Hoàng Thi Thơ

Cố nhạc sĩ Việt Nam

Hoàng Thi Thơ (16 tháng 7 năm 1928 - 23 tháng 9 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Một số nghệ danh khác của ông là Tôn Nữ Trà Mi, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích KhêTriệu Phong.

Hoàng Thi Thơ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1928-07-16)16 tháng 7, 1928
Nơi sinh
Quảng Trị, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
23 tháng 9, 2001(2001-09-23) (73 tuổi)
Nơi mất
Glendale, California, Hoa Kỳ
Giới tínhnam
Quốc tịch Hoa Kỳ
Dân tộcKinh
Nghề nghiệp
Gia đình
Thúy Nga
Con cái
5 con ruột, 1 con nuôi
Lĩnh vực
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danh
  • Tôn Nữ Trà Mi
  • Tôn Nữ Diễm Hồng
  • Triệu Phong
  • Bích Khê
Vai tròNhạc sĩ
Giai đoạn sáng tácThập niên 1950
Nhạc cụVĩ cầm
Ca khúcDanh sách
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròĐạo diễn
Tác phẩmNgười cô đơn
Sự nghiệp âm nhạc
Ca sĩ trình bày thành công

Cuộc đời

Hoàng Thi Thơ sinh ngày 16 tháng 7 năm 1928 tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng họ Hoàng Phủ, một dòng họ khoa bảng có tiếng tăm ở đất Quảng Trị.[1]

Sau Cách mạng Tháng Tám, Hoàng Thi Thơ gia nhập Đoàn Văn nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba làm trưởng đoàn.

Tháng 12 năm 1946, Hoàng Thi Thơ khi đang tham gia tuyên truyền cùng nhạc sĩ Trần Hoàn ở Huế thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau khi Huế thất thủ, ông trở ra Vinh theo đề nghị của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Tháng 5 năm 1947, ông bắt đầu làm báo, viết văn, trở thành phóng viên và biên tập viên cho tờ nhật báo Cứu quốc của Việt Minh. Tháng 9 năm 1948, ông trở lại Huế, tiếp tục hoàn thành chương trình trung học ở Trường Khải Định (về sau trường dời ra Hà Tĩnh và đổi tên thành Trường Huỳnh Thúc Kháng). Sau khi học xong Tú tài, tháng 10 năm 1950, ông vào đại học tại trường Dự bị đại học Liên khu 3 và 4 tại Thanh Hóa, theo khoa Văn-Triết.

Năm 1952, ông từ vùng kháng chiến tức Liên Khu Tư ở Thanh Hóa về Huế định xin gia đình người anh một số tiền để có thể đưa người yêu ra Hà Nội với mục đích theo học Văn Khoa ở đây.[2] Tuy nhiên, 2 người anh của ông ở Huế đã bị Việt Minh nửa đêm lôi đi hành quyết vì vu cho tội thân Pháp. Lòng tin vào kháng chiến của Hoàng Thi Thơ do đó sụp đổ, ông quyết định vào Sài Gòn bắt đầu lại cuộc sống. Khi đi, ông dẫn theo 2 đứa cháu vừa mất cha, đó là Hoàng Kiều và Hoàng Thi Thao.[3] Ở Sài Gòn ông dạy sinh ngữ Anh - Pháp ở các trường tư thục và theo nghề viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ đại nhạc hội tại rạp Thống Nhất, Sài Gòn. Năm 1961, ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm hơn 100 nghệ sĩ tên tuổi và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu cũng như nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Đài Bắc, Đông Kinh, Vọng Các, Ba Lê, Luân Đôn, Tân Gia Ba, Sénégal,... và nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Năm 1967, ông thành lập tiếp Đoàn văn nghệ Maxim's, gồm 70 diễn viên ca-vũ-nhạc-kịch, tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch đặc biệt tại nhà hàng Maxim's. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất được Bộ Thông tin và Tổng cục Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng hòa nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam sang châu Âu trình diễn.

Tháng 4 năm 1975, đoàn văn nghệ của ông đang lưu diễn ở Nhật Bản thì xảy ra sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ông không thể trở về nước, từ đó phải sống lưu vong và định cư ở Hoa Kỳ. Ông được cấp phép về thăm Việt Nam hai lần kể từ năm 1993.

