Hiệp hội Điều Việt Nam

Hiệp hội Điều Việt Nam (tên tiếng Anh là "Vietnam Cashew Association"; tên viết tắt là "VINACAS") - là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Nay là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) ký quyết định thành lập ngày 29/11/1990. Hội viên của VINACAS là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành điều (trồng, thu mua, chế biến, thương mại, xuất nhập khẩu, chiên chao, đóng gói, bán lẻ,... hạt điều và các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến cây điều), tự nguyện thành lập Hiệp hội nhằm mục đích tạo ra một trung tâm để tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước theo định hướng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.[1]

Hiệp hội Điều Việt Nam
Kiểu tổ chứcTổ chức xã hội - nghề nghiệp
Thành lập29/11/1990
Trụ sởSố 135, đường Pasteur, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguồn gốcNgành chế biến điều xuất khẩu Việt Nam
Khu vực hoạt độngViệt Nam
Sản phẩmĐiều
Trọng tâmĐiều
Lợi nhuậnPhi lợi nhuận
Khẩu hiệu"Nói đến hạt điều, nghĩ tới Việt Nam!"
Trang webwww.vinacas.com.vn

Lịch sử

1988, Ngành chế biến điều xuất khẩu được hình thành.

1990, Hiệp hội cây điều Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 346 NN -TCCB/QĐ ngày 29/11/1990 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam). Tên giao dịch: "Vietnam Cashew Association". Tên viết tắt: "VINACAS".

1992, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu điều nhân qua thị trường Trung Quốc - thị trường láng giềng quan trọng với dân số lớn nhất thế giới.

1994, Những lô hàng điều nhân đầu tiên "Made in Vietnam" được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ - thị trường tiêu thụ nhân điều lớn nhất thế giới.

1996, Những hạt điều thô xuất xứ châu Phi đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam. Việt Nam chấm dứt xuất khẩu điều thô qua Ấn Độ.

1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 120/1999/QĐ-TTg ngày 07/5/1999, phê duyệt Đề án phát triển ngành điều đến năm 2010.

Từ 2002 đến 2003, Ngành điều Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt. Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, chế biến và xuất khẩu điều nhân lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ.

2005 là năm ngành điều gặp khó khăn lớn nhất đầu tiên trong lịch sử. Vượt qua khó khăn, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu điều nhân 418 triệu USD, tiếp tục là quốc gia sản xuất, chế biến và xuất khẩu điều nhân lớn thứ hai thế giới, sau Ấn Độ.

2006, Ngành điều Việt Nam tiếp tục phát triển. Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất Thế giới, vượt qua Ấn Độ.

2007, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu điều nhân 651 triệu USD, năm thứ hai liên tiếp Việt Nam giữ vị trí xuất khẩu điều nhân lớn nhất Thế giới. Sản xuất, chế biến và xuất khẩu điều đi vào ổn định. Năm này là năm có sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu đầu tư vào kỹ thuật, công nghệ chế biến điều, đặc biệt ở khâu bóc vỏ lụa tự động.

2008, Giá điều nhân tăng kỷ lục, phá vỡ ngưỡng 3,5 USD/Lb FOB đã giúp ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu trước 2 tháng, kim ngạch xuất khẩu điều nhân đạt 920 triệu USD, giữ vững ngôi vị xuất khẩu điều nhân lớn nhất Thế giới năm thứ ba liên tiếp. VINACAS triển khai Dự án SXTN KH-CN cấp Nhà nước: "Hoàn thiện công nghệ, thiết kế, chế tạo máy tự động tách vỏ hạt điều và máy bóc vỏ lụa nhân điều trong dây chuyền chế biến điều xuất khẩu". Mã số: KC.07.DA13/06-10.

2009 là năm của những khó khăn, thử thách với cộng đồng doanh nghiệp ngành điều do những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vượt qua khó khăn, thử thách, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu điều nhân lớn nhất Thế giới năm thứ tư liên tiếp. Công nghệ, thiết bị chế biến điều được hoàn thiện, đặc biệt ở khâu tách vỏ cứng hạt điều.

2010, Lần đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu điều nhân trên 1 tỷ đô la – năm này là năm thứ năm liên tiếp Việt Nam giữ vững vị trí xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới. Lễ hội Quả Điều Vàng Việt Nam - Bình Phước 2010 được tổ chức. Hội đồng Điều toàn cầu (GCC) được thành lập và VINACAS là một trong những thành viên sáng lập.

2011, Đây là năm ngành điều Việt Nam gặp khó khăn lớn nhất trong lịch sử. Vượt qua khó khăn, thử thách, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới năm thứ sáu liên tiếp. VINACAS hoàn thành Dự án KC.07.DA13/06-10 với kết quả xuất sắc, phong trào cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến điều phát triển mạnh mẽ. Hai khâu cơ bản cắt tách vỏ cứng và bóc vỏ lụa được hoàn thiện. Thiết bị phân loại màu tự động được sử dụng rộng rãi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân điều xuất khẩu.

2012, Sản xuất, chế biến, xuất khẩu điều dần hồi phục. Năm này là năm thứ bảy liên tiếp, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới. VINACAS tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị khách hàng điều quốc tế tại Nha Trang với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

2013, Lần đầu tiên, xuất khẩu các sản phẩm điều của Việt Nam cán mốc 2 tỷ USD. Năm này là năm thứ tám liên tiếp, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới. Lần đầu tiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp cùng VINACAS tổ chức Hội nghị tuyên dương nông dân trồng điều giỏi toàn quốc. Năm này cũng là năm khởi động chương trình Giá trị điều Việt Nam với mục tiêu kích cầu tiêu dùng nhân điều trong nước thông qua việc quảng bá các giá trị dinh dưỡng của hạt điều.

2014, VINACAS triển khai thành công dự án khuyến nông Ghép cải tạo vườn điều tại 2 tỉnh Bình PhướcĐồng Nai với mục tiêu đạt tối thiểu 3 tấn/ ha điều sau ghép cải tạo. Diễn đàn Giá trị điều Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phong trào chế biến sâu và quảng bá tiêu dùng hạt điều trong nước có bước phát triển mới. Chế biến điều có bước nhảy vọt do những thành tựu trong công nghệ, thiết bị chế biến điều. Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu điều lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 2,2 tỷ USD các sản phẩm điều.

2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành Quyết định số 579 /QĐ-BNN-TT ngày 13/2/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiệp hội Điều Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quan tâm tham gia hỗ trợ kinh phí phát triển dự án ghép cải tạo vườn điều. Đây cũng là năm xuất khẩu điều nhân đạt kỷ lục mới với kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD các sản phẩm điều [2]

Hội viên và các hội thành viên

  • Trên 500 hội viên: Chính thức - Liên kết - Danh dự - Quan sát viên - Hội viên của các Hội thành viên;
  • 05 hội thành viên: Hội chế biến XNK Điều Long An (LACAS); Hội Điều Bình Phước (BPCAS); Hội Điều Đồng Nai (DONACAS); Hội Nông dân tỉnh Bình Phước; Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai;
  • 04 câu lạc bộ: Câu lạc bộ những Doanh nghiệp Sản xuất Kinh doanh Điều sạch hàng đầu Việt Nam (nâng cấp từ "Câu lạc bộ những doanh nghiệp xuất khẩu điều hàng đầu Việt Nam" (tên viết tắt: G20-VCS++); Câu lạc bộ Công nghệ Thiết bị chế biến điều (CPTEC); Câu lạc bộ những người trồng điều giỏi Việt Nam; Câu lạc bộ những người làm điều tại Tp. HCM;
  • 01 trung tâm nghiên cứu liên kết: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều.[3][4]

Ban thường vụ - Ban chấp hành - Ban Kiểm tra Hiệp hội nhiệm kỳ IX: 2016 - 2020.

Ngày 01 tháng 7 năm 2016, tại Khách sạn Victory, Quận 3, Tp. HCM, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã tổ chức Đại hội Hiệp hội Điều Việt Nam lần thứ IX Nhiệm kỳ 2016 - 2020. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Nhiệm kỳ IX: 2016 - 2020 với số lượng 19 người, Ban Thường vụ 7 người, Ban Kiểm tra 3 người theo danh sách dưới đây:

STTTênChức vụGhi chú
1Nguyễn Đức ThanhỦy viên Ban Thường vụ

Chủ tịch Hiệp hội

Giám đốc Công ty C&N (Tanimex-LA) - Long An
2Bạch Khánh NhựtỦy viên Ban Thường vụ

