Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

cơ sở giảng dạy âm nhạc tại Việt Nam

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (tiếng Anh là: Vietnam National Academy of Music - VNAM) được thành lập từ năm 1956, với ba chức năng chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Biểu diễn âm nhạc. Học viện là một trong những trung tâm âm nhạc lớn, có uy tín của Việt Nam và khu vực.

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Vietnam National Academy of Music - VNAM
Biểu trưng của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ
,
thành phố Hà Nội
,
nước Việt Nam
Tọa độ21°01′24,1″B 105°49′33,3″Đ / 21,01667°B 105,81667°Đ / 21.01667; 105.81667
Thông tin
Tên khácHọc viện Âm nhạc
Tên cũTrường Âm nhạc Việt Nam
LoạiHọc viện Nghệ thuật
Thành lập1956; 68 năm trước (1956)
HệCông lập
Mã trườngNVH
Giám đốcPGS.TS. Lê Anh Tuấn
Thể thaoÂm Nhạc
Biệt danhTrường Nhạc
Websitehttps://www.vnam.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtHVÂNQGVN/VNAM
Thuộc tổ chứcBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thông tin liên hệ

- Số điện thoại: +844 3851 4969 hoặc +844 3856 1842.

- Số fax: +844 3851 3545.

- Website: www.vnam.edu.vn.

- Email: hvan@vnam.edu.vn.

Địa chỉ

- Trụ sở nhà trường được đặt tại: số 77 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Lịch sử

Được thành lập năm 1956, lấy tên là Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay). Năm 1976, Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam (nay là Viện Âm nhạc) được tách ra khỏi Vụ Vǎn học nghệ thuật Việt Nam (nay là Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam) và trở thành đơn vị trực thuộc của Nhà trường. Năm 1982, Trường Âm nhạc Việt Nam đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội. Năm 2008, Chính phủ Việt Nam đổi tên Nhạc viện Hà Nội thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ngày nay, Học viện với đội ngũ giáo sư, giảng viên, nghệ sĩ đầu ngành và các sinh viên xuất sắc đã đóng vai trò là nghệ sĩ độc tấu chủ chốt trong các chương trình biểu diễn âm nhạc quan trọng của cả nước. Hàng năm, dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, dàn nhạc thính phòng, dàn Hợp xướng, dàn nhạc Dân tộc Việt Nam với hàng trăm buổi biểu diễn thuộc nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, đã phục vụ tốt các dịp lễ lớn của Việt Nam, phục vụ xã hội, tuyên truyền nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đối với thế giới cũng như đóng góp tích cực vào việc nâng cao dân trí và đời sống nghệ thuật của Nhân dân Việt Nam.

Tên gọi qua các thời kỳ

- Nhà trường đã trải qua các tên gọi khác nhau:

  • Trường Âm nhạc Việt Nam (1956 - 1982)
  • Nhạc viện Hà Nội (1982 - 2008)
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (2008 - nay)

Sứ mệnh, tầm nhìn

Sứ mệnh

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống âm nhạc cho toàn xã hội; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tầm nhìn

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo âm nhạc có uy tín trong khu vực, đủ năng lực để hội nhập quốc tế.

Quy mô đào tạo

Học viện đào tạo các cấp học từ trung cấp đến hệ nghiên cứu sinh (Tiến sĩ) với tổng số gần 1.500 sinh viên trong gần 40 chuyên ngành âm nhạc. Đội ngũ giảng dạy với hơn 200 giảng viên, trong đó có 19 Giáo sư, Phó giáo sư, 14 tiến sĩ, 3 nhà giáo nhân dân, 26 nhà giáo ưu tú, 8 nghệ sĩ nhân dân, 28 nghệ sĩ ưu tú là những người đầu ngành về âm nhạc, có uy tín và kinh nghiệm nhất trong các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam.[1]

