Lệnh Ý Hoàng quý phi

Gia Khánh Đế sinh mẫu

Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu (chữ Hán: 孝儀純皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠶᠣᠩᠰᠣᠩᡤᠣ
ᠶᠣᠩᡴᡳᠶᠠᡥᠠ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga yongsonggo yongkiyaha hūwangheo, Abkai: hiyouxungga yongsonggo yongkiyaha hvwangheu; 23 tháng 10, năm 172728 tháng 2 năm 1775), còn được biết đến dưới thụy hiệu Lệnh Ý Hoàng quý phi (令懿皇貴妃), là phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Bà là sinh mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế.

Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu
孝儀純皇后
Gia Khánh Đế sinh mẫu
Hoàng quý phi Đại Thanh
Tại vị9 tháng 5 năm 1765
- 29 tháng 1 năm 1775
Đăng quang11 tháng 6 năm 1765
Tiền nhiệmHoàng quý phi Tô thị
Kế nhiệmHoàng quý phi
Nữu Hỗ Lộc thị
Thông tin chung
Sinh(1727-10-23)23 tháng 10, 1727
Mất28 tháng 2, 1775(1775-02-28) (47 tuổi)
Cát An sở, Bắc Kinh
An táng23 tháng 10 năm 1775
Địa cung của Thanh Dụ lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Hậu duệ
Thụy hiệu
Lệnh Ý Hoàng quý phi
(令懿皇貴妃)
Hiếu Nghi Cung Thuận Khang Dụ Từ Nhân Đoan Khác Mẫn Triết Dực Thiên Dục Thánh Thuần Hoàng hậu
(孝儀恭順康裕慈仁端恪敏哲翼天毓聖純皇后)
Tước hiệu[Quý nhân; 貴人]
[Lệnh tần; 令嫔]
[Lệnh phi; 令妃]
[Lệnh Quý phi; 令貴妃]
[Hoàng quý phi; 皇貴妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
(truy tặng)
Thân phụNgụy Thanh Thái
Thân mẫuDương Giai thị

Trong lịch sử hậu cung, Lệnh Ý Hoàng quý phi là phi tần sinh nhiều con nhất cho Càn Long Đế và con số này cũng thuộc hàng nhiều nhất nếu so với một số hậu phi khác của nhà Thanh. Bà chưa từng được lập làm Hoàng hậu khi còn sống, danh phận cao nhất của bà là Hoàng quý phi, do là sinh mẫu của Thái tử nên được truy tặng làm Hoàng hậu, thụy hiệu cũng đổi thành [Hiếu Nghi; 孝儀].

Tiểu sử

Cận chân dung Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai thị

Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, sinh ngày 9 tháng 9 (âm lịch) vào năm Ung Chính thứ 5 (tức ngày 23 tháng 10 năm 1727), Mãn Châu Tương Hoàng kỳ Ngụy Giai thị, nguyên họ Ngụy thị, xuất thân từ Chính Hoàng kỳ thuộc tầng lớp Bao y[chú thích 1]. Dòng họ bà sau đó được con trai bà là Gia Khánh Đế sửa gọi thành [Ngụy Giai thị] cho giống với Mãn tộc[1].

Cứ theo Thanh sử cảo, Ngụy Giai thị là người Hán thuộc Hán Quân kỳ. Còn theo Bát Kỳ Mãn Châu thị tộc thông phổ (八旗滿洲氏族通譜), Ngụy Giai thị vốn xuất thân từ dòng họ Thẩm Dương Ngụy thị (瀋陽魏氏), nhưng thiếu cứ liệu chi tiết. Có một ít tư liệu chứng minh, tổ tiên Ngụy thị vốn là bộ hạ của Tam Phiên Cảnh thị (三藩耿氏)[note 1]. Tam Phiên Cảnh thị có 7 chức Tá lĩnh, gồm 2 cũ 5 mới, trong đó có Tân Tá lĩnh tên Ngụy Quốc Hiền (魏國賢), là tổ 4 đời của Ngụy thị, mà chi họ của Ngụy Quốc Hiền ở thời kỳ Thanh sơ đã cải thành Chính Hoàng kỳ Bao y. Đến thời trung kì Ung Chính, gia tộc Ngụy Giai thị đã đạt đến hàng giai cấp tầm trung đẳng trong nhóm quan lại Bao y thuộc Nội vụ phủ.

Tằng tổ phụ của bà là tặng Hộ trường quân đội Ngụy Tự Hưng (魏嗣兴), tằng tổ mẫu Trần thị; nội tổ phụ Tổng quản Nội vụ phủ đại thần Ngụy Võ Sĩ Nghi (魏武士宜), sơ nhậm Nội Quản lĩnh, có hai vợ là Niên thị và Triều thị. Tuy Võ Sĩ Nghi làm chức Nội vụ phủ Tổng quản khá ngắn, nhưng có thể đảm đương tới vị trí như vậy, chứng minh khi đó vị thế của gia tộc Ngụy thị cũng thuộc hàng có căn cơ và danh vọng lớn trong nhóm quan viên Nội vụ phủ. Cha bà là Ngụy Thanh Thái, người Giang Tô, từng giữ chức Nội Quản lĩnh. Mẹ bà là Dương Giai thị, từng cùng tổ mẫu của Ngụy thị là Niên thị đảm nhiệm vị trí nữ quan tuyên sách bảo văn trong hậu cung[note 2]. Bên cạnh đó, chú bác trong họ nhà bà, thời kì Ung-Càn đều là quan viên trung cấp của Nội vụ phủ, bà còn có hai người anh em trai, một tên Cát Khánh, một tên Đức Hinh.