Trưởng ban Kiểm tra

Phó Giám đốc Công ty Vinacontrol Tp. HCM
3Phạm Văn CôngỦy viên Ban Thường vụ

Phó Chủ tịch

Trưởng ban Khoa học và Công nghệ

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhật Huy - Bình Dương
4Nguyễn Minh HọaỦy viên Ban Thường vụ

Phó Chủ tịch

Trưởng ban Chính sách

Giám đốc Công ty BIMICO - Tây Ninh
5Đăng Hoàng GiangỦy viên Ban Thường vụ

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký

Người Đại diện Hội đồng hạt quả khô quốc tế (INC) tại Việt Nam
6Tạ Quang HuyênỦy viên Ban Thường vụ

Phó Chủ tịch (phụ trách Nông nghiệp và Nông dân trồng điều)

Giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 - Bình Phước
7Trần Văn HiệpỦy viên Ban Thường vụ

Trưởng ban Xúc tiến Thương mại

Chủ tịch Công ty Mỹ An - Long An
8Nguyễn Thị Kim NgaTrưởng ban Nông nghiệp và Nông dân trồng điềuChủ tịch Hội Điều Bình Phước
9Lê Quang LuyếnỦy viên Ban chấp hành

Trưởng ban Tài chính

Giám đốc Công ty Phúc An - Bình Phước
10Nguyễn Minh BạnỦy viên Ban chấp hànhGiám đốc Công ty Minh Huy - Đồng Nai
11Nguyễn Thanh BìnhỦy viên Ban chấp hànhTổng Giám đốc Công ty Vegetexco

Đại diện Vegetexco Bình Phước

12Vũ Thị Thu HươngỦy viên Ban chấp hành

Phó Trưởng ban Kiểm tra

Giám đốc Công ty HD Cashews
13Nguyễn Quốc NhưỦy viên Ban chấp hànhGiám đốc Công ty Tân Hòa - Tây Ninh
14Nguyễn Thiện TáỦy viên Ban chấp hànhPhó Giám đốc Công ty Thảo Nguyên - Bà Rịa - Vũng Tàu
15Phạm Thị ThủyỦy viên Ban chấp hànhGiám đốc Công ty Phú Thủy - Ninh Thuận
16Lê Thanh TríỦy viên Ban chấp hànhĐại diện Công ty Donafoods - Đồng Nai
17Trần Văn TýỦy viên Ban chấp hànhGiám đốc Công ty Hapro CN Tp. HCM
18Cao Thúc UyỦy viên Ban chấp hànhGiám đốc Công ty Cao Phát - Bà Rịa - Vũng Tàu
19Vũ Thái SơnỦy viên Ban chấp hànhChủ tịch HĐQT Công ty Long Sơn - Tp. HCM
20Phan Xuân LongỦy viên Ban Kiểm traPhó Giám đốc Công ty Cafecontrol Tp. HCM [3]

Cơ quan chuyên môn của Hiệp hội nhiệm kỳ IX: 2016 - 2020.

STTTên cơ quan
1Văn phòng Hiệp hội
2Ban Chính sách
3Ban Khoa học và Công nghệ
4Ban Xúc tiến Thương mại
5Ban Nông nghiệp và Nông dân trồng điều
6Ban Tài chính
7Ban Thi đua - Khen thưởng
8Hội đồng tư vấn xuất nhập khẩu điều
9Hội đồng hòa giải tranh chấp thương mại
10Hội đồng Thi đua - Khen thưởng [3]

Lãnh đạo Hiệp hội các thời kỳ (1990 - nay)

Thành tích đã đạt được

    • Huân chương Lao động Hạng Nhì do Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng ngày 23/7/2013.
    • Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng ngày 14/1/2003.
    • Bằng khen Chính phủ (nhiều năm);
    • Bằng khen, Cờ thi đua của các Bộ: Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương (nhiều năm liên tục).
    • Hội viên VINACAS hàng năm luôn có tên trong danh sách của những giải thưởng uy tín nhất của Việt Nam như: "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" của Bộ Công thương, Chứng nhận "Hàng Nông Lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại", "Sao Vàng Đất Việt", Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (theo UNDP), Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Quả Điều Vàng VN,...
    • Cá nhân lãnh đạo các doanh nghiệp Hội viên còn được tặng những phần thưởng cao quý như "Huân chương Lao động", "Doanh nhân tiêu biểu",...[3]

Tham khảo