Lịch sử hành chính Hải Dương

bài viết danh sách Wikimedia

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên.

Trước năm 1945

Sau năm 1945

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Hải Dương (tỉnh lị), thị xã Ninh Giang và 12 huyện: Bình Giang, Cẩm Giàng, Chí Linh, Đông Triều, Gia Lộc, Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ.

Năm 1947, 4 huyện: Chí Linh, Đông Triều, Nam Sách, Kinh Môn được sáp nhập vào tỉnh Quảng Yên (nay là tỉnh Quảng Ninh).

Năm 1955, 3 huyện: Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn của tỉnh Quảng Yên (nay là tỉnh Quảng Ninh) lại được sáp nhập vào tỉnh Hải Dương.

Năm 1957, 3 xã: Vũ Xá, Cẩm Lý, Đan Hội của huyện Chí Linh được sáp nhập vào huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.[1]

Năm 1959, huyện Đông Triều của tỉnh Quảng Yên (nay là tỉnh Quảng Ninh) lại được sáp nhập vào tỉnh Hải Dương. Cùng năm, sáp nhập thị xã Ninh Giang vào huyện Ninh Giang.[2]

Năm 1961, huyện Đông Triều lại được sáp nhập vào khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh).

Năm 1968, 2 tỉnh Hải DươngHưng Yên hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hưng.[3]

Năm 1969, sáp nhập xã Ngọc Châu của huyện Nam Sách vào thị xã Hải Dương.[4]

Năm 1974, điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc các huyện Ninh Giang, Chí Linh, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Nam Sách và thị xã Hải Dương.[5]

Năm 1977, hợp nhất huyện Cẩm Giàng và huyện Bình Giang thành một huyện lấy tên là huyện Cẩm Bình.[6]

Năm 1978, thành lập thị trấn Sao Đỏ thuộc huyện Chí Linh.[7]

Năm 1979, hợp nhất huyện Kim Thành và huyện Kinh Môn thành một huyện lấy tên là huyện Kim Môn; hợp nhất huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà thành một huyện lấy tên là huyện Nam Thanh; hợp nhất huyện Tứ Kỳ và huyện Gia Lộc thành một huyện lấy tên là huyện Tứ Lộc; hợp nhất huyện Ninh Giang và huyện Thanh Miện thành một huyện lấy tên là huyện Ninh Thanh.[8]

Năm 1981, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc huyện Chí Linh.[9]

Năm 1989, thành lập thị trấn Nam Sách thuộc huyện Nam Thanh.[10]

Năm 1994, thành lập thị trấn Gia Lộc thuộc huyện Tứ Lộc.[11]

Năm 1995, thành lập thị trấn Phú Thái thuộc huyện Kim Môn.[12]

  • Thành lập thị trấn Phú Thái trên cơ sở một phần xã Phúc Thành A và xã Kim Anh. Thị trấn Phú Thái có diện tích tự nhiên 267,56 hécta; 4.350 nhân khẩu.

Năm 1996, chia các huyện Ninh Thanh, Tứ Lộc thành các huyện như cũ.[13]. Cùng năm, thành lập một số thị trấn, phường thuộc các huyện Thanh Miện[14], Kim Môn[15]thị xã Hải Dương[16]. Cũng trong năm này, tỉnh Hải Dương được tái lập. Tỉnh Hải Dương có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Hải Dương và 8 huyện: Cẩm Bình, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Môn, Nam Thanh, Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ.

  • Giải thể huyện Ninh Thanh. Thành lập huyện Ninh Giang và huyện Thanh Miện trên cơ sở toàn bộ huyện Ninh Thanh
  • Giải thể huyện Tứ Lộc. Thành lập huyện Tứ Kỳ và huyện Gia Lộc trên cơ sở toàn bộ huyện Tứ Lộc
  • Thành lập thị trấn Thanh Miện (Thanh Miện) trên cơ sở toàn bộ xã Lê Bình. Thị trấn Thanh Miện có 660,11 hécta diện tích tự nhiên với 9,564 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn An Lưu (Kim Môn) trên cơ sở toàn bộ xã An Lưu. Thị trấn An Lưu có 258 ha diện tích tự nhiên và 6.400 nhân khẩu.
  • Thành lập các phường thuộc thị xã Hải Dương:

- Thành lập phường Ngọc Châu trên cơ sở toàn bộ xã Ngọc Châu. Phường Ngọc Châu có diện tích tự nhiên 654 ha và 13.379 nhân khẩu.

- Thành lập phường Thanh Bình trên cơ sở toàn bộ xã Thanh Bình. Phường Thanh Bình có diện tích tự nhiên 365 ha và 15.378 nhân khẩu.

- Thành lập phường Hải Tân trên cơ sở toàn bộ xã Hải Tân. Phường Hải Tân có diện tích tự nhiên 254 ha và 6.603 nhân khẩu.

- Thành lập phường Cẩm Thượng trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Thượng. Phường Cẩm Thượng có diện tích tự nhiên 250 ha và 4.682 nhân khẩu.

- Thành lập phường Bình Hàn trên cơ sở toàn bộ xã Bình Hàn. Phường Bình Hàn có diện tích tự nhiên 307 ha và 9.639 nhân khẩu.

- Thành lập phường Lê Thanh Nghị trên cơ sở một phần phường Trần Phú. Phường Lê Thanh Nghị có 140 ha diện tích tự nhiên và 8.100 nhân khẩu

Năm 1997, chia các huyện Cẩm Bình, Kim Môn, Nam Thanh thành các huyện như cũ; thành lập thị trấn Thanh Hà thuộc huyện Thanh Hà.[17]. Cùng năm, thành lập thị trấn Tứ Kỳ thuộc huyện Tứ Kỳ[18] và thành lập thành phố Hải Dương[19]

  • Giải thể huyện Nam Thanh. Thành lập huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà trên cơ sở toàn bộ huyện Nam Thanh
  • Giải thể huyện Kim Môn. Thành lập huyện Kim Thành và huyện Kinh Môn trên cơ sở toàn bộ huyện Kim Môn
  • Giải thể huyện Cẩm Bình. Thành lập huyện Cẩm Giàng và huyện Bình Giang trên cơ sở toàn bộ huyện Cẩm Bình
  • Thành lập thị trấn Thanh Hà (Thanh Hà) trên cơ sở toàn bộ xã Thanh Bình. Thị trấn Thanh Hà có 496 ha diện tích tự nhiên và 7.560 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Tứ Kỳ (Tứ Kỳ) trên cơ sở một phần xã Đông Kỳ và xã Tây Kỳ. Thị trấn Tứ Kỳ có 476 ha diện tíchtự nhiên và 6.722 nhân khẩu.
  • Thành lập thành phố Hải Dương trên cơ sở toàn bộ thị xã Hải Dương. Thành phố Hải Dương có 3.626,8 ha diện tích tự nhiên và 143.895 nhân khẩu, gồm 13 đơn vị hành chính: 11 phường và 2 xã

Năm 1998, thành lập thị trấn Lai Cách thuộc huyện Cẩm Giàng.[20]

  • Thành lập thị trấn Lai Cách trên cơ sở toàn bộ xã Lai Cách. Thị trấn Lai Cách có 753,66 ha diện tích tự nhiên và 11.693 nhân khẩu.

Năm 2002, thành lập thị trấn Bến Tắm và giải thể thị trấn nông trường Chí Linh thuộc huyện Chí Linh; đổi tên xã Ninh Thọ thành xã Hồng Phong thuộc huyện Ninh Giang.[21]

  • Giải thể thị trấn nông trường Chí Linh (Chí Linh), sáp nhập vào các xã quản lý trước kia
  • Thành lập thị trấn Bến Tắm (Chí Linh) trên cơ sở một phần xã Bắc An. Thị trấn Bến Tắm có 412,88 ha diện tích tự nhiên và 5.703 nhân khẩu.
  • Đổi tên xã Ninh Thọ (Ninh Giang) thành xã Hồng Phong

Năm 2004, thành lập và đổi tên một số thị trấn thuộc huyện Kinh Môn.[22]

  • Thành lập thị trấn Minh Tân trên cơ sở toàn bộ xã Minh Tân. Thị trấn Minh Tân có 1.348,04 ha diện tích tự nhiên và 19.645 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Phú Thứ trên cơ sở toàn bộ xã Phú Thứ. Thị trấn Phú Thứ có 881,36 ha diện tích tự nhiên và 13.350 nhân khẩu.
  • Đổi tên thị trấn An Lưu thành thị trấn Kinh Môn

Năm 2008, điều chỉnh địa giới các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng để mở rộng thành phố Hải Dương; thành lập các phường Tứ MinhViệt Hòa thuộc thành phố Hải Dương.[23]

  • Sáp nhập một phần các huyện Nam Sách (toàn bộ các xã Nam Đồng, Ái Quốc, An Châu, Thượng Đạt), Gia Lộc (toàn bộ các xã Thạch Khôi, Tân Hưng), Tứ Kỳ (một phần xã Ngọc Sơn), Cẩm Giàng (một phần thị trấn Lai Cách) vào thành phố Hải Dương
  • Thành lập phường Tứ Minh trên cơ sở toàn bộ xã Tứ Minh và một phần thị trấn Lai Cách. Phường Tứ Minh có 712,73 ha diện tích tự nhiên và 12.343 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Việt Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Việt Hòa. Phường Việt Hoà có 615,43 ha diện và 8.457 nhân khẩu.
  • Sáp nhập một phần xã Ngọc Sơn vào phường Hải Tân. Phường Hải Tân có 333,38 ha diện tích tự nhiên và 12.748 nhân khẩu.

Năm 2009, thành lập các phường Nhị ChâuTân Bình thuộc thành phố Hải Dương.[24]

  • Sáp nhập một phần phường Thanh Bình vào phường Lê Thanh Nghị. Phường Lê Thanh Nghị có 99,59 ha diện tích tự nhiên và 9.207 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Tân Bình trên cơ sở một phần phường Thanh Bình. Phường Tân Bình có 261,19 ha diện tích tự nhiên và 12.393 nhân khẩu,
  • Thành lập phường Nhị Châu trên cơ sở một phần phường Ngọc Châu. Phường Nhị Châu có 318,25 ha diện tích tự nhiên và 6.824 nhân khẩu.

Năm 2010, thành lập thị xã Chí Linh.[25]

  • Thành lập thị xã Chí Linh trên cơ sở toàn bộ huyện Chí Linh
  • Thành lập các phường thuộc thị xã Chí Linh

- Thành lập phường Phả Lại trên cơ sở toàn bộ thị trấn Phả Lại. Phường Phả Lại có 1.382,5 ha diện tích tự nhiên và 21.309 nhân khẩu.

- Thành lập phường Văn An trên cơ sở toàn bộ xã Văn An. Phường Văn An có 1.438,46 ha diện tích tự nhiên và 9.040 nhân khẩu.

- Thành lập phường Chí Minh trên cơ sở toàn bộ xã Chí Minh. Phường Chí Minh có 1.147,22 ha diện tích tự nhiên và 9.131 nhân khẩu.

- Thành lập phường Sao Đỏ trên cơ sở toàn bộ thị trấn Sao Đỏ. Phường Sao Đỏ có 561,64 ha diện tích tự nhiên và 24.026 nhân khẩu.

- Thành lập phường Thái Học trên cơ sở toàn bộ xã Thái Học. Phường Thái Học có 781,34 ha diện tích tự nhiên và 5.408 nhân khẩu.

- Thành lập phường Cộng Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Cộng Hòa. Phường Cộng Hòa có 2.648,52 ha diện tích tự nhiên và 14.663 nhân khẩu.

- Thành lập phường Hoàng Tân trên cơ sở toàn bộ xã Hoàng Tân. Phường Hoàng Tân có 1.055,03 ha diện tích tự nhiên và 6.844 nhân khẩu.

- Thành lập phường Bến Tắm trên cơ sở toàn bộ thị trấn Bến Tắm và một phần xã Bắc An. Phường Bến Tắm có 2.026,23 ha diện tích tự nhiên và 6.369 nhân khẩu.

  • Thị xã Chí Linh có 28.202,78 ha diện tích tự nhiên và 164.837 nhân khẩu; có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường và 12 xã

Năm 2013, thành lập các phường Ái QuốcThạch Khôi thuộc thành phố Hải Dương.[26]

  • Thành lập phường Ái Quốc trên cơ sở toàn bộ xã Ái Quốc. Phường Ái Quốc có 819,29 ha diện tích tự nhiên và 12.033 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Thạch Khôi trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Khôi. Phường Thạch Khôi có 533,7 ha diện tích tự nhiên và 9.997 nhân khẩu.

Năm 2019, thành lập thành phố Chí Linh[27] và thị xã Kinh Môn[28]. Cùng năm, điều chỉnh địa giới các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà để mở rộng thành phố Hải Dương; thành lập các phường Nam ĐồngTân Hưng thuộc thành phố Hải Dương; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh (trừ huyện Nam Sách)[29].

  • Thành lập thành phố Chí Linh:

- Sáp nhập toàn bộ xã Kênh Giang (TX. Chí Linh) vào xã Văn Đức. Xã Văn Đức có 15,42 km² diện tích tự nhiên và 10.616 người.

- Thành lập các phường An Lạc, Cổ Thành, Đồng Lạc, Hoàng Tiến, Tân Dân, Văn Đức (TX. Chí Linh) trên cơ sở toàn bộ các xã có tên tương ứng. Phường An Lạc có 10,69 km² diện tích tự nhiên và 7.113 người. Phường Cổ Thành có 8,15 km² diện tích tự nhiên và 7.246 người. Phường Đồng Lạc có 11,53 km² diện tích tự nhiên và 7.536 người. Phường Hoàng Tiến có 15,70 km² diện tích tự nhiên và 6.417 người. Phường Tân Dân có 9,38 km² diện tích tự nhiên và 7.691 người. Phường Văn Đức có 15,42 km² diện tích tự nhiên và 10.616 người.

- Thành lập thành phố Chí Linh trên cơ sở toàn bộ thị xã Chí Linh. Thành phố Chí Linh có 282,91 km² diện tích tự nhiên và 220.421 người, gồm 14 phường và 5 xã.

  • Thành lập thị xã Kinh Môn

- Thành lập thị xã Kinh Môn trên cơ sở toàn bộ huyện Kinh Môn

- Thành lập phường An Lưu trên cơ sở thị trấn Kinh Môn. Phường An Lưu có 3,72 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.726 người.

- Thành lập các phường An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phú Thứ, Tân Dân, Thái Thịnh, Thất Hùng trên cơ sở toàn bộ các xã và thị trấn có tên tương ứng. Phường An Phụ có 8,11 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.455 người. Phường An Sinh có 5,41 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.821 người. Phường Duy Tân có 7,69 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.393 người. Phường Hiến Thành có 6,30 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.837 người. Phường Hiệp An có 3,26 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.140 người. Phường Hiệp Sơn có 7,16 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.703 người. Phường Long Xuyên có 4,48 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.895 người. Phường Minh Tân có 13,57 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.483 người. Phường Phú Thứ có 8,85 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.443 người. Phường Tân Dân có 4,97 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.856 người. Phường Thái Thịnh có 4,05 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.187 người. Phường Thất Hùng có 7,45 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.814 người.

- Thành lập phường Phạm Thái trên cơ sở toàn bộ xã Phạm Mệnh và xã Thái Sơn. Phường Phạm Thái có 9,76 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.322 người.

- Thành lập xã Quang Thành trên cơ sở toàn bộ xã Quang Trung và xã Phúc Thành. Xã Quang Thành có 11,37 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.097 người.

- Sau khi thành lập, thị xã Kinh Môn có 165,33 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 203.638 người, gồm 14 phường và 9 xã

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hải Dương:

- Sáp nhập một phần huyện Thanh Hà (gồm toàn bộ xã Tiền Tiến và Quyết Thắng), Tứ Kỳ (toàn bộ xã Ngọc Sơn), Gia Lộc (toàn bộ xã Liên Hồng và Gia Xuyên) vào thành phố Hải Dương

- Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các phường: Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Ngọc Châu, Nguyễn Trãi, Nhị Châu, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Tân Bình, Thạch Khôi, Thanh Bình, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tứ Minh, Việt Hòa và xã Tân Hưng

- Thành lập phường Tân Hưng trên cơ sở toàn bộ xã Tân Hưng. Phường Tân Hưng có 5,00 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.664 người.

- Thành lập phường Nam Đông trên cơ sở toàn bộ xã Nam Đồng. Phường Nam Đồng có 8,89 km² diện tích tự nhiên và dân số 10.675 người.

