Múi giờ miền núi

Múi giờ miền núi của Bắc Mỹ là giờ tính bằng cách lấy Giờ phối hợp quốc tế (UTC) trừ đi 7 tiếng vào thời kỳ ban ngày ngắn nhất của mùa thu và mùa đông, và bằng cách trừ 6 giờ trong khoảng thời gian dùng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày cho mùa xuân, hè, và đầu mùa thu (UTC-6). Giờ trong múi giờ này dựa vào Thời gian Mặt trời trung bình của đường kinh tuyến 105 độ phía tây Đài quan sát Greenwich.

  Giờ chuẩn miền núi (MST) là UTC-7
  Giờ ánh sáng ngày miền núi (MDT) là UTC-6

Tại Hoa KỳCanada, múi giờ này được gọi là Giờ miền núi (MT). Chi tiết hơn, nó là Giờ chuẩn miền núi (MST) khi áp dụng giờ chuẩn (mùa đông), và Giờ ánh sáng ngày miền núi (MDT) khi áp dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày. Chi tiết chính xác về vị trí của múi giờ và đường phân chia giữa các múi giờ được công bố trong Mã Quy định Liên bang (Code of Federal Regulations).[1]

Múi giờ này đi trước Múi giờ Thái Bình Dương một tiếng và đi sau Múi giờ miền Trung 1 tiếng.

Trong một số khu vực, bắt đầu trong năm 2007, giờ địa phương được đổi từ Giờ chuẩn miền núi (MST) sang Giờ ánh sáng ngày miền núi (MDT) vào lúc 02:00 sáng (ngay lúc đó đổi thành 03:00 sáng) ngày chủ nhật lần thứ hai của tháng 3 và quay trở về giờ chuẩn lúc 02:00 sáng (lúc đó đổi thành 01:00 sáng) ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 11.

Canada

Các tỉnh bang và các khu vực sau đây thuộc múi giờ miền núi:

México

Các tiểu bang của México sau đây là thuộc múi giờ miền núi:

Hoa Kỳ

Các tiểu bang hoặc các khu vực sau đây là thuộc Múi giờ miền núi:

Arizona không có dùng Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày. Tuy nhiên, Xứ Navajo, phần lớn vùng của nó nằm trong Arizona dùng Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày suốt lãnh thổ của nó. Khu dành riêng cho người bản thổ Hopi, một vùng nằm bên trong Xứ Navajo không dùng Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày.

Các vùng đô thị chính

Tham khảo

Liên kết ngoài