Lịch sử hành chính Lâm Đồng

bài viết danh sách Wikimedia

Lâm Đồng là một tỉnh nằm ở phía nam của khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía nam giáp tỉnh Bình ThuậnĐồng Nai , phía đông giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước

Thời kỳ 1899-1945

  • Ngày 01 tháng 11 năm 1899, Toàn quyền Paul Doumer ký Nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính (poste administratif) ở Tánh Linh (nay là huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) và trên cao nguyên Lang Biang.
  • Lãnh thổ tỉnh Đồng Nai Thượng gồm thượng lưu sông Đồng Nai tiếp giáp với Nam KỳCampuchia, tỉnh lỵ đặt tại Djiring (nay là huyện Di Linh).
  • Năm Thành Thái thứ 17 (1905), bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, trực thuộc lại tỉnh Bình Thuận.
  • Ngày 06 tháng 1 năm 1916, Toàn quyền Ernest Roume ký Nghị định thành lập tỉnh Lang Biang bao gồm toàn bộ vùng rừng núi các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước hiện nay.
  • Địa giới tỉnh Lang Biang gồm: phía bắc là sông Krông Knô, phía đông nam là sông Krông Pha (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận), phía nam là sông Ca Giai - một nhánh sông Phan Rí (nay thuộc tỉnh Bình Thuận), phía tây là biên giới Campuchia.
  • Ngày 20 tháng 4 năm 1916, Hội đồng Nhiếp chính vua Duy Tân ra Dụ thành lập tại vùng Lang Biang trung tâm đô thị (centre urbain) Đà Lạt.
  • Chiếu Dụ ngày 20 tháng 4 năm 1916, ngày 30 tháng 5 năm 1916, Khâm sứ Jean Eugène Charles ký Nghị định thành lập trung tâm đô thị Đà Lạt.
  • Chiếu Dụ ngày 11 tháng 10 năm 1920, ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Long ký Nghị định thành lập thị xã (commune) Đà Lạt. Thị xã Đà Lạt là thị xã loại hai gồm có vùng nội ô và ngoại ô. Vùng ngoại ô gồm làng mạc và đất đai nằm trên cao nguyên Lang Biang.
  • Phần đất còn lại của tỉnh Lang Biang mang tên tỉnh Đồng Nai Thượng.
  • Ngày 08 tháng 1 năm 1941, Toàn quyền Jean Decoux ký Nghị định thành lập lại tỉnh Lang Bian, Thị trưởng Đà Lạt kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Lang Biang[1].

Thời kỳ 1945-1954

  • Tháng 8 năm 1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và Mặt trận Việt Minh tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập.
  • Ngày 14 tháng 12 năm 1950, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ Nguyễn Duy Trinh ký Nghị định sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
  • Ngày 22 tháng 2 năm 1951, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 73-TTg hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Lâm Đồng.
  • Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.
  • Đường ranh giới giữa thị xã Đà Lạt và tỉnh Đồng Nai Thượng: phía bắc bắt đầu từ góc đông-bắc đồn điền O’Neil đến đường vòng Lâm Viên; phía đông đi ngang qua đỉnh núi Labbé Nam; phía nam từ cao điểm 1586 đến tọa độ 117gr8804 kinh độ đông, 13gr2034 vĩ độ bắc; phía tây theo địa giới phía tây sân bay Cam Ly.
  • Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67km2, dân số: 25.041 người[1].

Thời kỳ 1954-1975

Tỉnh Đồng Nai Thượng

  • Tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập từ năm 1899. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi bỏ và đến năm 1920 được tái lập.
  • Tỉnh Đồng Nai Thượng bắc giáp tỉnh Darlac, đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, nam giáp tỉnh Bình Thuận, tây giáp tỉnh Biên Hòa.
  • Năm 1956, tỉnh Đồng Nai Thượng có diện tích 10.650 km2, dân số: 46.599 người. Tỉnh lỵ đặt tại Djiring (nay là huyện Di Linh).
  • Tỉnh có 3 quận: Djiring, B’Lao và Dran - Fyan. Quận B’Lao có 159 làng; quận Djiring:188 làng; quận Dran - Fyan: 274 làng[1].

