Ia Grai

Huyện thuộc tỉnh Gia Lai

Ia Grai là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía tây tỉnh Gia Lai, Việt Nam.

Ia Grai
Huyện
Huyện Ia Grai
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhGia Lai
Huyện lỵthị trấn Ia Kha
Phân chia hành chính1 thị trấn, 12 xã
Thành lập11/11/1996[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLê Ngọc Quý
Bí thư Huyện ủyTống Thới Mốc
Địa lý
Tọa độ: 13°59′22″B 107°44′17″Đ / 13,98944°B 107,73806°Đ / 13.98944; 107.73806
MapBản đồ huyện Ia Grai
Ia Grai trên bản đồ Việt Nam
Ia Grai
Ia Grai
Vị trí huyện Ia Grai trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1.157,3 km²[2]
Dân số (2023)
Tổng cộng111.570 người[2]
Thành thị12.872 người
Mật độ97 người/km²
Khác
Mã hành chính628[3]
Biển số xe81-V1
Websiteiagrai.gialai.gov.vn

Địa lý

Huyện Ia Grai nằm ở phía tây của tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý:

Huyện Ia Grai có diện tích 1.157,3 km², dân số là 111.570 người (theo kết quả điều tra năm 2023).

Đây cũng là địa phương có hai dự án Đường cao tốc Ngọc Hồi – Pleiku và Đường cao tốc Pleiku – Buôn Ma Thuột đi qua đang được triển khai đầu tư xây dựng.

Hành chính

Huyện Ia Grai có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ia Kha (huyện lỵ) và 12 xã: Ia Bă, Ia Chia, Ia Dêr, Ia Grăng, Ia Hrung, Ia Khai, Ia Krai, Ia O, Ia Pếch, Ia Sao, Ia Tô, Ia Yok.

Các xã, thị trấn lại được chia thành 150 buôn làng, khối phố.

Lịch sử

Huyện Ia Grai được thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1996 theo Nghị định 70/CP của Chính phủ trên cơ sở tách 9 xã: Ia Sao, Ia Hrung, Ia Krai, Ia Grai, Ia Kênh, Ia O, Ia Dêr, Ia Chia, Ia Pếch và thị trấn Chư Păh thuộc huyện Chư Păh. Đồng thời, đổi tên xã Ia Grai thành xã Ia Tô và đổi tên thị trấn Chư Păh thành thị trấn Ia Kha.[1]

Ngày 26 tháng 12 năm 2001, thành lập xã Ia Khai trên cơ sở 16.518,5 ha diện tích tự nhiên và 2.475 người của xã Ia Krai.[4]

Ngày 13 tháng 5 năm 2002, sáp nhập xã Ia Kênh vào thành phố Pleiku.[5]

Ngày 16 tháng 2 năm 2005, thành lập xã Ia Grăng trên cơ sở 1.914 ha diện tích tự nhiên và 908 người của thị trấn Ia Kha, 9.801 ha diện tích tự nhiên và 1.155 người của xã Ia Tô.[6] 

Ngày 21 tháng 4 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định số 39/2006/NĐ-CP[7]. Theo đó:

  • Thành lập xã Ia Bă trên cơ sở 11.212,05 ha diện tích tự nhiên và 5.905 người của xã Ia Hrung
  • Thành lập xã Ia Yok trên cơ sở 2.642,71 ha diện tích tự nhiên và 8.246 người của xã Ia Sao.

Huyện Ia Grai có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.

Di tích, danh thắng

Trên địa bàn của Ia Grai có các danh thắng như:Núi Ông Phật, suối cát(Ia Tô),dàn phun (Ia tô) , thác Lệ Kim (Ia Tô), thác Chín Tầng (Ia Sao), thủy điện Sê San 3A, Sê San 4, Sê San 4A, khu du lịch sinh thái và lễ hội Về Nguồn. Thác mơ (Ia O)

Giáo dục

Trên địa bàn huyện Ia Grai hiện nay có các trường học và trung tâm giáo dục:

  • Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (Ia Kha)
  • Trường Trung học phổ thông A Sanh (Ia Krăi)
  • Trường Trung học phổ thông Phạm Văn Đồng (Ia Sao)
  • Trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú Huyện Ia Grai
  • Trường Trung học cơ sở Hùng Vương (Ia Kha)
  • Trường Trung học cơ sở Phạm Hồng Thái (Ia Krăi)
  • Trường Trung học cơ sở Hùng Vương (Ia Kha )
  • Trường THCS Lê Hồng Phong ( Ia Chía)
  • Trường THCS Phan Đình Phùng (Ia Grăng)
  • Trường Trung học cơ sở Tôn Đức Thắng (Ia Sao)
  • Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
  • Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Ia Sao)
  • Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
  • Trường Tiểu học Phan Chu Chinh (Ia Sao)
  • Trường Tiểu học Lê Lợi (Ia Pếch)
  • Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Ia Krai)
  • Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (xã Ia Tô)
  • Trường Tiểu học Hà Huy Tập (Ia Chía)
  • Trường Tiểu học Kim Đông ( Ia Kha )
  • Trường Tiểu học Nguyễn Huệ ( Ia Kha )
  • Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài