Lịch sử hành chính Vĩnh Phúc

bài viết danh sách Wikimedia

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Trước năm 1950

Từ thời Hùng Vương, vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay thuộc bộ Văn Lang.Từ thời Bắc thuộc, địa phận của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong quận Giao Chỉ ( Có tên gọi khác là quận Giao Châu )

Sau năm 1950

Năm 1950, hai tỉnh Vĩnh YênPhúc Yên được hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức hành chính trên địa bàn gồm 9 huyện: Bình Xuyên, Đa Phúc, Đông Anh, Kim Anh, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng.

Năm 1955, tái lập 2 thị xã Vĩnh YênPhúc Yên.[1]

Năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang trực thuộc thị xã Việt Trì của tỉnh Phú Thọ (nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì).

Năm 1961, huyện Đông Anh và một phần các huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh), Kim Anh (nay là huyện Sóc Sơn) được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.[2]

Năm 1968, hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú[3].

Năm 1976, chuyển thị xã Phúc Yên thành thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Yên Lãng[4]; thành lập thị trấn Xuân Hòa trực thuộc tỉnh Vĩnh Phú[5].

Năm 1977, hợp nhất huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc thành một huyện lấy tên là huyện Vĩnh Lạc; hợp nhất huyện Lập Thạch và huyện Tam Dương thành một huyện lấy tên là huyện Tam Đảo; hợp nhất huyện Bình Xuyên và huyện Yên Lãng thành một huyện lấy tên là huyện Mê Linh; hợp nhất huyện Đa Phúc và huyện Kim Anh thành một huyện lấy tên là huyện Sóc Sơn; điều chỉnh địa giới thị xã Vĩnh Yên và huyện Tam Dương.[6]

Năm 1978, huyện Sóc Sơn và một phần huyện Mê Linh được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.[7]

Năm 1979, chia huyện Tam Đảo thành hai huyện lấy tên huyện Tam Đảo và huyện Lập Thạch; điều chỉnh địa giới các huyện Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Lạc.[8]

Năm 1991, huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Phú.[9]

Năm 1992, giải thể thị trấn nông trường Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo.[10]

Năm 1995, chia huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện: Vĩnh Tường và Yên Lạc.[11]

  • Huyện Vĩnh Tường có diện tích tự nhiên 14.027 hécta và 176.830 nhân khẩu, bao gồm 28 xã: Vĩnh Ninh, Phú Đa, Lũng Hoà, Thổ Tang, Tân Cương, Đại Đồng, Tứ Trưng, Cao Đại, Tuân Chính, Bồ Sao, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Vân Xuân, Tam Phúc, Phú Thịnh, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Yên Bình, Tân Tiến, Vũ Di, Thượng Trung, Chấn Hưng, Vũ Kiên, Kim Xá, Yên Lập, Việt Xuân và Nghĩa Hưng.
  • Huyện Yên Lạc có diện tích tự nhiên 11.039 hécta và 140.683 nhân khẩu, bao gồm 17 xã: Đồng Cương, Bình Định, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Minh Tân, Tam Hồng, Yên Đồng, Đại Tự, Hồng Châu, Liên Châu, Trung Hà, Trung Kiên, Hồng Phương, Nguyệt Đức, Văn Tiến, Yên Phương và Đồng Văn.

Cùng năm, thành lập các thị trấn: Tam Dương, Hương Canh (huyện Tam Đảo), Lập Thạch (huyện Lập Thạch), Vĩnh Tường (huyện Vĩnh Tường).[12]

Năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.[13]

Năm 1997, thành lập thị trấn Yên Lạc thuộc huyện Yên Lạc[14] trên cơ sở toàn bộ xã Minh Tân. Thị trấn Yên Lạc có 644 ha diện tích tự nhiên và 11.968 nhân khẩu.

Năm 1998, chia huyện Tam Đảo thành 2 huyện: Tam Dương và Bình Xuyên.[15]

  • Huyện Tam Dương có 20.988 ha diện tích tự nhiên và 135.171 nhân khẩu, gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã: Hợp Thịnh, Duy Phiên, Vân Hội, Hoàng Lâu, An Hoà, Hợp Hoà, Hoàng Đan, Đạo Tú, Thanh Vân, Đồng Tĩnh, Hướng Đạo, Hợp Châu, Kim Long, Tam Quan, Hoàng Hoa, Hồ Sơn, Đại Đình và thị trấn Tam Dương.
  • Huyện Bình Xuyên có 21.401 ha diện tích tự nhiên và 115.546 nhân khẩu, gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã: Đạo Đức, Phú Xuân, Thanh Lãng, Tân Phong, Sơn Lôi, Quất Lưu, Tam Hợp, Hương Sơn, Gia Khánh, Thiện Kế, Minh Quang, Bá Hiến, Trung Mỹ và thị trấn Hương Canh.

