[35][36]

  • Ba ba gai (Palea steindachneri) có mũi dài, mai có màu nâu đến xám với nhiều nốt sần không đều, yếm gần như trắng toàn bộ (có vài vết mờ hoăc lốm đốm), cá thể non có một viền trắng nhạt màu từ sau mắt đến đầu. Đặc điểm phân biệt rõ ràng với các loài ba ba khác là có các vết gấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần
  • Ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea) hay còn gọi là cua đinh có mũi dài, mai màu nâu hoặc xám, khá nhẵn, đầu có các đốm màu vàng, yếm màu trắng, cá thể non có các chấm hoặc đốm màu vàng trên mai. Đặc điểm phân biệt rõ ràng với các loài ba ba khác là có các nốt sần dọc rìa trước của mai, trên lưng thường có những nốt sần tròn. Ba ba Nam Bộ đã được sách đỏ Việt Nam xếp vào loại nguy cấp, đang đứng trước nguy bị tuyệt chủng.
  • Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) có mũi dài, mai và thân màu nâu hoặc xám xanh, cá thể trưởng thành có yếm màu trắng hoặc vàng tươi kèm đốm màu đậm đối xứng, cá thể non có yếm màu cam. Phân biệt với ba ba gai và ba ba Nam bộ ở chỗ không có nếp da gấp ở cổ và nốt sần trên mai.
  • Giải (Pelochelys cantorii) không có mũi dài như ba ba, mặt giống loài ếch, mai hình tròn màu nâu, yếm trắng, vùng da quanh cổ kéo dài ra phía sau cùng với phần rìa trước của mai.
  • Giải sin-hoe hay rùa hồ Gươm (Rafetus swinhoei) có mai màu nâu đến xám, mũi ngắn hơn mũi ba ba, đầu và cằm màu vàng với các đốm hoặc vằn màu đậm, ở trên đỉnh có màu tối hơn.
  • Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga) có mai màu sẫm với ba gờ rõ ràng, đầu khá lớn với những sọc trắng quanh mắt, yếm cứng, màu vàng có đốm đen.
  • Rùa bốn mắt (Sacalia quadriocellata) có mai hình bầu dục màu xám đậm đến nâu, viền mai nhẵn, đầu có 4 mắt giả, mắt giả của cá thể đực màu xanh nhạt, mắt giả của cá thể cái và con non màu vàng, yếm cá thể cái màu vàng nhạt hoặc kem, yếm cá thể đực màu cam.
  • Rùa câm (Mauremys mutica) có mai màu nâu hoặc nâu gụ, đầu màu nâu xám, hai bên má màu vàng nhạt, trên đầu có hai sọc màu vàng nhạt, yếm màu vàng có các tấm đen ở mỗi tấm yếm.
  • Rùa cổ bự (Siebenrockiella crassicollis) có mai đen tuyền, đầu có một chấm lớn màu trắng nhạt phía sau mắt và một vài chấm mờ khác xung quanh miệng và cằm, yếm màu đen hoặc gần đen toàn bộ với các đốm đâm bao phủ mỗi tấm yếm.
  • Rùa cổ sọc (Mauremys sinensis) có mai màu xanh xám đến đen, đầu và chân trước có nhiều đường sọc mảnh đặc trưng, yếm có màu tối, mỗi tấm yếm có viền nhạt.
  • Rùa đất lớn (Heosemys grandis) có mai màu nâu đen, cá thể trưởng thành thường có một gờ màu vàng nhạt dọc sống lưng trên mai, đầu có những chấm cam và đen, yếm màu vàng, có khi có hình dẻ quạt tỏa ra từ góc tấm yếm.
  • Rùa đất Pulkin (Cyclemys pulchristriata) có mai màu xám đến nâu, rùa trưởng thành có sọc màu vàng nhạt hoặc vàng cam ở đầu và cổ, yếm vàng, có thể có sọc hoặc đốm, cá thể trưởng thành có bản lề trên yếm cho phép chúng đóng một phần cơ thể bên trong mai.
  • Rùa đất Sêpôn (Cyclemys oldhamii) có mai màu xám, nâu tối hoặc đen. Con trưởng thành có sọc màu vàng nhạt hoặc vàng cam ở cổ, yếm màu đen đặc trưng, có bản lề như rùa đất Pulkin.
  • Rùa đất Spengleri, còn gọi là rùa lá, rùa vàng Tam Đảo (Geomyda spengleri) có mai màu cam, nâu xám hoặc nâu nhạt, trên mai có ba gờ cao, viền sau mai có răng cưa, mắt lồi to, con ngươi tròn màu đen, yếm màu đen có hai vạch vàng hai bên.
  • Rùa đầu to (Platysternum megacephalum) có mai màu nâu đen, thuôn dài và dẹt, đầu rất to và không thể thụt vào mai, hàm trên kéo dài thành mỏ, đuôi dài gần bằng chiều dài thân. Con non có màu vàng cam và có sọc vàng nhạt trên đầu.
  • Rùa hộp ba vạch, còn gọi là rùa vàng (Cuora trifasciata) có mai màu nâu đỏ với ba vạch đen trên đỉnh, đỉnh đầu vàng nhạt với các sọc đen hai bên mặt, các chi và da thường có màu cam, tấm bản lề ở yếm cho phép rùa đóng một phần cơ thể bên trong mai.
  • Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) có mai hình vòm giống cái mũ bảo hiểm, màu đen, có soc vàng chạy từ mũi đến cổ, các đường sọc từ hàm và mắt ghép lại với nhau phía sau tai trước khi chạy xuống dưới cổ, yếm màu vàng, thường có chấm đen, có tấm bản lề cho phép rùa đóng kín cơ thể bên trong mai.
  • Rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) có mai màu vàng gồ cao với các hoa văn đen có hình dạng khác nhau tùy theo cá thể, đầu màu vàng có đốm đen, yếm màu đen có bản lề giúp đóng kín cơ thể trong mai.
  • Rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturada) có hình dáng bên ngoài tương tự rùa hộp trán vàng miền Bắc với mai gồ cao, yếm có bản lề. Điểm khác biệt là ở màu sắc mai nhạt hơn, ít hoa văn hơn, yếm vàng có chấm đen.
  • Rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti) cũng có bản lề ở yếm nhưng mai thuôn dài hơn, ít hoa văn hơn hai loài miền Bắc và miền Trung.
  • Rùa núi viền còn gọi là rùa xe tăng (Manouria impressa) có mai màu vàng nhạt đền nâu hoặc xám với các đường viền giống răng cưa ở viền mai trước và phía sau, các tấm trên mai phẳng hoặc lõm xuống, đầu lớn màu vàng nhạt đến xám đen, chân lớn, có vảy dày, yếm màu vàng, có thể có nhiều vệt đen, hai chân sau có hai cái cựa rất đặc trưng.
  • Rùa núi vàng, còn gọi là rùa đá, rùa gối (Indotestudo elongata) có mai dài gồ cao với màu vàng có đốm đen, đầu màu vàng thẫm, yếm cũng có màu vàng với các đốm đen.
  • Rùa răng (Heosemys annandalii) có mai thuôn dài màu xám đậm đến đen, đầu nhỏ màu vàng nhạt có các đốm đen, hàm có khứa hình răng đặc trưng, yếm đen có dải vàng ở giữa hoặc vàng với vệt đen phía ngoài.
  • Rùa sa nhân (Cuora mouhotii) có mai màu nâu nhạt đến vàng nhạt hoặc xám, dọc mai có ba gờ rõ ràng, đỉnh mai phẳng, thường có màu sáng hơn hai bên, cuối mai có rìa răng cưa, yếm màu vàng có vạch đen ở rìa xen lẫn các vạch tối màu, có tấm bản lề để đóng một phần cơ thể. Mắt rùa sa nhân có màu đỏ.
  • Rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) có mai màu nâu đen hình ô-van, không gồ cao, đầu có hai hoặc ba vạch màu vàng, một vạch đi qua mắt, yếm có những vệt đậm màu đối xứng trên từng tấm yếm và có viền vàng xung quanh.
  • Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) không phải rùa bản địa nhưng đã có mặt tại nhiều ao hồ ở Việt Nam. Chúng có mai màu xanh, vàng xám hoặc thẫm tối với nhiều hoa văn, sau hai mắt có vệt đỏ, yếm màu vàng có các đốm tối trên mỗi tấm yếm, cá thể non có màu xanh nhạt. Đây là một trong những loài xâm thực nguy hiểm được đề nghị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Rắn

Rắn lục Vogel tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
Một con trăn ở Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh
Một con rắn tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh
Một con trăn đất vàng tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh
Một con rắn hổ mang đang được ngâm rượu ở Việt Nam

Với đặc thù là vùng rừng nhiệt đới, Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, mỗi loài đều có những đặc tính sinh thái và sắc màu khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện và môi trường sống, trong đó có 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ Rắn lụchọ Rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn[37]. Các loài rắn độc thường gặp ở Việt Nam:

  • Rắn lục Von-gen (Viridovipera vogeli): Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m.
  • Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae) có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m.
  • Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis): dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.
  • Rắn hổ mang Xiêm (Naja siamensis) hay còn gọi là rắn hổ mang bành, rắn hổ mang chúa. Chúng là loài rắn có nọc độc gây chết người. Nếu bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Rắn hổ mang chúa dẫn đầu bảng danh sách những loài rắn cực độc tại Việt Nam. Một con rắn hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra 400 mg nọc độc nhưng 1 mg đã có thể giết 160 người.
  • Rắn biển (Hydrophiinae). Chúng thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển.
  • Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Đây là một trong những loài rắn cực độc, khi bị chúng cắn, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Rắn cạp nong thường xuất hiện ở vùng núi Dinh (Đồng Nai). Con mồi và nạn nhân có thể bị chết trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời bởi nọc độc cực mạnh.
  • Rắn lục đuôi đỏ: xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam và gây ra những vụ tấn công đồng loạt trên khắp cả nước năm 2014, gây chấn động và hoang mang đối với dư luận. Loài rắn này mang trong mình lượng nọc độc khá lớn và có khả năng giết người chỉ sau loài hổ mang chúa. Bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường dẫn đến nhiễm trùng, rối loạn đông máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rắn biển kim hay còn gọi là đẻn biển (đầu nhỏ) có chất độc còn mạnh gấp mấy lần rắn hổ mang. Một giọt nọc độc của loài rắn biển kim này có thể giết chết hàng trăm người.
  • Rắn chàm quạp còn được gọi với cái tên khác là Khô mộc xà, xuất hiện ở vùng miền Đông Nam bộ và Campuchia. Nọc độc của loài rắn chàm quạp chỉ xếp sau loài rắn biển kim. Điều đó có nghĩa là với một phát cắn của loài rắn này, con mồi có thể chết ngay nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Rắn hổ mèo được mệnh danh là rắn hổ mang Đông Dương với khả năng phun độc cực xa trong cự li từ 1,5m đến 2m. Một phát cắn của loài rắn này có thể giết chết một người đàn ông vạm vỡ. Và, nếu nọc độc của loài rắn này bắn vào mắt thì có thể gây mù vĩnh viễn.
  • Rắn hổ bướm còn được xem là độc xà thứ ba của Việt Nam, loài này chỉ sống trên vùng vùng núi Trường Sơn. Loài rắn này to gần bằng một con trăn nhưng rất nhanh nhẹn và mang trên mình khoảng 200cc nọc độc.
  • Rắn hổ đất ở ấp Sơn An, xã Nam Thái, huyện Hòn Đất, Kiên Giang nặng 4,5 kg, được cho là lớn nhất từ trước tới nay ở vùng này.

Các loài rắn có kích thước lớn ở Việt Nam

  • Trăn đất (Python molurus) có đầu dài, nhỏ, màu nâu xá là loài lớn nhất về kích thước, cân nặng trong các loài rắn tìm thấy ở Việt Nam. Một số cá thể phát hiện ở Vườn quốc gia U Minh đạt đến độ dài khoảng 8 m (kích thước trung bình khoảng từ 4 m đến 6 m) và nặng hơn 120 kg.
  • Trăn cộc (Python brongersmai): Là một loài rắn cỡ lớn. Trong số ba loài trăn thuộc chi Python phân bố ở Việt Nam thì trăn cộc Python brongersmai là loài có kích thước nhỏ nhất và cũng là loài hiếm nhất. Chiều dài cơ thể của Python brongersmai đạt tới 2 m.
  • Trăn gấm (Python reticulatus) là loài mãng xà cỡ lớn trong các loài rắn, có thể dài từ 6 m đến 7 m. Con non mới nở dài khoảng từ 60 cm đến 75 cm[38].

Một số loài rắn thường được nuôi nhiều ở Việt Nam:

  • Rắn ri voi hay rắn ri tượng: Rắn lứa đẻ theo rắn lứa từ 7- 10 con. Rắn nuôi được 1- 2 năm trở lên thì đẻ bình quân 25 con và tăng lên vào những năm sau[39][40]
  • Rắn ri cá: Là loại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, kháng bệnh tốt.
  • Rắn hổ mang (phì đen): Thức ăn chủ yếu là chuột và cóc. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn hẳn so với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác. Rắn nuôi khoảng 2 – 3 kg thì xuất bán, với trọng lượng lên tới 3, 4 kg có thể bán[41][42]
  • Rắn hổ hèo: Rắn cái thường có mình thon dần từ đầu đến đuôi, trong khi con đực có phần đuôi to hơn so với con cái, xã Thoại Giang thuộc huyện Thoại Sơn là vùng nuôi rắn hổ hèo nhiều nhất tỉnh An Giang. Trước đây, thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua luôn ở mức cao, lượng rắn nuôi trong dân quá nhiều, không những trong xã này mà cả tỉnh An Giang và nhiều tỉnh miền Tây, nơi đâu cũng nuôi rắn[43].
  • Trăn (chủ yế là trăn đất Python molurus): Nuôi trăn dễ, hao hụt ít, giá bán cao, có thể kiếm chuột cho trăn ăn[44]
  • Rắn chúa săn chuột là loài bò sát sinh trưởng tự nhiên ở vùng Đông Á và Đông Nam Á. Vũ khí đáng sợ của chúng là khả năng bóp siết làm con mồi chết ngạt, tương tự như các loài trăn. Chúng còn có tên gọi là rắn hôi Đài Loan vì một tuyến sau hậu môn rất phát triển, phát tỏa ra mùi khó chịu khi bị quấy rối[45].
  • Rắn mống: Chỉ có hai loài thuộc họ Xenopeltidae và cả hai loài này đều phân bố tại Việt Nam:
  • Rắn rầm ri có 02 loài rắn rầm ri có phân bố ở các vùng ven biển và đồng bằng ở miền Trung và Nam Việt Nam.
    • Rắn rầm ri hạt (Acrochordus granulatus) chủ yếu sống ở biển, mặc dù chúng có thể chịu được nhiều loại độ mặn khác nhau, bao gồm cả nước ngọt.
    • Rắn rầm ri cóc (Acrochordus javanicus) phân bố ở các phá, suối và các vực nước cố định khác. Chúng có khả năng chịu nước mặn thấp hơn, mặc dù chúng có thể chịu được nước lợ và thậm chí ra tận biển.

Một số loài Rắn mới được phát hiện:

  • Rắn khiếm Cát Tiên (Oligodon cattienensis): ở vùng rừng Nam Cát Tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Loài rắn này có màu sắc khá đẹp với thân màu xám hoặc nâu, có một hàng đốm sáng màu chạy dọc sống lưng xen kẽ với các sọc ngang sẫm màu.
  • Rắn lục đầu bạc Kharin (Azemiops kharini) Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ hai thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam. Do có màu sắc đẹp nên loài Rắn lục đầu bạc là đối tượng bị săn bắt để nuôi làm cảnh ở nhiều nước trên thế giới mặc dù đây là loài rắn có nọc độc, tại Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc, ở độ cao từ 800 đến 1800 m.
  • Rắn khiếm Na-gao: vùng núi đá vôi ở vùng huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

Lưỡng cư

Cá cóc Ziegler, loài lưỡng cư của Việt Nam
Cá cóc Việt Nam

Các quần xã lưỡng cư ở Việt Nam, đặc biệt là ếch, cóc, nhái rất đa dạng, năm 1999 ghi nhận 100 loài, vào cuối năm 2004 tổng số loài đã tăng lên hơn gấp rưỡi số lượng loài đã biết, khoảng 250 loài. Hầu hết tất cả những loài mới được mô tả này đều có phân bố từ các vùng rừng thường xanh ẩm cận núi và trên núi ở miền Bắc Việt Nam và dọc theo dãy Trường Sơn. Có 15 loài lưỡng cư vào loại bị đe dọa toàn cầu như:

Ếch nhái

Ở Việt Nam, ếch nhái là nhóm có số lượng loài lớn nhất (55 loài) và đa dạng nhất về hình thái và các tập tính sinh sản. Các loài thuộc họ này có thể sống trên cạn, trên cây, sống dưới nước, hoặc trong hang và chúng có thể sinh sản trong các dòng suối chảy xiết, chảy chậm, các vũng nước, hoặc vùng nước tù. Một số loài đặc trưng ở Việt Nam có thể kể đến

  • Ếch cỏ sống dưới nước (Rana graminae) ở miền Bắc Việt Nam, con cái có thể có chiều dài lên đến gần 9,4 cm, trong khi đó con đực có chiều dài ngắn hơn 4,6 cm. Kích thước nhỏ của con đực ở loài này có thể được chọn lọc vì tập tính kết đôi của chúng.
  • Ếch bám đá (chi Amolops) cũng sống và sinh sản trong các vùng nước chảy xiết ở các vùng núi miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.
  • Ếch Hatchê (Limnonectes hascheanus), không cần nước để sinh sản. Thay vì đó, con đực đào các lỗ trên nền đất bùn trong rừng nơi con cái (thu hút con đực bằng tiếng kêu) đẻ trứng.
  • Đến nay hơn 15 loài có nguồn gốc chưa rõ ràng trong nhóm loài ếch Rana livida đã được phát hiện từ miền Đông Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, lục địa Đông Nam Á và các đảo ở vùng thềm lục địa Sunda.
  • Ngoé (Fejervarya limnocharis)
  • Ếch đồng (Hoplobatrachus chinensis)
  • Ếch Blythi (Limnonectes blythii).
  • Ễnh ương Đông Dương (Kaloula indochinensis): Ở Việt Nam, loài Ễnh ương đông dương hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Gia Lai và Đồng Nai. Đây là loài ễnh ương thứ ba ghi nhận ở Việt Nam
  • Ễnh ương nâu (Kaloula baleata) phân bố của loài này khá rộng, từ Philippine đến Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
  • Ễnh ương thường (Kaloula pulcha)
  • Ễnh ương vạch (Kaloula mediolineata).
  • Ếch gai đổi màu (Graciaxal lumarius)
  • Cá cóc Ziegler (Tylototriton ziegleri): phân bố ở Lào Cai, Cao Bằng và Hà Giang.
  • Cóc núi Botsford (Leptolalax botsfordi): Loài ếch nhái nhỏ bé với chiều dài cơ thể khoảng 30 mm, được phát hiện ở độ cao hơn 2800 m gần đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương, thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây có thể là loài có vùng phân bố hẹp vì hiện chỉ ghi ở các con suối nhỏ dưới tán rừng thường xanh thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
  • Cóc núi Sterling (Oreolalax sterlingae): Có kích thước trung bình, con đực có chiều dài cơ thể khoảng 37 mm, con cái khoảng 45 mm, ở độ cao 2900 m gần đỉnh Fansipan, tỉnh Lào Cai.
  • Nhái cây wa-za: vùng núi đá vôi ở vùng huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

Ếch cây

Ếch cây bay Rhacophorus reinwardtii
Loài ếch cây đặc hữu Gracixalus lumarius

Việt Nam có 43 loài ếch cây, trên thực tế có số lượng ít hơn ếch nhái. Chúng rất thích nghi sống trên cây, các đĩa dính lớn trên ngón chân cho phép chúng trèo trên các bề mặt dựng đứng và bám vào các cành cây. Cả chân trước và chân sau đều có màng, đôi khi rộng, và những loài này thường có cơ thể bẹt và có các nếp da nằm ở chân. Các mẫu ếch cây ở Việt Nam được thấy ở các cánh rừng nằm ở vùng đất trũng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Ninh Bình, Quảng Bình, Bình Thuận, Đồng Nai, các loài ếch này đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống và sự xâm lấn của con người[46].

Chi ếch cây Rhacophorus là nhóm ếch gồm các loài thường sống trên cây. Chúng là những loài có nhiều màu sắc đẹp kỳ diệu nhất trong lớp lưỡng cư ở Việt Nam[47].

  • Ếch cây lớn (Rhacophorus maximus): ở vùng núi Yên Tử. Thân màu xanh lá cây với sọc trắng chạy dọc hai bên sườn và màu kem pha sắc dưới bụng và màng bơi. Loài ếch này cũng rất được ưa chuộng làm sinh vật cảnh.
  • Ếch cây Dugitơ (Rhacophorus dugritei) đẻ trứng khi những cơn mưa đầu mùa tháng tư đổ xuống và những cơn gió mạnh nhằm duy trì nòi giống và chuẩn bị chống chọi với cái lạnh giá của mùa đông ở Fanxipan. Đây là loài ếch cây sống ở độ cao nhất trong vùng Đông nam Á.
  • Ếch cây Hoàng liên (Rhacophorus hoanglienensis): Phát hiện năm năm 2001, phân bố ở Vườn quốc gia Hoàng Liên.
  • Ếch cây Chư Yang Sin (Rhacophorus calcaneus) là một loài mới được phát hiện năm 2008 trên độ cao 2.200m ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin và Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Chúngsắc màu tuyệt đẹp giữa hai màu vàng, nâu đậm, con ngươi mắt đen, đỏ, mí mắt màu xanh rất đặc trưng.
  • Ếch cây xanh đốm (Rhacophorus dennysi): Màu xanh biếc với mặt bụng trắng với những đốm màu đen không đồng nhất, bàn chân đầy giác bám để giúp chúng có khả năng chuyên cành tìm kiếm thức ăn và thu hút bạn tình. Là loài giỏi leo trèo trong các loài lưỡng cư ở Việt Nam và loài ếch cây này còn là một trong những vận động viên nhảy xa tuyệt vời.
  • Ếch cây cựa (Rhacophorus robertingeri): Loài được xem như là nhỏ nhất trong nhóm ếch cây ở Việt Nam này có hai cựa nhọn hoắt ở sau đùi. Chúng thích những nơi nhiều bóng râm đặc biệt là các khu rừng có nhiều suối nhỏ với lớp phủ thực vật rậm rạp gồm dương xỉ, cọ bị quấn nhiều dây leo và thực vật phụ sinh.
  • Ếch cây Kio (Rhacophorus kio) Giống với loài loài ếch cây xanh đốm, nhưng bụng có màu vàng và một chấm đen rõ nét ở nách của chân trước. Loài này thưởng sống ở độ cao trung bình nơi có nhiều những dòng thác chảy và độ ẩm khá cao. Đôi khi ta có thể tìm thấy chúng ở các khu rừng phục hồi ở Việt Nam.
  • Ếch cây màng bơi đỏ (Rhacophorus rhodopus): Đỏ rực như những quả mọng chín trong rừng, màu đỏ rực của chúng thêm phần hấp dẫn đối với cô nàng ếch cái chờ đợi đâu đó ở mốt nhánh cây khác.
  • Ếch cây Orlovi (Rhacophorus orlovi): thuộc vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đây là loài đặc hữu ở Việt Nam mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng loài ếch cây này với sắc màu pha trộn giữa xanh, đen, trắng và nâu nhạt
  • Ếch cây mép da mông mới được ghi nhận vùng phân bố thứ 2 ở Việt Nam, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
  • Ếch cây xanh Helen (Rhacophorus helenae): ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (Bình Thuận) và Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) ở độ cao chỉ dưới 200 m so với mực nước biển. Loài ếch này có màu xanh lá cây, tay và chân có màng bơi rộng với các đĩa bám lớn ở đầu ngón giúp cho chúng bám chặt và ẩn mình trong các đám lá cây rậm rạp, ghi nhận ở các khu rừng thường xanh trên núi đất thấp ở miền Nam Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia có đang dạng các loài cá, kể cả cá nước ngọt và cá nước mặn, chúng là những nguồn lợi thủy sản, hải sản quan trọng của Việt Nam.

Cá nước ngọt

Cá trà sóc giống được sinh sản nhân tạo tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ
Cá mòi ở Việt Nam
Cá chép trên núi Cấm
Một đàn cá chép Koi (giống ngoại nhập) tại thủy cung Đầm Sen
Một đàn cá vàng được nuôi ở Cung đình Huế
Những con cá lóc đồngcá rô phiLong An

Cá nước ngọt hay còn được gọi là các loại cá đồng, cá sông, cá suối, cá hồ. Ở Việt Nam, các loài cá nước ngọt rất phong phú và đa dạng, đồng thời cá nước ngọt là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho người Việt. Một số thống kê ban đầu cho biết các vực nước trong đất liền của Việt Nam có khoảng 450 loài, có thể chiếm 80% tổng số các loài cá, khoảng một nửa các loài này chỉ được biết từ một địa điểm duy nhất. Hầu hết 50% các loài nghi nhận được trong các cuộc khảo sát ở sông Đồng Nai là các thống kê mới về loài trong lưu vực sông này. Bị giới hạn trong môi trường nước khiến cá nước ngọt có kiểu phân bố về số lượng loài khác với các loài sống trên cạn khác và cũng là các mối đe dọa chính đến sự tồn tại của chúng.

