Kurokawa Kisho

Kurokawa Kisho (黒川 紀章 (Hắc Xuyên Kỉ Chương) Kurokawa Kishō?, 8 tháng 4 năm 1934, Nagoya12 tháng 10 năm 2007, Tokyo) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Nhật và là người sáng lập phong trào Chuyển hóa luận (Metabolism Movement).

Kurokawa Kisho
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
8 tháng 4, 1934
Nơi sinh
Kanie, Aichi
Mất
Ngày mất
12 tháng 10, 2007
Nơi mất
Kawadachō
Nguyên nhân
suy tim
An nghỉBaisō-in
Giới tínhnam
Quốc tịchĐế quốc Nhật Bản, Nhật Bản
Đảng pháiĐảng Cộng sinh mới
Nghề nghiệpkiến trúc sư, nhà tư tưởng, doanh nhân, nhà hoạt động chính trị
Gia đình
Bố
Miki Kurokawa
Anh chị em
Masayuki Kurokawa
Hôn nhân
Ayako Wakao
Thầy giáoTange Kenzo
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoĐại học Kyoto, Đại học Tokyo
Trào lưuchuyển hóa luận
Tác phẩmŌita Bank Dome, Sân vận động Toyota, Sân bay quốc tế Kuala Lumpur
Có tác phẩm trongViện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại
Giải thưởngHuân chương Nghệ thuật và Văn học hạng 3, Ghi công Văn hóa
Lối vào của bảo tàng nghệ thuật Nagoya
Tháp Nakagin Capsule. Toàn bộ tòa nhà được dựa trên hai nút giao thông, đồng thời là hai hệ kết cấu cực mạnh, từ đó vươn ra các "con nhộng" (là các đơn vị ở)

Ông theo học tại khoa kiến trúc tại Đại học Kyoto, tốt nghiệp năm 1957. Ông tiếp tục theo học tại trường kiến trúc Đại học Tokyo dưới sự hướng dẫn của Tange Kenzo và hoàn thành thạc sĩ năm 1959, và tiến sĩ năm 1964.

Cùng với vài người bạn, ông lập ra phong trào Chuyển hóa luận vào năm 1960. Đây là nhóm các kiến trúc sư theo trường phái Tiên phong Duy lý Nhật Bản, theo đuổi việc kết hợp và tuần hoàn của phong cách kiến trúc với triết lý phương Đông. Triển lãm thế giới Expo '70 tại Osaka được xem như đỉnh cao thành công của nhóm, tuy nhiên, nhóm đã tan với một thời gian sau đó.

Ngày 8 tháng 4 năm 1962, Kisho thành lập hãng thiết kế Kurokawa Kisho và cộng sự. Hiện nay, hãng có trụ sở tại Tokyo, và các chi nhánh tại Osaka, Nagoya, Kazakhstan, Kuala LumpurBắc Kinh. Hãng được xếp hạng Văn phòng kiến trúc hạng 1 theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Công trình trong những năm 1970

Công trình trong những năm 1980

  • Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Saitama, Saitama, (1978-1982)
  • National Bunraku Theater, Osaka, (1979-1983)
  • Wacoal Kojimachi Building, Tokyo, (1982-1984)
  • Chokaso, Tokyo, (1985-1987)
  • Bảo tàng Nghệ thuật Nagoya, Nagoya, (1983-1987)
  • Trung tâm Nhật-Đức tại Berlin, Berlin, (1985-1988)
  • Văn phòng chính phủ tại Osaka, Osaka, (1988)
  • Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Hiroshima, Hiroshima, (1988-1989)

Công trình trong những năm 1990

  • Trung tâm Giới trẻ Trung-Nhật, (Bắc Kinh, (1987-1990)
  • Trụ sở chính phủ Okinawa, Okinawa, (1988-1990)
  • Câu lạc bộ thể thao tại Trung tâm Illinois, Chicago, (1987-1990)
  • Melbourne Central, Melbourne, Úc, (1986-1991)
  • Miki House New Office Building, Osaka, (1985-1991)
  • Bảo tàng Nghệ thuật Nhiếp ảnh Nara, Nara, (1989-1991)
  • Bảo tàng Louvain-La-Neuve, Bỉ, (1990-1992)
  • Tháp Pacific, Paris, (1988-1992)
  • Lane Crawford Place, Singapore, (1990-1993)
  • Senkantei, Hyogo, (1992-1993)
  • Bảo tàng Khoa học Ehime, Ehime, (1991-1994)
  • Trung học Ishibashi, Tochigi, (1992-1994)
  • Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Wakayama/Bảo tàng Wakayama, Wakayama, (1990-1994)
  • Khách sạn Kyocera, Kagoshima, (1991-1995)
  • Tòa Thị chính Kibi-cho/Vòm Kibi, Wakayama, (1993-1995)
  • Republic Plaza, Singapore, (1986-1995)
  • Bảo tàng Nghệ thuật Fukui, Fukui, (1993-1996)
  • Softopia Japan, Gifu, (1990-1996)
  • Câu lạc bộ Golf Fujinomiya, Shizuoka, (1994-1997)
  • Tòa Thị chính Kashima-machi, Kumamoto, (1995-1997)
  • Bảo tàng Nghệ thuật Rôman Shiga Kogen, Yamanouchi, (1994-1997)
  • Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Kuala Lumpur, Malaysia, (1992-1998)
  • New Wing of the Bảo tàng Van Gogh (Amsterdam, The Netherlands, 1990-1998)
  • Amber Hall (Kuji, 1996-1999)
  • O Residence (Tokyo, 1997-1999)

Công trình kể từ năm 2000

Tham khảo

Liên kết ngoài