Sau năm 1975, tại Việt Nam, ông cùng với nhạc sĩ Phạm Duy là hai người bị cấm về nhân thân (cấm toàn bộ tác phẩm)[4], đến đầu năm 2009, một số bài hát của ông mới được Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép phổ biến trở lại.[Gc 1]

Ngày 23 tháng 9 năm 2001, ông qua đời tại nhà riêng ở Glendale, California trong khi chờ vợ làm một món cá mà ông thích. Ông được an táng tại vườn Vĩnh Cửu - nghĩa trang Peek Family, Quận Cam, California. Mộ của ông nằm ở nhà quàn Heritage Memorial Service, 17712 Beach Boulevard, Huntington Beach, California, Hoa Kỳ.[8]

Gia đình

Thời kỳ đi kháng chiến, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã có quan hệ tình cảm với Trương Tân Nhân, một người bạn học cùng trường.[9] Về sau khi ông bỏ kháng chiến về thành và không thể trở lại, bà Tân Nhân lúc đó đã mang thai. Sau hiệp định Genève, bà ở lại miền Bắc và tiếp tục sự nghiệp ca hát. Người con trai của hai người mang tên Lê Khánh Hoài (lấy theo họ người chồng sau của bà), hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kịch nghệ và điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.[1].

Tháng 9 năm 1957, ông lập gia đình với ca sĩ Thúy Nga (con gái nhiếp ảnh gia Nguyễn Giao) và sinh được bốn người con gồm ba trai và một gái. Trong đó, người con trưởng là Hoàng Thi Thi, vừa là nhạc sĩ vừa là kỹ sư. Ngoài ra, ông còn một người con nuôi là Hoàng Thi Thao (1945–2019), người cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ.[1]

Ngoài ra, ông còn có một người cháu gọi ông bằng chú ruột, đó là tỷ phú Hoàng Kiều (con trai của ông Hoàng Hữu Nam).

Sự nghiệp

Ban hợp ca do Hoàng Thi Thơ điều hành từng góp mặt trên đài truyền hình THVN thời Việt Nam Cộng hòa

Âm nhạc

Hoàng Thi Thơ sáng tác trên 500 ca khúc từ tình ca đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch.

Khoảng năm 1972-1973, ông sử dụng thêm bút danh mới là Tôn Nữ Trà Mi và sáng tác một loạt ca khúc mà báo chí thời đó gọi là "đem lại cho làng tân nhạc Việt Nam luồng sinh khí mới và cảm hứng tân kỳ" như "Rước tình về với quê hương", "Việt Nam ơi ngày vui đã tới", "Ô kìa đời bỗng dưng vui", "Xây nhà bên suối", "Ngày vui lý tưởng"... Những ca khúc này đã quen thuộc với người Việt Nam cho đến tận nay.

Trong thời gian cộng tác với nhà hàng Maxim's (Sài Gòn), ông đã thực hiện những tiết mục ca nhạc kịch dã sử và sáng tác những ca khúc hào hùng như "Quang Trung đại phá quân Thanh" hoặc "Trưng Vương đại phá quân Đông Hán".

Năm 1955, Hoàng Thi Thơ sáng tác hai bài trường ca đầu tiên mang tên "Triều Vui Thế Hệ" & "Máu Hồng Sử Xanh". Năm sau, ông cho ra đời trường ca “Ngày Trọng Đại” và đến năm 1963 là "Tiếng Trống Diên Hồng".[11]

Hoàng Thi Thơ còn là tác giả sách “Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông” xuất bản vào năm 1953, dày 500 trang với những phần hướng dẫn về hòa âm, luật sáng tác...[1]

Ông cũng là người đã nâng đỡ Sơn CaHọa Mi, đào tạo trở thành những nữ ca sĩ nổi tiếng.

Ngoài ra, trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông có thực hiện loạt băng nhạc Hoàng Thi Thơ với những giọng ca thượng thặng thời đó.

Nghiên cứu nghệ thuật múa

Hoàng Thi Thơ cũng nghiên cứu các điệu múa. Ông được cho là người tiên phong xây dựng những điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc. Ông cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng đã có nhiều công trình hợp tác nghiên cứu và sáng tạo các điệu múa dân tộc: Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho...

Nhạc kịch - điện ảnh

Năm 1963, Hoàng Thi Thơ đạo diễn sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên, mang tên "Từ Thức lạc lối bích đào". Lần lượt các năm 1964-68 là các vở khác ra đời như "Dương Quý Phi" (1964), "Cô gái điên" (1966), "Ả Đào say" (1968),...

Năm 1965, Hoàng Thi Thơ trở thành đạo diễn điện ảnh với cuốn phim đầu tiên là "Cô Gái Điên" quay thành phim từ nhạc kịch cùng tên của ông, do Trung tâm Điện ảnh Quốc gia sản xuất.