Như vậy tổng quan mà nói, Nguỵ thị xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, thuộc [Thượng tam kỳ Bao y] là tầng lớp phục vụ hoàng thất Mãn Châu. Khi đến tuổi trưởng thành, nhờ lệ thuộc Nội vụ phủ, Ngụy thị theo lẽ thường mà được chọn vào cung trong đợt Nội vụ phủ tuyển tú hằng năm. Với thân phận là Nội vụ phủ Bao y nữ tử, Ngụy thị theo sự sắp đặt của Nội vụ phủ vào cung làm Cung nữ tử, tức cung nữ hầu hạ cho Hậu phi trong nội đình.

Đại Thanh tần phi

Nhập cung

Theo những ngự chế thơ của Càn Long Đế đề cập, Ngụy thị chịu sự giáo dục của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Thực tế, cụm từ "giáo dục" này có hàm nghĩa bao la, vì Hoàng hậu là 「"Hậu cung chi chủ"」, thống soái của toàn bộ nội, ngoại mệnh phụ, nên trên thực tế có nghĩa vụ bao quát, chỉ điểm bất kì ai cũng có thể xưng là giáo dục. Dựa theo những gì có được, Ngụy thị chưa chắc ngay từ đầu đã được Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trực tiếp quản lý, nhưng dựa vào gia thế trong Nội vụ phủ Bao y, tổ phụ của gia đình bà được nhậm những chức quan quan trọng, cũng như anh em chú bác đều là quan viên Nội vụ phủ tầm trung, có thể thấy tuy là thân phận cung nữ, nhưng Ngụy thị cũng có gia thế nhất định trong các nữ tử Bao y. Do vậy, có lẽ Ngụy thị không thể nào theo hầu một phi tần cấp thấp hoặc làm công việc hèn mọn, nên có thể là thân cận do đích thân Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chỉ bảo. Cũng theo Ngự chế thơ của Càn Long Đế biểu hiện ra, Ngụy thị không chỉ được Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chỉ bảo, mà việc Ngụy thị trở thành tần phi cũng là do Hoàng hậu tiến cử lên. Không rõ thời gian bà trở thành tần phi chính thức của Càn Long Đế, chỉ biết tư liệu về bà ghi sớm nhất vào thời Càn Long đã là Quý nhân. Theo lệ của những người cùng xuất thân với bà như Mân Quý phi thời Hàm Phong, thì trước đó có lẽ bà đã trải qua vị trí Thường tại hoặc Đáp ứng, những vị trí vốn dùng để phong Cung nữ tử dần lên tần phi. Tuy nhiên, xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, có gia thế ở Nội vụ phủ, cộng thêm do Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đề bạt, cũng không loại trừ khả năng Ngụy thị được cất nhắc đặc biệt mà có ngay vị trí Quý nhân.

Năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1 (âm lịch), Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong Quý phi Cao thị làm Hoàng quý phi, đồng thời đại phong hậu cung, Nhàn phi Na Lạp thị cùng Thuần phi Tô thị thăng Quý phi, Du tần lên Phi, còn Quý nhân Ngụy thị được phong Tần[2]. Từ tước Tần thì các hậu phi sẽ có phong hiệu, và phong hiệu của Ngụy thị được chọn là [Lệnh; 令]. Căn cứ Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ phủ soạn thảo, "Lệnh" theo Mãn ngữ có âm rằng 「Mergen」, nghĩa là "Thông tuệ", "Sáng suốt".

Ngày 17 tháng 11 (âm lịch) cùng năm ấy, lấy Công bộ Thượng thư Đạt Ha (達哈) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Ngũ Linh An (伍齡安) làm Phó sứ, hành lễ sách phong Lệnh tần[3].

Sách văn:

Thụ phong Quý phi

Năm Càn Long thứ 13 (1748), ngày 1 tháng 7 (âm lịch), Càn Long Đế sách lập Nhàn Quý phi Na Lạp thị làm Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi. Do sự kiện trọng đại, Càn Long Đế quyết định đại phong hậu cung, gia thưởng thêm 4 người là Gia phi lên Quý phi, Thư tần cùng Lệnh tần lên Phi, và Quý nhân Trần thị lên Tần[4]. Sang năm sau (1749), vào ngày 5 tháng 4 (âm lịch), chính thức cử hành lễ sắc phong, lấy Lại bộ thượng thư Trần Đại Thụ (陳大受) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Mộc Hòa Lâm (木和林) làm Phó sứ, hành lễ sách phong Lệnh phi (令妃)[5].

Năm Càn Long thứ 21 (1756), ngày 21 tháng 4 (âm lịch), Lệnh phi Ngụy thị do mang thai nên thêm than, sang ngày 26 thêm nhũ mẫu, đến ngày 4 tháng 6, cho thêm thái y[6]. Ngày 15 tháng 7, sinh hạ Thất công chúa, tức Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa tại Ngũ Phúc đường (五福堂), một cư thất ở Viên Minh Viên. Không lâu sau, năm thứ 22 (1757), ngày 26 tháng 5, Lệnh phi do mang thai nên thêm than, ngày 27 thêm đại phu, đến 11 tháng 6 thêm nhũ mẫu.[7] Ngày 17 tháng 7, buổi trưa, Ngụy thị hạ sinh Hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ, là Hoàng tử đầu tiên trong số những người con của bà. Sang năm thứ 23 (1758), ngày 14 tháng 7, giờ Tuất, Lệnh phi lại tiếp tục sinh Hoàng cửu nữ, tức Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa. Có thể thấy đây là giai đoạn mà Ngụy thị sinh nở liên tục nhất.