Tỉnh Lâm Đồng

  • Ngày 19 tháng 5 năm 1958, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Nghị định số 170-NV đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
  • Ngày 30 tháng 11 năm 1958, tỉnh lỵ dời từ Djiring xuống B’Lao (nay là thành phố Bảo Lộc). Ngày 19 tháng 2 năm 1959, đổi tên quận B’Lao thành quận Bảo Lộc. Ngày 12 tháng 7 năm 1965, sáp nhập xã B’Sar thuộc quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy (nay là tỉnh Bình Thuận) vào quận Bảo Lộc.
  • Tỉnh Lâm Đồng bắc giáp tỉnh Quảng Đức (nay là tỉnh Đắk Nông), đông giáp tỉnh Tuyên Đức và Bình Thuận, nam giáp tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, tây giáp tỉnh Phước Long (nay là tỉnh Bình Phước) và tỉnh Long Khánh (nay là tỉnh Đồng Nai).
  • Đường ranh giới tỉnh Lâm Đồng về phía bắc là sông Đa Dâng; về phía đông là sông Đạ Trong, Đạ K’Nàng, sông Đa Nhim; về phía tây là suối Đạ Lây và sông Đồng Nai.
  • Năm 1972, tỉnh Lâm Đồng có diện tích: 5.503 km2, dân số: 90.157 người. Tỉnh lỵ đặt tại Bảo Lộc.
  • Tỉnh Lâm Đồng có 2 quận: Bảo LộcDi Linh, 23 xã và 88 ấp.
  1. Quận Bảo Lộc:
    1. Quận lỵ: Bảo Lộc.
    2. 12 xã: Thiện Lạc, Quần Lạc, Châu Lạc, An Lạc, Tân Lạc, Tân Thành, Tân Phát, B'Sar, Madagouil, Tân Đồn, Tân Lú, Tân Rai.
  2. Quận Di Linh:
    1. 11 xã: Di Linh, Đại Hiệp, Liên Đàm, Tân Dân, Châu Trung, Bảo Thuận, Đinh Lạc, Đăng Gia, Gung Ré, Đinh Trang Thượng, Đinh Trang Hạ[1].

Tỉnh Tuyên Đức

  • Ngày 19 tháng 5 năm 1958, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 261-NV thành lập tỉnh Tuyên Đức.
  • Ngày 30 tháng 6 năm 1958, quận Dran được tách khỏi tỉnh Lâm Đồng để sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức (nay là các huyện Đơn DươngLạc Dương).
  • Tỉnh Tuyên Đức bắc giáp tỉnh Darlac (nay là tỉnh Đắk Lắk), đông giáp tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa, nam giáp tỉnh Bình Thuận, tây giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Quảng Đức (nay là tỉnh Đắk Nông).
  • Về phía bắc, đường ranh giới tỉnh Tuyên Đức đi ngang qua phía nam núi Chư Yang Sin; về phía đông, gần núi Bi Đúp; về phía đông nam, đầu đèo Ngoạn Mục; về phía tây, sông Đa Nhim, Đạ K’Nàng, Đạ Trong.
  • Năm 1958, tỉnh Tuyên Đức có diện tích: 5.067 km2, dân số: 49.025 người. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt.
  • Tỉnh Tuyên Đức có 3 quận: Đơn Dương, Đức TrọngLạc Dương.
  1. Quận Đơn Dương:
    1. Quận lỵ: Đơn Dương
    2. Tổng Xuân Lạc gồm các xã: Lạc Nghiệp, Xuân Trường.
    3. Tổng Lạc Mỹ gồm các xã: Lạc Lâm, Thạnh Mỹ.
    4. Tổng Linh Nhân gồm các xã: Kill Plagnol Thượng, Linh Gia.
  2. Quận Đức Trọng:
    1. Quận lỵ: Tùng Nghĩa.
    2. Tổng Ninh Thạnh gồm các xã: Hiệp Thạnh, Phú Ninh, Tùng Nghĩa.
    3. Tổng Sơn Bình gồm các xã: Phú Sơn, Bình Thạnh.
    4. Tổng Mỹ Lệ gồm các xã: Teurlang Deung, Teurlang Tho, Romène, Yenglé
    5. Tổng Định Tân gồm các xã: N’Thol Hạ, Lang Bian, Đinh Văn.
  3. Quận Lạc Dương:
    1. Quận lỵ: Bình Ninh (B’Neur)
    2. Tổng Phước Thọ gồm các xã: Xuân Thọ, Phước Thành, Thái Phiên.
    3. Tổng Đa Tân gồm các xã: Dakao, N’Thol Thượng.
    4. Tổng Nhân Lạc gồm các xã: Kill Plagnol Hạ, Lat[1].