Một dữ liệu khác cho thấy cá nước ngọt có đến 544 loài, cá nước lợ cũng có 186 loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao[48] Việt Nam có tới 544 loài cá nước ngọt, trong đó 243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài ở miền Trung và 255 loài ở miền Nam, chỉ có 70 loài có giá trị kinh tế. Có 186 loài cá nước lợ mặn, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế như cá song (cá mú), cá hồng, cá tráp, cá vược (cá chẽm), cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa[8].

Về mặt địa sinh học, có 03 khu hệ cá chính được hình thành ở Việt Nam:

  • Khu hệ có quan hệ mật thiết với sông Hồng (miền Bắc): Cá nằm trong hệ thống sông Hồng và một nhóm riêng biệt, giống với nhóm phân bố ở các sông nằm ở vùng Đông Nam của Trung Quốc
  • Khu hệ có quan hệ với sông Mê Kông (miền Nam): khu hệ cá của sông Mê Kông có phân bố ở phần lớn các vùng của lục địa Đông Nam Á (cá từ biển Hồ đổ về). Ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, nhóm cá nước ngọt gồm 159 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ. Trong đó, có 01 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ IUCN 2008[49].
  • Khu hệ có quan hệ với các con sông chảy từ sườn phía Đông của dãy Trường Sơn (miền Trung): vùng trung lưu, thượng lưu và các vùng nước chảy xiết có tỷ lệ đặc hữu cao. Các loài này thường có các giác bám chuyên hóa và cơ thể dẹt là các đặc điểm thích nghi với nước chảy xiết.

Các mối đe dọa đối với cá nước ngọt trong đất liền gồm có việc xây đập làm thay đổi dòng chảy, phá rừng nằm trong lưu vực sông dẫn đến xói mòn và lắng đọng, chặt rừng bên cạnh sông suối gây ảnh hưởng đến nhiệt độ nước, thay đổi hàm lượng oxy và gây ô nhiễm. Đánh cá quá mức, bao gồm cả việc sử dụng thuốc nổ, và phương pháp chích điện cũng là mối đe dọa thường nhật. Các loài được coi là bị đe dọa nhiều nhất hiện nay là các loài cá lớn ở sông Mê Kông.

Bên cạnh các loài được ghi nhận, có các loài mới được công bố phát hiện, mới đây là 12 loài cá nước ngọt mới được phát hiện trong các cuộc điều tra tại Phú Quốc. Trong số đó có những loài khá phổ biến ở Phú Quốc và quen thuộc với người dân địa phương[50]

Ở miền Tây, loài cá vùng nước ngọt, người ta phân biệt hai loài cá sôngcá đồng. Cá sông còn được hiểu là cá trắng và cá đồng còn được gọi là cá đen. Loài cá sông là loài cá sống trong các sông rạch, còn loài cá đồng là các loài cá sống trên các lung vũng, đìa bàu, nói chung là sống trên đồng. Phân biệt khá tương đối vì sông nước Miền Tây và đồng ruộng nơi này có mùa nước lên và nước giựt, nên khi nước lên thì cá đen cá trắng gì cũng tràn lên đồng, đến khi nước giựt thì cá trắng về sông, nhiều loại cá đen cũng theo nước giựt rút xuống các kinh rạch giống như cá trắng.

Cá nheo

Cá ba sa tại chợ cá ở Vĩnh Long

Cá nheo đặc biệt là những loài cá lớn sống ở sông Mê Kông, là nguồn cung cấp thực phẩm chính ở Việt Nam. Nhiều loài cá này là loài di cư, di chuyển trong năm giữa các vùng để đẻ trứng, trưởng thành và kiếm ăn. Chúng thường di cư qua biên giới. Chúng thường là các mục tiêu dễ dàng của những ngư dân khi chúng di cư thành đàn lớn. Những loài cá nheo mới đang được phát hiện với tốc độ nhanh ở Việt Nam, trong đó có sông Mê Kông với 8 loài mới đã được mô tả từ năm 2000 đến 2004.

Cá chạch sông

Khoảng 115 loài cá chạch sông hay cá chạch suối chuyên hóa cho đời sống ở nơi nước chảy xiết. Cơ thể của chúng thon dài và dẹt theo mặt phẳng ngang và một số loài đã biến đổi vây ngực và vây hông thành các đĩa bám nằm ở bụng để giúp chúng sống sót trong các dòng suốt chảy xiết. Cơ thể nhỏ - loài lớn nhất có chiều dài khoảng 14 cm – và sống khá đơn độc, cá chạch suối thường không phải là mục tiêu của ngư dân mà thường bị giết ngẫu nhiên. Cá chạch thuộc họ này có khả năng là vật chỉ thị cho tình trạng của các con suối vì chúng nhạy cảm với các thay đổi môi trường nhỏ. Mức độ phong phú về loài của chúng mới chỉ bắt đầu được biết đến. Có 20 loài mới đã được mô tả, chủ yếu từ trung tâm của dãy Trường Sơn từ năm 2000 đến năm 2004.

Một số loài

Một con huyết long ở Việt Nam
Một con cá Kim Long Quá bối ở Việt Nam
  • Cá lim kìm là loài cá thông dụng, loại cá nhỏ có mỏ nhọn, thân tròn dài chừng năm sáu phân tây, vảy rất nhỏ mới nhìn tưởng như không có vảy, thì có cá lìm kìm, có nơi còn gọi cá kìm, con lớn nhất bằng đầu đũa ăn, con nhỏ thì như cây tăm, cây nhang
  • Cá nhái có con dài tới hai tấc, mình tròn, vảy rất nhỏ hoặc có con lớn bằng ngón chưn cái. Loại cá này tới mùa nước cỏ tháng 11 âm lịch cá dại nổi đầy sông thì cá nhái nổi thành bầy trên mặt nước.
  • Cá lòng tong là loài cá nơi sông nước miền Tây nào cũng có. Trong Dân gian có câu:"nước chảy tới đâu cá lòng tong lội tới đó."; "Buổi chợ đương đông, con cá lòng tong anh chê lạt, Buổi chợ tan rồi, con tép bạc anh cũng phải mua". Phân loại cá lòng tong có các loại chính:
    • Cá lòng tong bay là loại cá lòng tong con rất nhỏ, mình hơi giẹp, vảy nhỏ, hai vi trước dài, thường ăn mồi trên mặt nước thành từng bầy, hể gặp tiếng động ghe xuồng bơi gần hoặc ếch nhái rắn chuột chạy ngang, chúng vụt nhảy cao lên khỏi mặt nước như muốn bay lên, hoặc phóng tới phía trước. Trước đó do cá tôm nhiều nên ít ai bắt cá lòng tong bay để ăn vì chúng quá nhỏ và nhiều xương.
    • Cá lòng tong đá mình tròn, vảy trắng, có con lớn bằng ngón tay cái, có sọc đen ánh bạc chạy dài hai bên hông. Người ta bắt cá lòng tong đá bằng nhiều cách như câu bằng mồi gạch cua, bằng trứng kiến vàng; hoặc chận hầm, làm mùng, đặt dớn cặp theo các kinh rạch hoặc sông cái lớn chỗ nước chảy chậm.
    • Cá lòng tong mương khá lớn con, có con lớn bằng ngón chân cái, dài hơn một tấc tây, mình tròn hơi giẹp, có hàng vảy hai bên hông màu hơi sậm, miệng hơi rộng và thường sống nơi các vàm kinh nước chảy mạnh, dân quê gọi loại cá lòng này là cá lòng tong mương vì chúng ưa ở nơi các vàm mương nước chảy mạnh và thức ăn của loại cá lòng tong mương này là cá lòng tong bay hoặc các loài cá nhỏ khác.
  • Cá thiểu: loại cá nhỏ mình giẹp, vảy nhỏ cũng béo như cá lòng tong.
  • Cá lành canh cũng giống như cá thiểu mình cũng giẹp, vảy trắng nhưng vảy nhỏ hơn cá thiểu, thì lại có mùi tanh hơn cá thiểu,
  • Cá chốt được phân chia làm vài ba loại; chẳng hạn như cá chốt trâu hay còn gọi cá chốt sọc, cá chốt giấy, cá chốt chuột.
    • Cá chốt sọc còn gọi cá chốt trâu chiếm đa số. Loại cá này mình không vảy, đầu hơi giẹp, dưới hai mép có bốn sợi râu, hai bên mang có hai ngạnh và dọc theo hai bên hông có sọc màu sậm chạy dài từ mang chạy dài tới đuôi cá.
    • Cá chốt giấy thì mình hơi giẹp, da láng màu trắng bạc, dài hơn cá chốt sọc. Tháng ba, tháng tư loại cá này ở các sông sắp tới mùa mưa nên cá chốt giấy con nào cũng mang một bụng trứng vàng nghính.
    • Cá chốt chuột thì mình hình ống tròn, chiều dài lại ngắn hơn hai loại cá chốt sọc và cá chốt giấy; trên mình có các chấm đen và vàng, loài cá này thích ở các sông sâu hơn là lên trên đồng.
  • Cá trê: loại cá trê này vừa ở đồng vừa ở sông. Ở trên đồng chúng thường ở các đìa bàu, lung vũng hoặc mùa nước lên chúng lội khắp các cánh đồng nhưng ưa nhất là chỗ nào có bờ kinh hoặc đất gò vì chúng thích ăn trùn nên các nơi ấy chúng dễ tìm mồi. Chúng ưa đẻ trong hang nơi các hồ ao, hoặc các miệng đìa; trái với cá lóc là thường quậy ổ nơi các bụi cỏ cặp các bờ bi, các giồng ranh giữa hai miếng ruộng.
    • Cá trê trắng: bụng nó hơi trắng, lúc chúng còn nhỏ cỡ ngón tay, ngón chưn, người ta còn gọi là cá trê đĩa vì chúng còn nhỏ nên dáng bơi lội lăng quăng như đĩa lội, cá trê trắng rất lớn là cá trê dừa.
    • Cá trê vàng: loại này có cái mình hơi ngà vàng mà nhất là cái bụng màu vàng thấy rất rõ
  • Cá lóc: dân quê gọi những bầy cá lóc còn nhỏ bằng đầu đũa ăn là cá rồng rồng; khi cá lóc lớn bằng ngón chưn cái thì gọi là cá lóc con hoặc cá cò cũng; lớn cỡ cườm tay, cán mác thì dân quê gọi cá theo tên mà người ta mường tượng với các vật, như cá bằng cườm tay, cá bằng cán mác, cá bằng đầu gối, và cá lóc thiệt là lớn với lớp vảy đen ngòm và có thêm cặp râu ở ngay miệng cá, trường hợp này người ta gọi loại cá lóc này là cá lóc cối, hoặc cá lóc biết nói.
  • Cá dầy có cái đầu giẹp, mỏ dài, vảy nhuyễn, mình màu nâu, nhỏ con; con lớn nhất chừng nửa ký; miệt Long Xuyên, Châu Đốc ngày xưa cũng có cá dầy, thường sống nơi đìa bàu nhưng không nhiều bằng các miền nước trầm thủy vùng rừng tràm miệt Cà Mau, Rạch Giá…
  • Cá bông hình giống cá lóc, lớn con, vảy lớn và mình có vằn đen, đầu hơi nhọn, miệng rộng, ăn tạp và lội rất mạnh; con lớn nhất có khi bằng cái gối ôm.
  • Cá chạch:
    • Cá chạch cơm là loại cá chạch nhỏ, bụng trắng hếu; con lớn nhất bằng ngón chưn cái, dài cỡ gang tay.
    • Cá chạch lấu là loại cá chạch khá lớn, mình có bông rằn ri, dài cỡ từ ba tới bốn tấc, có con dài tới năm tấc, cân nặng từ nửa ký lô trở lên. Cá chạch lấu béo.
  • Cá linh miệt sông nước Cửu Long vùng Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cao Lãnh, cá này khi còn nhỏ bằng đầu đũa ăn thì gọi tên chung là cá linh non. Chúng có thói quen sống thành đàn, ưa ăn rong ngầm dưới mặt nước. Cá linh cũng như cá sặt miệng chúng rất nhỏ, ít ăn câu nên không ai đi câu.
    • Cá linh ống có thân hình ống tròn, vảy nhuyễn. Khi nhắc tới cá linh người ta nghĩ nhiều tới cá linh ống vì loại cá này chiếm phần lớn trong các bầy cá linh
    • Cá linh rìa thân hình hơi giẹp, hai bên hông có lằn vảy màu sậm đen.; cá linh rìa thì số lượng ít hơn.
  • Cá he thì đuôi và kỳ màu đỏ. Khi cá he lớn, ngoài đuôi và kỳ màu đỏ chúng còn có cái mang và vảy cá ửng màu vàng, nên dân quê thường gọi loại cá he này là cá he nghệ. Cá he nghệ trên các kinh rạch miền Tây cũng nhiều nhưng so với các loại cá khác thì cá he tương đối ít hơn.
  • Cá heo sông: Ở vùng sông rạch vùng Long Xuyên-Châu Đốc vào tháng nước giựt còn có loại cá heo sông với hai ngạnh rất bén bên hai bên mang. Thân cá da láng màu ửng vàng có vằn ngang màu đen, rất béo.
  • Cá bống:
    • Cá bống mọi: thân nó nhỏ bằng ngón tay, con lớn nhất bằng ngón tay cái, dài chừng bốn năm phân có vảy màu sậm.
    • Cá bống trứng: cũng nhỏ như cá bống mọi nhưng cái bụng màu lợt và có cặp trứng bên trong ửng vàng lộ ra bên ngoài.
    • Cá bống cát: mình dài có vảy thưa và thịt hơi trong.
    • Cá bống mú hay còn gọi là cá bống tượng. là loại cá bống lớn, múp đầu múp đuôi, mình ngắn, trên mình vảy có bông hoa rất đặc biệt và là cá ngon trong các loài cá sông.
Một con cá dảnh trắng ở miền Tây Việt Nam
  • Cá dảnh là loại cá trắng có tiếng trong các loài cá trắng vùng nước ngọt. Đây là loại cá sông chứ không phải là cá biển có con lớn bằng cái dĩa bàn. Cá dảnh có hình hơi giẹp, vảy nhuyễn, nhiều xương nạng còn gọi là xương hom, lúc còn nhỏ thịt ít nhưng cá lớn có con cả ký lô. Cũng như nhiều loại cá trắng khác, cá dảnh là cá sông nhưng tới mùa nước lên cá cũng sống trên đồng và ưa cư ngụ nơi các láng trống có nhiều rong đuôi chồn hay mã đề.
  • Cá mè vinh thì có những đặc tính giống như cá dảnh nhưng cá mè vinh vảy lớn hơn vảy cá dảnh, thân cá mè vinh có bề dầy dầy hơn cá dảnh và cũng nhiều xương nạng; kỳ cá dảnh màu trắng nhưng kỳ cá mè vinh màu hơi sậm hơn và ửng đỏ. Cá mè vinh lớn với bộ vảy càng đậm hơn, khi chúng lội dưới nước, lớp vảy lấp lánh trong nước như hột cườm chiếu sáng nên dân ruộng gọi cá mè vinh lớn lá cá mè vinh cườm; có con lớn gần bằng cái dĩa bàn.
  • Cá lưỡi trâu cũng hấp dẫn không kém các loài cá khác cá lưỡi trâu phía trên lung vảy màu vàng lợt, bụng vảy màu trắng.
Một con cá rô phi ở Đồng bằng sông Cửu Long
  • Cá rô:
    • Cá rô biển ở dưới sông nhiều, nhất là mùa nước giựt cá rô biển ưa dựa theo mấy gốc cây lớn. Kỳ trên và kỳ dưới cá rô biển đều bén nhưng không đâm; cá rô biển thuộc loại cá rất hiền. Cá rô biển nhỏ bằng hai ba ngón tay trở xuống có tên là cá rô biển dăm; ngược lại cá rô biển lớn cỡ bằng bàn tay hoặc có con lớn bằng cái dĩa bàn thì được gọi là cá rô biển bà.
    • Cá rô đồng như tên gọi là loại cá đồng để phân biệt với cá rô biển ở sông nhiều hơn. Khi nhỏ cá rô đồng có tên là cá rô cam tích hoặc cá rô non. Cá nhỏ ham ăn nên cái bụng no tròn giống như trẻ nhỏ mắc bệnh cam tích với cái bụng binh rỉnh. Ngoài ra do cách bắt cá rô mà người ta còn đặt thêm ra nhiều tên gọi khác nữa như cá câu thì có tên là cá rô câu, cá lưới lại có tên cá rô lưới. Gọi cá rô câu gồm có cá lớn cá nhỏ lẫn lộn, trái lại cá rô lưới thì cá cùng một cỡ với nhau. Cá rô lớn sống lâu năm trong các đìa bàu lung vũng có con gần bằng cườm tay được dân quê gọi là cá rô mề.
    • Cá rô phi là loài cá ngoại nhập có nguồn gốc từ châu Phi, chúng được nhập về Việt Nam và nuôi phổ biến để lấy thịt. Một biến thể của cá rô phi đen là cá diêu hồng cũng là loài cá rất thông dụng ở các chợ trong vùng miền Nam
Một con cá tai tượng làm món chiên xù ở thành phố Cần Thơ
Một khoảnh cá hú kho tộ
Cá lóc nướng trui ở Nam Bộ
Mắm cá lóc ở Châu Đốc, An Giang
Cá diêu hồng đang bày bán ở chợ Thành phố Hồ Chí Minh
Các loại cá đang bán ở chợ Bến Thành
Hải sản tại chợ Bến Thành
  • Cá thác lác hay cá phát lác, chiếm phần lớn trong các loại cá trắng, cá sông ở vùng này. Cá thác lác ưa ở các đống chà, mà nhất là chà chất bằng nhánh me nước ca ưa dựa hơn các loại chà khác. Dù ở sông nhưng tới mùa nước lên cá thác lác cũng như nhiều loài cá sông khác cũng theo nước lên đồng. Cá thác lác là tên chung chỉ giống cá mình giẹp giống như lưỡi dao, có kỳ dưới mỏng, vảy cá màu trắng và nhuyễn.
Nếu cá thác lác còn nhỏ với đuôi cá rất mỏng người ta gọi cá thác lác lưỡi mèo. Khi chúng lên ngớp, cái đuôi mỏng ấy đánh vào nước nghe cái rẹt rất nhỏ. Trường hợp cá thác lác có lưng cong xuống và hai bên hông có nhiều chấm đen (từ 7 tới 9 chấm hoặc nhiều hơn) xếp thành hàng chạy dài từ chỗ cách mang cá vài phân tới gần đuôi cá, thì loại cá thác lác này gọi là cá thác lác còm hay cá còm.
  • Cá trèn là loại cá không vảy, thịt trong có đuôi mỏng với đầu cá có lớp sụn rất giòn với hai râu cá ở hai bên mép miệng. Vào những năm còn làm lúa mùa loại cá trèn rất nhiều nhất là vào những ngày cá dại tháng 11, tháng chạp cá trèn cùng các loài cá khác nổi đầy mặt nước. Cá trén có hai loại,
    • Cá trèn lá là loại đuôi rất mỏng
    • Cá trèn bầu là loại có cái bụng lớn.
  • Cá kết: mình giẹp, đuôi mỏng,
  • Cá leo mình đầy đặn hơn và lớn con.
  • Cá vồ: ngắn hơn so với cá tra
    • Cá vồ cờ: có nhiều con cá vồ sông Cái lớn có kỳ trên giương cao mà dân quê còn gọi cá vồ cờ;
    • Cá vồ đém: hai bên mang cá vồ có hai chấm đen người ta gọi là cá vồ đém.
  • Cá tra: Mình dài hơn so với cá vồ, có cái bụng rất béo
  • Cá bông lau
  • Cá ba sa: chiều dài ngắn hơn cá vồ và cá tra, da bụng dày như đầy mỡ.
  • Cá bụng: dù có tên gọi như vậy nhưng loại cá này không lớn như bốn loại cá tra, cá vồ, cá ba sa, cá bông lau, Cá bụng con lớn nhất cũng độ chừng nửa cườm tay, ít khi lớn hơn, thích ăn mồi con gián
  • Cá soát hay cá sát: gần giống như cá bụng nhưng mình giẹp hơn, thích ăn mồi con gián
  • Cá hô: con lớn vảy bằng miệng chén. Cá hô khi còn nhỏ hay gọi cá hô đất với lớp vảy phản chiếu nhiều màu sắc long lánh rất đẹp. Người ta có thể nuôi cá hô trong ao hồ; chúng ăn cua ốc, tấm cám rang và lần hồi cá hô đất lớn dần thành cá hô lớn giống cá hô trên các sông Cái, có con lớn bằng cái lu đựng đường. Thịt cá hô rất ngon, nhất là đầu cá hô với lớp sụn rất béo và giòn.
  • Cá mè hôi tương tự như cá mè vinh nhưng lớn con hơn, mình dài hơn, có con cân nặng vài ký lô và đặc biệt mỡ của loại cá này có mùi hôi; do vậy mỗi khi làm cá người ta nhớ lấy mỡ cá này bỏ,
  • Cá chẻm là loại cá ngon trong các loại cá trắng vùng nước ngọt. Cá chẻm dài chừng ba tấc, có con dài tới bốn tấc, mình có vảy nhuyễn; đặc biệt hai mang cá chẻm rất bén như lưỡi dao cạo. Mỗi khi dỡ chà, cá chẻm thường lội lên trên nước chỗ đầu trên đống chà mà dân chuyên nghiệp gọi là ổ cá. Chúng cố lội dựa vào mặt lưới và dùng hai cái mang rất bén ấy rạch lổ lưới chui ra ngoài.
  • Cá éc có vảy màu đen sậm,
  • Cá chài có môi và đuôi màu đỏ. Loại cá này ưa mồi bắp hầm và hột bưởi.
  • Cá cóc mình thon dài, vảy trắng nhuyễn, khi lên khỏi mặt nước hai mang nó thở phát ra tiếng kêu như cóc kêu nên dân quê gọi cá cóc.
  • Cá éc khi lên khỏi mặt nước hai mang cá cũng thở và phát ra tiếng "éc", "éc" nên tiện thể dân quê cũng gọi loại cá này là cá éc.
  • Cá ngựa hình dáng giống cá cóc nhưng vảy to hơn và hai bên hông cách mang cá chừng vài phân có hai hàng vảy ngang màu sậm bề ngang chừng nửa phân, dài chừng hai phân. Cá ngựa thích rượt cá lòng tong khi kiếm mồi nên chúng thường nhảy lên khỏi mặt nước ngay các vàm mương nước chảy mạnh như ngựa bay, ngựa nhảy; có lẽ do vậy mà dân quê đặt tên cho chúng là cá ngựa.
  • Cá sặt là giống cá đồng, còn cá rằm là cá sông nhưng cả hai loại cá này có vảy trắng ngoại trừ giống cá sặt rằn vảy có sọc ngang màu hơi sậm vì loại này ưa ở các vùng lung vũng nước ngập quanh năm, còn hầu như các loại cá sặt điệp, sặt bướm hết thảy chúng đều có vảy màu trắng. Hai giống cá này có cái nét đặc biệt là chúng ra sông sau cùng khi mùa nước trên đồng sắp cạn cá sặt một số cũng rút xuống kinh nhưng đa phần chúng rút xuống các lung vũng hoặc đìa bàu và ở đó cho tới mùa tát đìa
  • Cá rằm theo nước xuống các kinh rạch
  • Cá đối. Chúng ăn bọt nước và các phiêu sinh vật nhỏ và nhiều nhất tập trung vào các vùng ngã ba Nước Trong, Hỏa Lựu, Long Mỹ (Chương Thiện), Vĩnh Thuận (Rạch Giá).
  • Cá nâu hình dạng giống như cá chim ở biển, hoặc cá rô biển ở sông rạch nhưng trên mình có những lấm chấm màu đen giống như cá mê rổ ở nước ngọt. Loại cá nâu này có đặc điểm là các kỳ nó nhọn và mỗi khi người làm cá bị mấy kỳ này xước vào thì chỗ bị xước ấy rất nhức nhối giống như bị cá có gai đâm vậy.
  • Cá ngác. Loài cá này hình dáng giồng cá trê trắng, chỉ khác cá trê là chúng có thêm kỳ trên rất bén. Cả hai giống cá trê trắng và cá ngác đều có ngạnh và đâm rất nhức nhưng với cá ngác kỳ trên đâm còn nhức hơn cá trê trắng gắp bội. Một vết đâm của cá ngác nhức khoảng 24 giờ và vết sưng kéo dài cả tháng. Trong các loài cá gai, thì loài cá ngác là loài cá đâm nhức hơn bất cứ loài cá nào khác...

