Haakon VII của Na Uy

Haakon VII (3 tháng 8 năm 187221 tháng 9 năm 1957), còn được biết tới là Hoàng tử Karl của Đan Mạch cho đến năm 1905, là vị vua đầu tiên của Na Uy sau khi giải thể Liên minh cá nhân với Thụy Điển năm 1905.[1][2]

Haakon VII của Na Uy
Vua Na Uy
Tại vị18 tháng 11 năm 190521 tháng 9 năm 1957
51 năm, 307 ngày
Đăng quang22 tháng 6 năm 1906
Thủ tướngChristian Michelsen
Jørgen Løvland
Gunnar Knudsen
Wollert Konow
Jens Bratlie
Otto Bahr Halvorsen
Otto Albert Blehr
Abraham Berge
Johan Ludwig Mowinckel
Ivar Lykke
Christopher Hornsrud
Peder Kolstad
Jens Hundseid
Johan Nygaardsvold
Einar Gerhardsen
Oscar Torp
Tiền nhiệmOscar II
Kế nhiệmOlav V
Thông tin chung
Sinh3 tháng 8 năm 1872
Cung điện Charlottenlund, Copenhagen, Đan Mạch
Mất21 tháng 9 năm 1957 (85 tuổi)
Cung điện Hoàng gia, Oslo, Na Uy
An táng1 tháng 10 năm 1957

Thành trì Akershus, Oslo
Phối ngẫuMaud của Liên hiệp Anh
Hậu duệOlav V của Na Uy
Tên đầy đủ
Haakon, né Christian Frederik Carl Georg Valdemar Axel
Hoàng tộcGlücksburg
Thân phụFrederik VIII của Đan Mạch Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuLovisa của Thụy Điển
Tôn giáoGiáo hội Luther

Gia đình và cuộc sống ban đầu

Ông nguyên tên khai sinh là Christian Frederik Carl Georg Valdemar Axel, là con trai thứ hai của vua Frederik VIII của Đan Mạch với công chúa Lovisa của Thụy Điển, anh trai của vua Kristian X của Đan Mạch; thành viên của dòng họ Glücksburg, một nhánh của vương triều Oldenburg Đan Mạch.

Sinh ra trong gia đình hoàng gia, hoàng tử Karl được theo học tai Học viện Hải quân Hoàng gia Đan Mạch. Năm 1896, ông kết hôn với em họ là công chúa Maud xứ Wales, con gái út của vua tương lai Edward VII của Vương quốc Anh và vợ, công chúa Alexandra của Đan Mạch. Con trai của hoàng tử Karl, Alexander - sau là vua Na Uy kế vị ông với tên Olav V của Na Uy.[3]

Lên ngôi vua Na Uy

Hoàng tử Karl được bầu làm vua sau cuộc trưng cầu dân ý tách Na Uy khỏi Thụy Điển (tháng 6 - tháng 11/1905). Ông lấy tên là Haakon, tỏ ý muốn là người kế thừa tổ phụ là vua Haakon VI Magnusson (1344 - 1380), vị vua tài ba của vương quốc Na Uy. Ông chấp nhận ý kiến của Quốc hội, thành lập nền quân chủ lập hiến Na Uy.[4][5]

Là một trong số ít các quốc vương được bầu,[6] Haakon nhanh chóng giành được sự tôn trọng và tình cảm của người dân của mình và ông đã đóng một vai trò then chốt trong việc thống nhất quốc gia Na Uy trong cuộc kháng chiến chống lại cuộc xâm lược của Đức Quốc xã và 5 năm dài sau đó bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai.[7]

Tại Na Uy, Haakon được coi là một trong những người Na Uy vĩ đại nhất của thế kỷ XX và được đặc biệt tôn kính vì sự dũng cảm của ông trong cuộc xâm lược của Đức, ông dọa sẽ thoái vị nếu chính phủ hợp tác với quân xâm lược Đức, và sự lãnh đạo và duy trì sự hiệp nhất Na Uy của ông trong suốt thời gian chiếm đóng của Đức Quốc xã. Ông qua đời ở tuổi 85 vào ngày 21 Tháng 9 năm 1957, sau khi đã trị vì gần 52 năm.[8][9]

Danh hiệu

  • 3 tháng 8 năm 1872 – 18 tháng 11 năm 1905: His Royal Highness Vương tôn Karl của Đan Mạch Điện hạ
  • 29 tháng 1 năm 1906 – 14 tháng 5 năm 1912: His Royal Highness Vương tử Karl của Đan Mạch Điện hạ (tại Đan Mạch)
  • 18 tháng 11 năm 1905 – 21 tháng 9 năm 1957: Quốc vương Na Uy Bệ hạ

Chú thích