Thời kỳ 1975-đến nay

  • Tháng 11 năm 1975, giải thể huyện Lạc Dương, nhập các xã Kill Pla Gnol Hạ, Xuân Trường, Xuân Thọ về huyện Đơn Dương và các xã Lát, xã Đạ M’rông về huyện Đức Trọng.
  • Theo Quyết định ngày 20 tháng 9 năm 1975 của Bộ Chính trị, Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng và Đà Lạt là 4 thành phố trực thuộc Trung ương; 4 tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Bình Thuận, Ninh Thuận hợp thành một tỉnh mới.
  • Sau đó, Khu ủy khu VI đã họp và quyết định tên của tỉnh mới là tỉnh Thuận Lâm, tỉnh lỵ đặt tại Phan Rang (nay là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận).
  • Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị quyết định chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ Khu VI trở vào thành những tỉnh mới.
  • Tháng 2 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam.
  • Theo Nghị định này, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng. Khi mới hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng có 5 đơn vị hành chính gồm: thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng. Tỉnh lị đặt tại thành phố Đà Lạt.
  • Ngày 14 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 116-CP[2] chia một số huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng:
  1. Chia huyện Bảo Lộc thành hai huyện lấy tên là huyện Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai;
  2. Chia huyện Đơn Dương thành hai huyện lấy tên là huyện Đơn Dương và huyện Lạc Dương.
  • Sau khi chia các huyện trên, toàn tỉnh Lâm Đồng gồm có 6 huyện, 1 thành phố, 61 xã, 6 thị trấn và 6 phường:
  1. Huyện Bảo Lộc gồm có các xã: Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Thắng, Lộc An, Lộc Thanh, Lộc Sơn, Lộc Tiến, Lộc Bắc, Lộc Ngãi, Lộc Thành, Lộc Nga, Lộc Phát, Lộc Châu, Lộc Tân và thị trấn B’Lao.
  2. Huyện Đạ Huoai gồm có các xã: Ma Đa Goui, Đạ Oai, Đạ M’ri, Đạ Ploa, Đạ Tẻh, Đạ Kho, Đạ Lay; thị trấn Ma Đa Goui, thị trấn nông trường Đạ Tẻh và thị trấn nông trường Đạ M’ré.
  3. Huyện Lạc Dương gồm có các xã: Kil Pla Gnol Hạ, Lát, Đa M’rong, Đa Tong, Đa Long.
  4. Huyện Đơn Dương gồm có các xã: Tu Tra, K’Đơn, Thạnh Mỹ, Ka Đô, Lạc Xuân, Lạc Nghiệp, Lạc Lâm, Loan và thị trấn Đơn Dương.
  5. Huyện Đức Trọng gồm có các xã: Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Tùng Nghĩa, Phú Hội, Bình Thạnh, Phú Sơn, Đinh Văn, Tân Hội, Đạ Đờn, N’Thol Hạ, Phi Tô và Tân Văn.
  6. Huyện Di Linh gồm có các xã: Di Linh, Ninh Gia, Đinh Lạc, Tân Châu, Sơn Điền, Gung Ré, Đinh Trang Thượng, Đinh Trang Hòa, Tân Thượng, Hòa Bắc, Gia Hiệp và Liên Đầm.
  7. Thành phố Đà Lạt gồm có 6 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6 và 3 xã: Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ.