Năm 1999, điều chỉnh địa giới các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc để mở rộng thị xã Vĩnh Yên; thành lập phường, xã thuộc thị xã Vĩnh Yên.[16]

  • Sáp nhập một phần xã Thanh Vân, xã Vân Hội (Tam Dương), xã Đồng Cương (Yên Lạc) vào thị trấn Tam Dương. Thị trấn Tam Dương có 1.412,04 ha diện tích tự nhiên và 21.791 nhân khẩu.
  • Sáp nhập thị trấn Tam Dương (Tam Dương) vào thị xã Vĩnh Yên. Thành lập phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp (TX. Vĩnh Yên) trên cơ sở toàn bộ thị trấn Tam Dương. Phường Đồng Tâm có 696,04 ha diện tích tự nhiên và 12.058 nhân khẩu. Phường Hội Hợp có 716 ha diện tích tự nhiên và 9.733 nhân khẩu.
  • Thành lập xã Thanh Trù (Bình Xuyên) trên cơ sở một phần xã Quất Lưu. Xã Thanh Trù có 775,01 ha diện tích tự nhiên và 6.612 nhân khẩu.
  • Sáp nhập xã Thanh Trù (Bình Xuyên) vào thị xã Vĩnh Yên.

Năm 2003, thành lập thị trấn Hợp Hòa thuộc huyện Tam Dương[17]. Cùng năm, thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo[18].

  • Thành lập thị trấn Hợp Hòa (Tam Dương) trên cơ sở toàn bộ xã Hợp Hòa, một phần xã Đạo Tú và xã An Hòa. Thị trấn Hợp Hòa có 860,69 ha diện tích tự nhiên và 9.829 nhân khẩu.
  • Thành lập thị xã Phúc Yên trên cơ sở một phần huyện Mê Linh (toàn bộ thị trấn Phúc Yên, thị trấn Xuân Hòa và các xã Phúc Thắng, Tiền Châu, Nam Viêm, Cao Minh, Ngọc Thanh).
  • Thành lập các phường thuộc thị xã Phúc Yên:

- Thành lập phường Hùng Vương trên cơ sở một phần thị trấn Phúc Yên và xã Phúc Thắng. Phường Hùng Vương có 158,60 ha diện tích tự nhiên và 9.341 nhân khẩu.

- Thành lập phường Trưng Trắc trên cơ sở một phần thị trấn Phúc Yên. Phường Trưng Trắc có 97,24 ha diện tích tự nhiên và 8.168 nhân khẩu.

- Thành lập phường Trưng Nhị trên cơ sở phần còn lại thị trấn Phúc Yên. Phường Trưng Nhị có 169,04 ha diện tích tự nhiên và 6.934 nhân khẩu.

- Thành lập phường Phúc Thắng trên cơ sở phần còn lại xã Phúc Thắng. Phường Phúc Thắng có 637,29 ha diện tích tự nhiên và 8.261 nhân khẩu.

- Thành lập phường Xuân Hòa trên cơ sở toàn bộ thị trấn Xuân Hòa. Phường Xuân Hòa có 763,66 ha diện tích tự nhiên và 17.333 nhân khẩu.

  • Thị xã Phúc Yên có 12.029,55 ha diện tích tự nhiên và 82.730 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 4 xã.
  • Thành lập huyện Tam Đảo trên cơ sở một phần huyện Lập Thạch (toàn bộ các xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương), huyện Tam Dương (toàn bộ các xã Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu), huyện Bình Xuyên (toàn bộ xã Minh Quang) và thị xã Vĩnh Yên (toàn bộ thị trấn Tam Đảo). Huyện Tam Đảo có 23.641,60 ha diện tích tự nhiên và 65.912 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 8 xã và 1 thị trấn.

Năm 2004, thành lập phường Khai Quang thuộc thị xã Vĩnh Yên[19] trên cơ sở toàn bộ xã Khai Quang. Phường Khai Quang có 1.152,08 ha diện tích tự nhiên và 16.624 nhân khẩu.

Năm 2006, thành lập thành phố Vĩnh Yên[20] trên cơ sở toàn bộ thị xã Vĩnh Yên. Thành phố Vĩnh Yên có 5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 122.568 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 2 xã.

Năm 2007, thành lập một số thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Tường và Bình Xuyên.[21]

  • Thành lập thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường) trên cơ sở toàn bộ xã Thổ Tang. Thị trấn Thổ Tang có 526,79 ha diện tích tự nhiên và 14.049 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) trên cơ sở toàn bộ xã Thanh Lãng. Thị trấn Thanh Lãng có 948,21 ha diện tích tự nhiên và 13.437 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Gia Khánh (Bình Xuyên) trên cơ sở toàn bộ xã Gia Khánh và một phần xã Thiện Kế. Thị trấn Gia Khánh có 938,75 ha diện tích tự nhiên và 11.221 nhân khẩu.