- Thành lập xã An Thượng trên cơ sở toàn bộ xã An Châu và xã Thượng Đạt. Xã An Thượng có 6,64 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.252 người.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bình Giang:

- Sáp nhập toàn bộ xã Tráng Liệt vào thị trấn Kẻ Sặt. Thị trấn Kẻ Sặt có 3,02 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.359 người.

- Thành lập xã Vĩnh Hưng trên cơ sở toàn bộ xã Hưng Thịnh và xã Vĩnh Tuy. Xã Vĩnh Hưng có 6,43 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.727 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Bình Giang có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 01 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Cẩm Giàng:

- Thành lập thị trấn Cẩm Giang trên cơ sở toàn bộ thị trấn Cẩm Giàng và xã Kim Giang. Thị trấn Cẩm Giang có 5,57 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.308 người.

- Thành lập xã Định Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Định và xã Cẩm Sơn. Xã Định Sơn có 8,26 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.563 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Cẩm Giàng có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 02 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Gia Lộc:

- Sáp nhập toàn bộ xã Phương Hưng vào thị trấn Gia Lộc. Thị trấn Gia Lộc có 7,67 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.307 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Trùng Khánh và xã Gia Hòa vào xã Yết Kiêu. Xã Yết Kiêu có 11,53 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.768 người.

- Sau khi sắp xếp và điều chỉnh, huyện Gia Lộc có 99,70 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 115.617 người; có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 17 xã và 01 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Kim Thành:

- Thành lập xã Tuấn Việt trên cơ sở toàn bộ xã Việt Hưng và xã Tuấn Hưng. Xã Tuấn Việt có 11,19 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.738 người.

- Thành lập xã Kim Liên trên cơ sở toàn bộ xã Kim Khê và xã Kim Lương. Xã Kim Liên có 8,40 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.675 người.

- Thành lập xã Đồng Cẩm trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm La và xã Đồng Gia. Xã Đồng Cẩm có 7,00 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.140 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Kim Thành có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ninh Giang:

- Sáp nhập toàn bộ xã Hồng Thái vào xã Hồng Dụ. Xã Hồng Dụ có 7,78 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.056 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Ninh Thành vào xã Tân Hương. Xã Tân Hương có 7,89 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.973 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Hưng Thái vào xã Hưng Long. Xã Hưng Long có 8,51 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.304 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Văn Giang vào xã Văn Hội. Xã Văn Hội có 8,72 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.628 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Ninh Hòa và xã Quyết Thắng vào xã Ứng Hòe. Xã Ứng Hòe có 10,68 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.053 người.

- Sáp nhập toàn bộ xã Hoàng Hanh và xã Quang Hưng vào xã Tân Quang. Xã Tân Quang có 12,36 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.356 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Ninh Giang có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thanh Hà:

- Thành lập xã An Phượng trên cơ sở toàn bộ xã An Lương và xã Phượng Hoàng. Xã An Phượng có 10,84 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.706 người.

- Thành lập xã Thanh Quang trên cơ sở toàn bộ xã Hợp Đức, Trường Thành và Thanh Bính. Xã Thanh Quang có 12,78 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.917 người.

- Sau khi sắp xếp và điều chỉnh, huyện Thanh Hà có 140,70 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 136.858 người; có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thanh Miện:

- Sáp nhập toàn bộ xã Hùng Sơn vào thị trấn Thanh Miện. Thị trấn Thanh Miện có 9,59 km² diện tích tự nhiên và dân số 14.884 người.

- Thành lập xã Hồng Phong trên cơ sở toàn bộ xã Diên Hồng và xã Tiền Phong. Xã Hồng Phong có 6,67 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.299 người.

- Sau khi sắp xếp, huyện Thanh Miện có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 01 thị trấn.

  • Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tứ Kỳ:

- Thành lập xã Đại Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Sơn và xã Đại Đồng. Xã Đại Sơn có 9,74 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.401 người.

- Thành lập xã Chí Minh trên cơ sở toàn bộ xã Đông Kỳ, Tứ Xuyên và Tây Kỳ. Xã Chí Minh có 14,64 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.698 người.

- Sau khi sắp xếp và điều chỉnh, huyện Tứ Kỳ có 165,32 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 152.541 người; có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 01 thị trấn.

Chú thích