Năm 1969, ông đạo diễn cho phim "Người cô đơn" do chính ông sản xuất. Sau khi ra đến hải ngoại, Hoàng Thi Thơ vẫn tiếp tục làm đạo diễn cho một số phim video như "Chuyện Tình Buồn", "Tiếng Hát Trong Trăng", "Người Đẹp Bạch Hoa Thôn" và "Chiêu Quân Cống Hồ".

Tác phẩm

Ca khúc

STTNhan đềNghệ danh sử dụngNăm sáng tác
12000 đêm đau thương
2Ai buồn hơn ai1964
3Ai nhớ chăng ai1956
4Anh biết em đi chẳng trở về[12]1959
5Bài ca dân nghèo
6Bài ca đoạn trường
7Bài thơ hòa bình
8Bài thơ cuối cùng
9Bài thơ má lúm đồng tiền2000
10Bài thơ tự do
11Bài thơ xuân1954
12Bao giờ trở lại
13Biết đâu tìmTôn Nữ Trà Mi
14Biết thuở nào nguôi
15Bóng hồng Việt Nam
16Cành hoa trước gió
17Các anh các chị1958
18Các anh về1960
19Cái trâm em càiTôn Nữ Diễm Hồng1971
20Chiếc quạt Xuân Hương
21Chiều cố đô1959
22Chiều mưa viễn xứ
23Chiến sĩ hành1969
24Chim vàng trên nón sắt
25Chuyện tình cô lái đò bến Hạ1974
26Chuyện tình Lộng Ngọc
27Chuyện tình của người trinh nữ tên Thi1970
28Chúng mình
29Chủ nhật xám1969
30Con bướm nhà em
31Có ai trên đời mà không yêu (Con tim và nước mắt)
32Còn nhớ hay quên
33Cô gái mới
34Cung đàn tám hướng
35Cuộc đời này
36Dậy thì
37Diễm tìnhTôn Nữ Trà Mi1973
38Dù xa xôi vẫn thấy rất gần
39Duyên quê1955
40Đám cưới trên đường quê1973
41Đành quên saoTôn Nữ Trà Mi1960
42Đẹp chiều thôn dã
43Đẹp mấy mùa hoa
44Đêm cuối cùng1958
45Đêm qua mơ thấy Sài Gòn
46Điệu buồn dang dở
47Điệu lý cò bay
48Đôi mái chèo trăng
49Đời sầu của ve1973
50Đời buồn như liễu
51Đời ta như chiếc lá vàng
52Đưa em qua cánh đồng vàng
53Đưa em xuống thuyền1974
54Đừng nói với anh1964
55Đường xưa lối cũ1959
56Em là nữ hoàngTố Tâm & Hoàng Thi Thơ1970
57Em như làn mây
58Em về thăm lại quê anh
59Gạo trắng trăng thanh1956
60Gặp lại người yêu1974
61Gặp nhau1959
62Gặp nhau giữa trời lưu lạc
63Giã từ mẹ1954
64Giây phút chạnh lòng1959
65Giọt lệ bên bờ biển Đông
66Giọt sầu từ lầu Hoàng Hạc
67Giữa trời đất nước thân yêu1960
68Gót hồng trên con đường đất
69Hát nữa đi em1959
70Hình ảnh người em không đợiHoàng Thi Thơ - Tôn Nữ Trà Mi1963
71Hoa hồng một đóa
72Hoa nữ sinh1955
73Hỏi người còn nhớ đến taTôn Nữ Trà Mi1973
74Hỡi núi rừng Trường Sơn
75Khi người lính trẻ trở về quê hương
76Khi tình yêu đến
77Không đâu bằng quê hương ta
78Khúc hát chia tay
79Kinh chiều1969
80Kiếp tơ tằm1959
80Lá vàng tượng trắng trong vườn lục xâm
81Lá thư về làng1955
83Là người Việt Nam tôi vẫn nhớ
82Lời hát tạ ơn
84Lời người bên kia Bến Hải (Những ai chưa về)1956
85Lời người ra đi
86Lời người ở lại1954
87Lời thề của loài hoa trắngTôn Nữ Trà Mi1969
88Lúa vàng sao sáng
89Mái tranh chiều
90Màu hoa thiên lý1960
91Mặt trời lại sáng quê hương
92Mấy nhịp cầu tre1956
93Mối tình bất diệt
94Mộng Hoàng, áo cưới hay khăn tang
95Mộng hồng
96Một lần cuối1970
97Một miếng trầu duyên1954
98Một ngày buồn vĩnh biệt quê hương
99Một ngày rồi lại một ngày
100Một thoáng em về
101Mời lên hái đóa hoa rừng
102Mùa thu Đông Kinh1963
103Múc ánh trăng vàng1955
104Mưa dọc đường quê
105Nắng quê hương hay nắng quê người