Hợp tác quốc tế

Nhiều học sinh ngoại quốc như: Lào , Hàn Quốc, Nhật Bản đang theo học tại Học viện theo các khoá học khác nhau. Học viện đã được phép đào tạo liên kết sau đại học với Úc và là cơ sở âm nhạc duy nhất trong cả nước đào tạo tiến sĩ âm nhạc. Trong hơn 50 năm qua, Học viện đào tạo hầu hết các nghệ sĩ biểu diễn, các giảng viên âm nhạc, các nhà phê bình, sáng tác, chỉ huy, lý luận âm nhạc của Việt Nam, trong số đó có nhiều người đã giành giải cao tại các cuộc thi âm nhạc trong và ngoài nước. Học viện thường xuyên cử các Giáo sư, giảng viên đến công tác giảng dạy tại các Nhạc viện khác trong nước và quốc tế.

Học viện thường xuyên có quan hệ cộng tác với hơn 60 các tổ chức âm nhạc và Nhạc viện có tên tuổi trên thế giới tại châu Âu, châu Á, châu Mỹ... Đặc biệt là Nhạc viện Quốc gia Moskva mang tên Tchaikovsky, Nhạc viện Quốc gia Paris (Pháp), Nhạc viện Trung Quốc (Bắc Kinh), Nhạc viện Thượng Hải, khoa âm nhạc thuộc Trường Đại học Tổng hợp Queensland (Úc), Viện Nghệ thuật biểu diễn Hông Kông (APA), Dàn nhạc trẻ châu Á (AYO), Dàn nhạc trẻ Đông Nam Á, Dàn nhạc Nagoya, các tổ chức âm nhạc quốc tế như CIM, CIMF, FIJM, JOC, ICTM… Học viện là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học châu Âu và Đông Nam Á.

Hàng năm, nhiều giáo sư, nghệ sĩ, dàn nhạc thính phònggiao hưởng nổi tiếng của Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản… đã sang giảng dạy và biểu diễn tại Học viện. Nhiều nghệ sĩ, giảng viên, sinh viên của Học viện đã được mời đi biểu diễn ở các nước như Liên XôĐông Âu cũ, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ý, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Thông qua các cuộc thi tuyển, Học viện thường xuyên cử học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn cùng với các Dàn nhạc giao hưởng nước ngoài: Dàn nhạc giao hưởng châu Á, Dàn nhạc trẻ châu Á, Liên hoan Âm nhạc châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản), Dàn nhạc trẻ Đông Nam Á (Thái Lan), Dàn nhạc Thế kỷ XXI (Nhật Bản) v.v..

Cơ cấu bộ máy

Các đơn vị trực thuộc

  • Viện Âm nhạc[2]
  • Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng âm nhạc[2]
  • Trung tâm Tổ chức biểu diễn[2]
  • Trung tâm Thông tin - Thư viện[2]
  • Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội[2]
  • Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam[2]

Các Khoa

  • Khoa Âm nhạc truyền thống[3]
  • Khoa Piano[3]
  • Khoa Jazz[3]
  • Khoa Dây[3]
  • Khoa Kèn - Gõ[3]
  • Khoa Accordion - Guitar - Keybroad[3]
  • Khoa Thanh nhạc[3]
  • Khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy[3]
  • Khoa Kiến thức âm nhạc[3]
  • Khoa Kiến thức đại cương[3]
  • Khoa Văn hoá (Trường cấp II và cấp III)[3]

Các Phòng/Ban

  • Phòng Tổ chức - Cán bộ[4]
  • Phòng Hành chính - Đối ngoại[4]
  • Phòng Tài vụ[4]
  • Phòng Đào tạo[4]
  • Phòng Quản lý Sau đại học và Nghiên cứu khoa học[4]
  • Phòng Quản trị - Y tế[4]
  • Phòng Chính trị và quản lý Học sinh, sinh viên[4]
  • Ban Quản lý Ký túc xá[4]

Các ngành đào tạo

Trình độ Trung cấp:

+ Hệ 4 năm:

  • Bao gồm các chuyên ngành Lý thuyết âm nhạc; Sáng tác; Chỉ huy hợp xướng; Contrebass; Flute; Oboe; Clarinette; Bassoon; Cor; Trompet; Trombone; Tuba; Thanh nhạc; Nhóm Nhạc cụ truyền thống: Bầu, Nhị, Sáo trúc, Nguyệt, Tỳ bà, Tranh, Tam Thập Lục, Gõ dân tộc.