Ngoài ra, vùng sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có các loại cá như:

Cá biển

Cá biển hay cá bể, cá đại dương là thuật ngữ chỉ về các loài cá sống ở những vùng biển. Chúng là những loài đã được người Việt khai thác tuy nhiên còn chưa nhiều vì phương tiện còn thô sơ, lạc hậu và chủ yếu là đánh bắt gần bờ, mặc dù trong những năm gần đây việc đánh bắt xa bờ đã được chú trọng.

Số lượng

Một đàn cá biển tại Thủy Cung Đầm Sen

Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, biển Việt Nam có sự đa dạng về thành phần các giống loài hải sản, nhất là cá biển. Biển Việt Nam có hơn 2038 loài , trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế, thương mai[51] và 30 loài thường xuyên được đánh bắt, khai thác[52]. Trong 2.038 loài được chia thành 4 nhóm sinh thái chủ yếu[8]:

  • Nhóm cá nổi với 260 loài
  • Nhóm cá gần tầng đáy với 930 loài
  • Nhóm cá đáy với 502 loài
  • Nhóm cá rạn san hô với 304 loài. Một ước tính khác, nhóm rạn san hô này lên đến 635 loài.

Việt Nam đã có 635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ, trong đó có bốn họ đông nhất:

Riêng vùng biển Nha Trang có 398 loài. Hai vùng tập trung nhiều loài cá nhờ rạn san hô còn nguyên trạng là Hòn Mun và Hòn Gốm, ở Quần đảo Trường Sa, 219 loài thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu với các loài cá quý hiếm như: cá mao tiên, cá bàng chài, cá hóa chuột, cá thia được ưa chuộng ở các nước Philippines, Indonesia, Úc

Trữ lượng

Tổng trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn, trong đó gần 1,6 triệu tấn cá đáy và 1,4 triệu tấn cá nổi, có thể đánh bắt từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn /năm. Một đánh giá cho thấy trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương[53]. Trữ lượng đến 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác tối đa bền vững (maximum sustainable yield, MSY): 1,7 triệu tấn/năm.

Một đàn cá biển tại Thủy Cung Đầm Sen

Sản lượng khai thác cho phép hằng năm khoảng 1,4-1,5 triệu tấn. Sản lượng khai thác cá biển hằng năm hiện nay khoảng 1,2- 1,3 triệu tấn. Cá biển chiếm khoảng 65% tổng số sản phẩm cá của Việt Nam, 35% còn lại là cá nuôi và cá nước ngọt. Các nguồn lợi hải sản ở các vùng biển ven bờ với mức nước sâu dưới 50m đã được xem là khai thác cạn kiệt[53].

Theo nghiên cứu năm 2005 về hiện trạng nguồn lợi hải sản Việt Nam do Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMFb) tiến hành tổng trữ lượng hải sản biển Việt Nam ước đạt 4,061 triệu tấn, trong đó trữ lượng cá nổi nhỏ khoảng 1,73 triệu tấn (chiếm 42,6%), cá đáy khoảng 1,174 triệu tấn (28,9%), cá nổi đại dương khoảng 1,156 triệu tấn (28,5%). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khả năng khai thác của toàn bộ vùng biển Việt Nam khoảng 1,8 triệu tấn trong đó cá đáy chiếm khoảng 26,1%, cá nổi nhỏ 48,1%, cá nổi đại dương 25,7%[51].

Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở vùng gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm.

Sự phân bố trữ lượng cá ở các vùng biển như sau:

  • Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng 681.200 tấn, khả năng cho phép khai thác 272.500 tấn/năm;
  • Vùng biển miền Trung: trữ lượng 606.400 tấn, khả năng cho phép khai thác 242.600 tấn/năm;
  • Vùng biển Đông Nam bộ: trữ lượng 2.075.900 tấn, khả năng cho phép khai thác 830.400 tấn/năm;
  • Vùng biển Tây Nam bộ: trữ lượng 506.700 tấn, khả năng cho phép khai thác 202.300 tấn/năm.

Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau[53]. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%)[53].

Tổng số loài thủy sản ở vùng biển Tây Nam của Việt Nam có tới 2.000 loài, trong đó có hơn 80 loài có giá trị kinh tế cao và cá đáy chiếm 70% số loài, với trữ lượng cá, tôm khoảng 610.000 tấn, trong đó vùng ven bờ quanh các đảo và vùng ven biển có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 268.000 tấn.[54] Tại các vùng biển nông như Vịnh Bắc bộ, biển Đông Tây Nam Bộ, đối tượng thường cho sản lượng cao là cá liệt, cá lượng, cá khế, cá phèn khoai, cá trác, cá hố, cá mối, cá nục sồ. Vùng biển miền Trung và giữa biển Đông là các loại cá thu ngừ, cá kiếm cờ, cá nục heo, cá ó, cá dơi. Nghề câu khơi thương bắt gặp cá ngừ vây vàng, cá mập, cá ngừ mắt to, cá cờcá kiếm[51]

Đặc trưng

Cá ở Mỹ Tho
Một đàn cá biển tại Thủy cung Đầm Sen
Loài Taenianotus triacanthus ở Nha Trang

Do đặc điểm của vùng biển nhiêt đới nên cá biển của Việt Nam phần lớn là các loài kích thước nhỏ và chu kỳ sinh sản ngắn. Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thủy sản Việt Nam có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%)[53].

Nguồn lợi cá biển có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Cá biển ở vùng biển Việt Nam thường sống phân tán, ít kết đàn; nếu có kết đàn thì kích thước đàn không lớn. Tỉ lệ đàn cá nhỏ (có kích thước dưới 100 m2) chiếm tới 82% tổng số đàn cá, các đàn cá vừa (200 m2) chiếm 15%, các đàn cá lớn (trên 1.000 m2) chỉ chiếm 0,1%. Ở các vùng, tùy theo đặc tính sinh trưởng mà có loài cá rất hiếm. Cá thần tiên là loài cá sống rất đơn lẻ, không thành bầy. Nhiều khi cả vùng biển rộng 1km2 chỉ có chừng 10 con. Các loài cá như bàng chài, cá thìa lại sống tập trung thành từng đàn, mỗi đàn có khi tới 1.000 con. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn cá mang tính đại dương chỉ chiếm 32%[8].

Vùng biển gần bờ là nơi tập trung nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế, song do áp lực khai thác lớn nên nguồn lợi cá biển ở vùng này đã có dấu hiệu suy giảm. Hiện nay, ngành thủy sản đang đẩy mạnh việc mở rộng phạm vi khai thác ra vùng biển xa bờ với các đối tượng khai thác có kích thước và giá trị cao hơn. Đồng thời nghề nuôi cá biển cũng đang được phát triển. Đã hình thành các mô hình nuôi công nghiệp phục vụ xuất khẩu đối với một số loài như cá song (cá mú), cá chẽm (cá vược), cá hồng, cá giò. Một số loài khác cũng đang được tiến hành nuôi thử nghiệm như cá tráp, cá chim biển, cá bơn, cá chình[52] Việt Nam đã nghiên cứu thành công và nhập công nghệ sản xuất giống khoảng 10 loài cá biển nuôi, gồm: cá vược, cá giò, cá hồng mỹ, cá hồng bạc, song song với việc nghiên cứu công nghệ sản xuất giống đã có công nghệ nuôi những đối tượng như cá vược, cá giò, cá song, cá chim[55]

Cá độc

Nằm trong khu hệ cá biển cận nhiệt đới, biển Việt Nam khá đang dạng về thành phần loài hải sản, trong đó có cả các loài độc hại và cá nóc biển là một trong những loài đó. Trong 41 loài sinh vật độc ở biển Việt Nam có năm loại cá cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm camcá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất[56].

Đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc cá nóc. Cá nóc chứa độc tố độc hại từ trong nội tạng. Độc tố trong các loài cá nóc khác nhau, ở các bộ phận khác nhau thì có hàm lượng khác nhau. Hàm lượng độc tố trong cơ thể còn thay đổi theo mùa, vùng địa lý và giai đoạn phát triển của cá thể. Nội quan của cá nóc, đặc biệt là gan, tuyến sinh dục thường có chứa hàm lượng độc tố nhiều nhất do đó chúng cực độc. Ở một số loài cá nóc độc thì da và thịt cá nóc cũng có chứa hàm lượng độc tố đủ để gây chết người. Vào mùa sinh sản, cá nóc thường độc hơn và cá nóc cái có độ độc mạnh hơn cá nóc đực. Trong thời kỳ cá nóc đẻ trứng, buồng trứng của cá tăng trọng lượng và hàm lượng độc tố cũng tăng lên, mạnh hơn hẳn so với tinh túi con đực. Từ tháng 12 trở đi là mùa đẻ trứng của cá nóc cho nên lượng độc tố trong trứng tăng lên nhanh chóng và độ độc cũng mạnh lên, kéo dài đến tháng 1, tháng 2 và có thể sang cả tháng 3.

Cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Chúng có đầu to, thân cá ngắn và tròn, toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen. Trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc. Nhiều người dân vẫn nhầm lẫn giữa cá bống vân mây và cá bống hoa. Ở nhiều địa phương người dân vẫn sử dụng lẫn lộn tên giữa 2 loài cá này.

Cá nóc

Ở Việt Nam có khoảng 67 loài cá nóc thuộc bốn họ. Chúng phân bố khá rộng và được bắt gặp gần như ở toàn vùng biển Việt Nam[57]. Trữ lượng cá nóc ở biển Việt Nam ước tính khoảng 37387 tấn, trong đó vùng biển miền Trung chiếm khoảng 44,6%; vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 20,6%; vùng biển Tây Nam Bộ chiếm 21,6% và vùng biển vịnh Bắc Bộ chiếm khoảng 14,9% tổng trữ lượng. Phân bố và trữ lượng các họ cá nóc là:

  • Họ Cá nóc bốn răng (Tetraodontidae): Phân bố rất rộng, chúng xuất hiện từ vùng biển ven bờ đến vùng biển xa bờ, từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan. Vùng có mật độ cao là vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh, vùng biển ven bờ Nghệ An – Hà Tĩnh, vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định. Ở vùng biển miền Đông Nam Bộ, cá nóc phân bố nhiều ở vùng biển Bình Thuận, nơi tập trung là phía Nam đảo Phú Quý, vùng biển Bến Tre – Bạc Liêu cũng là vùng họ cá nóc bốn răng phân bố với mật độ cao. Ở vùng biển Tây Nam Bộ, họ cá nóc bốn răng phân bố nhiều ở vùng mũi Cà Mau kéo dài lên quần đảo Nam Du, các vùng khác mật độ phân bố của họ cá nóc này thấp hơn. Họ cá nóc bốn răng (Tetraodontidae) chiếm khoảng 84,7% tổng trữ lượng cá nóc.
  • Họ Cá nóc nhím (Diodontidae) phân bố chủ yếu ở vùng biển miền Trung, mật độ phân bố cao ở các vùng: Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Thuận – Khánh Hoà. ở vùng biển Đông Nam Bộ, họ cá nóc nhím chủ yếu ở phía Đông Nam đảo Phú Quý và phía Tây Nam Côn Sơn. Vịnh Thái Lan ít bắt gặp họ này. Họ cá nóc nhím (Diodontidae) chỉ chiếm 11,3% tổng trữ lượng.
  • Họ Cá nóc hòm (Ostraciidae): Hay còn biết đến với tên gọi là cá bò hòm xuất hiện nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ, hiếm khi bắt gặp ở vịnh Bắc bộ hay vịnh Thái Lan. Một số vùng họ cá nóc hòm phân bố tập trung là: vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, vùng biển Khánh Hòa và vùng biển Vũng Tàu, chủ yếu là vùng xung quanh đảo Côn Sơn kéo dài xuống phía Nam của vùng biển Đông Nam Bộ. Họ cá nóc ba răng chỉ mới bắt gặp ở Miền Trung. Họ cá nóc hòm (Ostraciidae) chiếm 4,0% tổng trữ lượng cá nóc.
  • Họ Cá nóc ba răng (Triodontidae) chỉ mới bắt gặp ở Miền Trung.

Chiếm ưu thế trong sản lượng cá nóc khai thác là phân họ cá nóc tròn (Tetraodontinae), gồm các loài: cá nóc tro (Lagocephalus lunaris), cá nóc xanh (Lagocephalus wheeleri), cá nóc vàng (Lagocephalus spadiceus). Họ cá nóc nhím và họ cá nóc hòm có năng suất khai thác rất thấp. Loài cá nóc vàng, cá nóc thu là những loài có trữ lượng nhiều và chiếm ưu thế so với các loài khác. Không phải loài cá nóc nào cũng độc và thịt cá nóc trắng và ngon. Ở một số tỉnh Miền Trung nước ta, như Khánh Hòa, Bình Thuận, cá nóc hòm (còn gọi là cá bò hòm, cá tăng thiết giáp) được xem là một trong những loài hải sản có giá trị. Ở nhiều địa phương, các loài cá nóc thuộc họ phụ cá nóc tròn vẫn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản hay làm mồi câu, cá nóc còn được sử dụng làm đồ mỹ nghệ (cá nóc nhím), nuôi làm cá cảnh (cá nóc da báo, cá nóc dẹt va-lăng, cá nóc hòm...).

Cá thương phẩm

Các loại cá nước ngọt được bày bán ở chợ Việt Nam
Cá nước ngọt ở chợ cá Bắc Việt Nam

Cá là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Chất béo của cá rất đặc biệt, chúng chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu; và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt. Một số loài cá tốt cho sức khỏe[58][59][cần dẫn nguồn].

  • Cá trắm đen: Cá trắm đen có màu xanh đen là thượng phẩm trong các loại cá nước ngọt.
  • Cá lóc, cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung), ngoài ra còn có các tên tràu, cá hoa, cá sộp. Cá lóc là loại cá được mọi người ưa thích vì ít mỡ, nhiều chất khoáng
  • Cá diếc còn có tên khác là Tức ngư, phụ ngư: Là loại cá trắng nước ngọt. Ở Việt Nam, cá diếc là loại sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao.
  • Cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở hồ, ao, ruộng, những nơi nhiều bùn, nước lặng, ít ánh sáng.
  • Cá trê phi: Loài cá trê du nhập từ châu Phi.
  • Cá bống: Đây là loại các nước ngọt phổ biến ở Việt Nam, chúng sinh sống chủ yếu trên mặt nước nổi, có hình dạng nhỏ bé. Nhưng đây lại là loại các được nhiều người ưa thích vì không chỉ ngon mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Cá bống chứa hàm lượng collagen phong phú, vừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ
  • Cá rô đồng: Cá rô đồng khá quen thuộc vùng thôn quê trung du. Cá rô đồng có thể sử dụng làm nhiều món ăn ngon và đặc biệt hơn là rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng.
  • Cá chình: Cá trình được xem là một thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất béo.
  • Cá bạc đầu: sống chủ yếu ở nhiệt độ từ 22-30 đọ, đôi khi chúng còn chịu được cao hơn rất nhiều ở những vũng nước tù đọng ngoài đồng ruộng.
  • Cá ngạnh: Cá ngạnh dễ phân biệt với các loại cá nước ngọt khác vì có thân và đầu dẹp, da trơn, hai đôi râu và ba ngạnh trên đầu.
  • Cá ngừ: Đây cũng là 1 nguồn thực phẩm giàu axit béo omega 3.
  • Cá thu: Là một loại cá giàu chất béo, cá thu cũng có các dinh dưỡng như cá ngừ và cá hồi. Cá thu ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương chứa ít thủy ngân nhất.
  • Cá trích: Ngoài axit béo omega 3, cá trích còn chứa các amino acid cần thiết cho việc phát triển cơ bắp. Lượng thủy ngân trong loại cá này cũng rất thấp, an toàn cho mọi người.
  • Cá trắm cỏ
  • Cá trích là loại cá ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ ăn rất béo vì chứa nhiều dầu. Dầu trong cá trích chứa nhiều omega-3. Omega-3
  • Cá chạch còn gọi là nê thu hay thu ngư. Cá này có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, khử thấp tà, giải khát, tỉnh rượu… Cá này còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường, liệt dương, viêm gan virus, trĩ và lở ngứa.
  • Cá ngừ vằn chiếm khoảng 50% trong việc khai thác các nhóm cá ngừ đại dương[60][61]
  • Cá ngừ mắt to: Ở Việt Nam, phân bố ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ.[62]
  • Cá ngừ sọc dưa: trong mùa gió Tây Nam cá ngừ sọc dưa tập trung ở các vùng nước ven bờ từ Bình Định tới Khánh Hòa, có những mẻ đánh bắt cá ngừa sọc dưa chiếm tới 70%[63][64].
  • Cá bạc má: cá bạc má là một trong những loài luôn chiếm vị trí hàng đầu về tỷ lệ trong sản lượng cá nổi nhỏ, và là loài cá được tiêu thụ nhiều.
  • Cá nục: Có hai loài chính là cá nục sồ và cá nục thuôn
  • Cá sòng: ở vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Phú Quốc, ở vùng biển Kiên Giang. Cá sòng là một đặc sản của Phú Quốc, Hậu Giang.
  • Cá ngân: ở vùng biển Vũng Tàu, Bến Tre và Kiên Giang, và ở Phú Quốc
  • Cá hồng: loài cá này chiếm 10 - 12% sản lượng cá đáy ở vịnh Bắc Bộ, một số tỉnh ở vùng Trung Nam bộ như Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Nha Trang.
  • Cá hồng đỏ: Các tỉnh Nam Trung bộ đặc biệt là Khánh Hòa
  • Cá ong: Ở Miền Trung Việt Nam, Cá ong gồm hai loại là cá ong căn và cá ong bầu. Cá ong bầu dài khoảng 10 – 12 cm, ngang cỡ ba ngón tay nhưng tròn lẳn, bụng căng như có bầu mà nên cái tên là cá ong bầu, cá ong căng mình có sọc vàng đen. thịt cá trắng phau như thịt ếch, dai và ngọt. Cá ong căng thì dài hơn khoảng 12 – 18 cm nhưng đầu to hơn cá ong bầu, cá ong căng mình có sọc màu trắng đen.
  • Cá liệt: Ở vịnh Bắc Bộ Việt Nam, tìm được 17 loài, 5 chi, trong đó 2 loài có giá trị kinh tế. Fish Base liệt kê 16-19 loài (3 loài bị nghi ngờ là phân loại sai) trong 9 chi có ở vùng biển Việt Nam.
  • Cá sơn phân bố nhiều ở vùng biển Miền Trung Việt Nam với nhiều loại là cá sơn thịt, cá sơn bạc thau, cá sơn vảy, cá sơn đá, cá sơn thóc, cá sơn gà và cá sơn to mắt.[65] Cá sơn đỏ: Ở Việt Nam phân bố Vịnh Bắc Bộ, biển miền Trung, bắt được Cù lao Chàm và quần đảo Trường Sa.
  • Cá mú: Ở Việt Nam, các loài cá mú sống ở môi trường nước lợ, nhiều nhất là vùng biển từ Nam Trung bộ vào tận phía nam gồm các loại cá mú đỏ, cá mú đen, cá mú cọp, cá mú gàu, loại cá chỉ sống trong môi trường tự nhiên ở biển, con người chưa nuôi được.
  • Cá dìa: họ cá này hiện diện nhiều tại các vùng biển như Việt Nam (trong đó phân bố tại vùng Quảng Thái của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung nhiều nhất là tại rừng dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh tỉnh Quảng Nam) Một số loài được ghi nhận ở Việt Nam gồm: Cá dìa bông hay cá dìa chấm hay cá dìa công (Siganus gustatus); Cá dìa vân sọc; Cá dìa đá
  • Cá rô phi (loài cá du nhập từ châu Phi) và cá diêu hồng (loài cá lai tạo có nguồn gốc từ
  • Cá hường: Cá phân bố ở vùng nước ngọt, ở Việt Nam phân bố nhiều tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cá tai tượng: cá tai tượng phân bố tự nhiên ởsông Đồng Nai, vùng La Ngà
  • Cá chìa vôi biển: Cửa Soài Rạp, Nhà Bè, chúng chỉ sống ở vùng ngã ba cửa biển. Ở Việt Nam, cá chìa vôi sống ở vùng nước xoáy, nơi hợp lưu của sông Thành phố Hồ Chí Minh và sông Đồng Nai, nơi có cả dòng nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
  • Cá lù đù: Ở Việt Nam có 20 loài, đáng kể nhất là cá lù đù bạc (Argyrosomus argentatus), chiếm sản lượng lớn trong tổng số cá khai thác được ở vịnh Bắc Bộ, ngoài ra con nhiều loại khác nhau như cá lù đù kẽm, cá lù đù sóc, cá lù đù lỗ tai đen, cá lù đù đỏ dạ, cá lù đù măng đen.[66] cá đù bạc phân bố ở vùng nước đục gần bờ và các cửa sông, chúng thường tụ họp thành đàn ở độ sâu không quá 100 m.
  • Cá trích: cá trích có khoảng 10 loài, quan trọng nhất là cá trích tròn (Sardinella aurita) và cá trích xương (Sardinella jussieu). Ở Việt Nam, ngư dân thường gọi các loài cá trích mà họ đánh bắt được theo những cái tên rất riêng. Theo đó có hai loại cá trích là cá trích ve và cá trích lầm. Cá trích vảy xanhcá mai: ở vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà....
  • Cá mú gàu sống trong những rạn san hô ngoài khơi,chúng thường đi theo đàn, chúng thường to bằng bắp tay người lớn, da có màu nâu xám, hình thù gồ ghề. Đặc biệt là cái đầu rất to, đôi mắt lồi thao láo, miệng rộng để dễ ăn mồi và cái đuôi bè nhỏ. Bề ngoài hơi xấu xí nhưng thịt cá mú gàu ngon, người ở biển gọi đây là đặc sản. Đặc thù của mú gàu ở chỗ thịt vừa trắng, vừa ngọt lại dai hợp với món nấu canh chua, kho sả ớt hoặc nấu cháo, nướng, món cháo[67][68][69][70].

Một số loài cá có kích thước lớn

  • Cá mặt trăng: Cá trưởng thành có thể dài tới 5,5 m, nặng 1400 kg, thỉnh thoảng chúng bị dạt vào bờ biển Việt Nam.
  • Cá mập trắng: Ở vùng biển Việt Nam, cá mập trắng cũng thường xuyên xuất hiện và đang là nghi phạm số một của nhiều vụ tấn công người trên vùng biển Quy Nhơn.
  • Cá mập voi (còn gọi là cá nhám voi), loài cá sinh sống tại các vùng biển nhiệt đới và ôn đới ấm, đã nhiều lần được ghi nhận tại vùng ven biển Việt Nam. Cá mập voi đã nhiều lần dạt vào bờ biển Việt Nam và được các ngư dân mai táng theo nghi lễ trọng thể của người vùng biển
  • Cá nghéo: Sống ngoài khơi, có thể nặng 2 tấn với thân dài hơn 5m, đường kín thân trên 1m và nặng khoảng 2 tấn.
  • Cá hô: Có thể nặng trên 100 kg: cá hô nặng 120 kg trên Sông Vàm Nao. Cá có chiều dài khoảng 2,5m, chiều ngang gần 1,5m.
  • Cá đuối: Là động vật lớn, tính cả phần đuôi, con cá đuối này dài đến hơn 8m, riêng phần thân có kích thước hơn 2x2m, nặng 83 kg. Con cá đuối này là cá đuối dơi, thịt của nó ngon chỉ xếp sau cá đuối cát.
  • Cá tra dầu: Có thể dài hơn 1,4 m, đường kính hơn 80 cm và nặng tới 63 kg trên sông Tiền. Đây là loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, được đưa vào sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN. Nó là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, có con dài đến 3m, nặng 200–300 kg.

Giáp xác

Ở vùng biển, giáp xác có 1.640 loài, quan trọng nhất là các loài trong họ Tôm he, tôm hùm, cua biển với khả năng khai thác 50.000-60.000 tấn/năm. Ở vùng nước nội địa có 55 loài giáp xác[8]. Còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùmtôm mũ ni, cua, ghẹ[53].

Tôm, tép

Tôm đồng

Các loài tôm đang được bày bán ở chợ Thành phố Hồ Chí Minh

Có ba loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế của Việt Nam

Tôm biển

Tôm nước mặn hay còn gọi là tôm biển, tôm bể gồm các loại tôm có nhiều kích cỡ và nhiều trong số chúng có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Chẳng hạn như:

Một đàn tôm biển tại Thủy cung Đầm Sen
  • Tôm sú (Penaeus monodon): Nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ từ Bắc tới Nam, với trên 600.000 ha diện tích nuôi, sản lượng tôm sú mỗi năm đạt trên 300.000 tấn.
  • Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei): nuôi tôm thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh một phần không nhỏ thị trường xuất khẩu.

Tôm hùm ở Việt Nam phân bố tự nhiên và được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Mùa khai thác con giống chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4, 5 năm sau.. Ở Việt Nam có 7 loài tôm hùm hay chính xác là tôm rồng (Panulirus.spp) gồm:

Danh sách

Danh sách phân chia theo nhóm:

Tôm khô của Việt Nam
Tôm khô ở Bạc Liêu
Các loại tôm khô ở Cát Bà
Tôm khô tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội
Tôm trong món búm mắm Sóc Trăng
Món tôm Việt Nam
  • Nhóm tôm Penaeus spp
    • Penaeus merguiensis hay còn gọi là Tôm lớt, tôm he, tôm thẻ đuôi xanh: Sống ở biển vùng cửa sông, độ sâu từ 10–45 m, nền đáy bùn.
    • Penaeus monodon hay còn gọi là tôm sú, tôm đen, tôm rằn, tôm sú đìa, tôm sú biển: Phân bố từ 0-110m, nền đáy bùn cát hoặc cát bùn, giai đoạn tôm bột sống ở vùng cửa sông nước cạn.
    • Penaeus indicus: Tôm thẻ đuôi đỏ, tôm thẻ Ấn Độ. sống ở độ sâu từ 2-90m, nền đáy bùn, cát. (nơi có độ mặn cao và ổ định, độ sâu vực nước từ 15-20m).
    • Penaeus semisulcatus hay còn gọi là tôm rằn, tôm cỏ, tôm he vằn, tôm bông phân bố ở độ sâu từ 2-130m, nền đáy cát hoặc cát bùn.
  • Nhóm tôm Metapenaeus spp: Gồm các loài tôm có kích thước vừa, sản lượng cao trong thủy vực tự nhiên ven biển. Các loài thường gập như: tôm đất, tôm chì Các loài thường xuất hiện trong các đầm nuôi nước lợ: tôm đất, tép bạc đây là hai loài chiếm sản lượng cao trong đầm nuôi nước lợ. Xâm nhập vào thủy vực nước ngọt trong mùa khô. Riêng nhóm tôm chì, thường xuất hiện ở nơi có độ mặn cao, ổn định
  • Nhóm tôm Parapenaeopsis spp: Gồm các loài phân bố từ vùng ven biển và biển khơi. Tuỳ theo loài, chúng thích nghi với các loại nền đáy khác nhau như cát, đá hoặc cát bùn, bùn..., nhóm này không thấy trong đầm nước lợ. Kích thước nhỏ, sản lượng không cao chủ yếu ở vùng ven biển. Gồm
    • Tôm sắt hoa, tôm mắt tre (Parapenaeopis hungerfodi) phân bố ở vùng biển khơi, có độ muối cao và ổn định.
    • Tôm sắt Coocna (Parapenaeopis cornuta)

Danh sách các loài tôm (chia theo loài)

  • Tôm hùm lông (Panulirus stimpsoni)
  • Tôm hùm ma (Panulirus penicillatus)
  • Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes)
  • Tôm hùm bông (Panulirus ornatus)
  • Tôm hùm sen (Panulirus versicolor)
  • Tôm hùm kiếm (Linuparus tigonus)
  • Tôm tít Ly si o Sun ci (Lysiosquillina sulcirostris)
  • Tôm tít (Carinosquilla carinata)
  • Tôm tít Ô-ra-tô Ô-ra-tô (Oratosquillina oratoria)
  • Tôm tít Ô-đông-tô (Odontodactylus japonicus)
  • Tôm tít Ô-ra-tô Gờ-ra-vi (Oratosquillina gravier)
  • Tôm tít (Clorida decorata)
  • Tôm sú (Penaeus monodon)
  • Tôm he gân (Penaeus latisulcatus)
  • Tôm he chân trắng (Penaeus vanamei)
  • Tôm bạc thẻ (Penaeus merguiensis)
  • Tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus)
  • Tôm rằn (Penaeus semisulcatus)
  • Tôm rảo đuôi xanh (Metapenaeus intermedicus)
  • Tôm rảo đất (Metapenaeus ensis)
  • Tôm rảo đầm (Metapenaeopsis papuensis)
  • Tôm dăm lưng gù (Metapenaeopsis lamellata)
  • Tôm dăm vân đỏ (Metapenaeopsis mogiensis)
  • Tôm dăm vỏ lông (Metapenaeopsis barbata)
  • Tôm dăm Hila (Metapenaeopsis hilarula)
  • Tôm dăm Tolo (Metapenaeopsis toloensis)
  • Tôm dăm gỏ (Metapenaeopsis stridulans)
  • Tôm sắt choán (Parapenaeopsis maxillipedo)
  • Tôm sắt cứng (Parapenaeopsis hardwiekii)
  • Tôm sắt Coc–nu (Parapenaeopsis cornuda)
  • Tôm đanh chân dài (Trachypenaeus longipes)
  • Tôm đơn nhánh nhọn (Sicyonia lancifer)
  • Tôm đanh Mã Lai (Trachypenaeus malalanus)
  • Tôm đanh vòng (Trachypenaeus pescadoreensis)
  • Tôm đanh móc (Trachypenaeus curvirostris)
  • Tôm đanh Sec đi (Trachypenaeus sedili)
  • Tôm lửa Việt Nam (Solenocera vietnamensis)
  • Tôm mũ ni trắng (Thenus orientalis)
  • Tôm vỗ đuôi quạt (Ibacas novenadentatus)
  • Tôm mũ ni đỏ lưng gù (Scyllarides haanii)
  • Tôm vỗ châu chấu văn (Scyllarus lancifer)
  • Tôm vỗ xanh (Parribacus antarticus)
  • Tôm rồng Trung Hoa (Metanephrops siensis)
  • Tôm rồng vạch đỏ (Metaphrops thomsoni)
  • Tôm rồng càng đẹp (Eloplometopus ocidentatus)
  • Tôm càng xanh (Macrobrachiun rosenbergii)

Các loài Tôm, cua sống ở tầng đáy:

Cua

Cúm núm ở vùng Mũi Né, Việt Nam
Ghẹ
Ghẹ chấm ở Việt Nam
Ghẹ xanh ở Việt Nam là món ăn khá thông dụng
Cù kì
Cua lửa ở Đông Hà

Cua, ghẹ, còng, cáy, rạm, vọp, ba khía là những động vật giáp xác quen thuộc ở Việt Nam, trong đó cua, ghẹ là những hải sản có giá trị về thực phẩm và xuất khẩu và có nhiều loài là đặc sản. Các loài cua có ghi nhận ở Việt Nam là:

Những con ba khía đang làm mắm ở Việt Nam

Các loài:

Các loài cua sống ở tầng đáy:

Cua đồng

Về cua nước ngọt, ở Việt Nam có loài cua đồng thường dùng để chỉ chung cho những loài cua nước ngọt sống trong môi trường đồng ruộng và thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne-Edwards thuộc họ Parathelphusidae.[72] Ngoài ra, ở Việt Nam phổ biến có hai loài Scylla paramamosain (cua sen) và loài Scylla olivacea (cua lửa). Cua xanh hay cua bùn Scylla serrata Phân bố khắp các vùng biển và trong các ao, đầm nước lợ. Cua bùn Scylla paramamosain khắp vùng biển Việt Nam, nhiều nhất là vùng biển miền Trung và Nam Bộ.

Cua bể

Ghẹ ở vùng ven biển Hậu Lộc, Thanh Hóa

Về cua biển hay còn gọi là cua bể, Có thể phân chia thành 03 loại cua biển gồm: cua gạch, cua thịt, cua nước. Cua gạch và cua thịt đều rất ngon và bổ dưỡng[73]. Về ghẹ, ghẹ biển có nhiều loại như ghẹ hoa, ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, nhưng ghẹ xanh được đánh giá là có giá trị hơn cả do thịt của nó ngọt như cua xanh Đại Tây Dương, ghẹ biển xanh là loại ghẹ ngon nhất, nhiều người cho rằng ăn ghẹ biển xanh ngon hơn cả cua vì độ ngọt mà thanh mát của thịt ghẹ xanh. So với những loại ghẹ khác thì ghẹ xanh có kích thước lớn hơn, Ghẹ biển đỏ so với Ghẹ biển xanh thì chất lượng kém hơn. Món cua, ghẹ ngon bổ thường có mặt trong thực đơn đãi khách, bữa ăn tươi, tiệc và giá cá có nhiều loại[74] Ngoài ra còn có các loại của biển cỡ nhỏ khác cũng khá phổ biến là còng hay còn gọi là dã tràng, và loài Cáy là loại cua biển nhỏ sống ở vùng duyên hải.

Trong các loài cua biển ở Việt Nam, bên cạnh những loài cua ăn được còn có những loại cua biển có chứa độc tố, gây ngộ độc chết người hoặc chịu những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thần kinh và sức khỏe.

  • Cua đá biển là một loài cua đất lớn thuộc chi Gecarcoidea chúng là loại cua có chứa độc tố, đó, có vỏ màu tím sậm, chân dài và càng ngắn. Nó là loài động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đào. Cua đá biển khi chín thì chuyển sang màu gạch.
  • Cua mặt quỷ là loại cua có độc phổ biển ở vùng biển Việt Nam. Những người ăn nhầm cua mặt quỷ có thể bị ngộ độc thần kinh. Độc tố trong cua mặt quỷ chủ yếu là saxitonin, nằm ở thịt, trứng cua, nhiều nhất là thịt càng và chân cua. Cua mặt quỷ có ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp.
  • Cua hạt đây cũng là loại cua chứa chất độc nguy hiểm như cua mặt quỷ. Loại cua này có vỏ đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30mm, rộng nhất khoảng 40mm, được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Cua sống thì có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía. Đốt ngón các chân kìm có màu đen. Loại cua hạt thường được tìm thấy trên rạn san hô sống, ở độ sâu khoảng 3m, tại Hòn Tầm, Nha Trang.[75]

Nhuyễn thể có vỏ

Đã xác định được 800 loài nhuyễn thể có vỏ ở Việt Nam. Trong đó lớp chân bụng (Gastropoda) có 15 loài, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 26 loài có giá trị kinh tế cao. Nhuyễn thể có vỏ là nhóm động vật thủy sản có độ đa dạng sinh học phong phú. So với các loại thịt động vật, thực phẩm từ động vật thân mềm vó vỏ có hàm lượng đạm cao, trong đó có nhiều amino acid rất cần thiết cho con người, lượng mỡ thấp, nhiều thành phần muối vô cơ, giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhiều loại được xem là thực phẩm bổ dưỡng quý. Ngoài ra, vỏ của chúng cũng có tác dụng làm đồ trang sức đắt tiền, làm dược phẩm.

Trai tai tượng tại Đầm Sen
Trai tai tượng tại Đầm Sen
Trai tai tượng tại Đầm Sen

Nhuyễn thể có vỏ phân bố ở khắp vùng biển Việt Nam, từ độ sâu 0m đến vùng biển sâu xa bờ. Có thể chia thành 2 nhóm:

Nhóm ốc bãi triều sống trong đáy bùn cát hoặc cát sỏi, bám trên đá ở vùng trung và hạ triều, thường tập trung thành từng bãi từ vài chục, vài trăm, có khi lên tới hàng nghìn hecta, thuần loại hoặc xen kẽ một số loài. Đây là các đối tượng loài có giá trị thực phẩm, được khai thác thường ngày, một số loài có giá trị xuất khẩu. Hiện nay những loài này cũng được nuôi bán tự nhiên ở một số vùng ven biển. Nhóm sống tầng triều chúng được khai thác nhiều ở vùng dưới triều và có giá trị xuất khẩu, Các loài trai cỡ lớn có giá trị thực phẩm và mỹ phẩm cao, Ngoài ra cũng còn nhiều loài trai ốc cỡ nhỏ khác.

Tổng sản lượng khai thác tự nhiên ở biển và ven biển các loài nhuyễn thể có vỏ thuộc hai lớp chân bụng và hai mảnh vỏ ước đạt 300.000 – 350.000 tấn/năm. Trong đó sản lượng cao nhất là dắt (130.000 – 150.000 tấn/năm, nghêu (50.000 – 60.000 tấn/năm), sò huyết (40.000 – 50.000 tấn/năm), Nhiều đối tượng nhuyễn thể có vỏ đã được nuôi như , nghêu, trai ngọc, sò huyết, ốc hương, bào ngư vành tai, ngao, vẹm xanh, tu hài, trai ngọc, ốc hương, điệp, bào ngư[76]

Động vật thần mềm hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, chúng chiếm khoảng 80 loài trong tổng số 389 loài động vật đáy. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Nai, chúng chiếm 9 loài trong tổng số 57 loài động vật đáy. Tuy nhiên, do tình hình khai thác quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển đổi hình thức sản xuất nên nguồn lợi Động vật thần mềm hai mảnh vỏ đang bị giảm sút, một số loài bị cạn kiệt hoặc không thấy xuất hiện trong khu hệ động vật rừng ngập mặn[77] Bước đầu đã xác định được 66 loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ thuộc 21 họ trong 4 vùng rừng ngập mặn địa diện điển hình (Vườn Quốc gia Cà Mau, Long Sơn, Hưng Hòa, Nghệ An). Trong đó Vườn Quốc gia Cà Mau có mức đa dạng thành phân loài cao nhất (48 loài thuộc 18 họ), tiếp đến là Long Sơn (37 loài thuộc 16 họ), Đồng Rui (30 loài thuộc 17 họ) và Hưng Hòa (21 loài thuộc 12 họ).

Các họ có mức đa dạng loài cao như: Veneridae (10 loài), Arcidae (8 loài), Tellinidae (7 loài), Solenidae (6 loài), Mytilidae (6 loài), Ostreidae (5 loài). Một số loài có tỷ lệ bắt gặp cao như dòm nâu (Modiolus philippinarum), hàu cửa sông (Crassostrea rivularis), vạng (Geloina coaxans), ngán (Austriella corrugata), ngao dầu (Meretrix meretrix), điệp tròn (Placuna placenta). Một khảo sát cho thấy động vật thân mềm hai mảnh vỏ tại 4 vùng rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Cà Mau, Long Sơn, Hưng Hòa, Đồng Rui có 3 dạng phân bố chính là

  • Sống bám trên lá, thân cây: bắt gặp được 5 loài là điệp Anomia cytaeum, điệp lá (Enignomia aenigmatica), hàu tròn (Saccostrea glomerata), hàu lá (Saccostrea cucullata), hàu Saccostrea pestigris.
  • Sống đục trong thân cây: Có 02 loài là Teredo manni và Bankia sauli ở vùng rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Cà Mau.
  • Sống trên bề mặt và dưới đáy: Chiếm tỉ lệ cao nhất (89%), trong đó một số loài sống trên bề mặt đáy, còn lại là chủ yếu sống vùi dưới đáy (61 loài).

Với khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Rui, ngán (Austriella corrugata) và vạng (Geloina coaxans) là những đối tượng động vật thân mềm hai mảnh vỏ đang được khai thác ngoài tự nhiên với sản lượng lớn, mang lại giá trị kinh tế cao, khai thác vào những ngày triều kiệt. Trong khi đó, với khu hệ rừng ngập mặn Long Sơn, trùng trục (Phereonella acutidens), điệp tròn (Placuna placenta) lại được khai thác nhiều. Các loài có tiềm năng là hàu cửa sông (Crassostrea rivularis), ngán (Austriella corrugata), vạng (Geloina coaxans)[77].

Nghêu

Ở Việt Nam, họ Ngao có khoảng 40 loài, trong đó ngao dầu (Meretrix meretrix) phân bố rộng ở Cô Tô, Yên Hưng, Yên Lập - Quảng Ninh; Cồn Lu, Cồn Ngạn - Nam Định; Kim Sơn - Ninh Bình; Lạch Trường và Biện Sơn - Thanh Hóa, Cửa Sót, Thạch Hà, Kỳ Anh - Hà Tĩnh. Vùng ven biển phía Bắc có ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus. 1758), ngao mật (Meretrix lusoria Rumplius), vùng ven biển phía Nam có nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) phân bố nhiều ở các tỉnh Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre[78]. Nghêu thì được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển như Biển Đồng Châu Tiền Hải Thái Bình Tiền Giang (Gò Công Đông),[79] Bến Tre (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú), Trà Vinh (Cầu Ngang, Duyên Hải), Sóc Trăng (Vĩnh Châu), Bạc Liêu (Bạc Liêu, Vĩnh Lợi, Ngọc Hiển) ven biển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và một số tỉnh duyên hải Bắc và Trung bộ.[80][81]

Ngao dầu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Meretrix lyrata (nghêu Bến Tre): Phân bố ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, từ Đài Loan đến Việt Nam (duyên hải Nam bộ)[82]
  • Paphia undulata (nghêu lụa): Phân bố tập trung ở vùng biển Kiên GiangBình Thuận, từ vùng dưới triều đến vùng biển nông, đáy bùn cát[82]
  • Meretrix meretrix (nghêu trắng, ngao dầu, ngao vạng): phân bố tập trung ở các vùng biển thuộc các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Bến Tre, Tiền Giang, hiện đã được nuôi ở vùng biển Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định[82]
  • Meretrix lusoria (ngao vân): Phân bố chủ yếu ở vùng biển Nghệ An[82][83]
  • Ngán: Tại Việt Nam, loại ngán to và ăn được duy nhất chỉ có tại vùng cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Ngán là đặc sản của Quảng Ninh[84].
Hến trộn trong món cơm hến ở Huế
Mặt thịt của con chắt chắt, món đặc sản làng Mai Xá thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Tại Việt Nam, Có 02 họ hếnCyrenodonaxCyrenobatissa (miền Bắc Việt Nam) và có 4 loài hến thường gặp là[85]:

  • Corbicula baudoni
  • Corbicula moreletiana
  • Corbicula bocurti
  • Corbicula cyreniformis

Hàu hay hào hay Điệp ở Việt Nam gồm có:

  • Hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) là một trong những đối tượng nuôi kinh tế phổ biến ở vùng cửa lạch của cả ba vùng rừng ngập mặn Cà Mau, Long Sơn và Đồng Rui. Chúng mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ ngư dân nuôi. Hàu sữa là giống hàu có vỏ mỏng, ruột mềm, béo, vị ngon ngọt đậm đà và không có mùi tanh như hàu tự nhiên[86]
  • Trai tai tượng: Ở Việt Nam, loài này có ở quần đảo Trường Sa. Cho tới nay, tại Việt Nam đã phát hiện và thống kê được tổng số 5 loài trai tai tượng thuộc họ Tridacnidae (trong tổng số 9 loài trên thế giới):
  • Sò tai tượng hay Ốc tai tượng hay sò cổ đại thuộc vào nhóm ốc to nhất trong các loài ốc biển. Những con ốc trưởng thành có khi nặng tới 6 kg. Tên gọi của ốc bắt nguồn từ hình dáng bên ngoài, vỏ ốc to, úp vào nhau trông như tai voi. Ốc thường sống bám vào các gành đá sâu dưới biển, ốc lớn có thể nặng đến gần 10 kg. Ở bờ biển Việt Nam, ốc tai tượng tập trung chủ yếu ở ven biển các tỉnh duyên hải miền Trung, sống bám vào các bãi đá ngầm nên để bắt được loại ốc này không đơn giản[87]. Tuy có bề ngoài xấu xí, thô ráp, nhưng sò cổ đại lại cho thịt thơm ngon, giòn và có vị ngọt mát[88]. Theo kinh nghiệm của người dân biển thì loại ngon nhất là loại nặng khoảng 1 kg. Khi đó thịt ốc không dai, ăn giòn, lại có vị ngọt đặc trưng, ngon miệng[89].

Các loài động vật hai mảnh vỏ sống ở tầng đáy có thể kể đến là:

Các loại nghêu sò ở đường Cầu Gỗ, Hà Nội

Ở Việt Nam, số lượng các loại , điệp khá đa dạng và phong phú. Đối với việc khai thác của con người, tuy không nhiều và phong phú như các loại ốc, những món ăn từ sò vẫn luôn có sức hấp dẫn rất riêng[90]. Tuy vậy, Sò là một món hải sản có hương vị nhưng trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Một số loài sò thông dụng được biết đến nhiều ở Việt Nam hiện nay.

Sò huyết tại chợ ở Việt Nam
Sò quéo nướng mỡ tại Bình Hưng Hòa A, Bình Tân
  • Sò huyết: Là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món như sò huyết nướng, cháy tỏi, làm gỏi, nấu cháo, xào me[91]. là con phải lớn vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ. Con nhỏ quá khi chế biến sẽ bị teo ngắt lại (nhất là nướng sò, con nhỏ quá thịt teo lại chẳng còn được là bao), còn con lớn dễ bị dai[92]. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.
  • Sò lông: Là loại sò có nhiều ở Việt Nam và phân bố rộng khắp các vùng biển Việt Nam. Thịt sò dai giòn, có vị ngọt nên được nhiều người ưa thích. Sò lông thường được chế biến bằng nhiều cách như nướng, hấp, nấu cháo nhưng được nhiều người ưa thích hơn cả là nướng mỡ hành
  • Sò mồng (Vasticardium flavum): Phân bố ở Đầm Cù Mông (Phú Yên)[93]
  • Sò điệp: là thực phẩm thông dụng với chiếc cồi trắng nõn.
  • Sò dương: Là loại sò có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng khắp trên các vùng biển Việt Nam. Sò dương có hình dáng lớn, con trưởng thành có thể bằng nắm tay người lớn. Thịt sò dai giòn, có vị ngọt nên được nhiều người ưa thích. Sò dương thường được chế biến bằng nhiều cách như nướng, hấp, nấu cháo. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là sò dương nướng mỡ hành.
  • Sò quéo (Anadara antiquata) hay còn có tên gọi là sò méo, sò vẹo, sò dẹo, sò quẹo được người dân chài đặt tên theo hình dáng bên ngoài. Sò quéo có phần tương tự như con vẹm xanh nhưng to hơn. Thân của nó được cấu thành từ hai mảnh vỏ hình hạt xoài úp lại. Những mảnh vỏ này không thẳng mà ở giữa tự dưng cong quéo, có lẽ vậy mà người ta gọi là sò quéo. Chúng phân bố ở vùng biển miền Trung và miền Nam với số lượng không nhiều. Chúng được ưa thích vì cho thịt ngọt, giòn ngon và hơi béo.
  • Sò mai hay còn gọi là còi biên mai là một loài sò phân bố ở Phú Quốc, chúng có hai mảnh vỏ giống hình tam giác úp lại, bên trong là phần thịt sò. Người ta dùng phần thịt của sò mai để chế biến thành nhiều món ăn, món nào cũng ngon và lạ[94][95].
  • Sò điệp láng hay Điềm điệp hay sò láng là một loại sò có ở ven biển miền Trung, hình dáng gần giống sò điệp nhưng vỏ láng và có màu vàng nâu. Thịt điềm điệp mềm, thơm, khi ăn có vị ngọt ngon miệng[90][90][96]. Chúng cũng còn được gọi là sò Thái Lan.
  • Sò bung: hay còn gọi là Sò Chén là loại sò ngon đứng đầu trong các loại sò cùng với Sò Dương. Sò bung khoảng 6- bảy con /kg, một người chỉ có thể dùng 2 - ba con.
  • Chồng đực: Tên gọi của loài hải sản này bắt nguồn từ đặc tính sinh sống của chúng. Trong môi trường tự nhiên, chúng sống trên lưng con hàu và xếp chồng lên nhau nên ngư dân gọi chúng là chồng đực, để phân biệt với những con cái (là con hàu). Ở nước ta, chồng đực sống nhiều ở vùng đảo Phú Quý (Bình Thuận), nơi có nhiều đá ngầm[97]

Các loại sò sống ở tầng đáy:

Ốc

Một con ốc sên ở Việt Nam
Ốc len được bày bán ở chợ Bà Rịa

Ở Việt Nam có đa dạng các loại ốc từ ốc nước ngọt, ốc biểnốc cạn. Vùng sông nước Cửu Long Giang với đặc điểm địa hình là kênh rạch chằng chịt đồng hoang ngập nước mênh mông, nhiều ao đìa, lung bàu cỏ dại mọc đầy là môi trường lý tưởng cho các loài ốc sinh sống và phát triển. Ở miền Tây Nam bộ gần như chỗ nào có nước tự nhiên là có ốc sinh sống[98] Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung của các loại hải sản nói chung hay , ốc nói riêng với những món ốc quen thuộc như ốc hương, ốc mỡ, sò lông, sò huyết và những món ốc lạ như ốc cánh tiên, ốc súng, ốc tai tượng[99] Bên cạnh đó, nhiều loài ốc biển cũng mang độc tố. Việt Nam đã xác định được ít nhất ba loài ốc cối (Conus) chứa độc tố dưới dạng nọc độc (venom) có khả năng gây chết người, trong tự nhiên, ốc cối sử dụng độc tố làm vũ khí săn mồi, có khả năng gây tê liệt con mồi trong thời gian rất nhanh, độc tố này bị bất hoạt ở nhiệt độ cao nên không gây ra ngộ độc thực phẩm[100].

Các loại ốc được bày bán tại chợ ở Phú Quốc
Ốc bươu nhồi thịt ở Việt Nam
Khai thác ốc ở Hồ Tây
Ốc biển gai nhọn
Ốc biển

Nhiều loại ốc phổ biến có thể kể đến là:[101]

  • Ốc bươu: Loại ốc nước ngọt rất phổ biến ở Việt Nam, là nguyên liệu cho nhiều món ăn dân dã
  • Ốc bươu vàng: Đây là loài ốc được đưa vào từ Trung Quốc và đã thoát ra môi trường tự nhiên, chúng sống không thể kiểm soát, tàn phá mùa màng và được coi là một trong những thảm họa của nông nghiệp Việt Nam.
  • Ốc hương: có hình dáng chỉ to bằng ngón tay cái[101][102].
  • Ốc vú nàng có hình dáng như bầu ngực thiếu nữ có nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Loại ốc này có quanh năm nhưng với kinh nghiệm của người dân miền biển thì ốc xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn[103].
  • Ốc móng tay hay ốc bàn tay: có những mấu nhỏ chỉa ra như những ngón tay.
  • Ốc len: Chỉ sinh trưởng và phát triển tại một số tỉnh của miền Tây như Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, chúng có đít nhọn, màu vàng nhạt.
  • Ốc mỡ: được gọi là ốc mỡ vì khi còn sống con ốc bơi dưới nước phần thịt xòe ra nhìn như miếng mỡ vàng nhạt. Các loại ốc mỡ gồm ốc mỡ hoa - ốc mỡ trắng - ốc mỡ trơn
  • Ốc tỏi: Phần thịt khá nhiều
  • Ốc gạo: nhỏ con phân bố ở khắp miền Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và tập trung ở một số vùng như cù lao Tân Phong thuộc Tiền Giang, cồn Phú Đa thuộc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, Sa Đéc ở vùng Đồng Tháp, Cần Thơ.
  • Ốc dừa:
  • Ốc giác:
  • Ốc cà na là loại ốc to bằng khoảng đốt ngón tay người lớn, có màu đen hoặc xanh, sống dọc theo các vùng biển Việt Nam. Với hình dạng bên ngoài trông giống quả cà na.
  • Ốc đá: Là loài ốc cạn phân bố nhiều ở Việt Nam
  • Ốc nhảy các loại hay họ ốc nhảy với hai loài là ốc nhảy trắng và ốc nhảy đỏ.
  • Ốc vòi voi hay còn gọi là tu hài hay: là loại ốc có giá trị kinh tế cao.
  • Ốc lát: Màu đen thường sống dưới gốc năng, lát: phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và thường được người dân quê lượm về ăn hơn cả và có thể bắt ốc dễ dàng
  • Ốc đắng: nhỏ hơn, thịt có vị đắng như tên gọi nên nó, chúng phổ biến vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và thường được người dân quê lượm về ăn hơn cả và có thể bắt ốc dễ dàng
  • Ốc lá: có thân hình dài, màu đen. Theo quan niệm của người dân miền biển thì ăn ốc lá sẽ đem lại may mắn.
  • Ốc bù chằn là một loại ốc mượn hồn.
  • Ốc súng: một loại ốc có hình thù đặc thù.
  • Ốc gai xương rồng với đặc điểm là những chiếc gai chi chít bên ngoài. Đây là loại ốc có hình dáng hơi lạ mắt, vỏ gồm nhiều gai nhọn tủa ra nên mới có tên ốc gai.
  • Ốc ngựa[104]
  • Ốc lác: có ở đồng ruộng của người dân miền Tây Nam bộ[105]
  • Ốc cau to bằng đầu ngón tay, có vỏ màu vàng nhạ[106].
  • Ốc khế: Là loại ốc khá phổ biến[106] Tên gọi ốc khế bắt nguồn từ các khía ngoài vỏ ốc giống như trái khế. Ốc to bằng nắm tay người lớn[107].
  • Ốc giác
  • Ốc đỏ với lớp vỏ cứng ngắc bên ngoài[106].
  • Ốc gai chúa: có phần ruột mềm màu trắng bao quanh[106].
  • Ốc mặt trăng còn gọi là ốc mắt ngọc, có nhiều ở vùng biển miền Trung, tập trung nhiều nhất là đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị, vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa. Tên gọi bắt nguồn từ cái mày ốc. Không phải là lớp mày mỏng như các loại ốc khác, ốc mặt trăng có lớp mày hình tròn như mặt nguyệt, lấp lánh vân trắng, vàng nhìn vào trông như con mắt ốc lấp lánh[108]. Loài ốc có tên gọi đẹp như vậy bắt nguồn từ lớp mày ốc rất dày, có hình cầu với những đường vân rất đẹp mắt.
  • Ốc cánh tiên: vỏ ốc khi mở ra như đôi cánh của một con bướm, đẹp mắt.
  • Ốc bạch ngọc: loại ốc này gây chú ý với hình dáng trắng toát bên ngoài của mình.
  • Ốc khế: Một loại ốc đẹp, thân chia múi như quả khế, chúng có phần ruột mềm màu trắng bao quanh, khi chín, thịt ốc khế săn lại và chuyển sang màu vàng
  • Ốc núi Bà Đen: Là một loại ốc đặc hữu của vùng núi Bà Đen và là đặc sản quý.
  • Ốc bạch ngọc: loại ốc này giống ốc mỡ, tuy nhiên thịt của nó dai hơn
  • Ốc mắt ngọc:
  • Ốc giấm
  • Ốc mít
  • Ốc nón
  • Ốc đinh
  • Ốc mực Anh Vũ hay Ốc Anh Vũ
  • Ốc xoắn buxin
  • Ốc tù và gai
  • Ốc đỏ
  • Ốc đụn cái (Tectus niloticus)
  • Ốc đụn đực (Trochus pyramis) hay Ốc đực: sống bên vịnh đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên): Ốc đực có thân hình như con ốc quắn, vỏ không phải màu đen, màu nâu xám mà lại là màu trắng vàng có xen những nét hoa văn trông rất sạch sẽ bắt mắt. Mỗi con ốc to bằng ngón tay cái người lớn, hình bầu, một đầu tóm nhọn và phần miệng cuốn tròn quắn lại, mép miệng có khứa răng cưa. Thịt ốc đực nhiều, có màu vàng mỡ gà.
  • Chồng được là một loại ốc lạ, có hình dáng giống con hàu nhưng mình dẹt và vỏ mềm hơn. Ốc thường được chế biến bằng cách nướng mỡ hành hoặc nướng mắm nhỉ.
  • Bào ngư: Là một loại ốc hiếm, được biết đến với nhiều tên gọi khác như ốc cửu không (do có 9 lỗ trống) hay hải nhĩ (do có hình dạng giống cái tai). Chúng là loại ốc quý hiếm và chỉ tìm thấy ở một số vùng biển sâu ở Việt Nam. Nhiều vùng biển ở Việt Nam có bào ngư sinh sống, nhưng bào ngư ngon nhất, bổ nhất và nổi tiếng nhất chỉ có ở vùng biển thuộc đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng[109][110][111]. Ở vùng đảo Bạch Long Vĩ có hai loại là bào ngư đá và bào ngư lỗ.

Ốc nước ngọt là vật chủ trung gian thường gắn liền với các bệnh sán nhiễm qua đường thức ăn gây bệnh ở gan, phổi, ruột người và động vật[112]:

  • Ốc mút (Melanoides tuberculatus) là vật chủ trung gian của sán lá gan và sán lá phổi
  • Ốc vành tai (Lymnaea swinhoei) là vật chủ trung gian của sán lá gan lớn
  • Ốc chanh (Lymnaea viridis) là vật chủ trung gian của sán lá gan lớn
  • Ốc nhỏ (Tricula aperta) là vật chủ trung gian của sán máng.

Các loại ốc sinh sống ở tầng đáy có thể kể đến là:

Sinh vật biển khác

San hô

San hô tại Thủy cung Đầm Sen
San hô tại Thủy cung Đầm Sen
Sao biển đỏ tại thủy cung Đầm Sen

San hô cứng là bộ đa dạng và quan trọng nhất của ngành Cnidaria ở Việt Nam, với hơn 300 loài san hô tạo rạn đã được mô tả. Môi trường biển của Việt Nam cũng có hơn 20 loài san hô có xương dạng quạt và 17 loài san hô mềm (bộ Alcyonaria). Nhìn chung khu hệ san hô ở Việt Nam ít đa dạng hơn so với các vùng khác của Đông Nam Á (Philipin có số lượng loài nhiều hơn gấp hai lần). Có một số các nguyên nhân tự nhiên có thể làm giảm sự phong phú và số lượng loài san hô như Lượng nước ngọt chảy ra biển, đặc biệt từ sông Hồng và sông Mê Kông, làm giảm độ mặn và gây lắng đọng và cả hai yếu tố này có thể ức chế sự phát triển của san hô. Số lượng loài san hô ít hơn mong đợi có thể do các dòng hải lưu chiếm ưu thế trong thời kỳ sinh sản của san hô không chảy từ các vùng có số lượng loài cao (các đảo ở thềm lục địa Sunda) làm hạn chế việc lấy thêm nhiều loài san hô khác.

Hải sâm

Bờ biển Việt Nam đã biết có khoảng 50 loài Hải sâm. Holothuria là chi gồm nhiều loài ở biển Việt Nam (hiện biết 11 loài). Loài có xúc tu chia nhánh ở vịnh Bắc bộ thường gặp các loài trong họ Cucumariidae. Nhiều Loài không có chân ống, hình dạng chung giống giun. Bờ biển sâu (10-50m) có đáy là bùn cát hay bùn nhuyễn, Hầu hết được dùng với tên Hải sâm. Có nhiều loài Hải sâm, ở vịnh Bắc bộ Việt Nam phổ biến có các loại

  • Leptopentacta typica
  • Chloronotus holothuria
  • Protankyra Pseudodigitata.
  • Holothuria martensil là phổ biến nhất trong vịnh Bắc bộ là sống ở vùng nước dưới triều, có 20 xúc tu.
  • Sâm gai (Stichopus Varienatus), loại sâm có giá trị kinh tế.
  • Leptopentacta tybica là loại Hải sâm nhỏ, có 10 xúc tu trong đó có 2 xúc tu nhỏ ở phía bụng, chúng phổ biến ven bờ.
  • Protankyra pseudodigitata có 12 xúc tu, thường gặp ở Việt Nam.

Biển Việt Nam từ Khánh Hòa đến Côn Đảo có nhiều loài hải sâm,

  • Hải sâm vú
  • Hải sâm mít
  • Hải sâm lựu
  • Hải sâm đen
  • Hải sâm trắng: Hải sâm trắng được xem là có giá trị kinh tế nhất, có con dài đến 60 cm - 75 cm, nặng khoảng 2 kg.
  • Hải sâm dừa còn được gọi là con banh lông, đây là tên gọi dân gian của ngư dân hai tỉnh Kiên GiangCà Mau căn cứ vào hình thù bên ngoài giống trái banh lông tức quả bóng tennis của loài hải sản này[113] đây là loài sinh vật biển có hình dạng như trái banh nhỏ sống vùi sâu dưới bùn đáy biển.

Cầu gai

Cầu gai ở Việt Nam

Cầu gai được coi là một hải sản quý của biển rất có lợi cho sức khỏe. Ở Việt Nam, cầu gai có nhiều ở vùng biển miền Trung và đảo ngọc Phú Quốc. Cầu gai thường được nấu cháo, ăn sống hay nướng mỡ hành.

Chỉ vùng biển Quảng NinhHải Phòng có loài hà này, nên trở thành một đặc sản của Hạ Long. Hà bắt buộc phải khai thác tự nhiên vì không nuôi cấy nhân tạo được. Việc khai thác hà ở Việt Nam là công việc khó khăn nguy hiểm vì vỏ hà rất sắc nhọn và thường bám ở những vách đá cheo leo.

Sứa

Sứa biển: Mùa sứa biển bắt đầu từ sau tết Nguyên đán và kéo dài tới tận mùa hè. Sứa là một món ăn ngon, quen thuộc thường được dùng để làm gỏi, nấu bún. Ăn sứa vào mùa chúng sinh sản rất nguy hiểm. Mùa Xuân - Hè là thời điểm sinh sản của sứa biển, nên chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, vô tình chạm phải sẽ gây dị ứng, rát, bỏng. Độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp.

Ngoài ra còn có các động vật sống ở tầng đáy khác như:

Ngành giun

Sá sùng

Rươi biển ở Việt Nam

Về sá sùng: Ở vùng biển Việt Nam hiện đã biết 21 loài của ngành Sá sùng. Thường gặp là các chi

  • Phascolosoma: ở vùng thủy triều và dưới triều
  • Sipunculus: ở vùng thủy triều và dưới triều. Cụ thể sống chủ yếu ở nơi có bãi cát pha bùn thuộc vịnh Bắc Bộ (Minh Châu, Quan Lạn...), Nha Trang (Cửa Bé, Hòn Rùa...) và Côn Đảo. Thường gặp loài S. nudus (dài khoảng 10 cm).
  • Siphonosoma: ở vùng thủy triều và dưới triều
  • Aspidosophon: Trong vùng đá san hô
    • Loài Aspidosiphon steenstrupii là loài phá hoại rạn san hô.
  • Cloeosophon: Trong vùng đá san hô
  • Lithacrosiphon: Trong vùng đá san hô

Một số loài được dùng làm thực phẩm như

  • Sâu đất Phascolosoma arcuatum có mật độ cao trong bùn ở vùng ngập mặn v
  • Sá sùng Sipunculus nudus sống ở vùng triều, dưới triều trong nền đáy. Sá sùng hay còn gọi trùn biển là một trong những đặc sản có giá trị. Người ta có thể chế biến loại này thành nhiều món khác nhau khi còn tươi hay phơi khô.
Một trong giun lớn ở Việt Nam

Có rất nhiều dạng ký sinh trùng gây bệnh sống ký sinh trên các loại thực phẩm, từ hải sản, thịt gia súc, gia cầm tới rau quả. Việt Nam có hầu hết các loại ký sinh trùng đã được mô tả trên thế giới với mức phổ biến khác nhau. Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mắc loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều[114] Hàng đầu là các bệnh giun sán: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi, giun chỉ. Mầm giun sán rất phổ biến trong thức ăn tái sống.[115] Người Việt Nam hầu như ai cũng chứa giun sán trong cơ thể, lý do không chỉ vì tập quán ăn uống, mà còn do khí hậu nóng ẩm[115]. Trong 90 triệu người Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số đang nhiễm phải giun, 60 triệu người Việt Nam nhiễm giun, cứ 10 người Việt Nam thì có bảy, tám người bị nhiễm giun, sán. Khoảng 70 – 80 % người dân nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Khoảng 3/4 dân số Việt Nam bị nhiễm giun, tỷ lệ nhiễm ở nam cao gấp 3 lần nữ[115][116][117]

Giun ký sinh

  • Giun đũa mà chủ yếu là giun đũa nhỏ. Đây là một trong những loại giun ký sinh phổ biến ở người Việt.
  • Giun đũa chó, mèo (Toxocariasis): Đây là hai loại thường gặp trong cuộc sống từ nguồn lây nhiễm vật nuôi trong nhà. Tuy nhiên giun đũa chó phổ biến hơn[117].
  • Giun móc hay giun mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus): Do khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân người (ở nông thôn)[116].
  • Giun tóc (Trichuris trichiura): Loại giun này thường sống bám vào niêm mạc ruột để hút máu.
  • Giun kim (Enterobius vermicularis) là loại dễ mắc phải, gây ngứa vùng hậu môn[116] Đường lây truyền phổ biến của chúng là các vật dụng trong nhà.
  • Giun lươn: Người bệnh có thể nhìn thấy chúng bò lổm ngổm dưới da quanh vùng hậu môn, bắp tay, mắt.
  • Giun chỉ (Wuchereria bancrofti): Chúng thường gây bệnh giun chỉ nhiệt đới.
  • Giun bướu cổ thủy cầm hay giun chỉ ở vịt, ngan, ngỗng do hai loài giun tròn dài như sợi chỉ có tên khoa học là Avioserpens taiwana và Avioserpens Mosgorogi gây ra khá phổ biến trên các loại thủy cầm và hoang cầm, làm vịt ngan, ngỗng chậm lớn, hiệu quả chăn nuôi thấp.
  • Giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum): có ở ếch, nhái, cá nước ngọt, đặc biệt là lươn.
  • Giun Anisakis simplex hay còn gọi là giun cá trích, giun Anisakis phân bố ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam[118].
  • Giun xoắn (Trichinella spiralis)
  • Giun Gnathostoma spinigerum
  • Giun lươn Angiostrongylus.
  • Giun Dirofilaria repens: Ký sinh ở mắt người
  • Giun Thelazia callipaeda ký sinh ở mắt người.

Sán ký sinh

Sán là một loài ký sinh phổ biến và nguy hiểm, người bị nhiễm sán còn gọi là bệnh sán lải. Tỉ lệ nhiễm sán tập trung nhiều ở Việt Nam do điều kiện vệ sinh dơ dáy bẩn thỉu và có nhiều loại thủy hải sản nhiễm sán[119]

  • Sán xơ mít (hình dạng giống xơ của trái mít). Có hai loại phổ biến:
  • Sán cá (Diphyllobothrium): Sán cá là loại ký sinh trùng đường ruột dài nhất, từ 3 tới 10 m[114].
  • Sán lá phổi (Paragonimus) ký sinh ở các loài cua đá.
  • Sán lá gan lớn (Fasciola gigantica): Sán lá gan là ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê, cá nuôi ở vùng phía Nam có thể nhiễm sán lá gan, thay vì chỉ thấy có ở vùng phía Bắc.
  • Sán bã trầu hay Sán lá ruột (Fasciolopsis buski). Loài sán này ký sinh cả ở người và một số gia súc, đặc biệt rất phổ biến ở loài lợn.
  • Sán lá máu Schistosoma mekongi: Chúng là những con sán lá nhỏ sống trong máu của thân chủ và gây ra bệnh máu nhiễm giun.
  • Sán dây (Taenia solium): Lây truyền qua thực phẩm, ấu trùng sán dây dính vào ruột của nạn nhân bằng một móc trên đầu của mình.

Giun đất

Việt Nam có trên 110 loài giun đất, nhưng chỉ có 06 tới 08 loài được nuôi để sử dụng và sản xuất phân bón. Trong số đó có loài Eisenia Fetida (giun quắn) và đặc biệt là loài Perionyx excavatus (thường gọi là giun đỏ hay giun Quế) là được nuôi phổ biến. Vùng núi phong phú về số lượng loài nhưng mật độ và sinh khối thấp hơn đồng bằng (tức là ở vùng núi có nhiều loài nhưng ít cá thể, vùng đồng bằng ít loài nhưng nhiều cá thể), mùa mưa có số lượng loài, mật độ và sinh khối thấp hơn mùa khô, trừ vùng đồng bằng, hệ số đa dạng giảm dần theo mức độ tác động của con người lên các sinh cảnh nhưng, mật độ và sinh khối thì lại tăng.

Riêng ở An Giang một khảo sát cho thấy có 27 loài giun đất, thuộc 7 chi và 5 họ, chi Pheretimachiếm ưu thế (19 loài). 01 loài mới gặp lần đầu ở Việt Nam (Drawida barwelli), có 06 loài mới ghi nhận lần đầu ở An Giang (Lampito mauritii, Pheretima bahli, Pheretima californica, Pheretima peguana, Glyphidrilus papillatus, Dichogaster bolaui), có 11 loai chưa định được tên khoa học đến loài. Khu hệ giun đất ở An Giang có mật độ và sinh khối trung bình là n = 64 con/m2. Ph. posthuma là loài chiếm ưu thế nhất. Chi Pheretima trong họ Megascolecidae có số lượng loài phong phú nhất (19 loài, chiếm 70,37%), kế đến là chi Drawida có 3 loài (chiếm 11,11%), các chi còn lại mỗi chi có 1 loài (chiếm 3,70%).

Có 3 nhóm loài khác nhau trong nhóm có manh tràng ở An Giang.

  • Nhóm loài Posthuma (gồm Pheretima posthuma và Pheretima juliani), với các đặc điểm chung như vách 8/9 dày, thân xoắn lại khi có tác động cơ học, phân dạng viên tròn nhỏ, 4 đôi túi nhận tinh.
  • Nhóm loài Peguana (gồm Pheretima bahli, Pheretima peguana, Pheretima sp. 4, Pheretima sp. 6n, có thể gồm cả Pheretima sp. 11n với các đặc điểm chung như 3 đôi túi nhận tinh, 2 đôi nhú phụ sinh dục ở 17/18 và 18/19, tuyến phụ sinh dục nằm trong túi cơ, môi kiểu epi
  • Nhóm loài Houlleti (gồm Pheretima houlleti và Pheretima campanulata) với các đặc điểm chung như vách 8/9/10 tiêu biến, không có tuyến phụ sinh dục, có buồng giao phối, có 3 đôi túi nhận tinh

Một khảo sát khác cho thấy có 17 loài giun đất được tìm thấy ở vành đai sông Tiền, thuộc 7 chi và 5 họ. Trong đó, có 3 loài mới ghi nhận lần đầu ở Nam Bộ (Dichogaster bolaui, Gordiodrilus elegans, Pheretima campanulata). Chi Pheretima có số loài nhiều nhất chiếm 58,82% tổng số loài trong cả vành đai. phân bố của các loài giun đất ở vành đai sông Tiền. Có 17 loài giun đất được tìm thấy ở vùng này. Trong số đó có 3 loài Dichogaster bolaui, Gordiodrilus elegans, Pheretima campanulata mới được tìm thấy lần đầu ở đồng bằng sông Cửu Long. Chi Pheretima có số loài nhiều nhất. Có đủ 3 nhóm hình thái sinh thái ở vùng này, trong đó nhóm thảm mục có số loài ít nhất mỗi sinh cảnh đều có 1 loài ưu thế đặc trưng cho chính nó.

Các loài giun đất trong vùng này chủ yếu là nhóm ở nông, có 2 loài thuộc nhóm dao động (Ph. elongata, Ph. juliani), không có loài nào thuộc nhóm ở sâu. vùng vành đai sông Tiền có 17 loài giun đất, thuộc 7 giống và 5 họ, có 6 dạng chưa định được tên khoa học đến loài. Trong các loài đã được xác định tên có 3 loài mới ghi nhận lần đầu ở Nam Bộ (Dichogaster bolaui, Gordiodrilus elegans, Ph. campanulata). Nét đặc trưng của khu hệ giun đất vành đai sông Tiền là chi Pheretima trong họ Megascolecidae có số lượng loài nhiều nhất, kế đến là chi Drawida có 2 loài, các giống còn lại mỗi chi có 1 loài.

Có 6 loài giun đất chung với khu hệ giun đất Phnômpênh (trung lưu sông Mêkông). Nổi bật trong số này là Pheretima posthuma chiếm mật độ và sinh khối cao nhất ở khu hệ Phnômpênh giống với đặc trưng phân bố của chúng ở vùng thượng nguồn sông Tiền, riêng L. mauritii gặp duy nhất ở cù lao ven biển. Khi so chúng với 13 loài giun đất được ghi nhận ở Nam Bộ cho đến nay, có 8 loài giống nhau.

Nhìn chung, phần lớn các loài giun đất đã được xác định tên khoa học ở vành đai sông Tiền đều có vùng phân bố rộng. Chúng có mặt ở hầu hết các vùng, miền ở Việt Nam từ Đông Bắc đến Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ, cho đến tận Nam Bộ. Đáng chú ý, có hai loài Ph. houlleti (ở Đông Dương) và Ph. juliani chỉ gặp trong lưu vực sông Mêkông. Dựa vào các đặc điểm phân biệt của 3 nhóm hình thái – sinh thái giun đất, có thể sắp xếp các loài giun đất ở vành đai sông Tiền thành các nhóm sau:

  • Nhóm ở đất chính thức: gồm có 07 loài (chiếm 41,18%), thuộc nhóm này gồm có các loài: Pheretima elongata, Pheretima juliani, Pontoscolex corethrurus, Gordiodrilus elegans, Dichogaster bolaui, Drawida sp.1, Drawida sp.2;
  • Nhóm đất - thảm mục: gồm có 07 loài (chiếm 41,18%), thuộc nhóm này gồm có các loài: Lampito mauritii, Ph. bahli, Ph. campanulata, Ph. houlleti, Ph. posthuma, Ph. sp.1, Ph. sp.4;
  • Nhóm thảm mục: gồm 03 loài (chiếm 17,64%), thuộc nhóm này gồm có các loài: Perionyx excavatus, Pheretima sp.2, Pheretima sp.3. Trước đây, chỉ có Perionyx excavatus là đại diện duy nhất cho nhóm thảm mục ở đồng bằng.

Ngoài ra, còn có Tuyến trùng (Nematodes): Truyến trùng xâm nhập vào rễ làm vách tế bào, ngăn cản rễ hút dinh dưỡng của chuối[120].

Đỉa

Đỉa và vắt có cùng một tổ tiên, nhưng trong quá trình tìm kiếm thức ăn, có thể do môi trường sống và thức ăn có sự khác biệt, chúng tiến hóa để phù hợp với môi trường và thức ăn ưa thích của chúng. Con vắt sống trên rừng, hút máu động vật ở cạn, trong khi đỉa lại sống ở chỗ nước không quá mạnh, hút máu cá, ếch nhái và các loài động vật khác rơi xuống nước[121].

  • Đỉa suối hay đỉa rừng có tên khoa học là Dinobella ferox, sống trong nước suối khi còn non, thường chui vào sống trong khoang mũi, khoang họng và thanh khí quản trâu, bò, chó và người khi uống nước suối. Chính vì thế loại dị vật này gặp chủ yếu ở vùng rừng, núi, có suối nước chảy qua[122].
  • Đỉa trâu có môi trường sống ở các đầm lầy, ao hồ, nơi vùng trũng có nhiều trâu bò hay động vật có máu nóng, loại đỉa này cũng thường sống ký sinh trên rau sống. Nhiều hộ dân ở Việt Nam nuôi loại đỉa này để bán sang Trung Quốc nhưng đến khi Trung Quốc ngừng mua thì đem thả ra môi trường.

Côn trùng

Ve sầu ở vùng hồ Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc
Một con chuồn chuồn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam là quốc gia đa dạng về các loại côn trùng với hơn 5.500 loài. Tại Pù Mát, Tổng cộng hiện đã xác định được 1.084 loài thuộc 64 họ, của 7 bộ. Trong đó có 71 loài đặc hữu Bước đầu đã xác định được 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến có mặt tại Pù Mát[123] Ghi nhận được 756 loài thuộc 68 họ, 10 bộ. Vường quốc gia Cát Tiên[49]. Tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng xác định được sự có mặt của 369 loài côn trùng thuộc 40 họ, 13 bộ. Có hai loài côn trùng được xếp vào dạng quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam là Bọ ngựa xanh Mantis religiosa và Bướm phượng đuôi nheo Lamproptera curius[124]. Vườn quốc gia Hoàng Liên: Bọ cánh cứng ăn lá có 89 loài, 40 giống và 9 phân họ Bọ cánh cứng. Kẹp kìm có 18 loài thuộc 7 giống, trong đó 4 loài chỉ tìm thấy ở Hoàng Liên[125].

Chỉ riêng kết quả khảo sát về thành phần côn trùng gây hại và thiên địch tại Cần Thơ ghi nhận có 13 có bộ thuộc lớp côn trùng (Insecta) hiện diện với 75 họ, bao gồm các bộ như bộ Cánh màng (Hymenoptera), bộ Hai cánh (Diptera), bộ Cánh vẩy Lepidoptera), bộ Cánhđều (Homoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh thẳng (Orthoptera), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), bộ Cánh bằng (Isoptera), bộ Cánh lưới (Neuroptera), bộ Đuôi bật (Collembola), bộ Chuồn chuồn (Odonata), bộ Đuôi kìm (Dermaptera)và bộ Cánh tơ (Thysanoptera), trong đó có 5 bộ chiếm đa số là bộ Cánh màng(Hymenoptera), bộ Hai cánh (Diptera), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), bộ Cánh cứng(Coleoptera) và bộ Cánh đều (Homoptera).

Bướm

Một con bướm ở châu thổ sông Mê Kông Việt Nam
Một con bướm lớn ở Việt Nam
Một con bướm tại Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Việt Nam có khoảng 130 loài bướm các loại (theo thống kê chung nhất của Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam), chúng được phân bố tương đối đều trên các vùng miền của Việt Nam[126]. Mặc dù vậy, thống kê về số lượng loài bướm ở từng vùng lại đa dạng hơn rất nhiều theo như thống kê của từng vùng. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 270 loài bướm ngày, chiếm khoảng 1/4-1/5 tổng số loài bướm ngày đã phát hiện ở Việt Nam[124], một khảo sát khác đã ghi nhận được 261 loài bướm thuộc 11 họ. Hầu hết các nhóm bướm ở Việt Nam đều có mặt ở vùng Phong Nha-Kẻ Bàng với số loài chiếm tới 1/4-1/5 tổng số loài bướm của Việt Nam[127].

Vườn quốc gia Hoàng Liên ghi nhận được 304 loài, thuộc 138 chi, 10 họ. Đây là nơi duy nhất của Việt Nam có nhiều loài bướm chưa được tìm thấy ở các vùng miền khác, các loài bướm đặc hữu như Bayasa polla, Papilio krishna cùng nhiều loài khác thuộc họ Bướm xanh Lycaenidae (Chrysozephyrus spp và Neozephyrus spp)[125] Vường quốc gia Cát Tiên Riêng các loài bướm đã xác định được 450 loài, chiếm hơn 50% tổng số loài bướm được ghi nhận ở Việt Nam. Các loài quý hiếm có 2 loài là bướm phượng và bướm phượng cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm[49][128]. Vườn quốc Gia Pù Mát có tổng cộng có 459 loài bướm bao gồm: 365 loài bườm ngày, 94 loài bướm đêm (83 loài bướm sừng và 11 loài bướm Hoàng đế). Trong đó có 7 loài bướm ngày và 4 loài bướm đêm (bườm sừng) là những loài mới ở Việt Nam. Ngoài ra còn có 3 loài bướm ngày nằm trong sách đỏ Việt Nam được xếp hạng ở mức VU (Sẽ nguy cấp) [123]. Ở Cúc Phương, loài bướm phổ biến nhất là bướm trắng (chủ yếu là loài Appias albinas).[129].Trong số 46 loài cần bảo vệ thì Việt Nam có 4 loài là Teinopalpus aureus, Teinopalpus imperialis, Troides helenaTroides aeacus. Trong số các loài này thì loài bướm đuôi kiếm đốm vàng (Teinpalpus aureus) bị săn bắt ráo riết nhất do có giá trị thương mại cao. Trên thế giới loài bướm đuôi kiếm đốm vàng (Teinpalpus aureus) phân bố hẹp, loài này phân bố rải rác từ miền Bắc (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) vào tới nam Trung bộ (Đắc Nông). Các địa điểm mới phát hiện có sự phân bố của loài này là Pù Mát (Nghệ An), Đắc Nông, Đắk Lắk. Việt Nam có hai loài phụ, Hai loài phụ này rất giống nhau, chỉ khác nhau ở ô cánh của cánh sau[130].

  • Teinopalpus aureus aureus phân bố từ Vĩnh Phúc đến Hà Tĩnh, loài ở miền Bắc có ô cánh lớn hơn so với loài ở nam Trung bộ. Loài lưỡng hình, cá thể đực và cái khác nhau. Cá thể cái có kích thước sải cánh lớn hơn cá thể đực, các đuôi cũng dài và rõ rệt hơn
  • Teinopalpus aureus eminens phân bố ở nam Trung bộ (Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắk Lắk).

Ở Vùng Cúc Phương có mặt 370 loài, ở Tam Đảo có 360 loài và ở Hoàng Liên có 302 loài; đồng thời, thành phần loài bướm ở Hoàng Liên rất khác với cácvùng khác ở Việt Nam. Tổng số 157 loài bướm (trừ hai họ LycaenidaeHesperiidae) đã được ghi nhận. Trong đó, Cúc Phương có số loài nhiều nhất 99 loài, tiếp đến là Tam Đảo 98 loài và Hoàng Liên ít nhất với 80 loài. Một số loài có sốlượng cá thể nhiều như Catopsilia pomona, Penthema darlisa, Euploea mulciber, Euploea tulliolus, Euploea eunice ở Cúc Phương. Cúc Phương có số lượng loài nhiều nhất, số lượng cá thể quan sátđược nhiều hơn hẳn so với ở Tam Đảo và Hoàng Liên. Loài bướm cả Appias albina ở Cúc Phương có số lượng lớn nhất, hàng ngàn cá thể bay dọc đường. Bốn loài có giá trị bảo tồn ghi nhận được ở ba vùng nghiên cứu là

Trong số các loài có giá trị bảo tồn, Tam Đảo có 3 loài là Teinopalpus aureus, Troides aeacusTroides helena. Cúc Phương có 2 loài là Troides aeacusTroides helena. Hoàng Liên có 2 loài là Teinopalpus imperialisTroides helena. Hai loài Teinopalpus là những loài phân bố rải rác trong rừng núi trung bình đến núi cao ở một số vùng Việt Nam. Một số loài chỉ thấy phân bố ở vùng núi cao như Hoàng Liên mà không thấy ở Tam Đảo và Cúc Phương là Teinopalpus imperialis, Bysa lattereillei, Papilio bootes, Chilasa epycides, Graphium eurous, Aporia agathon, Delias belladonna, Callerebia narasingha, Lethe siderea, Ypthima frontier, Athyma opalina, Calinaga buddha bedoci. Loài Papilio bootes xuất hiện ở ven suối độ cao 1200-1300m. Loài Byasa lattereilei phân bố cao hơn, thấy ở độ cao 1800-2000m.

Hoàng Liên có 210 loài bướm lớn, Tam Đảo có 232 loài bướm lớn và Cúc Phương có 198 loài bướm lớn. Tỷ lệ các loài bướm lớn ghi nhận được trong tháng 4 năm 2012 dao động từ 38% đến 50% tổng số loài bướm lớn. Tổng số 157 loài bướm lớn đã ghi nhận chiếm 38-50% tổng số loài bướm lớn của các vùng. Các loài có giá trị bảo tồn là Troides helena, Troides aeacus, Teinopalpus aureus, Teinopalpus imperialis. Trong cùng thời gian điều tra, càng lên cao, tỷ lệ % loài ghi nhận được sovới tổng số loài của vùng có xu hướng giảm đi.

Một số loài:

Loài bướm Dysphania saganamiền Nam Việt Nam
  • Bướm khế (Attacus atlas): Chúng là loại bướm đêm có kích thước lớn nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Bướm khế phân bố ở khắp các vùng rừng núi và đồng bằng của Việt Nam và đôi khi còn được bắt gặp ở vùng ngoại ô của các thành phố lớn. Sải cánh của một con bướm khế trưởng thành có thể đạt 25 – 30 cm.
  • Bướm báo hoa đỏ có màu sắc khá rực rỡ với hoa văn lạ mắt. Chúng được bắt gặp nhiều ở các khu rừng thứ sinh miền bắc.
  • Bướm cánh bản đồ do đôi cánh có hoa văn ngang dọc như những con đường trên một tấm bản đồ. Đây là một loài bướm khá phổ biến, được bặt gặp ở mọi nơi tại Việt Nam.
  • Bướm ở miền núi, loài này trở nên rất hiếm gặp do tình trạng phá rừng và sự săn lùng của các nhà sưu tập.
  • Bướm chai xanh có thể được bắt gặp trong các vườn hoa và công viên. Rất dễ nhận ra chúng với dải màu xanh giữa cánh. Màu hổ phách làm bướm đuôi trông thật quý phái. Loài này sống ở các thung lũng, đỉnh đối gần sông suối.
  • Bướm đuôi dài xanh lá chuối là một loài bướm đêm lớn với sải cánh lên tới gần 20 cm, rất được các nhà sưu tầm ưa chuộng. Nơi phân bố của chúng là Trung Bộ và Nam Bộ. Bướm đuôi dài xanh lá chuối đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam do sự suy giảm về số lượng.
  • Bướm hoa vàng có mặt trên hầu khắp cả nước, thường xuất hiện vào nửa cuối mùa khô.
  • Bướm hổ đuôi nhỏ có đôi cánh trông như được cắt ra từ một tấm da hổ. Chúng khá phổ biến ở miền Bắc và miền Trung.
  • Bướm hổ vằn là loài bướm rất thường gặp ở vùng đồng bằng, từ nông thôn đến thành phố. Chúng sở hữu một đôi cánh rất bắt mắt.
  • Bướm nam tước chấm đỏ có màu sắc khá độc đáo với các đốm đỏ trên nền nâu xanh lục nhạt. Khá hiếm gặp, chúng sống trong những vùng rừng ẩm nơi đất thấp.
  • Bướm ngô xanh: Xuất hiện ở khắp cả nước, có những chiếc "đuôi" thướt tha và quyến rũ.
  • Bướm phượng đuôi kiếm răng tù: Với sắc nâu, xanh, vàng óng ánh, chúng là một trong những loài bướm đẹp nhất ở Việt Nam[131]. Chúng chỉ xuất hiện ở một số vùng rừng thuộc tỉnh Cao Bằng. Là loài bướm quý hiếm, chúng được Sách Đỏ xếp vào tình trạng nguy cấp do bị săn lùng để sưu tầm hoặc làm tranh.
  • Bướm phượng xanh đuôi nheo có hai chiếc đuôi cánh dài như đuôi chim phượng.

Côn trùng nước

Một con chuồn chuồn ở Thành phố Hồ Chí Minh
Một con chuồn chuồn bụng đỏ

Việt Nam đã xác định được 09 bộ thuộc nhóm Côn trùng ở nước: Phù du (Ephemeroptera), Chuồn chuồn (Odonata), Cánh lông (Tricoptera), Cánh úp (Plecoptera), Cánh nửa (Hemiptera), Cánh cứng (Coleoptera), Hai cánh (Diptera), Cánh rộng (Megaloptera), Cánh vảy (Lepidoptera).

Chỉ riêng Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trong khu vưc̣ Tây Bắc Viêṭ Nam có 53 loài thuộc 31 chi và 11 họ, xác định được 10 loài ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng của Việt Nam. Một ngiên cứu mới nhất xác định bước đầu đã thu thập được 20 họ thuộc 04 bộ với tổng số 77 loài, số lượng mẫu thu đượ 376 mẫu côn trùng nước[132].

Trước đó tại Vường quốc gia Hoàng Liên cũng đã xác định được 186 loài thuộc 145 giống, 56 họ của 9 bộ côn trùng nước. Trong đó bộ Phù du có số loài lớn nhất với 57 loài (30,6%), tiếp đến là bộ Cánh lông với 36 loài (19,4%), hai bộ Chuồn chuồn và bộ Cánh cứng cùng thu được 20 loài (10,8%), bộ Cánh nửa với 18 loài (9,7%), bộ Hai cánh với 17 loài (9,1%), bộ Cánh úp thu được 16 loài (8,6%), bộ Cánh vảy và bộ Cánh rộng chỉ thu được duy nhất một loài (0,5%).

  • Khu hệ Phù du (Ephemeroptera) ở Bắc Việt Nam bao gồm 54 loài, 29 chi thuộc 13 họ khác nhau. Có mô tả 10 loài mới thuộc họ Heptageniidae thu được từ một số suối, cho khu hệ Ephemeroptera ở Việt Nam, trong đó thành lập thêm 2 chi là Asionurus và Trichogeniella. Sau đó ở vường Quốc gia Hoàng Liên đã xác định được 102 loài thuộc 50 chi và 14 họ Phù du ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 57 loài thuộc 28 chi của 7 họ. Ở mức độ chi thì họ Heptageniidae và họ Baetidae là hai họ chiếm ưu thế nhất khi lần lượt có 9 chi và 8 chi. 20 loài thuôc̣ 19 chi và 9 họ.
  • Bộ Chuồn chuồn (Odonata): Chưa có số liệu cuối cúng. Riêng khu hệ côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Tam Đảo có 26 loài thuộc 12 họ của bộ Chuồn chuồn.
  • Bộ Cánh úp (Plecoptera): số loài Cánh úp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo là 12 loài thuộc 3 họ, tại vường quốc gia Hoàng Liên, bộ Cánh úp gồm 16 loài thuộc 14 chi của 4 họ. Trong đó, họ Perlidae là họ có số lượng loài và giống lớn nhất với 7 chi và 7 loài thu được. Tiếp theo đó, họ Nemouridae xếp thứ 2 với 4 chi và 6 loài. Họ Leuctridae có 2 loài, trong khi họ Peltoperlidae chỉ có duy nhất 1 loài bộ Cánh nửa (Hemiptera)
  • Bộ Cánh lông (Tricoptera): Định loại được 23 loài thuộc 16 họ của bộ Cánh lông ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tại Vường quốc gia Hoàng Liên: nó là bộ có số lượng họ lớn nhất và số lượng loài đứng thứ 2, đã xác định được 36 loài thuộc 27 chi của 12 họ thuộc bộ Cánh lông. Họ Hydropsychidae có số lượng loài nhiều nhất với 17 loài. Tiếp sau là ba họ: Psychomyiidae, PhilopotamidaeRhyacophilidae có 3 loài. Đa số các họ khác của bộ Cánh lông thu được chỉ có một đến hai loài. Loài Ceratopsyche sp. là loài chiếm ưu thế với phân bố rộng nhất.
  • Bộ Cánh cứng (Coleoptera): Tại Hoàng Liên, Bộ Cánh cứng bao gồm 20 loài thuộc 20 chi, 8 họ. Số loài thu được trong mỗi họ khá thấp: họ Elmididae chiếm ưu thế với 7 loài, tiếp đến là các họ Hydrophilidae (4loài), họ Psephenidae (3 loài), họ Gyrinidae (2 loài), các họ còn lại chỉ xác định được 1 loài.
  • Bộ Hai cánh (Diptera): bộ Hai cánh ở vùng nghiên cứu có 17 loài thuộc 17 chi của 6 họ. Trong đó, họ Tipulidae chiếm ưu thế với 8 loài và gặp ở hầu như tất cả các điểm khảo sát. Các loài chiếm ưu thế và có phân bố rộng của bộ Hai cánh phải kể đến: Simulium sp., Hexatoma sp., Chironomus sp. có mặt ở nhiều điểm. Ngược lại, các loài như: Dasyhelea sp., Limnophila sp., Atrichops sp., Bezzia sp., Culicoides sp. và Dasyhelea sp. lại có phân bố rất hẹp.
  • Bộ Cánh vảy (Lepidoptera): Ở Vường quốc gia Hoàng Liên: Chỉ xác định được duy nhất một loài Parapoynx sp.
  • Bộ Cánh rộng (Megaloptera): xác định được 01 loài là Protohermes sp. thuộc họ Corydalidae. Các mẫu được tìm thấy ở hầu hết các điểm khảo sát và gặp chủ yếu ở nơi nước chảy.
  • Bộ cánh nữa (Hemiptera): xác định được 18 loài thuộc 18 chi, 8 họ. Họ Gerridae là chiếm ưu thế hơn cả với 6 loài. Tiếp sau đó là họ Veliidae (5 loài), các họ còn lại phổ biến chỉ có từ một đến hai loài.

Côn trùng có hại

Cây trồng

Một con châu chấu đầu dài ở Việt Nam, châu chấu là loài hại lúa
Phun thuốc trừ sâu

Việt Nam có nhiều loại côn trùng gây hại cho cây trồng nhất là các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn), cây ăn trái, hoa màu, và các loại cây trồng khác. Các loại cây ăn quả là các cây thường bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh gây hại. Mức độ bị hại, thời gian sâu bệnh gây hại thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào giống cây, vào kỹ thuật canh tác và vào các điều kiện sinh thái của vùng trồng. Mía cũng là cây trồng chứa nhiều dưỡng chất rất hấp dẫn đối với sâu bọ và các loài vật gây hại khác. Ngoài ra, sự có mặt thường xuyên của cây mía trên đồng ruộng cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bọ và các loại bệnh cây ẩn náu tồn tại. Việt Nam hiện nay có trên 20 loài sâu bọ hại mía[133].

Riêng tại Cần Thơ đã ghi nhận có 44 loài côn trùng gây hại trên ruộng đậu thuộc bộ Cánh vẩy, bộ Cánh đều, bộ Cánh cứng, bộ Hai cánh, bộ Cánh nửa cứng, bộ Cánh tơ và bộ Cánh thẳng. Thành phần loài gây hại khá phong phú. Trong các loài gây hại chỉ có loài sâu đục trái Etiella zinckenella là có tần số xuất hiện cao hiện diện trên tất cả các ruộng đậu nành. Kế đến là các loại rầy mềm và sâu ăn tạp. Cụ thể là

Ở Việt Nam có 03 loài ruồi đục quả quan trọng và nguy hiểm nhất là[134][135]:

  • Bactrocera dorsalis (ruồi Phương Đông): Gây hại các loại rau quả có màu đỏ. Nó là loài nguy hại nhất vì nó còn đang là đối tượng kiểm dịch thực vật.
  • Bactrocera correcta: Gây hại các loại rau quả có màu đỏ
  • Bactrocera cucurbitate: Gây hại chủ yếu trên bầu, , dưa.

Ngoài ra, tại Việt Nam, có các loài côn trùng gây hại phổ biến sau đây:

Một con sâu bướm tại Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang, sâu bướm là loài gây hại cho nông nghiệp, nhất là các giống cây trồng ở Việt Nam
Một con ngài tại Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang
  • Sâu đục quả (Alophila sp.): Sâu đục quả được xem là sâu hại nguy hiểm nhất trên hồng xiêm. Sau khi chui vào trong quả sâu đục ruột quả thành những đường hầm tương đối rộng rồi ở luôn trong đó. Có con chỉ tạm trú trong ruột một thời gian ngắn rồi lại chui ra ngoài đục phá quả khác. Một con sâu có thể gây hại nhiều quả trên 1 chùm. Trong một quả thường chỉ có một con sâu, song có quả có đến 2, 3 hoặc bốn con.
  • Sâu đục thân hay Sâu đục thân cành (Chelidonium argentatum, Nađezhiella cantorri, Anoplophora sp): Sâu non đục lỗ vào trong thân gỗ, tạo thành đường hầm phá huỷ phần giác gỗ. Cành bị sâu đục khô héo và chết. Sâu đục thân hại ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và hại ở tất cả các bộ phận từ thân, lá, bắp. Khi cây còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng. Khi cây lớn sâu đục vào thân làm cản trở quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, nếu gặp gió bão cây sẽ bị gãy. Khi trổ cờ sâu đục vào cờ làm gãy cờ, đục vào bắp làm thối bắp[136]
    • Sâu đục thân bướm hai chấm (Scirpophaga incertulas): Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa (kể cả giai mạ). Trong điều kiện vụ xuân sâu thường phát sinh 2 lứa. sâu non lứa 1 gây dảnh héo ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, tuy nhiên tác hại của sâu lứa 1 thường thấp song đây là nguồn sâu cho lứa
    • Sâu đục thân năm vạch đầu đen (Chilo polychrysus): Sau khi thu hoạch, thu dọn rơm rạ đem đốt hoặc ngâm dầm để diệt nguồn sâu.
    • Sâu đục thân năm vạch đầu nâu (Chilo suppressalis): Sâu đục thân 5 vạch Phát sinh nhiều ở vùng ôn độ thấp, ít lụt bão. Hại nặng ở giai đoạn lúa con gái- làm đòng; vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa[137].
    • Sâu đục thân màu hồng (Sesamia inferens)
  • Sâu vòi voi hay còn gọi là Sâu đục thân chuối (Cosmopolite sordidus): phá hoại chủ yếu thân thật ở dưới đất.
  • Sâu hại lá chuối bao gồm sâu cuốn lá, sâu dóm gây hại trên phiến lá.
  • Sâu đục thân nhãn vải (Aristobia testudo): Những cây, cành bị sâu đục thân sẽ còi cọc kém phát triển, lá nhỏ bị vàng hơn, cây cho năng suất quả kém, gây chết cành thậm chí là chết cả cây.
  • Sâu đục cành xoài (Niphonolea albata và Niphonolea capito): thường gây hại bằng cách cắn tiện ngang ngọn của các cành non để đẻ trứng vào. Sâu non nở ra đục vào mô gỗ làm cành bị chết khô, thường gây hại nặng trong mùa mưa. Những cành ngọn sắp ra hoa cũng bị chúng gây hại nặng.
  • Sâu đục cành lớn xoài (Penicillaria jocosatrix): họ Noctuidae thường ăn chồi non, làm ngừng sinh trưởng của cây xoài non trong vườn ươm, cây non và cả trên quả non, cuống quả. Chúng đục vào các chồi non, chồi hoa, cuống quả để gây hại làm héo chồi, gẫy cành và rụng quả non.
  • Sâu đục cành non xoài (Chlumetia transversa và Alcicoides sp.): Sâu non khi mới nở ra thì đục ngay vào lá, sau đó chúng đục thẳng vào đầu các ngọn non, chùm hoa, ăn rỗng phía trong làm cho chồi non, cành hoa bị héo đi hoặc gãy đổ.
  • Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis): Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa, thường hại nặng và gây thành dịch.
  • Sâu cuốn lá lớn (Parnara guttata): Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng truntg du và miền núi bị hại nặng hơn đồng bằng. Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng.
  • Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): Là một trong những loại sâu phổ biến nhất gây hại trên cây có múi, chủ yếu phá hại ở thời kỳ vườn ươm và trong thời gian 3-4 năm đầu khi cây mới trồng.
  • Sâu năn (Pachydiplosis oryzae): Sâu năn thường phát sinh thành dịch Khi trời âm u, mưa nhiều, nhiệt độ từ 22-250C, ẩm độ từ 80-90%. Muỗi năn phá hại chủ yếu thời kỳ mạ đã lớn và lúa cấy mới bén chân. Lúa mùa bị hại nặng hơn lúa xuân;mùa sớm bị hại nặng hơn mùa chính vụ
  • Sâu phao (Nymphula depunctatus) với các tên gọi khác như: Nymphula staynalis; Zebronia decassalis (Guenee); Hydrocaupa depunctalis (Guenee): Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên lúa cạn. Nếu trong ruộng lúa cùng có sự xuất hiện gây hại của ruồi và sâu đục thân thì tác hại của chúng gây ra sẽ làm năng suất lúa giảm đáng kể.
  • Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu xám thường hại chủ yếu ở thời kỳ cây ngô còn non. Sâu thường gây hại vào ban đêm. Sâu cắn ngang cây non, sau đó lôi con mồi xuống đất để ăn. Sâu xám phá hại ngô mạnh từ lúc mọc mầm đến 5-6 lá, khi cây 7 - 8 lá sâu xám đục gốc vào bên trong ăn phần mềm ở giữa làm cây bị héo và chết.
  • Châu chấu hại lúa (Oxya chinensis) Châu chấu non hại lúa ngay sau khi nở. Châu chấu lúa phá hại quanh năm, thường gây hại nặng trên lúa chiêm xuân cuối vụ, mạ mùa và lúa mùa sớm.
  • Ngài sâu đục quả (Ophideres sp): Quả chín thường dễ bị chích hút nhưng quả xanh cũng bị hại. trên vỏ quả có thể có nhiều lỗ đục, có trường hợp có đến 40-50 lỗ đục. Quả bị đục thường bị nhiễm nấm bán ký sinh rồi rụng, dùng tay bóp mạnh sẽ thấy dịch quả phụt ra từ các lỗ đục.
  • Ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non của khế. Ruồi vàng đục quả: Có 02 loài gây hại nặng và phổ biến nhất là Dacus dorsalisCeratitis capitata. Chúng gây hại tới hơn 50% sản phẩm thu hoạch đối với vườn cây ăn trái. Ruồi đục quả ổi (Bactrocera dorsalis): Loài ruồi này là một loại côn trùng đa thực vì ngoài ổi chúng còn gây hại trên rất nhiều loại quả cây khác, như: Mận, táo, sapôche, đu đủ, xoài, thanh long, chôm chôm, mãng cầu xiêm
  • Rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens): Thường phát triển mạnh trong điều kiện vụ xuân, rầy thường phát sinh 2 đợt. Sự xuất hiện của rầy non còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu ở những huyện do điều kiện chăm sóc, hạn hán không có nước tưới nên rầy có thể gây cháy ngay từ giai đoạn lúa đứng cái làm đồng. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.
  • Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera): Thường hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp. Rầy lưng trắng thường có mật độ cao, gây hại nặng vào giai đoạn giai đoạn lúa làm đòng. ở vùng lúa đồng bằng sông Hồng một năm có 6-7 lứa.
  • Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) lây bệnh Bệnh vàng lá cam (Greening) ở cây có múi. Rầy hoạt động từ tháng 2 tới tháng 11, 1 năm có khoảng 10 lứa, chích hút lộc non của cây: Lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông.
  • Mọt gạo hay Mọt nước (Lissorhoptrus oryzophilus) hại lúa: chỉ mới xuất hiện trong một vài vụ lúa gần đây nhưng tác hại ghê gớm.
  • Bọ gai (Dicladispa armigera): Trưởng thành có nhiều gai trên mình, thường qua đông trên cỏ dại, thích ăn và đẻ trứng ở những trà lúa non, bón nhiều đạm. Sâu non gặm chất xanh giữa 2 lớp biểu bì tạo thành vết sọc màu trắng trên lá. Thời tiết nóng, ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ thích hợp cho sâu gai phát triển. Ruộng cao ít bị hại hơn ruộng nước.
  • Bọ trĩ (Stenchaetothrips biformis) hay còn gọi là con bù lạch cũng là loài hại lúa thường gặp
  • Bọ phấn đầu dài (Aleurolobus barodensis) hại điều: Bọ phấn đầu dài là loại sâu đục chồi nguy hiểm nhất trên cây điều. Sâu non đục lên ngọn và đục xuống trong lõi chồi non để ăn và làm nơi ẩn náu, hóa nhộng. Lá non trên chồi bị hại héo và rụng đi, chồi teo lại và không phát triển được.
  • Xén tóc hại táo và Xén tóc đục xoài (Niphonolea albata ) gây hại trên táoxoài. Trong tháng 6 – 7 xén tóc thường đẻ trứng vào thân cây táo và sâu non gặm vỏ tạo thành đường xoáy trôn ốc xung quanh thân cây cắt đứt con đường vận chuyển nhựa từ trên xuống làm cây bị vàng và có khi bị chết.
  • Bọ xít thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh. Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Bọ xít còn hại thanh long: Hai loài bọ xít là bọ xít xanhbọ xít đen thường gây hại cho cây thanh long từ khi cây có nụ hoa cho đến khi hình thành quả.
  • Bọ hà hại khoai lang hay con sùng đinh[138]. Sâu hại quan trọng nhất ở vùng trồng khoai khô hạn như: các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trên thế giới có 3 loài (Cylas formicarius, Cylas puncticollis, Cylas bruneus).

Con người

Việt Nam cũng là nơi tồn tại nhiều loại côn trùng có hại cho con người. Trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên phải gặp những loại côn trùng gây hại cho sức khỏe và cuộc sống phổ biến như các loài ruồi, muỗi, kiến, gián, mối, mọt, chấy, rận, mạt, rệp, ve, bét, bọ chét[139]

Ruồi

Việt Nam là quốc gia với rất nhiều ruồi, các loài ruồi thường thấy ở Việt Nam gồm có: Ruồi giấm, ruồi ăn xác chết, ruồi nhặng (lằng/ruồi xanh), ruồi nhà, ruồi đàn, ruồi trâu:

Ruồi nhặng
Một đôi ruồi đang giao phối và Một con nhặng xanh ở Việt Nam
Một con ruồi Nomia spiney ở miền Nam Việt Nam
  • Ruồi nhà (Musca domestica) thường gặp, thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩmchất thải. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng da và nhiễm trùng mắt. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn, nước uống.
  • Ruồi ăn xác chết: Thích ăn các ấu trùng trên xác chết phân hủy của động vật và kể cả con người. Hoạt động của ruồi giấm không giống như các loài ruồi khác, chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm kéo dài từ tháng 10 đến tháng 11.
  • Ruồi nhặng hay còn gọi là lằng, nhặng xị, lằng xanh: Dài khoảng 6 - 10mm, có thân màu xanh kim loại (xanh dương hay xanh lá cây), mắt màu đỏ, cánh trắng có đường vân màu đen, chúng thường đẻ trứng ở những vùng dơ bẩn hoặc có mồi hôi tanh như: bãi rác, thịt heo, các loài thủy sản ở chợ. Từ 5 - 7 ngày sau trứng nở thành nhộng và trong 1 tháng thì có khoảng 2 - 3 thế hệ được sinh ra. Loài nhặng khỏe và hoạt động trong khoảng nhiều km cách nơi sinh sản. Chúng hiện diện nhiều trng những tháng mùa hè ấm áp.
  • Ruồi đàn: Dài từ 5 - 10mm, ngực có màu xám, cánh có màu nâu trắng, lưng có màu có sọc trắng đen, bụng có màu nâu vàng, mắt màu đỏ xẫm. Trứng được đẻ trong đất và sinh trưởng rất nhanh, ruồi đàn xuất hiện trong nhà nhiều nhất vào mùa xuân.
  • Ruồi trâu: Ruồi đốt rất đau và gây cản trở cho các hoạt động ở ngoài trời. Ruồi trâu đốt và hút máu gia súc và cả con người, chúng thường đốt máu vào ban ngày nhất là vào những giờ có nhiều nắng khi nhìn thấy mồi. Do cần nhiều máu nên ruồi có thể đốt máu nhiều lần, mỗi lần một ít trên cùng một vật chủ hoặc những vật chủ khác nhau.Vết đốt của ruồi trâu có thể gây chảy máu, gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.
Muỗi

Là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam trở thành môi trường lý tưởng cho loài muỗi sinh sôi, phát triển, muỗi đốt là nguyên nhân làm nhiễm trùng da, gây sốt (sốt siêu vi) và truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm. Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Hai loài muỗi phổ biến và nguy hiểm ở Việt Nam gồm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường được gọi là muỗi vằn (Aedes aegypti) và muỗi truyền bệnh sốt rét thường được gọi là muỗi đòn xóc (Anopheles).

  • Muỗi vằn (Aedes aegypti), thường sống và hoạt động ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Nó là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng và một số bệnh do virut khác.
  • Aedes albopictus có thể truyền bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên loài muỗi Aedes albopictus ít có vai trò truyền bệnh do ít đốt hút máu người và có thể sống ngoài thiên nhiên, rừng núi.
  • Muỗi đòn xóc (Anopheles): Là chi muỗi trong họ Anophelinae ở Việt Nam và có 62 loài, trong đó có một số loài được sử dụng tên mới để thay thế cho tên loài trước đây, như: An.epiroticus thay cho An.sundaicus; An.pseudojamesi thay cho An.ramsayi; An.nimpe thay cho An.sp1. Muỗi đòn xóc có tên gọi là Anopheles, chúng có 3 loài chính truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam là:
    • Anopheles minimus hoạt động ở vùng rừng núi trên toàn quốc. Anopheles minimus thích đốt máu người, tập tính này thay đổi tùy từng địa phương và phụ thuộc vào tình hình chăn nuôi gia súc như trâu, .
    • Anopheles dirus hoạt động ở vùng rừng núi từ vĩ độ Bắc 20 trở vào Nam. Tại Việt Nam, muỗi có đỉnh hoạt động chích đốt máu phổ biến từ 20 giờ - 24 giờ đêm. Ở một số địa phương, có khoảng 85% muỗi bắt được hoạt động trước 24 giờ, chỉ có 15% muỗi bắt được hoạt động sau 24 giờ.
    • Anopheles sundaicus hoạt động ở vùng ven biển nước lợ từ Phan Thiết vào phía Nam: Muỗi Anopheles sundaicus có tập tính chích đốt máu cả người và động vật, tập tính này thay đổi theo từng vùng địa lý. Tại Việt Nam, muỗi được xác định là thích chích đốt máu người ở cả trong nhà và ngoài nhà; hoạt động chích đốt máu của muỗi hầu như xảy ra suốt đêm, không có đỉnh rõ ràng.
  • Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản thuộc chi Culex: Khoảng 550 loài Culex trên thế giới đã được mô tả, riêng ở Việt Nam khoảng hơn 100 loài, đa số là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới[140]. Một số loài là vật truyền bệnh quan trọng đối với giun chỉ bancrofti và các bệnh arbovirus như viêm não Nhật Bản. Ở một số vùng, loài này là một mối phiền hà đáng kể. Hai loài quan trọng truyền bệnh viêm não Nhật Bản là muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui.
    • Culex quinquefasciatus là loài phổ biến nhất, là mối phiền toái chính và vật truyền bệnh giun chỉ bancrofti, thích đặc biệt đẻ ở nơi nước bẩn có nhiều chất hữu cơ, như chất thải, phân, cây mục, có thể kể đến các hố xí bể, hố xí ngăn, cống tắc nghẽn, mương, máng, giếng bỏ hoang, nơi hệ thống thoát nước và vệ sinh không được bảo đảm.
    • Culex tritaeniorhynchus, loài truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở châu Á ưa nước trong. Thường thấy loài này ở ruộng lúa nước, mương rãnh. Culex tritaeniorhynchus đẻ ở nơi sạch hơn như ruộng lúa, đầm lầy. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định Culex tritaeniorhynchus là muỗi chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Đặc điểm muỗi Culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, phát hiện nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc tập trung đông dân cư và có nhiều hồ ao.
Kiến
Một con kiến ở Hà Giang, loài có thể là Crematogaster

Loài kiến khi di chuyển rồi bò vào thức ăn mang theo một lượng vi khuẩn lớn ảnh hưởng đến con người và là tác nhân truyền bệnh gián tiếp, đó là cách bệnh như: Tiêu chảy, dịch sốt, ho… Không chỉ có vậy khi bị kiến đốt con bị phát ban, gây mẩm ngứa, dị ứng rất nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng.

  • Kiến ba khoang (Paederus): Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa Pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ…Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh. Dù có tên gọi này nhưng lại thuộc bộ cánh cứng.
  • Kiến Sư tử (antlion): Phổ biến nhất là ở các vùng đất cát và khô kiến sư tử ăn các loài chân khớp nhỏ, kiến trưởng thành thường ăn mật hoa, phấn hoa, hoặc một số loài thì ăn thịt các loại chân khớp nhỏ khác. Tên gọi là do bọn chúng thường săn kiến và thực tế lại là ấu trùng của một loài côn trùng thuộc bộ cánh gân.
  • Kiến bẫy gấu (Odontomachus, Anochetus) với ưu thế cặp càng to khỏe, có thể mở ra 180 độ và cú đớp rất nhanh
  • Kiến đỏ hay Kiến lửa đỏ (Solenopsis) : Kiến lửa đỏ dài khoảng 3-6mm, là một loại khá nguy hiểm khi tấn công người. Những vết cắt từ kiến lửa gây đau nhức, phồng da và có thể gây chết người (tỉ lệ 5%).
  • Kiến đầu to (Pheidole): có nguồn gốc cũng ở Việt Nam nhưng đa số từ châu Phi, là một loài sống lang thang, lan tràn trên toàn cầu qua con đường thương mại của con người. Đây là một loài kiến ăn thịt hung dữ đã tiêu diệt nhiều loài sinh vật bản địa bản địa như kiến, bọ cánh cứng, bướm đêm và nhện. Tên gọi của chúng là do lính của loài này có một cái đầu rất lớn so với cơ thể.
  • Kiến giả nhện hay Nhện kiến chúng có hình thù giống như một con kiến và có thể sử dụng hai chân trước để giả râu kiến nên giúp tránh và xua đuổi kẻ thù: Nhiều loài như chim, Ong bắp cày, kể cả nhện nhảy chúng rất ghét và sợ kiến, vì mùi axit formic, vì tính hiếu chiến của Kiến.
  • Kiến vàng (Oecophylla): cắn không gây nguy hiểm nhưng khiến người bị cắn có cảm giác ngứa lâu do axit formic mà kiến có thể xịt ra.
Gián

Ở Việt Nam, theo các tài liệu đã công bố cho đến nay đã phát hiện 11 loài gián, trong đó có 7 loài phân bố toàn cầu, 04 loài gián phân bố ở vùng. Cụ thể là:

Một con gián ở Việt Nam

Gián nhà được coi là loài gây hại, có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người. Chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở. Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Những loài gián nhà thường gặp trong nhà ở Việt Nam là:

  • Gián Mỹ (Periplanete americana): loài gián này xuất hiện ở hầu hết các khu dân cư trên toàn thế giới. Cơ thể dài 35 – 40mm, có màu cánh gián đậm hoặc nhạt hơn. Gián Mỹ đẻ trứng thành ổ, có 16 trứng, xếp thành hàng chiều dài từ 8 - 10mm.
  • Gián Úc (Periplanete australasiae): gián Úc được gặp chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Gián Úc cũng giống loài gián Mỹ, nhưng cơ thể nhỏ hơn (dài 31 – 37mm) và màu sắc đen hơn. Loài gián này có 2 sọc vàng nhạt từ 2 bên gốc cánh kéo xuống 1/3 chiều dài của cánh trước. Một ổ trứng của gián Úc có 22 – 24 trứng.
  • Gián Đức (Blattella germanica): Loài gián Đức được gặp ở hầu hết các vùng trên thế giới. Cơ thể dài 10 – 15mm và có màu nâu vàng sáng. Gián cái thường mang ổ trứng cho tới khi gần nở thành gián con. Ổ trứng có màu sáng, dài 7 – 9mm và có 40 trứng.
  • Gián Đông Phương (Blatta orientalis): gián Đông Phương thường được gặp ở vùng khí hậu mát mẻ. Đây là loài gián có kích thước cơ thể nhỏ (dài 20 – 27mm) có màu thẫm đen. Ổ trứng xếp thành hàng 10 – 12mm và có 16 – 18 trứng.
  • Gián băng vàng nâu (Supella longipalpa): loài gián có băng vàng, nâu xuất hiện ở hầu hết các khu dân cư trên toàn thế giới. Cơ thể dài 10 – 14mm và có băng ngang màu vàng nâu. Ổ trứng xếp thành hàng dài 4 – 5mm, có 16 trứng.
Mối

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của mối do đó suốt từ Bắc đến Nam vùng nào cũng có mối, mối có mặt cả vùng nông thôn đến thành thị. Riêng ở các vùng núi mối có thể có mặt trên những đỉnh núi cao trên 1700m. Ở Việt Nam có khoảng 106 loài mối. Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống thậm chí mối còn tấn công con người khi phá tổ của chúng. Nhiều loài mối khi xâm nhập vào công trình chúng thường gây thiệt hại nhiều mặt và to lớn cho công trình. Nhà cửa, kho tàng; đê đập và cây bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Trong đó có một số nhóm loài gây hại thường gặp là các chi:

  • Coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm): Riêng với nhà cửa, kho tàng ở Việt Nam thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc chi này. Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.
    • Mối nhà (Coptermes formosanus): tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể.
  • Odototermes (mối đất): Chỉ làm tổ trong đất, trong tổ luôn có vườn nấm Termitomyces, chúng kiếm ăn chủ yếu ở tầng 1, đường mui thường phủ kín thành lớp trên bề mặt cấu kiện gỗ.
  • Macrotermes (mối đất)
  • Microtermes
  • Hypotermes
  • Cryptotermes (mối gỗ khô): Các loài mối gỗ khô chỉ làm tổ trong các cấu kiện gỗ, số lượng cá thể của một tổ thường chỉ có vài trăm con.
    • Loài mối thường gặp là mối gỗ khô nhà (Cryptotermes domestices).
Khác
Một con cuốn chiếu ở Việt Nam
Một con rết ở Việt Nam
  • Ong: Đa phần các loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất, nhưng cũng có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật.
  • Sâu róm: Sâu róm là ấu trùng của bướm. Chúng không đốt người, nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm tiết ra chất làm ngứa rát da khi con người chạm phải. Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng.
  • Thiêu thân: Gây phiền toái cho con người khi bu quanh các bóng đèn sáng hoặc đập vào mắt người chạy xe máy lúc đêm do lao vào đèn xe
  • Bằn hăn: Hay bu quanh mắt con người gây khó chịu.
  • Bọ xít hút máu người thuộc họ bọ xít ăn sâu: Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ. Nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi[141].
  • Bọ đậu đen: bọ đậu đen tập trung với mật độ rất dày đặc gây cảm giác khó chịu, gây trở ngại cho sinh hoạt của con người và vật nuôi, dù không gây tác hại cho cây trồng. Bọ đậu đen không cắn người nhưng khi bị dẫm lên sẽ tiết dịch, chất dịch này có thể làm phần da tiếp xúc bị phỏng rộp. Nhiều em nhỏ bị bọ đậu đen chui vào tai, vào mũi và nằm chết luôn trong đó, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng.

Côn trùng có ích

Cây trồng

Bên cạnh những loài côn trùng gây hại thì còn có rất nhiều loại côn trùng có ích, nhóm này thường được gọi là côn trùng thiên địch. Các loài côn trùng thiên địch thường hạn chế được các côn trùng gây hại cho cây trồng. Chưa có số liệu cuối cùng về nhóm này. Riêng tại Cần Thơ, một khảo sát về thành phần thiên địch của sâu hại trên ruộng đậu đã phát hiện được 52 loài có ích và 33 loài côn trùng chưa xác định rõ vai trò trong hệ sinh thái hiện diện trong các bộ như Coleoptera, Hemiptera, Hymenoptera, Diptera, Orthoptera, Neuroptera, OdonataDermaptera. Nhóm côn trùng có ích chiếm tỷ lệ cao nhất (38,2%), kế đến là nhóm côn trùng gây hại (35,1%) và nhóm chưa xác định rõ vai trò trong hệ sinh thái nông nghiệp chiếm 26,7%.

Một con bọ rùa ở Việt Nam, chúng là côn trùng có ích cho mùa màng vì ăn các loài sâu hại
Một con bọ ngựa ở Việt Nam
Tò vò Polistes brunetus

Thành phần nhóm loài côn trùng có ích hiện diện trên các ruộng đậu thì bộ Cánh màng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%), tiếp theo là bộ Hai cánh (26%), bộ Cánh cứng (14%), bộ Cánh nửa cứng, bộ Cánh thẳng và các bộ côn trùng khác (4%). Có 85 loài thiên địch của sâu hại và côn trùng chưa xác định rõ vai trò. Trong đó, bộ Coleoptera có 14 loài, bộ Cánh nửa cứng có 03 loài, bộ Cánh màng có 33 loài, bộ Hai cánh có 26 loài, bộ Cánh thẳng có 02 loài, bộ Cánh lưới có 02 loài, bộ Chuồn chuồn có 02 loài, bộ Đuôi kìm có 01 loài. Hầu hết côn trùng thuộc nhóm chưa xác định được vai trò trong hệ sinh thái thuộc bộ Hai cánh.

  • Bộ Hymenoptera: thành phần họ và loài có ích đa dạng nhất trên các ruộngđậu nành khảo sát, bao gồm các loài ong ký sinh và ong thụ phấn cho cây trồng (Apidae). Nhóm ong ký sinh có 26 loài thuộc 9 họ (Braconidae, Chalcididae, Chrysididae, Cynipidae, Encyrtidae, Eulophidae, Ichneumonidae, Mymaridae và Pteromalidae), trong đó 4 họ có số loài cao nhất là Braconidae (4 loài),Chalcididae (5 loài), Eulophidae và Ichneumonidae (3 loài).
  • Bộ Coleoptera: Có 14 loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng. Trong bộ Coleoptera, họ có số loài đa dạng và phong phú nhất là họ Coccinellidae, với 08 loài hiện diện trong tổng số 14 loài cánh cứng đã phát hiện bao gồm Coccinella transversalis, Menochilus sexmaculatus, Micraspis discolor, Harmonia octomaculata, Coelophora saucia, Cryptogonus sp., Scymnus sp1., và Scymnus sp2.
  • Bộ Diptera: Ghi nhận được 06 loài thuộc bộ Diptera, trong đó: có 04 loài thuộc họ Syrphidae (Ischiodon scutellaris, Dideopsis aegrotus, Eristalinus sp. và loài Episyrphus balteatus), hai loài còn lại thuộc họ AsilidaeTachinidae (Peribeae orbata). Các loài này đều thuộc nhóm có ích, bắt mồi hoặc ký sinh trên sâu non thuộc bộ cánh vẩy. Các loài còn lại (21 loài) đều thuộc nhóm chưa xác định rõ vai trò trong hệ sinh thái. Trong hai loài ruồi ký sinh Tachinidae, thì loài Peribeae orbata cũng đã được phát hiện ký sinh trên ấu trùng sâu ăn tạp Spodoptera litura.
  • Bộ Cánh thẳng: Có 01 loài thiên địch duy nhất thuộc họ Bọ ngựa Mantidae, loài này có kích thước khá lớn, dài, màu xanh. Bọ ngựa có thể tấn công nhiều loại côn trùng khác nhau và tấn công cả những côn trùng cùng họ.
  • Bộ Hemiptera: đã phát hiện được 03 loài trong đó 02 loài thuộc họ Reduviidae và 01 loài thuộc họ Pentatomidae. Bọ xít Reduviidae là nhóm có khả năng ăn mồi rất cao, cả thành trùng lẫn ấu trùng đều có khả năng tấn công nhiều loại côn trùng khác nhau, thậm chí cả những con có kích thước rất lớn.
  • Bộ Chuồn chuồn: Mặc dù hiện diện rất phổ biến trong tự nhiên, tuy nhiên chỉ phát hiện được hai loài thuộc họ Macromiidae và Coenagrionidae.
  • Bộ Neuroptera: Có 01 loài thiên địch duy nhất thuộc họ Chrysopidae.

Một số loài khác như:

Ẩm thực

Tằm nhộng
Châu chấu rang

Những món ăn nổi tiếng từ côn trùng ở Việt Nam: Bọ xít, châu chấu, trứng kiến, đuông dừa, nhộng ong có hình hài dễ gây cảm giác sợ, nhưng khi vào tay các đầu bếp Việt đều trở thành những món ngon[142].