106Ngày buồn trôi qua ngày vui phải tới
107Ngày em ra đi1958
108Ngày vui lý tưởng
109Ngày trọng đại (trường ca)1960
110Ngập ngừng1959
111Người cô đơn (nhạc phim cùng tên)
112Người nghệ sĩ mù1964
113Nhạc vọng thôn chiều
114Nhớ thành đô1963
115Như cánh phù du1973
116Những giòng lệ rơi
117Những ngày thơ mộng1959
118Những vòng hoa trắng
119Nếu một ngày kia1965
120Niềm đau của Thúy
121Ô kìa đời bỗng dưng vui1973
122Ôi chưa kịp nói với nhau một lời
123Phố chiều1958
124Phút đầu tiên1959
125Quê hương ta
126Rồi một chiều kia1959
127Rồi một ngày1970
128Rong chơi cuối trời quên lãng1974
129Rước tình về với quê hương1973
130Ruộng lúa nương dâu
131Sang ngang1959
132SaoBích Khê
133Sống chết với nhauTriệu Phong
134Súng ơi1954
135Ta dạy cho con
136Tà áo cưới1960
137Tại sao?
138Tâm tình gửi HuếTôn Nữ Trà Mi1960
139Tango nhớ
140Tháng tư buồn
141Thiên đường của ta
142Thôi chia ly từ đây1964
143Thôn trăng mở hội trăng tròn1955
144Thị trấn đìu hiu
145Thục Lan, giọt nước mắt da vàng
146Thúy
147Tiễn nàng sang ngang
148Tìm anh1958
149Tìm em1958
150Tin ngày mai đến
151Tin về đô thị
152Tình anh
153Tình anh tình em
154Tình ca điên
155Tình ca trên lúa1972
156Tình dang dở
157Tình đêm liên hoan1956
158Tình gần tình xa
159Tình hồng cho em số 1 (Tình hồng cho em)1970
160Tình hồng cho em số 2 (Đêm buồn)1970
161Tình hồng cho em số 3 (Kinh cầu tình yêu)1970
162Tình hồng cho em số 4 (Niềm đau của cát)1970
163Tình hồng cho em số 5 (Rồi một ngày)1970
164Tình hồng cho em số 6 (Lộng Ngọc)1970
165Tình hồng cho em số 7 (Tạ tình)1970
166Tình hồng cho em số 8 (Lệ buồn)1970
167Tình hồng cho em số 9 (Ru nhau)1970
168Tình hồng cho em số 10 (Góc trời của ta)1970
169Tình mùa hoa đào1966
170Tình sầu biên giới1954
171Tình ta với mình
172Tình vỡ
173Tình yêu tuyệt vời 2
174Tóc thề chấm vai2001
175Tôi nhớ tên anh1960
176Tôi yêu Thúy
177Tôi và người tôi yêu
178Trái tim Việt Nam1974
179Trăng đẹp trời Nam
180Trăng rụng xuống cầu1956
181Trời quê hương ta xanhTriệu Phong
182Túp lều lý tưởngTôn Nữ Trà Mi1970
183Vần thơ thương nhớ1959
184Vết chân đà điểu
185Việt Nam ơi ngày vui đã tới
186Việt Nam như đóa hoa xinh1974
187Vũ khúc đồng quê
188Vũ khúc yêu đời1952
189Xây nhà bên suốiTôn Nữ Trà Mi1973
190Xe hoa một chiếc (Đàn lòng trăm cung)Tôn Nữ Trà Mi1961
191Xin một vành khăn tang cho người đã chết
192Xinh quá xinh (Chiếc quạt thần tiên)[13]
193Xuân chết trong lòng tôi1949
194Yêu mãi còn yêu1958

Băng nhạc

Hoàng Thi Thơ 1: Rước tình về với quê hương

Danh sách bài

Hoàng Thi Thơ 2: Việt Nam như đóa hoa xinh

Danh sách bài

Hoàng Thi Thơ 3: Đưa em qua cánh đồng vàng

Danh sách bài

Băng, đĩa nói về

Khi ra nước ngoài, ông có thực hiện một số băng nhạc riêng và được Trung tâm Thúy Nga và Thế giới Nghệ thuật thực hiện video về chủ đề nhạc Hoàng Thi Thơ gồm Paris By Night 41: Hoàng Thi Thơ - Một đời cho âm nhạc, Paris By Night 47: Hoàng Thi Thơ 2Thế giới Nghệ thuật: Hoàng Thi Thơ - Một đời cho nghệ thuật.

Cước chú

Chú thích

Liên kết ngoài