Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng (Việt Nam)

kì thi tại Việt Nam

Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng là một kì thi từng được tổ chức tại Việt Nam nhằm mục đích lấy sinh viên đầu vào cho các trường đại học và cao đẳng. Kì thi này còn được gọi nôm na là kỳ thi "3 chung" (chung đợt, chung đề và dùng chung kết quả), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm, ngay sau kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông khoảng một tháng. Trong những năm tổ chức, kì thi này được diễn ra vào thượng tuần và trung tuần tháng 7 theo lịch sau:

Từ năm 2015, cùng với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng bị bãi bỏ để thay thế bằng một kỳ thi hợp nhất là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia dừng tổ chức sau năm 2019, sau đó Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức trở lại, các trường đại học có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học, hoặc xét tuyển theo kết quả những kì thi tuyển sinh mới tự tổ chức, như Đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an), hay Đánh giá tư duy (Đại học Bách khoa Hà Nội).

Điều kiện

Thí sinh tham dự kỳ thi cần phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời hoặc bậc học tương đương.

Các khối thi và môn thi

Khối năng khiếu

Phụ huynhhọc sinh tại kì thi tuyển sinh Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.

Hình thức thi

Từ năm 2001 trở về trước, mỗi trường tự tổ chức kì thi, dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, thí sinh đăng kí dự thi bao nhiêu trường, thì phải trải qua bấy nhiêu kì thi. Điều nay gây nên sự tốn kém rất lớn, và mất công mất việc của rất nhiều các bậc phụ huynh, cũng như không thực sự cần thiết. Từ năm 2002 trở đi, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kì thi duy nhất, sau đó kết quả được áp dụng sang các trường mà thí sinh đã đăng ký nguyện vọng [2].

Năm 2006, hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng đầu tiên cho bốn môn Ngoại ngữ của khối D là Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng PhápTiếng Trung; đề thi gồm 70 câu trắc nghiệm. Từ năm 2007 đến 2014, hình thức thi này được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân rộng và áp dụng cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh họcNgoại ngữ với thời gian làm bài là 90 phút, đề thi có 80 câu dành cho các môn Ngoại ngữ và 50 câu dành cho môn Vật lý, Hóa họcSinh học; bốn môn văn hóa còn lại là Toán, Văn, Lịch sửĐịa lý thi tự luận với thời gian làm bài là 180 phút.

Các khái niệm

Hồ sơ đăng ký dự thi

Để được dự thi đại học hay cao đẳng, thí sinh cần có một bộ hồ sơ đăng ký và phải nộp trước khi thi để nhập dữ liệu. Bộ hồ sơ này gồm hai lá phiếu có nội dung khai báo như nhau: phiếu số 1 nộp cho trường đăng ký thi, phiếu số 2 thí sinh giữ để làm gốc. Sau khi tiếp nhận hồ sơ và nhập dữ liệu, trường sẽ gửi giấy báo dự thi về cho thí sinh. Giấy này rất quan trọng bởi vì có nó, thí sinh mới được phép vào phòng thi.

Điểm sàn

Điểm sàn là mức điểm tối thiểu để các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm sàn chính thức được áp dụng từ năm 2004. Hiểu đơn giản, đây là mức điểm tối thiểu thí sinh cần phải đạt được để có quyền xét được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, nếu không đạt đến điểm sàn, thí sinh gần như đã không trúng tuyển. Một số trường hợp, điểm sàn có thể điều chỉnh theo từng trường nếu được phép của Bộ giáo dục.

NămĐại họcCao đẳng
Khối AKhối A1Khối BKhối CKhối DKhối AKhối A1Khối BKhối CKhối D
20041415151411121211
20051515141412121111
20061314141310111110
20071515141312121110
20081315141310121110
20091314141310111110
20101314141310111110
20111314141310111110
201213131414,513,510101111,510,5
2013[3]1313141413,51010111110

Số lượng thí sinh đăng ký & dự thi

NămĐợtLượt thí sinhĐiểm 30 (làm tròn)Điểm 30 (trần)
Đăng kýDự thiTỉ lệ dự thiĐăng ký (tổng)Dự thi (tổng)Tỉ lệ dự thiDự thi ĐHDự thi CĐ
1998Đợt 1---1,511,8131,107,22173.24%875,626231,595--
Đợt 2---
Đơt 3---
1999Đợt 1---1,665,0531,235,77574.22%897,314338,461--
Đợt 2---
Đơt 3---
2000Đợt 1---2,000,7901,531,65676.55%1,123,264408,392--
Đợt 2---
Đơt 3---
2001Đợt 1---2,288,1261,788,71478.17%1,261,328527,386--
Đợt 2---
Đơt 3---
2002Đợt 1609,533433,79471.17%1,676,3921,230,46373.40%931,904298,559--
Đợt 2600,000--
Đơt 3357,000287,39380.50%
2003Đợt 1-580,000-1,479,0001,286,76887.00%943,407343,3612-
Đợt 2-400,000-
Đơt 3-343,361-
2004Đợt 1-500,000-1,480,0001,300,94387.90%888,479412,46439-
Đợt 2-500,000-
Đơt 3-412,464-
2005Đợt 1-500,000-1,537,2521,300,10684.57%935,283364,82399-
Đợt 2615,000500,00081.30%
Đơt 3-364,823-
2006Đợt 1---1,709,8671,397,24181.72%980,192417,0493713
Đợt 2---
Đơt 3-417,049-
2007Đợt 1835,267540,00064.65%1,850,0761,368,20773.95%1,019,126349,081173
Đợt 2726,809475,50465.42%
Đơt 3634,693349,08155.00%
2008Đợt 1916,400618,99467.55%2,191,7271,663,94075.92%1,247,576416,3644312
Đợt 2876,983585,73766.79%
Đơt 3616,836416,36467.50%
2009Đợt 1930,255638,19268.60%2,125,9751,614,78375.95%1,261,941352,842116
Đợt 2870,756584,00067.07%
Đơt 3531,499352,84266.39%
2010Đợt 1861,796653,50075.83%1,900,0001,589,30583.65%1,237,870351,43511
Đợt 2745,857584,37078.35%
Đơt 3454,211351,43577.37%
2011Đợt 11,084,583680,59762.75%1,994,1151,645,57282.52%1,333,428312,14411
Đợt 2909,532652,83171.78%
Đơt 3486,670312,14464.14%
2012Đợt 1869,233637,98073.40%1,812,5921,509,51483.28%1,214,514295,00021
Đợt 2765,630576,53475.30%
Đơt 3454,211295,00064.95%
2013Đợt 1843,687629,83374.65%1,710,9831,478,03386.39%1,242,033236,000155
Đợt 2838,000612,20073.05%
Đơt 3367,327236,00064.25%
2014Đợt 1749,730615,35882.08%1,529,4351,369,95189.57%1,190,546179,405135
Đợt 2761,753575,18875.51%
Đơt 3258,631179,40569.37%

Xem thêm

Chú thích