  • Kiến đen, to trên tổ cây. Mùa của trứng kiến bắt đầu từ tháng 3 Âm lịch.
  • Bọ xít: Theo dân gian, bọ xít sống dựa vào tinh chất của cây nên rất giàu dinh dưỡng và được chế biến thành món bọ xít rang lá chanh.
  • Ve sầu: Thân ve sầu bên trong mềm, vỏ ngoài giòn ngậy. Hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, Khi cắn miếng ve sầu có cảm giác vừa giòn tan vừa mềm ngậy.
  • Dế trắng hay Dế cơm: dế được đánh giá là nguyên liệu dễ nhìn, dễ ăn nhất, dế béo như tôm sú, ngọt như thịt cua, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng lại chữa được nhiều bệnh như đau nhức, tê thấp, béo phì…Dế trắng chân phía dưới có màu trắng, thơm ngon và ngọt thịt hơn dế đen và dế cơm.
  • Châu chấu sữa béo ngậy. Châu chấu có mùi vị bùi bùi nửa giống dế mèn chiên giòn, nửa giống tép rang. Vị châu chấu rang bùi bùi, thơm thơm, giò và là món ăn ưa thích của cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Ấu trùng ong: Ấu trùng ong đất, hay sâu ong, chứa nhiều vitamin, protein, muối khoáng, đường, amino acid. Người dân tại nhiều tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng chế biến ấu trùng ong đất thành nhiều món ăn.
  • Nhộng tằm: Nhộng tằm là một trong những món ăn khá phổ biến trong các gia đình, quán ăn.
  • Đuông: Ở Trà Vinh người ta chế biến ba loại đuông làm món đặc sản, gồm đuông chà là, đuông dừa, đuông đất. Đuông là ấu trùng của con bù rầy (bọ rầy). Để tăng độ ngon cho món đuông, người ta nhét đậu phộng (lạc) vào đuông.
  • Bọ hung: Loại sống ở phân trâu trên rừng, những loại khác không thể làm món ăn được. Những con bọ hung nhỏ bằng đầu ngón tay được mang về nuôi trong thùng từ 1-2 ngày bằng cám gạo để chúng thải ra hết phân trâu trong ruột. Khi ruột bọ hung hoàn toàn sạch, có thể chế biến thành nhiều như xào măng hay rang lên nhắm rượu hoặc ăn cùng cơm.
  • Sâu chít: Với hàng loạt công dụng trong món rượu thuốc, sâu chít gần như được mặc định dùng để ngâm rươu.
  • Rươi: miếng chả rươi vàng ươm, thơm đậm.
  • Sâu măng: Là một trong hai loại sâu nổi tiếng của ẩm thực Việt.

Khác

  • Bọ rùa: Là loài thiên địch của các côn trùng gây hại, chúng ăn các loại ấu trùng của sâu bọ gây hại cho cây trồng, bọ rùa rất phàm ăn.
  • Bo cánh cam hay còn gọi là bọ cam cũng là loại côn trùng thường thấy ở Việt Nam
  • Bọ lá là loài côn trùng thuộc Bộ Bọ que có dạng lá màu xanh nõn chuối lá cây nhạt. Thân dài tới 95mm. Hai cánh trước dài và rộng, hình lá cây, hai cánh sau hình quạt nan, nhiều gân và trong suốt. Loài côn trùng này có đặc điểm to, đẹp, hiền lành với hình thái rất đặc thù.
  • Bọ que Phryganistria heusii yentuensis dài hơn nửa mét, có chiều dài đứng thứ hai trong nhóm côn trùng, cùng với loài tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Bắc Giang[143].
  • Bọ ngựa cánh xanh: Mặt cánh trên của loài bọ ngựa này có màu nâu với hai đốm mắt màu vàng viền đen rất rõ. Phân bố ở Phú Thọ, sống ở độ cao trên 1.000m và thường xuất hiện vào cuối mùa mưa hằng năm. Bọ ngựa cánh xanh cái có thể ăn thịt ngay cả bạn tình của mình.
  • Bọ ngựa kiến châu Á: Loài côn trùng lạ nửa kiến nửa bọ ngựa. Loài này có hình dáng, màu sắc và kích cỡ y kệt một con kiến càng, nhưng lại sở hữu một cặp càng y hệt như loài bọ ngựa. Bọ ngựa kiến là những kẻ săn mồi đáng sợ với cặp càng sắc bén.
  • Ve sầu vòi voi: Với chiếc vòi rất dài mọc ra trên đầu và đôi cánh rực rỡ như cánh bướm. Chúng chỉ lột xác để trở thành ve trong giai đoạn trưởng thành ngắn ngủi.
  • Ve sầu bụng đỏ: Sống ở vùng Đồng Nai. Có nhiều sắc màu, sự tương phản về sắc màu đen, đỏ, trắng, vàng làm nổi bật lớp cánh bên trong so với vẻ xù xì, đen đúa của lớp cánh bên ngoài. Đôi mắt tinh nhanh của nó ghi nhận được những chuyển động nhỏ nhất ở môi trường xung quanh.

Lớp Hình nhện

Việt Nam cũng là quốc gia có sự phong phú và đa dạng của các động vật thuộc lớp Hình nhện (Anachida). Một cuộc khảo sát trên các ruộng khảo sát ở Cần Thơ còn phát hiện nhiều loài nhện bắt mồi thuộc lớp Arachnida, và một số loài thuộc lớp Chilopoda, lớp Diplopoda. Một số loài thuộc lớp hình nhện thường bắt gặp ở Việt Nam là:

Nhện

Các loài nhện ở Việt Nam không độc như nhiều đồng loại của chúng ở châu Phi hay Nam Mỹ. Vết đốt của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt nhưng không đến nổi quá nguy hiểm. Ở Việt Nam, nhện còn được gọi là nhền nhện.

Một con nhện ở Việt Nam
  • Nhện Tarantula Việt Nam hay còn gọi là nhện hổ đất hay nhện hổ đất vàng có thể dài đến 15 cm (tỉnh cả chân), nặng khoảng 1 lạng. Trên toàn bộ vỏ ngoài của nhện tarantula Việt Nam đều có một lớp lông bao phủ, dù không rậm rạp bằng nhện tarantula châu Mỹ[144]. Có ở Lạng Sơn, Vĩnh Phúc. Nọc của nó rất độc, gây nguy hiểm cho người và gia súc, nhưng có thể sử dụng trong y dược để làm thuốc, ở Trung Quốc, nhiều người gọi loài nhện Ornithoctonus huwena là nhện săn chim hay nhện hổ đất, vì khác với nhện thông thường, nó rất hung hãn và có nọc độc. Nó sẵn sàng tấn công người và động vật lớn nếu bị đe dọa. Chúng còn được gọi là Nhện lông: thuộc họ nhện Theraphosidae, một trong những họ lớn của bộ nhện Araneae. Có con nhện độc khổng lồ ở thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh Chiều dài thân của con nhện khoảng 6 cm, rộng 3 cm, trọng lượng 6 gram, miệng rộng có hai răng cửa lớn, kích thước răng dài 10mm
  • Nhện hùm: một loài nhện độc khổng lồ sinh sống nhiều tại một số khu rừng ở miền Nam Việt Nam. Chúng được coi là Đặc sản của nam giới với nhận thức rằng sử dụng chúng có thể tăng cường khả năng tình dục.
  • Nhện cây: Loài nhện này có thân dài ngoằng, là một loài nhện trong họ Theridiidae. Với thân hình dài, xanh, giống như một nhánh cây nhỏ. Loài này chủ yếu được tìm thấy ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc[145].
  • Pholcus bifidus thuộc họ Pholcidae phát hiện ở hang Tượng, khác biệt với tất cả loài khác thuộc chi Pholcus bởi có các mấu lồi trên chân kìm của con đực, các gai sinh dục dài và nhọn, hơi cong, hóa kitin cứng; cơ quan sinh dục cái nhô hẳn ra ngoài. Chúng có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động.
  • Pholcus caecus thuộc họ Pholcidae phát hiện ở động Thiên Đường có kích thước cơ thể rất nhỏ; không có mắt; xuất hiện đôi sừng cong và sắc nhọn ở mặt trên của giáp đầu ngực. Chúng có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động.
  • Khorata protumida thuộc họ Pholcidae phát hiện ở hang Bảy Tầng có các tấm la mel tạo hình vòm như tổ tò vò ở hàm dưới con đực; có 4 mấu lồi ở hàm trên; cửa ngoài bộ phận sinh dục cái hóa kitin cứng, nổi rõ thành bờ. Chúng có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động.
  • Nhện nhà là một loài nhện rất phổ biến trong các ngôi nhà, ìm thấy trong các tòa nhà, kho bãi, bờ tường, chúng sống nhiều và giăng tơ trong các ngôi nhà.
  • Nhện lông nhung hại nhãn vải (Eriophyes litchii): Nhện trưởng thành di chuyển và xâm nhập vào các chồi non mới nhú, sinh sống và đẻ trứng. Nhện lấy dinh dưỡng từ lá làm cho lá sinh trưởng phát triển kém, nhỏ và cong queo, có lớp lông nhung dày đặc ở mặt sau làm ảnh hưởng xấu đến khả năng quang hợp.

Bọ cạp

Một con bọ cạp Việt Nam

Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu. Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, vết chích của bọ cạp Việt Nam thường gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ, nhưng không gây chết người. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị cắn nhưng liền sau đó có người bị chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay, nặng hơn là co giật toàn thân, bị rối loạn nhịp tim.[146] Loại bọ cạp có màu đen, càng to và dài như càng cua, đuôi dài, có con đuôi to. Nếu bị bọ cạp lớn hơn ngón tay cái đốt, nọc độc sẽ rất mạnh, người lớn mất vài ngày mới khỏi. Riêng trẻ em khi bị bọ cạp đốt nên đưa đi bác sĩ để được khám chữa kịp thời[147]

Bọ cạp chúa (bọ cạp đen An Giang) ở vùng biên giới An Giang, núi Sam, là loài có đốt, thường sống dưới những hòn đá hoặc khe vách, chúng thường trú ẩn trong các tầng đá hoặc lớp đất xốp dưới lá cây mục. Ban đêm bò cạp bò rất nhanh và hung dữ, nhưng ban ngày thì nằm một chỗ, rất lành. Đầu và ngực bọ cạp vùng này ngắn, bụng dài, có nọc độc. Bò cạp chúa được đồn thổi là thần dược, ăn bọ cạp nướng ăn là sung dược tăng sức mạnh đàn ông. Trong Đông y loài này được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, uốn ván, ngâm rượu uống chữa chứng đau nhức[148][149][150]

Rệp, bọ

  • Mạt hay Mạt nhà có kích thước rất nhỏ khoảng 1/4 mm,[151] mắt thường con người không thể nhìn thấy được, mạt nhà là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng da như nổi mẫn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy...
  • Rệp (Cimicidae): Các loài này ký sinh trên người, động vật và một số loài ký sinh và gây hại cho cây trồng
    • Rệp giường là loài côn trùng đốt máu và gây phiền hà trong sinh hoạt hàng ngày. Trứng rệp thường được rệp trưởng thành đẻ vào cùng một chỗ ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế có khi nó đẻ vào cả giấy, vải... Rệp đốt người gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là mất ngủ vào ban đêm. Rệp có thể lưu giữ các mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, sốt Q, viêm gan B.
    • Rệp sáp (Pseudococcus sp): Sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non. Rệp sáp có loài kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác.
    • Rệp ngô hay Rệp cờ ngô: Rệp chủ yếu hại lá ngô. Khi ngô trỗ cờ, rệp chích hút dịch lá bao cờ, làm lá bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Rệp còn hại râu ngô làm râu bị khô không có khả năng thụ phấn[152]
  • Chấy hay chí là loại côn trùng ký sinh thường gặp, cư trú trên da và tóc của đầu người. Chúng sống bằng cách hút máu vật chủ người cũng như thú vật. Khi bị chấy ký sinh, vật chủ thường sinh ra ngứa ngáy, khó chịu và có thể phát sinh các loại nhiễm trùng da và gây rụng tóc. Chấy xuất hiện do điều kiện vệ sinh kém và lây từ người này sang người kia. Chấy có thể truyền các căn bệnh nguy hiểm như bệnh sốt phát ban, sốt hồi quy, sốt chiến hào.
  • Rận: Vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ.
  • Rận mu: Là loài ký sinh ở con người trên các vùng lông mu và tạo nên bệnh rận mu.
  • Ve bét hay Ve chó hay con bét: Vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ.
  • Bọ chét: Những vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ. Bọ chét chuột còn là vật trung gian truyền bệnh hạch.
  • Cái ghẻ (Sarcoptes scabiei var. Hominis): Thường được biết đến như là loài ve gây ngứa cho con người, loại ký sinh trùng được lây nhiễm qua đường tiếp xúc ngoài da. Các cái ghẻ đẻ trứng của chúng trên da người, gây ra phản ứng viêm và ngứa dữ dội. Bị ngứa, đau nhức, nỗi mụn nhỏ, tấy ngoài da. Cái ghẻ phổ biến ở Việt Nam vì lối sống mất vệ sinh của người dân.

Công tác bảo tồn

Voọc chà vá chân xám tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng Vườn quốc gia Cúc Phương
Vượn đen má trắng tại Khu bảo tồn linh trưởng
Thằn lằn Phong Nha-Kẻ BàngVườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Hai con khỉ ở địa đạo Củ Chi
Tập tin:Sếu Đang Hạ Cánh ở Tràm Chim.jpg
Sếu đầu đỏvườn quốc gia Tràm Chim

Trước những nguy cơ và hiểm họa tuyệt chủng hàng loạt của các loài động vật Việt Nam dẫn đến mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến cuộc sống hiện tại. Với sự lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ của các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới hay ở châu Á cũng như các cơ quan của Liên Hiệp quốc, trong công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã ở Việt Nam, chấm dứt tình trạng buôn bán, kinh doanh động vật hoang dã ở Việt Nam, Chính quyền Việt Nam cũng đã phải có những đánh giá, quan tâm đến hiện trạng bi đát của hệ động vật và bắt đầu có một số nỗ lực bảo tồn hệ động vật mong manh hiện còn. Dựa dẫm vào nguồn tài trợ của các tổ chức bảo vệ động vật, Chính quyền Việt Nam cũng đã từng bước khoanh vùng và xác định những vùng bảo tồn, bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Một kết quả quan trọng là đã xác định các vùng vườn quốc gia hay công viên quốc gia tạo thành hệ thống các Vườn quốc gia ở Việt Nam. Năm 1966, Việt Nam có vườn quốc gia đầu tiên là vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất liền. Đến tháng 8 năm 2015, Việt Nam đã có 31 vườn quốc gia. Các vường quốc gia hiện nay là 1-Ba Bể, 2- Bái Tử Long, 3-Hoàng Liên, 4-Tam Đảo, 5-Xuân Sơn, 6-Ba Vì, 7-Cát Bà, 8-Cúc Phương, 9-Xuân Thủy, 10-Bạch Mã, 11-Bến En, 12-Phong Nha-Kẻ Bàng, 13-Pù Mát, 14-Vũ Quang, 15-Núi Chúa, 16-Phước Bình, 17-Bidoup Núi Bà, 18-Chư Mom Ray, 19-Chư Yang Sin, 20-Kon Ka Kinh, 21-Yok Đôn, 22-Bù Gia Mập, 23-Cát Tiên, 24-Côn Đảo, 25-Lò Gò-Xa Mát, 26-Mũi Cà Mau, 27-Phú Quốc, 28-Tràm Chim, 29- U Minh Hạ, 30-U Minh Thượng. Mới nhất, đã thành lập Công viên động vật hoang dã quốc gia Ninh Bình

Trên cơ sở các vườn quốc gia đang tồn tại, thế giới đã công nhận tiếp một số vùng là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam gồm: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000 [153]. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, 2011 [154]. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, 2004 [155]. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, 2004 [156]. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006 [157]. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007 [158]. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009 [159]. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009 [160]. Khu dự trữ sinh quyển Langbian vào năm 2015. Ngoài ra, tính đến năm 2013, Việt Nam có 6 khu Ramsar (bảo tồn sinh thái vùng đất ngập nước): Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định. Vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai. Hồ Ba Bể - Bắc Kạn. Vườn quốc gia Tràm Chim[161], huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau. Vươn quốc gia Côn Đảo (2014).

Các khu đang đề xuất gồm: Khu dự trữ sinh quyển Cúc Phương - Ngọc Sơn - Pù Luông: thuộc địa bàn 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh BìnhThanh Hóa.[162] Khu dự trữ sinh quyển cửa sông Cửu Long: nằm ở ven biển 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng.[163] Khu dự trữ sinh quyển Hoàng Liên Sơn: thuộc địa phận tỉnh Lào Cai với 3 vùng lõi là Vườn quốc gia Hoàng Liên, khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn và khu rừng đặc dụng Y Tý. Khu dự trữ sinh quyển Kon Ka Kinh: thuộc địa phận các tỉnh Gia Lai và Bình Định với 3 vùng lõi là Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn Kon Chư Răng và khu bảo tồn An Toàn (An Lão). Khu dự trữ sinh quyển Ba Bể: thuộc địa phận 2 tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang với các vùng lõi là Vườn quốc gia Ba Bể và các khu rừng cấm Tát Kẻ-Bản Bung (khu dự trữ thiên nhiên Na Hang)

Đối với công tác bảo tồn các loài chim, BirdLife International công nhận (để bảo tồn) danh sách 60 vùng chim quan trọng tại Việt Nam. Những vùng chim quan trọng này đều nằm trong phạm vi của các vườn quốc gia ở Việt Nam và để bảo vệ những loài chim ở Việt Nam. Cũng theo phân tích của tổ chức BirdLife quốc tế năm 1998 đã xác định có ba vùng chim đặc hữu: Vùng đất thấp Trung Bộ, Cao nguyên Đà Lạt và Vùng đất thấp Nam Việt Nam. Gần đây đã phát hiện thêm hai vùng khác là: Phân vùng Cao nguyên Kon Tum và Vùng núi đông-nam Trung Quốc. Ngoài ra Việt Nam còn có một phần của Phân vùng chim đặc hữu Núi Fansipan và Bắc Lào. Đến nay, Việt Nam đã xác định được 06 Vùng chim đặc hữu tại Việt Nam.

Việt Nam cũng đã phối hợp với các Tổ chức Động vật thế giới và Tổ chức động vật châu Á để thành lập các địa điểm bảo tồn và cứu hộ động vật (Trung tâm cứu hộ động vật, Trạm cứu hộ động vật hay còn gọi là Bệnh viện Động vật), Dù vậy, hiện Việt Nam chỉ có một nơi được gọi là trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tổng hợp đúng nghĩa đóng tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Tuy nhiên, kinh phí để duy trì hoạt động của trung tâm này do Chính quyền Hà Nội lo nên cũng èo uột. Các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã chưa được đầu tư về điều kiện và kinh phí nên hiệu quả hoạt động kém, chưa đúng tầm, mới chỉ là nơi lưu giữ động vật bị thu giữ chứ chưa phải là cứu hộ theo đúng nghĩa. Ngoài ra Việt Nam vẫn chưa có lực lượng chuyên trách về cứu hộ động vật hoang dã, các bác sĩ thú y ở Việt Nam chủ yếu được đào tạo từ các trường đại học trong nước nên chỉ có chuyên môn ở vài loài gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) hay gia súc (heo, bò, trâu)[164]

Tính đến năm 2012, Việt Nam có ba nơi có chức năng cứu hộ nhiều loài động vật hoang dã là: Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn (Hà Nội), Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)[165][166][167] với nguồn vốn đầu tư chủ yếu được tổ chức Wildlife at Risk (WAR-Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã) tài trợ thông qua dự án "Gấu" và Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me (Kiên Giang)[168] do Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WAR) tài trợ<. Ngoài ra còn có nhiều trạm tập trung cứu hộ từ một đến hai loài hoặc một nhóm loài như: Trạm cứu hộ thú linh trưởng quý hiếm và rùa ở Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) với Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê, Chương trình Bảo tồn Rùa; Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thuộc dự án của Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation - AAF)[169], linh trưởng ở Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng) với tên gọi Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp ở Vườn Quốc gia Cát Tiên; Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng – Quảng Bình.

Một con Voọc đang được nuôi nhốt tại Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh
Hươu sao Việt Nam tại Đầm Sen
Hổ Đông Dương tại Khu du lịch Đại Nam, ở Việt Nam, chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao
Chim tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Một biện pháp bảo tồn động vật hoang dã nữa là thông qua các tổ chức cơ sở quy mô vừa và nhỏ nhất là các vườn thú (Sở thú), công viên, lâm viên ở nội đô, các khu du lịch sinh thái hay Khu du lịch quốc gia. Điển hình là các địa điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh như Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh, Công viên văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên là những nơi còn lưu giữ và bảo tồn nhiều động vật quý hiếm của Việt Nam, trong đó có Saigon Safari Park thuộc Thảo Cầm Viên Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trên diện tích 456,85 ha để trưng bày thú hoang dã kết hợp với phục vụ vui chơi giải trí tại xã Phú Mỹ Hưng và An Nhơn Tây, là một công viên với mô hình sinh thái quy mô nhất Việt Nam, còn giữ vai trò là một công viên quốc gia, nơi đây sẽ bảo tồn, lưu giữ, nhân giống các loài động thực vật quy hiếm. Bên cạnh đó còn có khu du lịch sinh thái Vàm Sát, khu du lịch sinh thái Bình Quới – Thanh Đa, khu du lịch Văn Thánh với phong cách nguyên sơ miền Tây sông nước.

Một con mực khô ở Việt Nam
Mực tươi tại chợ Bến Thành

Một số địa điểm khác như Vườn thú Đại Nam thuộc Khu du lịch Đại Nam là một vườn thú của Việt Nam. Tại đây những con thú được nhốt trong các chuồng rộng, tương tự như Thảo cầm viên Thành phố Hồ Chí Minh. Vườn thú rộng mát với khuôn viên 12,5 hécta, có 100 loài động vật có vú, chim chóc, bò sát trong đó có 800 con và các loài cá cảnh. Có các loài như: sư tử trắng, tê giác trắng, hổ trắng, công trắng, ngựa vằn, rùa da báo, hươu cao cổ, Hà mã, hổ Đông Dương, Khỉ sóc Nam Mĩ, Báo lửa, Nai cà tong, Hồng hoàng, Linh dương sừng kiếm[170]. Khu thú nhỏ được nhốt và ngăn cách bởi các tấm kính. Các chuồng thú ở Đại Nam thường không nuôi một loài thú đơn điệu mà là một tổ hợp các loài chim – thú – bò sát có cùng tập tính sinh hoạt chung sống hài hòa trong một môi trường sinh thái đa dạng.

Vườn thú Hà Nội còn có tên là Vườn thú Thủ Lệ hay Công viên Thủ Lệ đang lưu giữ một số động vật quý nhưng hiện nay đang ngày càng xuống cấp trầm trọng, việc chăm sóc cho các loài động vật bị bỏ bê; Vườn thú được chia làm nhiều khu: Khu bò sát nuôi rắn, kỳ đà, cá sấu. Khu chim chóc có công, trĩ, uyên ương, hạc, cò, sếu, các loài chim hót như họa mi, khướu, Khu thú dữ gồm hổ, báo, sư tử, gấu, hàng trăm loài thú móng guốc như hươu, nai, dê. Vườn thú đã có hơn 40 loài đặc hữu quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam như: Hổ Đông Dương, Báo gấm, Beo lửa, Cầy vằn, Báo hoa mai, Gà lôi lam đuôi trắng, các loại chim họ Trĩ, cá cóc Tam Đảo. Hiện nay Vườn thú Thủ Lệ đã có gần 600 cá thể thuộc hơn 100 loài bao gồm: 35 loài thú, 50 loài chim, 5 loài bò sát lưỡng cư, 40 loài cá nước mặn.

Ở miền Trung có Khu du lịch Trại Bò (huyện Diễn Châu, Nghệ An) rộng trên 100 ha, là nơi nuôi nhốt những loài thú quý hiếm có tên trong sách Đỏ[171] nơi đây hiện có 18 loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, hà mã, bò tót, sư tử với số lượng hơn 100 cá thể. Riêng hổ, Trại Bò có 33 cá thể trong đó có 11 con hổ trắng, đơn vị sẽ đưa về thêm nhiều loài động vật mới như hươu cao cổ, báo, beo, sư tử trắng và một số loài khác[172]. Ở Đà Nẵng có Vườn thú tại Công viên 29 tháng 3 thành phố Đà Nẵng. Khu vườn thú công viên khá nhỏ, chỉ nuôi nhốt vài loại động vật: nai, khỉ. Công viên 29/3 hiện có 14 con nai, trong đó có 5 – sáu con nai đực được nuôi trong diện tích khoảng 400m2 để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Vườn thú này có sự việc nhân viên Công viên xẻ thịt nai ngay vườn thú[173][174][175][cần dẫn nguồn]

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng của Đồng Tháp là một địa điểm có nhiều loài chim quý. Vườn chim Thung Nham thuộc Khu du lịch sinh thái Thung Nham là nơi cư ngụ của 150 loài động vật, trong đó có 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, đa dạng các loại chim như cò, vạc, diệp, le le, mòng két, chích chòe lửa, cho tới sáo đá, ở vườn chim có hai loài chim đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ là Hằng Hạc và Phượng Hoàng. Khu du lịch sinh thái Đảo Cò Chi Lăng Nam, Khu du lịch sinh thái Đập Nha Trinh, khu du lịch sinh thái Thác Đa, khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng ở Đồng Nai, khu du lịch Khu du lịch Tam Chúc, ngoài ra còn có khu du lịch ở Cù lao An Bình trong tua du lịch miền Tây, là một cù lao xanh nằm giữa dòng sông Tiền, được hợp thành từ 4 xã với diện tích khoảng 60km2 trở thành điểm hẹn du lịch miệt vườn. Khu du lịch Hồ Ea Kao, Hồ Ea Súp Thượng, Hồ Lắk, Bãi Khem.

Chú thích

Hải sản

Xem thêm

Liên kết ngoài