Năm thứ Càn Long 24 (1759), Lệnh phi Ngụy thị lại mang thai. Ngày 10 tháng 6 (âm lịch) được gia tăng than sưởi, phân bổ thái y và bà đỡ túc trực. Ngày 22 tháng 6, nữ tử học quy củ chỗ Lệnh phi phong Thụy Thường tại. Ngày 24 tháng 9, tất cả các đãi ngộ trên bị đình chỉ, nguyên do Lệnh phi vì dạy dỗ quy củ quá độ sẩy thai[cần dẫn nguồn]. Ngày 21 tháng 11 cùng năm, ra chỉ dụ Lệnh phi Ngụy thị được thăng làm Lệnh Quý phi (令貴妃).

Ngày 17 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, lấy Đại học sĩ Phó Hằng làm Chính sứ, Hiệp bạn Đại học sĩ Lưu Thống Huân làm Phó sứ, hành Quý phi sách phong lễ[8].

Bức tranh trên có tên là Tắc Yến Tứ Sự Đồ (塞宴四事图) của Lang Thế Ninh, cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Lúc này, Lệnh Quý phi Ngụy thị đang mang bầu Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm hơn 7 tháng và chỉ chưa đầy 1 tháng sau là sinh con. Trong bức "Tắc yến tứ sự đồ" không khó để nhận ra hình ảnh của Lệnh Quý phi trong nhóm phi tần bồi giá xuất hiện trong tranh. Bảy vị đứng trước doanh trại, Lệnh Quý phi Ngụy thị đang mang thai ở những tháng cuối nên được sáu người còn lại dìu đỡ. Vị đang đỡ tay Quý phi là Khánh phi, vị mặc đồ Mông CổDự tần. Vị đứng phía sau là Thư phi, từ trái qua phải tiếp đó là Hãn tần, Dĩnh phiDung tần.

Theo truyền thống của Càn Long Đế, khi ông sắc phong Quý phi thì sẽ ra chỉ dụ tế cáo Hậu điện Thái Miếu[note 3] cùng Phụng Tiên điện (như đã làm với Nhàn Quý phi, Thuần Quý phi,[9] Gia Quý phi[10]), nhưng đến khi ra chỉ dụ sắc phong Lệnh phi làm Quý phi thì miễn không cử hành.[11] Ngược lại vào năm Càn Long thứ 33 (1768), Khánh Quý phi được sách phong, Càn Long Đế vẫn ra chỉ dụ tế cáo Thái Miếu hậu điện[12].

Năm Càn Long thứ 25 (1760), ngày 18 tháng 3 (âm lịch), con trai đầu của Lệnh Quý phi là Hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ, trong quá trình chủng đậu thì mất, khi năm 3 tuổi. Cùng năm ấy, vào ngày 6 tháng 10 (âm lịch), giờ Sửu, Lệnh Quý phi Ngụy thị sinh được Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm tại Thiên Địa Nhất Gia Xuân (天地一家春), một cư thất ở hành cung Viên Minh Viên, đây chính là Gia Khánh Đế tương lai. Năm thứ 27 (1762), ngày 30 tháng 11 (âm lịch), Ngụy thị lại hạ sinh Hoàng thập lục tử, nhưng Hoàng tử chết yểu do bệnh đậu mùa khi mới 2 tuổi.

Tấn phong Hoàng quý phi

Năm Càn Long thứ 30 (1765), tháng 1, Lệnh Quý phi Ngụy thị được theo hầu Càn Long Đế và Kế Hoàng hậu Na Lạp thị đi tuần du phía nam sông Dương Tử, Thái Sơn, và Nhiệt Hà, xuyên qua các vùng Dương Châu, Tô Châu, Giang NinhHàng Châu. Đi theo còn có Khánh phi Lục thị, Dung tần Hòa Trác thị, Vĩnh Thường tại Uông thị và Ninh Thường tại[13]. Tháng 2 năm đó, cả đoàn Nam tuần đi đến Hàng Châu, sang ngày 18 tháng 2 thì Hoàng hậu Na Lạp thị đột ngột xảy ra chuyện.

Ngày 9 tháng 5 (âm lịch) cùng năm, sau khi Nam tuần trở về, Càn Long Đế vấn an Sùng Khánh Hoàng thái hậu, rồi phụng ý chỉ của Hoàng thái hậu, chỉ dụ tấn phong Lệnh Quý phi làm Hoàng quý phi[14]. Sang ngày 11 tháng 6 (âm lịch) cùng năm, mệnh Đại học sĩ Phó Hằng làm Chính sứ, lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Lễ bộ Thượng thư Trần Hoành Mưu (陳宏謀) làm Phó sứ, tuyên phong lễ cho Ngụy thị làm Hoàng quý phi. Sau đó Càn Long Đế sai khiển quan viên đi tế cáo Thái Miếu, Phụng Tiên điện[15].

Sách văn rằng:

Năm Càn Long thứ 31 (1766), ngày 11 tháng 5, Ngụy thị hạ sinh Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân. Trong thời gian làm Hoàng quý phi, Ngụy thị ở tại Trữ Tú cung.

Từ khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị và Kế Hoàng hậu Na Lạp thị liên tiếp băng thệ, các vị Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị, Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị và Thục Gia Hoàng quý phi Kim thị cũng lần lượt hoăng thệ, Ngụy thị là ở vị thế Hoàng quý phi mà trở thành phi tần có tước vị cao nhất, ở vị trí Hoàng quý phi được 10 năm, đồng thời là Hoàng quý phi tại vị cuối cùng dưới thời Càn Long.

Từ khi chính thức sách phong, Nguỵ thị là một trong số ít các hậu phi được đi theo Càn Long Đế trong mỗi chuyến tuần du phương xa. Năm Càn Long thứ 22 (1757), khi đang mang bầu hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ được ba tháng, bà cũng tham gia đoàn nam tuần đến Giang Nam. Chuyến đi năm đó kéo dài vài tháng, lúc trở về, long thai của Ngụy thị đã đến tháng thứ 7, sức khoẻ có dấu hiệu bất ổn. Càn Long Đế phụng chỉ của Thái hậu, để bà và Thái hậu rời đoàn, di chuyển với tốc độ chậm hơn để đảm bảo mẫu tử bình an. Khi mang thai Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân, Ngụy thị tiếp tục theo Càn Long đi hành cung Nhiệt Hà. Sau khi trở về hoàng cung, Càn Long Đế hạ lệnh cho bà vào an thai trong Thể Thuận đường (體順堂), tức Đông Nhĩ phòng của Dưỡng Tâm điện[chú thích 2]. Đây là một phòng nhỏ thường dùng để thị tẩm Hoàng hậu, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trước khi qua đời, song song với việc ở Trường Xuân cung thì cũng hay ở lại đây, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị khi còn là Hoàng quý phi cũng từng trú tại đây.

Qua đời

Năm Càn Long thứ 40 (1775), ngày 29 tháng 1 (âm lịch), Hoàng quý phi Ngụy thị qua đời tại Cát An sở (吉安所),[note 4] năm đó 47 tuổi. Để tránh làm phiền Thái hậu, Càn Long Đế không nói chuyện Hoàng quý phi mất[17].

Theo chế độ định sẵn, Càn Long Đế ngừng triều 5 ngày, phái Hoàng lục tử Vĩnh Dung, Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền, Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm, Hoàng tôn Miên Đức, Miên Ức, Miên Huệ, Hoàng cửu nữ Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa, các Ngạch phò Lạp Vượng Đa Nhĩ Tế, Trát Lan Thái và Đan Ba Đa Nhĩ Tế mặc tang phục để tang. Còn phái Thượng thư Vĩnh Quý, Tổng quản Nội vụ Phủ đại thần Kim Giản cùng quản lý tang nghi theo quy cách[18]. Theo tuyên bố, lễ tang của Hoàng quý phi Ngụy thị được án theo lễ tang của Thục Gia Hoàng quý phi, mà tang lễ của Thục Gia Hoàng quý phi vốn là y theo Tuệ Hiền Hoàng quý phi[19][20].

Ngày 5 tháng 2, kim quan của Hoàng quý phi Ngụy thị được tạm an ở Tĩnh An trang[21]. Ngày 11 tháng 2, lấy Giản Thân vương Phong Nột Hanh làm Chính sứ, Hiệp bạn Đại học sĩ Lại bộ Thượng thư Quan Bảo (官保) làm Phó sứ, sách văn ban thụy hiệuLệnh Ý Hoàng quý phi (令懿皇貴妃)[22]. Thụy hiệu "Ý", Mãn văn là 「Fujurungga」, nghĩa là "Đoan trang", "Có phong độ". Những ngày Hành sơ nghi thức tế lễ, Hành đại nghi thức tế lễ, Hành trăm ngày nghi thức tế lễ, đều do con trai bà Vĩnh Diễm cử hành[23]. Lễ sách thụy của Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị, tuy được mệnh án theo Tuệ Hiền Hoàng quý phi, nhưng lại không được ghi việc tế cáo Thái MiếuPhụng Tiên điện, trong khi theo lệ của Tuệ Hiền Hoàng quý phi, thì Thuần Huệ Hoàng quý phi hay Thục Gia Hoàng quý phi, thậm chí là Triết Mẫn Hoàng quý phi cũng đều có.

Sách văn thụy hiệu cho Lệnh Ý Hoàng quý phi rằng:

Ngày 23 tháng 10, giờ Thìn, Càn Long Đế làm lễ phụng an kim quan của Lệnh Ý Hoàng quý phi đến địa cung của Dụ lăng[25].

Theo ghi nhận chính thống, Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được [phụ táng] cùng với Càn Long Đế tại địa cung, nằm ở phía bên phải Đế quan của Hoàng đế. Đặc biệt, Càn Long Đế còn ra lệnh tăng lượng văn vật bồi táng thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường cho bà[26]. Một số hiểu lầm cho rằng, đãi ngộ của bà đã tăng so với mức Hoàng quý phi (cơ bản là 58 kiện)[27], biến con số tổng thành 76 kiện, chỉ kém 1 kiện so với Hoàng hậu, nhưng thực tế căn cứ theo ghi chép của Thanh đại cô bổn nội các lục bộ đương án tục biên (清代孤本内阁六部档案续编) vào ngày 18 tháng 10 (âm lịch) năm đó, tổng số kiện bồi táng theo Lệnh Ý Hoàng quý phi là 58 kiện sau khi đã tăng thêm,[28] điều đó có nghĩa về cơ bản đãi ngộ bồi táng của bà chỉ là 40 kiện, bằng với mức bình thường của một Quý phi thời nhà Thanh[29], số lượng kiện đó có thể chứng minh qua số kiện vật của Khánh Cung Hoàng quý phi (khi đó là Khánh Quý phi) chỉ có 40 kiện[30].