+ Hệ 6 năm:

  • Bao gồm các chuyên ngành nhạc cụ truyền thống:  Bầu, Nhị, Sáo trúc, Nguyệt, Tỳ bà, Tranh, Tam Thập Lục, Gõ dân tộc.

+ Hệ 7 năm:

  • Bao gồm các chuyên ngành nhạc cụ phương Tây: Đàn Violin; Đàn Cello; Đàn Contrebasse; Sáo Flute; Kèn Oboe; Kèn Clarinet; Kèn Bassoon; Kèn Trumpet; Kèn Cor; Kèn Trombone; Kèn Saxophone; Kèn Tuba; Nhạc cụ Gõ giao hưởng; Đàn Accordion; Electronic Keyboard (Phím Âm nhạc điện tử); Đàn Guitar, Đàn Piano.

Hệ 9 năm:

Các chuyên ngành Piano, Violin

Trình độ Cử nhân:

STTTên ngànhChuyên ngành
1Âm nhạc học (Lý thuyết Âm nhạc)
2Sáng tác âm nhạc
3Chỉ huyChỉ huy hợp xướng
4Thanh nhạc
5Piano
6Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

(16 Chuyên ngành)

Đàn Violin; Đàn Cello; Đàn Contrebasse;

Sáo Flute; Kèn Clarinet; Kèn Oboe;Kèn Bassoon; Kèn Trumpet; Kèn Cor;Kèn Trombone; Kèn Saxophone; Kèn Tuba;Nhạc cụ Gõ giao hưởng; Đàn Guitar; Đàn Accordion và Phím Âm nhạc điệntử (Electronic Music Keyboard)

7Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

(07 Chuyên ngành)

Đàn Bầu, Đàn Nhị, Sáo trúc, Đàn Nguyệt,

Đàn Tỳ bà, Đàn Tranh, Đàn Tam Thập Lục,Nhạc cụ Gõ dân tộc

8Nhạc Jazz (06 Chuyên ngành)                             Piano Jazz, Guitar Jazz, Trống Jazz,

Saxophone Jazz, Bass Jazz (bao gồm:Double Bass và Electric Bass)

Trình độ Thạc sĩ:

STTTên ngành
1Âm nhạc học
2Nghệ thuật âm nhạc
3Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc

Tổ chức[5]

Ban Giám đốc

Họ và tênChức vụ
PGS.TS. Nguyễn Huy PhươngChủ tịch Hội đồng trường
PGS.TS. Lê Anh TuấnGiám đốc Học viện
Ths. Dương Thị Thanh BìnhPhó Giám đốc Học viện
NSND. Bùi Công Duy
NSND. Đỗ Quốc Hưng

Viện, Trung tâm

Họ và tênChức vụ
TS. Phạm Minh HươngPhó Viện trưởng Viện Âm nhạc
Trần Hải Đăng
Ths. Nguyễn Huy HoàngGiám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện
Ths. Vũ Văn SửPhó giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trương Hồng ChiPhó Giám đốc Trung tâm Biểu diễn