huyện Di Linh

  1. Chuyển xã Di Linh thành thị trấn Di Linh.
  2. Thành lập xã Bảo Thuận.

huyện Đức Trọng

  1. Thành lập khu kinh tế mới của Hà Nội tại Lâm Đồng một thị trấn lấy tên là thị trấn Nam Ban.

huyện Bảo Lộc

  1. Chia xã Lộc Ngãi thành hai xã lấy tên là xã Lộc Ngãi và xã Lộc Đức.

huyện Đơn Dương

  1. Chia xã Loan thành hai xã lấy tên là xã Ninh Loan và xã Đà Loan.
  • Ngày 06 tháng 3 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 38-HĐBT[6] phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Lâm Đồng:

huyện Di Linh

  1. Chia xã Gia Hiệp thành hai xã lấy tên là xã Gia Hiệp và xã Tam Bố.
  2. Chia xã Sơn Điền thành hai xã lấy tên là xã Sơn Điền và xã Gia Bắc.
  3. Chia xã Đinh Trang Hòa thành hai xã lấy tên là xã Đinh Trang Hòa và xã Hòa Trung.

huyện Đạ Huoai

  1. Chia xã Đạ Kho thành hai xã lấy tên là xã Đạ Kho và xã Triệu Hải.
  2. Chia xã Đạ Tẻh thành hai xã lấy tên là xã An Nhơn và xã Hà Đông.
  3. Chia xã Đồng Nai thành bốn xã lấy tên là xã Đồng Nai, xã Quảng Ngãi, xã Phù Mỹ và xã Phước Cát.

huyện Lạc Dương

  1. Chia xã Kil Pla Gnol thành hai xã lấy tên là xã Đạ Chais và xã Đạ Sar.

huyện Đức Trọng

  1. Giải thể xã Tùng Nghĩa để thành lập thị trấn Liên Nghĩa.
  2. Thị trấn Liên Nghĩa gồm toàn bộ xã Tùng Nghĩa cũ, toàn bộ thôn Liên Hiệp và xóm I của thôn Tân Hiệp, xã Liên Hiệp.
  • Ngày 06 tháng 6 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 67-HĐBT[7] điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Đạ Huoai, Đơn Dương, Di Linh và thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng:

huyện Đạ Huoai

  1. Chia xã Đạ Plơa thành hai xã lấy tên là xã Đạ Plơa và xã Đoàn Kết.
  2. Chia xã Đạ M'ri thành ba đơn vị hành chính lấy tên là xã Đạ M'ri, xã Hà Lâm và thị trấn Đạ M'ri.
  3. Chia xã Đạ Oai thành hai xã lấy tên là xã Đạ Oai và xã Đạ Tồn.
  4. Chia xã Triệu Hải thành hai xã lấy tên là xã Triệu Hải và xã Quảng Trị.
  5. Chia xã Hà Đông thành ba xã lấy tên là xã Hà Đông, xã Mỹ Đức và xã Quốc Oai.
  6. Chia xã Đạ Lây thành hai xã lấy tên là xã Đạ Lây và xã Hương Lâm.
  7. Chia xã Quảng Ngãi thành hai xã lấy tên là xã Quảng Ngãi và xã Tư Nghĩa.
  8. Chia xã Phù Mỹ thành hai xã lấy tên là xã Phù Mỹ và xã Mỹ Lâm.
  9. Chia xã Đồng Nai thành năm đơn vị hành chính lấy tên là xã Đức Phổ, xã Nam Ninh, xã Gia Viễn, xã Tiên Hoàng và thị trấn Đồng Nai.
  10. Chia xã Phước Cát thành hai xã lấy tên là xã Phước Cát 1 và xã Phước Cát 2.

huyện Đơn Dương

  1. Chia xã Đà Loan thành hai xã lấy tên là xã Đà Loan và xã Tà Năng.
  2. Chia xã Ninh Loan thành hai xã lấy tên là xã Ninh Loan và xã Tà Hine.

huyện Di Linh

  1. Chia xã Đinh Trang Hòa thành ba xã lấy tên là xã Đinh Trang Hòa, xã Hòa Ninh và xã Hòa Nam.

thành phố Đà Lạt

  1. Chia phường 1 thành hai phường lấy tên là phường 1 và phường 2.
  2. Chia phường 2 thành hai phường lấy tên là phường 3 và phường 4.
  3. Chia phường 3 thành hai phường lấy tên là phường 5 và phường 6.
  4. Chia phường 4 thành hai phường lấy tên là phường 7 và phường 8.
  5. Chia phường 5 thành hai phường lấy tên là phường 9 và phường 10.
  6. Chia phường 6 thành hai phường lấy tên là phường 11 và phường 12.
  • Ngày 06 tháng 6 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 68-HĐBT[8] chia huyện Đạ Huoai thành ba huyện lấy tên là huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên:
  1. Huyện Đạ Huoai có 2 thị trấn: Mađagui, Đạ M’ri và 7 xã: Đạ Plơa, Đoàn Kết, Đạ M’ri, Hà Lâm, Mađagui, Đạ Oai, Đạ Tồn.
  2. Huyện Đạ Tẻh có thị trấn Đạ Tẻh và 9 xã: Đạ Kho, Triệu Hải, Quảng Trị, Hà Đông, Mỹ Đức, Quốc Oai, An Nhơn, Đạ Lây, Hương Lâm.
  3. Huyện Cát Tiên có thị trấn Đồng Nai và 10 xã: Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mỹ Lâm, Phù Mỹ, Đức Phổ, Nam Ninh, Gia Viễn, Tiên Hoàng, Phước Cát 1, Phước Cát 2.
  • Ngày 24 tháng 10 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 157-HĐBT[9] điều chỉnh địa giới thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Đức Trọng, Di Linh, Đơn Dương; chia huyện Đức Trọng thành hai huyện lấy tên là huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà:
  1. Tách xã Ninh Gia của huyện Di Linh; tách 4 xã: Đà Loan, Ninh Loan, Tà Hine và Tà Năng của huyện Đơn Dương để sáp nhập vào huyện Đức Trọng.
  2. Giải thể xã Thạnh Mỹ để thành lập thị trấn Thạnh Mỹ thuộc huyện Đơn Dương.
  3. Thành lập 10 xã mới của huyện Đức Trọng: Rô Men, Liêng Srônh, Phi Liêng, Phúc Thọ, Tân Thanh, Hoài Đức, Đan Phượng, Tân Hà, Gia Lâm, Đông Thanh.
  4. Chia thị trấn Nam Ban của huyện Đức Trọng thành hai đơn vị hành chính lấy tên là thị trấn Nam Ban và xã Mê Linh.
  5. Giải thể xã Đinh Văn của huyện Đức Trọng để thành lập thị trấn Đinh Văn.
  6. Chia huyện Đức Trọng thành 2 huyện lấy tên là huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà:
    1. Huyện Đức Trọng có thị trấn Liên Nghĩa và 11 xã: Đà Loan, Bình Thạnh, Phú Hội, Liên Hiệp, Ninh Gia, Ninh Loan, N’Thôn Hạ, Tà Hine, Tà Năng, Hiệp Thạnh, Tân Hội.
    2. Huyện Lâm Hà có 2 thị trấn: Nam Ban, Đinh Văn và 15 xã: Đạ Đờn, Phi Tô, Phú Sơn, Tân Văn, Phi Liêng, Rô Men, Liêng Srônh, Phúc Thọ, Tân Thanh, Hoài Đức, Đan Phượng, Tân Hà, Gia Lâm, Đông Thanh, Mê Linh.
  • Ngày 15 tháng 9 năm 1989, giải thể xã Lạc Nghiệp để thành lập thị trấn Dran thuộc huyện Đơn Dương; chia xã Lát thành hai đơn vị hành chính lấy tên là xã Lát và thị trấn Lạc Dương thuộc huyện Lạc Dương[10].
  • Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 65-CP[11] chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm:
  1. Thị xã Bảo Lộc có 24.740 ha diện tích tự nhiên và 118.346 nhân khẩu.
  2. Địa giới thị xã Bảo Lộc: phía Đông, phía Nam và phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm; phía Tây giáp huyện Đa Huoai.
  3. Thành lập các phường, xã thuộc thị xã Bảo Lộc:
    1. Chia thị trấn Blao thành 3 đơn vị hành chính là phường 1, phường 2 và phường Blao.
