Howard Hughes

Howard Robard Hughes, Jr. (24 tháng 12 năm 1905 - 5 tháng 4 năm 1976) là một tài phiệt, doanh nhân, nhà đầu tư, phi công, kỹ sư hàng không vũ trụ, nhà phát minh, nhà làm phim và nhà từ thiện người Mỹ. Trong suốt cuộc đời của mình, ông được biết đến như là một trong những cá nhân kinh doanh giàu có nhất trên thế giới. Là một ông trùm phim ảnh, Hughes có uy tín lớn ở Hollywood từ cuối những năm 1920, làm những bộ phim có ngân sách lớn và thường gây tranh cãi như The Racket (1928), Hell's Angels (1930), Scarface (1932), và The Outlaw (1943).

Howard Hughes
Howard Hughes vào tháng 2 năm 1938
SinhHoward Robard Hughes, Jr.
(1905-12-24)24 tháng 12, 1905
Humble, Texas, Hoa Kỳ
Mất5 tháng 4, 1976(1976-04-05) (70 tuổi)
trên đường tới Houston, Texas, Hoa Kỳ
Nơi an nghỉNghĩa trang Glenwood, Houston, Texas
Quốc tịchHoa Kỳ
Học vịThacher School
Trường lớpCalifornia Institute of Technology
Đại học Rice (bỏ học năm 1924)[1]
Nghề nghiệpChairman and CEO of Summa Corporation
Founder of The Howard Hughes Corporation
Founder of the Hughes Aircraft Company
Founder and benefactor of the Howard Hughes Medical Institute
Năm hoạt động1926–1976
Quê quánHouston, Texas
Tài sản$1,5 tỷ (equivalent to $771 tỷ in today's dollars).[2] at the time of his death (approximately 1/1190th of U.S. GNP)[3]
Thành viên của hội đồngHughes Aircraft Company,
Howard Hughes Medical Institute
Tôn giáoMethodism
Phối ngẫu
Ella Botts Rice (cưới 1925–1929)

Jean Peters (cưới 1957–1971)
Cha mẹHoward R. Hughes, Sr.
Allene Stone Gano
Bản mẫu:Infobox aviator
Chữ ký

Hughes thành lập Hughes Aircraft Company vào năm 1932, tuyển dụng nhiều kỹ sư và nhà thiết kế. Ông đã dành phần còn lại của năm 1930 thiết lập hàng loạt kỷ lục tốc độ bay và chế tạo Hughes H-1 Racer và H-4 Hercules (hiện nay có tên khác là "Spruce Goose"). Ông cũng đã mua và mở rộng Trans World Airlines (TWA, sau đó được mua lại bởi và sáp nhập với American Airlines)[4] và sau đó mua lại Air West, đổi tên thành Hughes Airwest. Hughes Airwest cuối cùng đã được mua lại và sáp nhập vào Republic Airlines.

Hughes có tên trong danh sách của 51 anh hùng hàng không của tạp chí Flying, đứng ở vị trí thứ 25.[5] Ông được nhớ đến với hành vi lập dị và lối sống ẩn dật trong cuộc sống sau này, gây ra một phần vì chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các cơn đau mãn tính ngày một nặng. Di sản của ông được duy trì thông qua tổ chức Howard Hughes Medical Institute.

Xem thêm

Tham khảo

Ghi chú

Chú thích

Liên kết ngoài