Các loại văn thơ

Nội dung Sơ thứ Tế văn (初次祭文) của Lệnh Ý Hoàng quý phi:

Càn Long Đế tư niệm Lệnh Ý Hoàng quý phi, viết một bài thơ gọi là Lệnh Ý Hoàng quý phi vãn thi (令懿皇贵妃挽诗), đây cũng là văn thơ tiếc thương duy nhất Càn Long Đế tự viết dành cho bà (các sách tế văn đều do Hàn Lâm viện tra điển soạn thảo), trong đó viết:

Trong Hoàng triều văn điển (皇朝文典), lại có bài tế văn dành cho Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu khi phụng táng kim quan của Lệnh Ý Hoàng quý phi vào Dụ lăng, đó là:

Tích niên tham cận ngự chi ban, tằng tư hối địch; thử nhật thị thăng tiên chi giá, như phụng sinh tồn; 昔年参近御之班,曾资悔迪;此日侍升仙之驾,如奉生存; nghĩa là Năm đó (Lệnh Ý Hoàng quý phi) hầu cận ngự nàng (Hiếu Hiền Hoàng hậu), được nàng giáo dục; Nay chôn phụ vào bên cạnh nàng, hi vọng cũng như khi nàng còn sống, phụng dưỡng linh hồn linh thiêng của nàng trên trời.[note 9]

Lại theo Thanh Cao Tông ngự chế thi (清高宗御制诗), có bài [Hiếu Hiền Hoàng hậu lăng lỗi tửu; 孝賢纯皇后陵酹酒], đó là vào đầu năm Gia Khánh, Càn Long Đế đến Dụ lăng (lúc này tên là Hiếu Hiền Hoàng hậu lăng), khi tưởng niệm Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, có ghi một đoạn nói về Lệnh Ý Hoàng quý phi rằng:

Cựu nhật ngọc thành lữ, y nhiên thân bàng bồi; 旧日玉成侣,依然身傍陪; nghĩa là Ngày trước được Hoàng hậu tiến cử, vậy án theo như cũ bồi hầu」, phần chú thích thêm rằng: (Chú: Lệnh Ý Hoàng quý phi trước được Hoàng hậu dạy dỗ, nay cũng cho phụ địa cung; 注: 令懿皇贵妃为皇后所教养者,今并附地宫).

Sau khi qua đời

Truy tặng làm Hoàng hậu

Năm Càn Long thứ 60 (1795), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Càn Long Đế tuyên bố Hoàng thập ngũ tử Vĩnh DiễmHoàng thái tử. Lệnh Ý Hoàng quý phi, do là sinh mẫu của Thái tử nên được truy tặng làm Hoàng hậu, thụy hiệu cũng đổi thành [Hiếu Nghi; 孝儀]. Thụy hiệu [Nghi] này là bị đổi từ chữ [Ý] để tránh trùng với Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu. Theo Mãn văn, [Nghi] là 「Yongsunggo」, nghĩa là "Có lễ độ", so với thụy hiệu [Ý] ban đầu thì hoàn toàn kém hơn rất nhiều.

Ngày 13 tháng 10 cùng năm, Thái tử Vĩnh Diễm kế vị, Càn Long Đế trở thành Thái thượng hoàng. Ngày 27 tháng 10, lấy Duệ Thân vương Thuần Dĩnh làm Chính sứ, Trịnh Thân vương Ô Nhĩ Cung A làm Phó sứ, vào địa cung tế trước Hiếu Hiền Hoàng hậu, sau tuyên cáo sách tặng Lệnh Ý Hoàng quý phi làm Hiếu Nghi Hoàng hậu (孝儀皇后). Đặc biệt sách văn dùng ["truy tặng"], không phải ["truy phong"] như toàn bộ Hoàng hậu truy phong khác.

Sách văn rằng:

Theo ân điển của một Hoàng hậu được phong sau khi qua đời, khi hoàn tất lễ truy phong thì nên chiếu cáo thiên hạ, sùng nghi đại điển, tuy nhiên việc này lại không có xảy ra vào năm mà Càn Long Đế truy tặng cho bà, thậm chí Càn Long cũng không đích thân ngự Thái Hòa môn duyệt sách, bảo truy tặng theo lệ vốn dĩ phải thế mà vẫn lên Càn Thanh môn nghe chính sự bình thường[32]. Khi thần vị của bà được ban ân thăng phụng Phụng Tiên điện, trước đó nên tế cáo Thái Miếu, và cử hành nghi lễ tế cáo Thiên địa, nhưng cuối cùng không cử hành tế cáo. Sự việc này ghi lại trong Thanh Cao Tông thực lục rằng:「"Càn Long năm thứ 60. Thái thường tự tấu vào tháng 12 này, thần bài của Hiếu Nghi Hoàng hậu nên theo lệ thăng phụ Phụng Tiên điện, sau đó nên tế cáo Trời đất và Thái miếu. Trước một ngày cần bẩm báo Tông Nhân phủ để chọn Thân vương tế cáo. Nhưng Hoàng thượng hạ chỉ không cần cử hành"[33]. Rõ ràng, các đại thần quan viên đều đề nghị nên tế cáo Thái Miếu và Thiên địa trước khi làm lễ thăng phụ Phụng Tiên điện theo lệ thường, vì đó là quyền lợi của một Hoàng hậu được truy phong và thăng phụ thần vị, nhưng Càn Long Đế lại đình chỉ không làm.