    2. Thành lập xã Đạm Bri trên cơ sở 2.320 ha diện tích tự nhiên và 2.286 nhân khẩu (thôn Đạm Bri) của xã Lộc Tân.
    3. Thành lập phường Lộc Tiến trên cơ sở toàn bộ 350 ha diện tích tự nhiên và 13.963 nhân khẩu của xã Lộc Tiến.
    4. Thành lập phường Lộc Sơn trên cơ sở toàn bộ 450 ha diện tích tự nhiên và 11.970 nhân khẩu của xã Lộc Sơn.
    5. Thành lập phường Lộc Phát trên cơ sở toàn bộ 300 ha diện tích tự nhiên và 15.859 nhân khẩu của xã Lộc Phát.
  4. Huyện Bảo Lâm có diện tích tự nhiên 152.552 hécta; nhân khẩu 62.211.
  5. Địa giới huyện Bảo Lâm: phía Đông giáp huyện Di Linh; phía Tây giáp huyện Đạ Tẻh và thị xã Bảo Lộc; phía Nam giáp thị xã Bảo Lộc; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
  6. Thành lập các xã, thị trấn thuộc huyện Bảo Lâm:
    1. Chia xã Lộc Thắng thành thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc Quảng.
    2. Chia xã Lộc Lâm thành xã Lộc Lâm và xã Lộc Phú.
    3. Chia xã Lộc Bắc thành xã Lộc Bắc và xã Lộc Bảo.
  • Sau khi thành lập thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm:
  1. Thị xã Bảo Lộc có 6 phường: 1, 2, B’Lao, Lộc Sơn, Lộc Phát, Lộc Tiến và 4 xã: Lộc Châu, Đam Bri, Lộc Thanh và Lộc Nga.
  2. Huyện Bảo Lâm có thị trấn Lộc Thắng và 11 xã: Lộc Quảng, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành và Lộc Nam.
  • Theo Quyết định số 761-TTg[12] ngày 22 tháng 11 năm 1995, tỉnh Lâm Đồng giao cho tỉnh Đắk Lắk 34.000 ha đất ở phía bắc sông Krông Knô.
  • Ngày 18 tháng 6 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/1999/NĐ-CP[13] điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập xã thuộc các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng:
  1. Thành lập xã Hiệp An thuộc huyện Đức Trọng trên cơ sở 5.400 ha diện tích tự nhiên và 6.100 nhân khẩu của xã Hiệp Thạnh.
  2. Thành lập xã Liên Hà thuộc huyện Lâm Hà trên cơ sở 4.853 ha diện tích tự nhiên và 5.068 nhân khẩu của xã Tân Hà.
  3. Thành lập xã Tân Nghĩa thuộc huyện Di Linh trên cơ sở 3.470 ha diện tích tự nhiên và 5.923 nhân khẩu của xã Đinh Lạc.
  4. Thành lập xã Đại Lào thuộc thị xã Bảo Lộc trên cơ sở 6.220 ha diện tích tự nhiên và 16.457 nhân khẩu của xã Lộc Châu.
  • Ngày 24 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/1999/NĐ-CP[14] điều chỉnh địa giới xã thuộc các huyện Lạc Dương, Lâm Hà và Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng:
  1. Thành lập xã Đưng KNớ thuộc huyện Lạc Dương trên cơ sở 16.500 ha diện tích tự nhiên và 1.146 nhân khẩu của xã Đạ Long.
  2. Thành lập xã Đạ KNàng thuộc huyện Lâm Hà trên cơ sở 5.673 ha diện tích tự nhiên và 2.565 nhân khẩu của xã Phi Liêng.
  3. Thành lập xã Tân Lạc thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở 2.442,15 ha diện tích tự nhiên và 3.247 nhân khẩu của xã Lộc Thành.
  • Ngày 30 tháng 10 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2000/NĐ-CP[15] thành lập xã thuộc các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng:
  1. Thành lập xã Đạ Ròn thuộc huyện Đơn Dương trên cơ sở 3.349,3 ha diện tích tự nhiên và 9.133 nhân khẩu của thị trấn Thạnh Mỹ.
  2. Thành lập xã Tân Thành thuộc huyện Đức Trọng trên cơ sở 2.270 ha diện tích tự nhiên và 5.326 nhân khẩu của xã Tân Hội.
  3. Thành lập xã B' Lá thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở 7.424 ha diện tích tự nhiên và 3.302 nhân khẩu của xã Lộc Quảng.
  • Ngày 31 tháng 12 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2002/NĐ-CP[16] thành lập xã thuộc huyện Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng:
  1. Thành lập xã Nam Hà thuộc huyện Lâm Hà trên cơ sở 2.345 ha diện tích tự nhiên và 4.103 nhân khẩu của thị trấn Nam Ban.
  2. Thành lập xã Phước Lộc thuộc huyện Đạ Huoai trên cơ sở 7.766 ha diện tích tự nhiên và 3.008 nhân khẩu của xã Hà Lâm.
  3. Thành lập xã Đạ Pal thuộc huyện Đạ Tẻh trên cơ sở 4.600 ha diện tích tự nhiên và 2.834 nhân khẩu của xã Triệu Hải.
  4. Thành lập xã Đồng Nai Thượng thuộc huyện Cát Tiên trên cơ sở 9.395 ha diện tích tự nhiên và 2.429 nhân khẩu của xã Tiên Hoàng.
  • Ngày 17 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 189/2004/NĐ-CP[17] thành lập xã thuộc các huyện Lạc Dương, Lâm Hà và thành lập huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng:
  1. Thành lập một số xã thuộc các huyện Lạc Dương, Lâm Hà:
    1. Thành lập xã Đạ Nhim thuộc huyện Lạc Dương trên cơ sở 23.993 ha diện tích tự nhiên và 2.194 nhân khẩu của xã Đạ Chais.
    2. Thành lập xã Đạ Rsal thuộc huyện Lâm Hà trên cơ sở 7.770 ha diện tích tự nhiên và 4.935 nhân khẩu của xã Liêng Srônh và 706 ha diện tích tự nhiên của xã Rô Men.
  2. Thành lập huyện Đam Rông:
    1. Thành lập huyện Đam Rông trên cơ sở 28.310 ha diện tích tự nhiên và 12.437 nhân khẩu (gồm toàn bộ các xã Đạ M'Rong, Đạ Tông, Đạ Long) của huyện Lạc Dương; 60.910 ha diện tích tự nhiên và 18.196 nhân khẩu (gồm toàn bộ các xã Liêng Srônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ K'Nàng, Rô Men) của huyện Lâm Hà.
    2. Huyện Đam Rông có 89.220 ha diện tích tự nhiên và 30.633 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Đạ M'Rong, Đạ Tông, Đạ Long, Liêng Srônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ K'Nàng, Rô Men.
    3. Địa giới hành chính huyện Đam Rông: Đông giáp huyện Lạc Dương; Tây giáp tỉnh Đắk Nông; Nam giáp huyện Lâm Hà; Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
  • Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Đam Rông:
  1. Huyện Lạc Dương còn lại 123.070 ha diện tích tự nhiên và 16.081 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Lát, Đạ Sar, Đạ Chais, Đạ Nhim, Đưng K'Nớ và thị trấn Lạc Dương.
  2. Huyện Lâm Hà còn lại 97.852,49 ha diện tích tự nhiên và 133.679 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Tân Văn, Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Hà, Liên Hà, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng, Tân Thanh, Nam Hà, Gia Lâm, Đông Thanh, Mê Linh và các thị trấn Đinh Văn, Nam Ban.
  3. Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 12 huyện: Bảo Lộc, Cát Tiên, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà.
  • Ngày 06 tháng 3 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP[18] điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng và huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng:
  1. Thành lập xã Trạm Hành thuộc thành phố Đà Lạt trên cơ sở điều chỉnh 5.431,38 ha diện tích tự nhiên và 5.086 nhân khẩu của xã Xuân Trường.
  2. Thành lập xã Đa Quyn thuộc huyện Đức Trọng trên cơ sở điều chỉnh 17.152,98 ha diện tích tự nhiên và 3.212 nhân khẩu của xã Tà Năng.
  3. Thành lập xã Tân Lâm thuộc huyện Di Linh trên cơ sở điều chỉnh 5.917 ha diện tích tự nhiên và 5.654 nhân khẩu của xã Tân Thượng.