Năm 2008, thành lập một số thị trấn, phường thuộc các huyện Mê Linh, Lập Thạch và thị xã Phúc Yên.[22]. Cùng năm, huyện Mê Linh được sáp nhập vào thành phố Hà Nội[23] và thành lập huyện Sông Lô[24].

  • Thành lập thị trấn Chi Đông (Mê Linh) trên cơ sở một phần xã Quang Minh. Thị trấn Chi Đông có 486 ha diện tích tự nhiên và 9.861 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Quang Minh (Mê Linh) trên cơ sở phần còn lại xã Quang Minh. Thị trấn Quang Minh có 889,6 ha diện tích tự nhiên và 19.126 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Hoa Sơn (Lập Thạch) trên cơ sở một phần xã Liễn Sơn và xã Thái Hòa. Thị trấn Hoa Sơn có 485,04 ha diện tích tự nhiên và 6.930 nhân khẩu.
  • Thành lập thị trấn Tam Sơn (Lập Thạch) trên cơ sở toàn bộ xã Tam Sơn. Thị trấn Tam Sơn có 376 ha diện tích tự nhiên và 7.655 nhân khẩu.
  • Thành lập phường Đồng Xuân (TX. Phúc Yên) trên cơ sở một phần phường Xuân Hòa. Phường Đồng Xuân có 339,76 ha diện tích tự nhiên và 14.217 nhân khẩu.
  • Thành lập huyện Sông Lô trên cơ sở một phần huyện Lập Thạch (toàn bộ các xã: Bạch Lưu, Hải Lựu, Đôn Nhân, Quang Yên, Lãng Công, Nhân Đạo, Phương Khoan, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Như Thuỵ, Yên Thạch, Tân Lập, Tứ Yên, Đồng Thịnh, Đức Bác, Cao Phong và thị trấn Tam Sơn). Huyện Sông Lô có 15.031,77 ha diện tích tự nhiên và 93.984 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 16 xã và 1 thị trấn.

Năm 2009, thành lập thị trấn Tứ Trưng thuộc huyện Vĩnh Tường[25] trên cơ sở toàn bộ xã Tứ Trưng. Thị trấn Tứ Trưng có 497,47 ha diện tích tự nhiên và 7.177 nhân khẩu.

Năm 2018, thành lập 2 phường Tiền Châu và Nam Viêm thuộc thị xã Phúc Yên và thành lập thành phố Phúc Yên.[26]

  • Thành lập thành phố Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ thị xã Phúc Yên
  • Thành lập các phường thuộc thành phố Phúc Yên:

- Thành lập phường Tiền Châu trên cơ sở toàn bộ xã Tiền Châu. Phường Tiền Châu có 7,14 km² diện tích tự nhiên và 12.689 người.

- Thành lập phường Nam Viêm trên cơ sở toàn bộ xã Nam Viêm. Phường Nam Viêm có 5,88 km² diện tích tự nhiên và 8.489 người.

  • Thành phố Phúc Yên có 120,13 km² diện tích tự nhiên và 155.435 người, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 phường và 02 xã.

Năm 2020, sáp nhập 2 xã Phú Thịnh và Tân Cương thuộc huyện Vĩnh Tường thành xã Tân Phú và thành lập một số thị trấn thuộc các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo.[27]

  • Thành lập xã Tân Phú (Vĩnh Tường) trên cơ sở toàn bộ xã Phú Thịnh và xã Tân Cương. Xã Tân Phú có 4,36 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.244 người.
  • Thành lập thị trấn Hợp Châu (Tam Đảo) trên cơ sở toàn bộ xã Hợp Châu. Thị trấn Hợp Châu có 9,99 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.267 người.
  • Thành lập thị trấn Đại Đình (Tam Đảo) trên cơ sở toàn bộ xã Đại Đình. Thị trấn Đại Đình có 34,56 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.520 người.
  • Thành lập thị trấn Bá Hiến (Bình Xuyên) trên cơ sở toàn bộ xã Bá Hiến. Thị trấn Bá Hiến có 12,81 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.791 người.
  • Thành lập thị trấn Đạo Đức (Bình Xuyên) trên cơ sở toàn bộ xã Đạo Đức. Thị trấn Đạo Đức có 9,44 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.543 người.

Năm 2023, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thành phố Vĩnh Yên và các huyện Tam Dương, Yên Lạc.[28]

  • Thành lập phường Định Trung (Vĩnh Yên) trên cơ sở toàn bộ xã Định Trung. Phường Định Trung có 7,44 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.450 người.
  • Thành lập thị trấn Kim Long (Tam Dương) trên cơ sở toàn bộ xã Kim Long. Thị trấn Kim Long có 15,10 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.550 người.
  • Thành lập thị trấn Tam Hồng (Yên Lạc) trên cơ sở toàn bộ xã Tam Hồng. Thị trấn Tam Hồng có 9,30 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.506 người.

Chú thích