Về việc bị hủy tế cáo Thái Miếu, lý do của Càn Long Đế được ghi trong Thực lục:「"Ngày Ất Mão tháng 10, năm Càn Long thứ 60. Kỷ Hợi: Chỉ dụ Hoàng thái tử, Hoàng tử, Quân cơ đại thần rằng: Quốc triều điển lễ, coi trọng nhất là tế thần. Hiếu Nghi Hoàng hậu, do sinh được Tự Hoàng đế đã được ân điển sách tặng. Trước đã tế cáo Phụng Tiên điện, nếu tế Thái Miếu, Thiên địa nữa thì rất phiền hà. Vậy nên không cần cử hành"[34].

Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), ngày 19 tháng 9 (âm lịch), sau khi Càn Long Đế qua đời, Gia Khánh Đế mới đưa bài vị của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu và sinh mẫu vào Thái Miếu, chính thức thăng phụ Phụng Tiên điện. Năm xưa, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu tiến cử Hiếu Nghi Hoàng hậu Ngụy thị lên Càn Long Đế, bây giờ thì Ngụy thị tiếp tục đi theo Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu lên thần vị của Thái Miếu, hưởng hương hỏa ngàn đời sau[35]. Đồng thời ông gia tôn thêm thụy hiệu cho mẹ mình, từ [Hiếu Nghi Hoàng hậu] thành: Hiếu Nghi Cung Thuận Khang Dụ Từ Nhân Dực Thiên Dục Thánh Thuần Hoàng hậu (孝儀恭順康裕慈仁翼天毓聖純皇后)[36]. Lúc này, bà từ [Hiếu Nghi Hoàng hậu] lại được gọi thành [Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu].

Qua các đời Gia Khánh và Đạo Quang liên tục dâng thụy hiệu, thì thụy hiệu đầy đủ của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu là: Hiếu Nghi Cung Thuận Khang Dụ Từ Nhân Đoan Khác Mẫn Triết Dực Thiên Dục Thánh Thuần Hoàng hậu (孝儀恭順康裕慈仁端恪敏哲翼天毓聖純皇后).

Đối đãi với gia tộc

Theo truyền thống Nhà Thanh, gia tộc của Ngụy thị được nâng kỳ thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Sau sửa gọi [Ngụy Giai thị].

Vào năm Càn Long thứ 16, khi đã là Lệnh phi, Ngụy Giai thị mới được sửa thiện đãi, nâng toàn gia làm [Tương Hoàng kỳ Bao y Tá lĩnh][37]. Đến năm Càn Long thứ 40, ngày 25 tháng 1 (âm lịch), trước khi Ngụy Giai thị qua đời 4 ngày, Càn Long Đế mới quyết định đem nhà Ngụy Giai thị vào [Mãn Châu Tương Hoàng kỳ][38]. Có thể thấy rõ, vào thời điểm trước cả khi Ngụy Giai thị qua đời, cả nhà bà đã chính thức trở thành Mãn tộc.

Càn Long năm thứ 60, từ khi Ngụy Giai thị trở thành Hiếu Nghi Hoàng hậu, Càn Long Đế lấy lý do Ngụy Giai thị chỉ là "Hầu cận Hiếu Hiền Hoàng hậu", nên gia tộc họ Ngụy cho tập thế tước truyền đời chỉ là [Nhất đẳng Hầu; 一等侯],[39] trong khi đó các ngoại thích khác theo truyền thống đều có tập tước là Nhất đẳng Công. Cha của Ngụy thị là Ngụy Thanh Thái, vốn không có phong thụy, sau do các quan viên Lễ bộ dâng tấu thỉnh thì Càn Long Đế mới cho truy tặng làm Tam đẳng Thừa Ân công (三等承恩公), còn Dương Giai thị tặng làm Nhất phẩm Phu nhân (一品夫人)[40]. Em trai Ngụy Giai thị là Đức Hinh, cùng con cháu lúc này mới chính thức được cất nhắc, nhưng cũng chỉ là thế chức Tá lĩnh truyền đời.

Tương quan

Từ năm đầu Càn Long cho đến năm thứ 10, hành trạng của Ngụy Giai thị không được chi tiết cụ thể. Như đã đề cập, việc [Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu tiến cử Ngụy Giai thị] được chính Càn Long Đế thuật lại trong Ngự chế thơ, chứng tỏ vai trò rất rõ ràng của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trong việc Ngụy Giai thị được phong làm phi tần.

Có nhiều suy luận chỉ ra rằng, Ngụy Giai thị hẳn phục vụ Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu nhiều năm. Xét về mối quan hệ của Ngụy Giai thị và Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Ngụy Giai thị là được "tiến cử" - ắt hẳn phải là người mà Hoàng hậu nắm rõ, dĩ nhiên tương quan mà nói thì có lẽ Ngụy Giai thị có quan hệ ổn trọng với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Thực tế cũng chứng minh Ngụy Giai thị là hậu phi sinh dục nhiều nhất thời Càn Long, tuy nhiên điều này chỉ bắt đầu sau khi Kế hoàng hậu Na Lạp thị mất đi Hoàng thập tam tử Vĩnh Cảnh. Sau năm đó, số lần Ngụy Giai thị hoài thai và hạ sinh là đáng kinh ngạc.

Việc Ngụy Giai thị dựa vào việc sinh hạ rất nhiều con cho Càn Long Đế, cùng với việc con trai bà Vĩnh Diễm trở thành Gia Khánh Đế, khiến nhiều nhận định cho rằng bà rất được Càn Long Đế sủng ái. Tuy nhiên, thực tế dường như không như vậy. Nếu chỉ là sinh dục nhiều mà được cho là [sủng ái], thì Thứ phi Ba thị của Thuận Trị Đế hay Vinh phi Mã Giai thị của Khang Hi Đế cũng đều sinh dục nhiều nhất, nhưng không hề được xem là sủng ái một chút nào. Sách Thanh sử cảo phần liệt truyện về Ngụy Giai thị không cho rằng bà là người được Hoàng đế [sủng ái], vì các hậu phi nếu có thì đều ghi, như trường hợp của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, hoặc Đổng Ngạc phi của Thuận Trị Đế cùng Nghi phi của Khang Hi Đế đều có khẳng định là sủng ái trong các sách đương thời. Hay lúc bà được truy phong Hoàng hậu, Càn Long Đế cũng lấy lý do là "bồi hầu Hiếu Hiền Hoàng hậu phụ địa cung" để giảm đi rất nhiều quyền lợi đáng có của Ngụy Giai thị, mà đỉnh điểm nhất chính là việc không tế cáo Thái Miếu cùng Thiên địa khi truy phong.

Một số nhận định về Ngụy Giai thị trong sử sách và đánh giá của sử gia:

Qua đây, có thể thấy, việc Càn Long Đế đối với Ngụy Giai thị sủng ái thực sự có nhiều vấn đề, có lẽ vì được Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu tiến cử, bà mới có cơ hội trở thành Hậu cung phi tần của Hoàng đế. Dựa vào ngự chế thơ mà chính Càn Long Đế nói về Ngụy Giai thị, luôn nhắc đi nhắc lại chuyện hầu cận Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mà nhập táng, phần nào cho thấy rõ vai trò Hoàng hậu trong việc Ngụy Giai thị trở thành hậu cung, và cũng vì duyên cớ đó Càn Long Đế mới cất nhắc bà. Điều đặc biệt là, Ngụy Giai thị sớm nhất cũng vào hầu Càn Long Đế năm thứ 4, nhưng hơn 10 năm cho đến khi cả Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu tạ thế cũng không thấy có gì ân sủng đặc biệt. Phong Tần, lên Phi cũng đều là những dịp đại phong hậu cung. Đến khi Ngụy Giai thị hạ sinh con đầu lòng là Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa, Ngụy Giai thị phải sinh dục liên tiếp một con trai cùng một con gái, rồi bị sẩy thai thì mới đến được vị trí Quý phi. Xét Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị, không con mà đến Quý phi, gia thế cũng không bằng Ngụy Giai thị, quả thật có khác biệt.

Gia tộc Ngụy Giai thị có đãi ngộ không mấy hiển hách, năm Càn Long thứ 16 thì nâng lên thành Bao y Tá lĩnh. Trong khi đó, Nghi tần Hoàng thị cũng xuất thân Bao y Quản lĩnh như Ngụy Giai thị, nhưng vừa phong Tần đã được nâng lên Tá lĩnh,[42] Thuần phi Tô thị xuất thân Giang Nam Hán nữ, vốn là bình dân, thấp kém hơn Ngụy Giai thị rất nhiều nhưng vừa phong Phi đã được nhập Bao y Tá lĩnh. Ngoài ra, Di tần Bách thị, Khánh tần Lục thị cũng mới phong Tần đã được nhập Bao y Tá lĩnh[43][44]. Với vị trí Phi, Ngụy Giai thị có tiến trình nâng cao dòng dõi chậm hơn cả những người không có gia thế như Thuần Huệ Hoàng quý phi và Khánh Cung Hoàng quý phi, dù gia thế cơ bản của Ngụy Giai thị rất xứng đáng để có đãi ngộ tốt. Sau khi Ngụy Giai thị truy tặng Hoàng hậu, chỉ có nhánh hậu duệ em trai bà là nhập Tương Hoàng kỳ, toàn dòng họ vẫn không được đãi ngộ này.

Lăng mộ

Khoảng 16 năm sau khi Thanh triều diệt vong (tháng 7 năm 1928), quân phiệt Tôn Điện Anh tổ chức khai quật mộ Càn Long Đế và Từ Hi Thái hậu để vơ vét châu báu. Biết được việc này, cựu hoàng là Phổ Nghi lệnh cho bọn Tái Trạch, Kỳ Linh, Bảo Hy đến quần thể Thanh Đông lăng xem xét. Trong quá trình đó, người ta phát hiện ở góc phía tây của địa cung Dụ lăng có di thể của một phụ nữ còn đầy đủ da thịt, không bị thối rữa.[45][46]

Căn cứ theo sử sách thì trong địa cung ngoài Càn Long Đế thì có 2 vị Hoàng hậu là Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu và Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu cùng 3 vị Hoàng quý phiTriết Mẫn Hoàng quý phi, Tuệ Hiền Hoàng quý phiThục Gia Hoàng quý phi là được hợp táng. Dựa vào nhân dạng và độ tuổi của xác chết, người ta suy đoán đó là ngọc thể của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Nhưng cũng không loại trừ khả năng đó là của bọn trộm mộ đem vào. Sau này, khi chính phủ Trung Quốc tiến hành tu sửa Dụ Lăng, xác nữ trên đã hóa thành xương trắng, không thể xác minh được nữa.[45]

Cùng với Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế và Từ Hi Thái hậu Diệp Hách Na Lạp thị, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu là 1 trong ba vị hậu phi được an táng trong Thanh Đông lăng có di hài không bị mục nát sau giấc ngủ thiên thu. Nguyên nhân của hiện tượng này đến nay vẫn là một bí ẩn không có lời giải. Bảo Hy, Tổng quản phủ Nội vụ ghi nhận trong "Đông lăng nhật ký" thuật lại:

Quan tài đặt trên thạch sàng nằm ở giữa gian phòng phía Tây có phát hiện ngọc thể của một vị phi tần. Ngọc thể may mắn không hề phân hủy, người nằm trong quan tài có nét mặt sang quý, cằm nhiều nếp nhăn, răng chưa rụng hết, tựa như người 50-60 tuổi, xương và da đều còn nguyên vẹn, không chút hư tổn, nụ cười phúc hậu tựa như Bồ Tát. Đây quả thực là chuyện vô cùng kỳ lạ...[cần dẫn nguồn]

Hậu duệ

Bà đã sinh cho Càn Long Đế tổng cộng 6 người con, 4 Hoàng tử và 2 Hoàng nữ. Đó là:

  1. Hoàng thất nữ Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa [固伦和静公主, 10 tháng 8 17569 tháng 2 1775], Hoàng nữ thứ 7 của Càn Long, tháng 7 năm 1770 hạ giá lấy Mông Cổ Siêu Dũng Thân vương Lạp Vượng Đa Nhĩ Tể (拉旺多尔济), cháu của Sách Lăng (策棱).
  2. Hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ [永璐, 31 tháng 8 năm 17573 tháng 5 năm 1760], Hoàng tử thứ 14 của Càn Long Đế, không có truy phong. Táng phụ vào mộ của Thập tam A ca Vĩnh Cảnh, là con trai út của Kế Hoàng hậu, trong lăng mộ của Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn [47].
  3. Hoàng cửu nữ Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa [和硕和恪公主; 17 tháng 8 175814 tháng 12 1780], Hoàng nữ thứ 9 của Càn Long Đế, tháng 9 năm 1772 hạ giá lấy Ô Nhã Trát Lan Thái (烏雅札蘭泰)
  4. Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm [永琰], tức Thanh Nhân Tông Gia Khánh Hoàng đế. Từ nhỏ đã được giao cho Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị nuôi dưỡng.
  5. Hoàng thập lục tử [皇十六子; 13 tháng 1, năm 17636 tháng 5, năm 1765], Hoàng tử thứ 16 của Càn Long Đế, không có truy phong. Táng phụ vào mộ của Thập tam a ca Vĩnh Cảnh.
  6. Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân [永璘, 17 tháng 6 176625 tháng 4 1820], Hoàng tử thứ 17 và là con trai út của Càn Long Đế, do Dĩnh Quý phi nuôi dưỡng. Sơ phong tước [Khánh Quận vương; 慶郡王], rồi [Khánh Thân vương; 慶親王; 1820] nhưng mất cùng vào năm đó. Thụy là Hi (僖).

Trong văn hóa đại chúng

NămPhim điện ảnh và truyền hìnhDiễn viênNhân vật
1989《Mãn Thanh thập tam Hoàng triều》
(滿清十三皇朝)
Trần Địch Hoa
陳迪華
Lệnh phi
1997《Hoàn Châu cách cách 1》
(还珠格格第一部)
Triệu Lệ Quyên
赵丽娟
1998Hoàn Châu cách cách 2
(还珠格格第二部)
2003Hoàn Châu cách cách 3: thiên thượng nhân gian
(还珠格格第三部:天上人間)
Trần Lị
陳莉
2006《Thiếu niên Gia Khánh》
(少年嘉庆)
Trang Khánh Ninh
莊庆宁
Ngụy Giai thị
2007《Nữ trạng tài danh》
(鐵咀銀牙)
Trần Mẫn Chi
陈敏之
Hoàng hậu Ngụy thị
2009《Gia Khánh quân du Đài Loan》
(嘉庆君游台湾)
Hà Âm
何音
Ngụy Giai Nhậm Nghi
(魏佳仟仪)
2011Tân Hoàn Châu cách cách
(新还珠格格)
Lưu Hiểu Diệp
刘晓晔
Lệnh phi
2018Như Ý truyện
(如懿傳)
Lý Thuần
李純
Vệ Yến Uyển
(卫嬿婉)
2018Diên Hi công lược
(延禧攻略)
Ngô Cẩn Ngôn
吴谨言
Ngụy Anh Lạc
(魏璎珞)
2019《Diên Hi công lược: Lá ngọc cành vàng》
(金枝玉叶)

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

Nguồn