  • Ngày 08 tháng 4 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP[19] về việc thành lập thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng:
  1. Thành lập thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bảo Lộc.
  2. Thành phố Bảo Lộc có diện tích tự nhiên 23.256,28 ha và 153.362 nhân khẩu, 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: 1, 2, Lộc Phát, Lộc Tiến, B’Lao, Lộc Sơn và các xã Đạm Bri, Lộc Thanh, Lộc Nga, Lộc Châu, Đại Lào.
  3. Địa giới hành chính thành phố Bảo Lộc: phía Bắc, phía Đông và phía Nam giáp huyện Bảo Lâm, phía Tây giáp huyện Đạ Huoai.
  • Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 134/NQ-CP[20] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn để mở rộng địa giới hành chính các thị trấn Lạc Dương thuộc huyện Lạc Dương, thị trấn Di Linh thuộc huyện Di Linh, thị trấn Đồng Nai thuộc huyện Cát Tiên và đổi tên thị trấn Đồng Nai thành thị trấn Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên:
  1. Điều chỉnh 3.461,4 ha diện tích tự nhiên và 2.704 nhân khẩu của xã Lát, huyện Lạc Dương về thị trấn Lạc Dương quản lý.
  2. Điều chỉnh 550,44 ha diện tích tự nhiên, 4.658 nhân khẩu của xã Gung Ré và 88,24 ha diện tích tự nhiên, 593 nhân khẩu của xã Tân Châu, huyện Di Linh về thị trấn Di Linh quản lý.
  3. Điều chỉnh toàn bộ 679 ha diện tích tự nhiên và 3.921 nhân khẩu của xã Phù Mỹ, huyện Cát Tiên để thị trấn Đồng Nai quản lý và đổi tên thị trấn Đồng Nai thành thị trấn Cát Tiên.
  • Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
  1. Huyện Lạc Dương có 131.252,84 ha diện tích tự nhiên, 20.905 nhân khẩu, 06 đơn vị hành chính cấp xã (1 thị trấn và 05 xã).
  2. Xã Lát thuộc huyện Lạc Dương còn lại 21.713,6 ha diện tích tự nhiên và 1.933 nhân khẩu.
  3. Huyện Di Linh có 161.464,8 ha diện tích tự nhiên, 160.830 nhân khẩu, 19 đơn vị hành chính cấp xã (1 thị trấn và 18 xã).
  4. Xã Gung Ré thuộc huyện Di Linh còn lại 11.549,16 ha diện tích tự nhiên và 5.638 nhân khẩu.
  5. Xã Tân Châu thuộc huyện Di Linh còn lại 4.390,01 ha diện tích tự nhiên và 10.604 nhân khẩu.
  6. Huyện Cát Tiên có 42.657 ha diện tích tự nhiên, 38.288 nhân khẩu, 11 đơn vị hành chính cấp xã (1 thị trấn và 10 xã).
  • Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 493/NQ-UBTVQH14[21] về việc thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên:
  1. Thành lập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phước Cát 1.
  • Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 833/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng[22]:

huyện Cát Tiên

  1. Hợp nhất xã Mỹ Lâm và xã Nam Ninh thành một xã lấy tên là xã Nam Ninh.
  2. Hợp nhất xã Tư Nghĩa và xã Quảng Ngãi thành một xã lấy tên là xã Quảng Ngãi.

huyện Đạ Huoai

  1. Hợp nhất xã Đạ M'ri và thị trấn Đạ M'ri thành một đơn vị hành chính lấy tên là thị trấn Đạ M'ri.

huyện Đạ Tẻh

  1. Hợp nhất xã Hà Đông và xã Mỹ Đức thành một xã lấy tên là xã Mỹ Đức.
  2. Hợp nhất xã Hương Lâm và xã Đạ Lây thành một xã lấy tên là xã Đạ Lây.
  • Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng có 977.219,54 ha diện tích tự nhiên, 1.234.585 nhân khẩu, 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên với 142 đơn vị hành chính cấp xã (111 xã, 18 phường và 13 thị trấn).

Chú thích