Các khoa

Họ và tênChức vụ
Ths.NSND. Phạm Ngọc KhôiPhó trưởng Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Ths.NSƯT. Nguyễn Công ThắngPhó trưởng khoa Đàn dây
TS. Đào Trọng TuyênPhó trưởng khoa Piano
PGS.TS.NGƯT. Ngô Phương ĐôngTrưởng khoa Kèn - Gõ
Ths. Nguyễn Quốc BảoPhó trưởng khoa Kèn- Gõ
Ths. Nguyễn Thị Thu HàPhó trưởng khoa Accordion - Guitar - Organ
TS. Nguyễn Thị HàPhó trưởng khoa phụ trách khoa Accordion - Guitar - Organ
TS. Nguyễn Thị Tân NhànTrưởng khoa Thanh nhạc
TS. Nguyễn Phương NgaPhó trưởng khoa Thanh nhạc
TS. Nguyễn Thị Tân Nhàn
TS.NSƯT. Cồ Huy HùngTrưởng khoa Âm nhạc truyền thống
TS.NSƯT. Nguyễn Thị Hoa ĐăngPhó trưởng khoa Âm nhạc truyền thống
TS. Lã Minh TâmQuyền Trưởng khoa Kiến thức Âm nhạc
Ths. Đồng Lan AnhPhó trưởng khoa Kiến thức Âm nhạc
Ths. Nguyễn Thu CúcTrưởng khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản
Ths. Trần Thanh BìnhPhó trưởng khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản
Ths. Đỗ Thị Hiếu
TS. Nguyễn Tiến MạnhPhó trưởng khoa nhạc Jazz

Các phòng

Họ và tênChức vụ
Ths.NSƯT. Phạm Quốc ChungPhó trưởng phòng phụ trách phòng Hành chính - Tổng hợp
Nguyễn Khắc DũngPhó trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Kế toán trưởng
Ths. Ngô Thị Minh HằngPhó trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp
Phùng Hoài Sơn
Ths. Lê Thanh Trung
PGS.TS. Phạm Phương HoaQuyền trưởng phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
Ths. Lưu Nhật TânPhó trưởng phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
TS.NSƯT. Nguyễn Trọng Bình
Ths. Nguyễn Thị Hải Vân
TS. Hồ Thị Hồng Dung
Ths. Nguyễn Ngọc QuyềnPhó trưởng phòng phụ trách phòng Công tác Học sinh - Sinh viên
Ths. Lê Kiều AnhPhó trưởng phòng Công tác Học sinh - Sinh viên
Ths. Đoàn Quang TrungPhó trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

Cơ sở vật chất

- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu+ Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:

  • Tổng diện tích đất của nhà trường: 63.850 m²
  • Riêng đối với tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường đã chiếm hơn ½ nhà trường với: 36.023 m²
  • Số chỗ ở ký túc xá sinh viên (nếu có): 300

+ Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị:

TTTênCác trang thiết bị chính
1Phòng thực hành đa năngMáy tính có kết nối mạng LAN internet, Đàn Piano, Trống, các dụng cụ âm nhạc truyền thống, các dụng cụ âm nhạc phương tây phục vụ cho việc biểu diễn và học tập của sinh viên.
2Phòng hòa nhạc lớn800 chỗ ngồi, thiết kế hiện đại, cơ sở vật chất đạt chất lượng chuẩn Quốc tế, là sân khấu lớn bậc nhất hiện nay tại Việt Nam
3Phòng tập TD – TTBóng bàn, cầu lông.


+ Thống kê phòng học:

TTLoại phòngSố lượng
1Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ03
2Phòng học từ 100 - 200 chỗ20
3Phòng học từ 50 - 100 chỗ33
4Số phòng học dưới 50 chỗ90
5Số phòng học đa phương tiện39


+ Thống kê về học liệu (sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện:

Thư viện gồm 02 phòng đọc cho sinh viên, có đủ giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo về âm nhạc trên thế giới; các loại tạp chí Âm nhạc, tập chí khoa học và băng đĩa về âm nhạc.

Số liệu thống kê: 53.300 bản sách và tài liệu âm nhạc, 2.000 tổng phổ âm nhạc, 4.500 băng đĩa nhạc các loại, 20 tạp chí trong nước, 2 tạp chí Âm nhạc nội bộ, 4 tạp chí ngoại văn.

Khen thưởng

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài